Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ 186/2001/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 186/2001/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở 6 TỈNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN MIỀN NÚI PHÍA BẮC THỜI KỲ 2001-2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn vùng núi phía Bắc : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu thời kỳ 2001 - 2005 nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, rừng và khoáng sản,... và tiềm năng con người trong khu vực; gắn phát triển kinh tế xã hội với thực hiện các chính sách dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng và hạ lưu ở đồng bằng Bắc Bộ; góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. Mục tiêu cụ thể đến năm 2005 là:

1. Giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc trong đời sống và xã hội của 6 tỉnh: đói nghèo, du canh, du cư, di dân tự do; phá rừng đốt nương làm rẫy; thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt; tái trồng cây thuốc phiện; đi lại học hành và khám chữa bệnh cho nhân dân.

2. Từng bước phát triển kết cấu hạ tầng gắn với phát triển kinh tế hàng hoá góp phần nâng cao đời sống của đồng bào, giảm dần khoảng cách với các vùng khác trong cả nước.

3. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp 1,7 lần so với năm 2000, tăng bình quân khoảng 9,9%/năm, trong đó công nghiệp tăng 15,5%/năm, nông lâm nghiệp tăng 5,7%/năm, dịch vụ tăng 13,1%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000.

4. Tỷ trọng GDP của các ngành là nông, lâm nghiệp 43,3%, công nghiệp, xây dựng 20,7%, dịch vụ 36%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 17,76%.

5. Không còn hộ đói kinh niên, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 17%.

6. Hầu hết các xã khu vực III có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có điện thoại đến trung tâm xã; 70% dân số ở nông thôn dùng nước sạch; trên 75% số xã có điện đến trung tâm xã.

7. Nâng cấp, kiên cố hoá trạm y tế xã, bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh trong vùng; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 33%.

8. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Huy động học sinh trong độ tuổi đến trường: tiểu học 95%, trung học cơ sở 79% và trung học phổ thông 40%; 100% thôn bản có lớp học và kiên cố hoá các phòng học ở xã; có 15% số lao động làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo.

9. Giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí và cải thiện rõ rệt đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số.

10. Chuẩn bị tốt địa bàn và điều kiện để thực hiện tái định cư dân thuộc lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

Điều 2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.

1. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, cải thiện  đời sống nhân dân; trước hết, tập trung quy hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông coi đó là khâu đột phá để phát triển kinh tế xã hội của vùng thời kỳ 2001-2005 và trong tương lai.

Mục tiêu đầu tư giao thông, thời kỳ 2001-2005 là : Nối thông các tuyến tạo ra mạng giao thông đồng bộ liên hoàn, liên thông giữa các tỉnh, tỉnh với huyện, huyện với xã; Đầu tư xây dựng các tuyến quốc lộ vào cấp, 90% mặt đường quốc lộ, 60-80% mặt đường tỉnh lộ được nhựa hoá; có 100% số xã  hoặc cụm xã có đường ô tô với mặt đường nhựa, bê tông xi măng hoặc cấp phối đến trung tâm, xây dựng kiên cố cầu, cống, ngầm. Đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ trong vùng. ưu tiên đầu tư các tuyến giao thông ra biên giới, vành đai biên giới, đường tuần tra biên giới, đường đến các vùng sản xuất hàng hoá.  Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ số :  6, 2, 3, 4, 12, 32A, 32B, 32C, 34, 37, 70, 279, đường Xipaphìn-Mường Nhé-Pác Ma Lai Châu. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư một số đoạn như : quốc lộ 6 (đoạn Hoà Bình - Sơn La), nâng cấp và mở rộng quốc lộ tuyến Lào Cai-Đoan Hùng, Phú Thọ, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, quốc lộ 2 (Tuyên Quang-Hà Giang), quốc lộ 3 (Bắc Kạn-Cao Bằng), quốc lộ 4D (đoạn Pa So Lai Châu-Bản Phiệt Lào Cai), quốc lộ 4C (đoạn nối Lào Cai-Hà Giang-Cao Bằng), quốc lộ 32 (đoạn Lào Cai-Lai Châu), quốc lộ 34 (đoạn Cao Bằng-Hà Giang), quốc lộ 37 (đoạn thuộc Sơn La), quốc lộ 70 (đoạn Đầu Lô-Bản Phiệt), quốc lộ 279 (đoạn thuộc Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu) và một số đoạn đường cần thiết khác.

2. Về các công trình thuỷ lợi: tu bổ nâng cấp các công trình hiện có, đầu tư công trình mới, ưu tiên các công trình để tăng thêm diện tích trồng lúa, tưới cây công nghiệp, cây trồng khác và nước cho sinh hoạt. Tiếp tục đầu tư đồng bộ các công trình hồ chứa nước nhỏ, công trình đầu mối đến các kênh mương, kiên cố hoá kênh mương; các công trình thuỷ lợi nhỏ ở các xã đặc biệt khó khăn. Khởi công mới một số công trình: thoát lũ Sơn La, hồ Chiềng Khoi, dự án thử nghiệm tưới chè Sơn La, thuỷ lợi Na Hỳ-Lai Châu, cụm công trình thuỷ lợi Chợ Đồn-Bắc Kạn, Xín Mần và Yên Minh-Hà Giang, Lý Vạn Hạ Lang, Bắc Trùng Khánh-Cao Bằng, Cốc Ly và hệ thống thuỷ lợi Than Uyên Lào Cai. ưu tiên đầu tư xây kè chống sạt lở bờ sông, suối, mốc biên giới.

3. Về các công trình cơ sở hạ tầng các xã thuộc Chương trình 135: trên cơ sở quy hoạch, bố trí lại dân cư, phát triển sản xuất, phải thực hiện tốt việc lồng ghép với các chương trình dự án khác trên địa bàn để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng của Chương trình.

Đầu tư trường học tại các trung tâm cụm xã bao gồm: phòng học, nhà ở công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh; công trình nhà trẻ, mẫu giáo tại xã (ở nơi có yêu cầu); công trình trạm y tế khu vực và trạm y tế xã, bao gồm cả nhà ở công vụ cho cán bộ y tế.

4. Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng tái định cư lòng hồ thuỷ điện Sơn La, để bảo đảm đồng bào đủ các điều kiện để phát triển sản xuất, sớm ổn định và có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

5. Tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở các xã an toàn khu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng, giảm dần khoảng cách với các vùng khác.

6. Coi trọng đầu tư các công trình phục vụ văn hoá, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động thể thao, nhà văn hoá phục vụ các lễ hội, phát huy truyền thống văn hoá và giữ gìn bản sắc dân tộc.

7. Ưu tiên đầu tư các cơ sở giáo dục đào tạo nghề, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống nhân dân, trước hết là lĩnh vực tạo giống cây, giống con, công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản.

8. Phát triển mạng lưới đô thị theo hướng đầu tư xây dựng các đô thị trung tâm vùng như các thị xã: Sơn La, Mộc Châu, Cao Bằng, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn. Hình thành các đô thị mới trên cơ sở phát triển các khu vực kinh tế đặc thù như: kinh tế cửa khẩu, du lịch, công nghiệp khai khoáng, thuỷ điện và cum công nghiệp khác. Phát triển mạng lưới thị trấn tại các trung tâm huyện lỵ và ở những vùng sản xuất hàng hoá. Xây dựng các thị tứ làm chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, dịch vụ ở từng cụm dân cư. Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở các khu đô thị.

Từng bước hình thành các cụm công nghiệp tại trung tâm các đô thị và vùng cây công nghiệp tập trung: thị xã Sơn La, Mộc Châu (Sơn La), thị xã Điện Biên Phủ, Tam Đường(Lai Châu), khu công nghiệp Tằng Loỏng, khu công nghiệp cửa khẩu (Lào Cai), thị xã Hà Giang, thị xã Cao Bằng và cụm công nghiệp cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

9. Hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng đồng bộ hóa, số hoá đáp ứng yêu cầu thông tin trong nước và quốc tế.

(Danh mục đầu tư các công trình cụ thể có phụ lục kèm theo)

Điều 3. Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

I. VỀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất 6,63%, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khai thác lợi thế của vùng, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác gấp hơn 2,0 lần so với năm 2000. Trên cơ sở tiếp tục phát triển lương thực ở nơi có điều kiện, tập trung phát triển loại nông sản góp phần thay thế hàng nhập khẩu như : thuốc lá, bò sữa, dầu thực vật,... tiếp tục phát triển mạnh hàng nông, lâm sản có lợi thế xuất khẩu như : chè, cà phê chè, bột giấy và giấy, sản phẩm gỗ,... góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu.

1. Về sản xuất lương thực : Sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn, trong đó, tập trung phát triển ngô lai (nhất là giống ngô cao đạm), sắn cao sản theo hướng sản xuất hàng hoá để giải quyết đủ lương thực tại chỗ và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

ổn định diện tích hiện có, áp dụng các biện pháp thâm canh và nhân nhanh giống lúa lai, tiếp tục mở thêm diện tích lúa nước, lúa cạn ở những nơi có điều kiện. ưu tiên xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, khai hoang cải tạo đồng ruộng, tạo nương ruộng bậc thang để sản xuất lương thực tại chỗ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất giống của Bộ cùng với các địa phương nhân nhanh giống mới, nhất là giống lúa lai, lúa chịu hạn, ngô lai, sắn,... với năng suất, chất lượng cao cung cấp đủ  giống cho nhu cầu sản xuất của đồng bào.

2. Về cây công nghiệp.

a/ Cây chè : Tập trung thâm canh diện tích chè hiện có, thay thế dần giống chè hiện nay bằng giống chè mới có năng suất và chất lượng phù hợp với thị trường trong và ngoài nước Phát triển trồng chè chất lượng cao ở vùng cao để sản xuất những sản phẩm chè đặc sản quý hiếm. Đến năm 2005 diện tích đạt 34.000 ha, sản lượng chè búp tươi khoảng 120 ngàn tấn/năm. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cơ sở chế biến, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

b/ Cây Cà phê chè : Tập trung thâm canh diện tích hiện có, tiếp tục trồng mới ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Giang theo quy hoạch, kế hoạch của chương trình phát triển cà phê chè vay vốn của AFD.

c/ Cây mía : Tiếp tục mở rộng diện tích bảo đảm đủ nguyên liệu mía cho các nhà máy đường hiện có. Thực hiện biện pháp thâm canh, nâng tỷ lệ diện tích trồng giống mía mới, mở rộng diện tích mía có tưới ở nơi có công trình thuỷ lợi. Khảo sát, chuẩn bị xây dựng dự án khả thi đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy đường ở tỉnh Lai Châu để thực hiện tái định cư nhân dân sống trong vùng lòng hồ của công trình thuỷ điện Sơn La.

d/ Cây dâu tằm : Tập trung khôi phục, phát triển vùng trồng dâu, nuôi tằm chủ yếu ở Sơn La, sau năm 2005 diện tích khoảng 2.000 ha, sản lượng kén, tằm khoảng 800 tấn. Đầu tư các cơ sở kéo kén, dệt lụa gắn với vùng nguyên liệu, nhằm giải quyết việc làm và tiếp nhận dân tái định cư trong vùng.

đ/ Cây thuốc lá : Phát triển trồng thuốc lá có chất lượng cao ở các tỉnh có  điều kiện thuận lợi  như Cao Bằng, Bắc Kạn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc lá và xuất khẩu nguyên liệu, góp phần xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2005 đạt khoảng 2.000 ha, sản lượng đạt khoảng 2.800 tấn/năm.

3. Về cây ăn quả : ở các tỉnh trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi, cần phát triển cây ăn quả với những giống đặc sản của địa phương như : cam, quýt, nhãn,... và cây ăn quả ôn đới, á nhiệt đới như: đào, lê, mận, hồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và thay thế cây thuốc phiện. Đến năm 2005 có khoảng 55.000 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt khoảng 200.000 tấn/năm.

4. Về cây thực phẩm : Cần phát triển mạnh đậu tương, đậu đỗ các loại theo hướng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hoá. Đến năm 2005 có khoảng 100.000 ha, sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm.

5.  Về lâm nghiệp : Phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài để nâng độ che phủ lên 65%, nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước cho các công trình thuỷ điện lớn và hạ lưu đồng bằng sông Hồng, hình thành vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp giấy, gỗ ván nhân tạo và hình thành vùng trồng rừng cây gỗ lớn, cây đặc sản, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm.

Thực hiện tốt việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hiện có, bao gồm : rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng di tích lịch sử đã xếp hạng. Có biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là những vùng rừng nguyên sinh các cây gỗ quý hiếm.

Trồng mới khoảng 160.000 ha diện tích rừng kinh tế phục vụ cho công nghiệp giấy, ván dăm, ván nhân tạo và chế biến gỗ. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lai tạo giống, nhất là công nghệ mô, hom để nhân nhanh giống cây có độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ ngắn, hiệu quả cao.

Phát triển mạnh các cây : thông, sa mộc, luồng, tre trúc, bạch đàn, keo,... để lấy gỗ và nguyên liệu cho công nghiệp giấy, ván ép và chế biến gỗ; cây đặc sản như: quế, trẩu, sở, hồi, trám, giẻ, chè đắng, cây chủ cánh kiến và những loại cây đặc sản ở các vùng có điều kiện, trong đó đầu tư phát triển mạnh cây sở với giống có năng suất cao vừa nâng cao tác dụng phòng hộ, vừa góp phần giải quyết nhu cầu dầu thực vật ngày càng tăng của nước ta. Phát triển cây gỗ lớn ở ven đô thị, ven đường giao thông.

Tiếp tục thực hiện việc giao đất, khoán rừng ổn định lâu dài cho tổ chức cá nhân và hộ gia đình trồng, chăm sóc bảo vệ rừng; từng bước giao diện tích rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng (buôn, bản, làng, xã) quản lý, bảo vệ theo quy ước của cộng đồng.

6. Về chăn nuôi : Cần phát huy thế mạnh về đất đai, đồng cỏ để phát triển chăn nuôi  trâu, bò,..Triển khai các dự án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa ở Mộc Châu (Sơn La) gắn với việc cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến sữa, đến năm 2005 đạt khoảng 800 ngàn con trâu, bò, trong đó có 5.000 con bò sữa. Việc phát triển chăn nuôi ở vùng chủ yếu dựa vào hộ gia đình và trang trại là chính. Các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tư nhân làm dịch vụ về giống, thú y, khuyến nông,... và bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

7. Về thuỷ sản : Tận dụng mặt nước hiện có, nhất là diện tích mặt hồ thuỷ điện và thuỷ lợi để phát triển thuỷ sản. Cùng với việc nuôi các loài cá bản địa, cần đưa nhanh các giống mới vào nuôi để tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Bổ sung cá giống vào các hồ chứa để khôi phục và phát triển nguồn lợi gắn với du lịch sinh thái và bảo tồn quỹ gen. Bộ Thuỷ sản chỉ đạo việc nhân nhanh giống cá thích hợp để cung cấp cho nhu cầu nuôi của dân.

II. VỀ CÔNG NGHIỆP

Phát triển công nghiệp của vùng chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thuỷ điện và công nghiệp khai khoáng.

1. Công nghiệp chế biến : Tập trung ưu tiên hoàn thành việc đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở chế biến nông, lâm sản theo quy hoạch. Việc đầu tư cơ sở chế biến phải căn cứ vào thị trường tiêu thụ, khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể là :

Căn cứ vào phát triển vùng nguyên liệu để đầu tư xây dựng các nhà máy bột giấy và giấy viết quy mô thích hợp và bảo đảm sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện Chương trình công nghiệp giấy của Nhà nước.

Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ván gỗ nhân tạo ở Lào Cai công suất khoảng 30.000 m3 sản phẩm /năm; xây dựng ở các tỉnh: Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai mỗi tỉnh 1 cơ sở ván ghép thanh bằng tre, luồng công suất khoảng 1.000 m3 sản phẩm/năm gắn với yêu cầu của thị trường.

Cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến chè ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, chế biến sữa ở Mộc Châu (Sơn La) và ươm tơ, kéo sợi ở Sơn La.

2. Công nghiệp thuỷ điện :

Tiếp tục nghiên cứu đầu tư những công trình thuỷ điện gắn với thuỷ lợi; ưu tiên đầu tư thuỷ điện nhỏ ở vùng có điều kiện. Hoàn thành thủ tục và các công việc chuẩn bị đầu tư  và khởi công xây dựng Thuỷ điện Sơn La để có thể đưa vào vận hành tổ máy số 1 vào năm 2010.

3. Công nghiệp khai khoáng và hoá chất :

Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các tỉnh tiếp tục điều tra, thăm dò, đánh giá bổ sung trữ lượng, hàm lượng các loại khoáng sản và tài nguyên dưới đất trên địa bàn để có kế hoạch và biện pháp khai thác có hiệu quả. Tiếp tục khai thác Apatít ở các khai trường hiện có ở Lào Cai, thăm dò, đánh giá và mở thêm khai trường mới để tăng năng lực khai thác, đến năm 2005 đạt khoảng 3,0 triệu tấn/năm đáp ứng nhà máy tuyển 760.000 tấn/năm. Khởi công dự án khai thác tuyển quặng đồng ở Sinh Quyền (Lào Cai). Khai thác các loại khoáng sản khác để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu như : than, đất hiếm (Lai Châu), vàng (Lai Châu, Bắc Kạn), quặng sắt (Cao Bằng, Hà Giang), Ăngtimon (Hà Giang), chì, kẽm (Bắc Kạn).

4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng : Tập trung đầu tư chiều sâu các nhà máy xi măng hiện có, đầu tư xây dựng mới nhà máy xi măng Sơn La công suất khoảng 500.000 tấn/năm và một nhà máy gạch tuy nen công suất 10-15 triệu viên/năm đáp ứng nhu cầu xây dựng cho một số công trình trọng điểm và nhu cầu tiêu dùng trong vùng.

5. Công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp :

Tổ chức lại sản xuất ngành cơ khí, đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị ở những cơ sở cơ khí hiện có. Trước hết tăng năng lực ngành cơ khí sửa chữa, sản xuất sản phẩm cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Khôi phục, phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng thổ cẩm của đồng bào các dân tộc.

III. THƯƠNG MẠI, DU LỊCH, DỊCH VỤ

Phát huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch sử và danh thắng để phát triển ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội toàn vùng.

1. Về thương mại : Tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Hoàn thiện các chính sách quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về việc phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

Phát triển mạng lưới thương mại ở tỉnh, huyện, trung tâm cụm xã, xã và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hoá hai chiều, nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển, trong đó các doanh nghiệp nhà nước phải nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát huy vai trò nòng cốt.

Phát triển thêm các chợ phiên. Đầu tư xây dựng các cửa khẩu (quốc tế và địa phương), khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Đầu tư xây dựng, nâng cấp một số trung tâm thương mại và chợ nội địa, gắn phát triển giao thông với quy hoạch sắp xếp lại dân cư.

Đẩy mạnh hợp tác và mậu dịch đường biên, các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá, trước hết là nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với Trung Quốc, Lào.

2. Tập trung đầu tư theo chiều sâu trung tâm du lịch hiện có, lựa chọn đầu tư mới ở những nơi có điều kiện, khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, cảnh quan và di tích lịch sử cách mạng trong vùng.

Điều 4. Phát triển Giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội

1. Về giáo dục :

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông, từng bước tiếp cận trình độ chuẩn của cả nước. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường. Tiếp tục đầu tư xây dựng đủ phòng học kiên cố cho các cấp học; đối với các xã, thôn, bản thuộc khu vực III các lớp học, trường học được đầu tư theo chương trình 135. Tất cả các huyện có trường phổ thông dân tộc nội trú, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Phát triển các trường bán trú, các trường nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật ở các tỉnh. Củng cố và phát triển các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo. Tập trung đầu tư tăng cường khả năng và quy mô đào tạo cho Trường Đại học Thái Nguyên; đầu tư xây dựng mới Trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) và Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Kạn. Đầu tư nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề hiện có và đầu tư xây dựng một số trung tâm dạy nghề trọng điểm ở thị xã, huyện. Tất cả các huyện, thành phố đều có trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Về y tế : Tiếp tục nâng cấp, cải tạo và xây dựng các bệnh viện tuyến tỉnh như: Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, xây dựng trung tâm y tế vùng Tây Bắc tại Sơn La; bổ sung thiết bị cho một số bệnh viện, kiên cố hoá và chuẩn hoá 100% trạm y tế xã, cơ sở y tế ở Trung tâm cụm xã và phòng khám đa khoa khu vực.

3. Văn hoá, xã hội : Coi trọng đầu tư các công trình phục vụ văn hoá, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động thể thao, nhà văn hoá phục vụ các lễ hội phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc. Bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trong vùng, tăng cường thể chế văn hoá cơ sở ở các thôn bản thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ. Phấn đấu 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 50% số làng, bản, xóm, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá quốc gia, từng bước có nhà văn hoá xã, phường. Tất cả các xã có điểm bưu điện văn hoá. Xây dựng đài truyền thanh cho từng xã và cụm xã. Hiện đại hoá trang thiết bị, tăng cường thời lượng phát sóng các chương trình bằng tiếng dân tộc ở huyện, tỉnh.

Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm.

4. Xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.

Các Bộ, ngành và nhất là Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có kế hoạch và giải pháp cụ thể về đất đai, giống, vốn và khuyến nông, khuyến lâm,... để giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo túng.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đến năm 2005 giải quyết việc làm cho 220 - 250 ngàn lao động.

5. Quy hoạch, bố trí lại dân cư, định canh, định cư, dân di cư tự do và chuẩn bị tốt các khu tái định cư cho dân vùng lòng hồ công trình thuỷ điện Sơn La.

Trước hết, quy hoạch và bố trí lại dân cư trên cơ sở quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2005 của địa phương, đối với vùng biên giới phải kết hợp với an ninh quốc phòng để hình thành các cụm dân cư, tuyến dân cư, các thị trấn thị tứ, các Trung tâm cụm xã cho phù hợp. Đối với những nơi đồng bào còn đang sống rải rác, phân tán thì vận động đồng bào tự nguyện di chuyển vào làng, bản gần trục đường giao thông và có điều kiện sản xuất ổn định; trước mắt tập trung thực hiện tốt các dự án ổn định dân di cư tự do, đưa dân trở lại vùng biên giới, gắn phát triển sản xuất với quốc phòng.

Định canh, định cư và ổn định đời sống cho khoảng 7.000 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ. Cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và đưa dân trở lại vùng biên giới; có biện pháp thiết thực ổn định dân di cư tự do tại chỗ và hạn chế đồng bào di cư tự do đến các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.

Khẩn trương quy hoạch và xây dựng dự án tái định cư thuỷ điện Sơn La theo hướng xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế,...), đất đai cho sản xuất và đất ở để tiếp nhận dân thuộc diện phải di chuyển của Dự án thuỷ điện Sơn La, bảo đảm khi đến nơi ở mới cuộc sống và điều kiện phát triển sản xuất của dân phải tốt hơn nơi ở cũ; trước mắt, thực hiện tốt việc khảo sát, thiết kế lập dự án tái định cư mẫu tại Mộc Châu tỉnh Sơn La, Xi Pa Phìn, tỉnh Lai Châu để triển khai vào năm 2002.

Điều 5. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở có đủ năng lực chỉ đạo điều hành, quản lý mọi mặt kinh tế, đời sống và xã hội. Tăng cường đoàn kết dân tộc, quan tâm phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản.

Có chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ công chức nhà nước, trước hết là cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở; có chính sách khuyến khích cán bộ về công tác ở cơ sở. Thường xuyên mở lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ thôn, bản để nâng dần năng lực quản lý xã hội, kiến thức khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn giúp đồng bào phát triển sản xuất ổn định đời sống.

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch kinh tế, xã hội, quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên, môi trường.

Điều 6. Về một số chính sách và giải pháp.

1. Về đầu tư và tín dụng :

a/ Về đầu tư : 

Vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA tập trung đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội sau đây:

- Về giao thông : ưu tiên vốn đầu tư cho việc phát triển giao thông phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường ra biên giới, đường vành đai biên giới, đường tuần tra biên giới, đường đến các vùng hàng hoá tập trung, các xã thuộc Chương trình 135, các thôn, bản thuộc diện vùng III nhưng không ở các xã thuộc Chương trình 135.

- Về thuỷ lợi : Các công trình thuỷ lợi vừa và lớn, các công trình tạo nguồn, các công trình cấp nước sinh hoạt cho đô thị, các vùng dân cư tập trung và khu công nghiệp. Hỗ trợ lãi suất kiên cố hoá kênh mương theo Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13  tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Khai hoang, cải tạo đồng ruộng xây dựng ruộng và nương bậc thang.

- Các cơ sở hạ tầng phục vụ,  giáo dục, y tế, truyền thanh, truyền hình...

- Trồng và chăm sóc rừng theo quy định.

- Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hoá gia đình, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo và dạy nghề, Chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS.

- Các khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu.

- Các khu kinh tế quốc phòng.

- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cơ sở nhân tạo giống phục vụ sản xuất (bao gồm cả việc nhập khẩu giống).

- Thăm dò, điều tra đánh giá bổ sung tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên khác dưới mặt đất.

Từng địa phương tổ chức tốt việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

b/ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước : Thực hiện tốt các quy định hiện hành tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của  Chính phủ về việc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp; Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Cần ưu tiên thoả đáng nguồn vốn cho các dự án đầu tư ở vùng này, đặc biệt là các dự án  tập trung khai thác lợi thế, tiềm năng của vùng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp.

c/ Vốn tín dụng : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu vay vốn trong vùng; tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn, có biện pháp cụ thể cử cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn giúp người dân lập thủ tục vay vốn, để đồng bào vay được vốn của ngân hàng. Phối hợp với Hội Nông dân mở rộng hình thức xây dựng tổ vay vốn để giúp nông dân tiếp cận tốt hơn với vốn tín dụng và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả.

Tăng thêm nguồn vốn cho Ngân hàng phục vụ người nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm ở vùng  này và tập trung cho các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, vượt nghèo.

d/ Khuyến kích các hình thức huy động vốn trong dân, vốn của các nhà đầu tư trong nước để đầu tư tăng năng lực sản xuất, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các trang trại và hộ gia đình.

2. Một số chính sách hỗ trợ :

a/ Về khai hoang xây dựng đồng ruộng : Hỗ trợ tỉnh Lai Châu đầu tư 10.000 ha và một số tỉnh khác xây dựng ruộng bậc thang là 5,0 triệu đồng/ha, tạo nương cố định là 2,0 triệu đồng/ha.

b/ Về giống cây trồng, giống vật nuôi : Hỗ trợ một lần, mỗi tỉnh 10 tỷ đồng để ngay từ năm 2002 xây dựng cơ sở nhân, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi (kể cả nhập khẩu giống) có hiệu quả kinh tế cao như : chè chất lượng cao, cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả đặc sản, tre, trúc lấy măng, bạch đàn làm nguyên liệu giấy, giống bò sữa và các loại giống cây, con quý hiếm khác.

c/ Về nhà ở : Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tấm lợp để cải thiện nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc và hộ gia đình chính sách thực sự có khó khăn về nhà ở, Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2002. Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có kế hoạch vận động các doanh nghiệp và nhân dân có điều kiện ủng hộ và có kế hoạch khai thác tận thu gỗ cây rừng tại các lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi để giúp đồng bào làm nhà ở để sau năm 2003 cơ bản giải quyết xong nhà ở cho các hộ là đồng bào dân tộc và hộ thuộc diện chính sách có khó khăn.

d/ Về giải quyết nước sinh hoạt : Đối với hộ gia đình vùng cao, núi đá có khó khăn về nước ăn, chủ yếu là ở tỉnh Hà Giang, Cao Bằng được hỗ trợ 1,0 triệu đồng/hộ để xây bể chứa nước mưa, để hết năm 2002 giải quyết dứt điểm công trình nước sinh hoạt cho đồng bào.

đ/ Hỗ trợ đồng bào trở lại biên giới và sắp xếp lại dân cư :

- Mức hỗ trợ đồng bào di chuyển trở lại biên giới sinh sống và sản xuất là 15 triệu đồng/hộ.

- Mức hỗ trợ di chuyển các hộ đồng bào từ vùng cao xuống vùng thấp sinh sống theo các chương trình, sắp xếp lại dân cư ổn định cuộc sống lâu dài là 5,0 triệu đồng/hộ.

e/ Chính sách định canh, định cư, ổn định dân di dân tự do, phát triển vùng kinh tế mới và chính sách hỗ trợ xoá bỏ cây thuốc phiện : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2002.

g/ Về chính sách giáo dục : Từ năm 2002, thực hiện chính sách giáo dục đối với con em là người dân tộc thiểu số và các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 ở 6 tỉnh:

-  Miễn góp tiền xây dựng trường, học phí. Hỗ trợ sách giáo khoa, giấy vở học tập.

- Biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc tại các cấp học phù hợp đặc thù của vùng. Tiến hành dạy tiếng dân tộc cho giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ công chức nhà nước, cán bộ đoàn thể và cán bộ chính quyền xã không phải là người dân tộc làm việc ở vùng đồng bào dân tộc.

- Nhà nước chi phí toàn bộ tiền ăn ở, học tập ở các trường nội trú dân tộc (huyện, tỉnh). Đối với con em thuộc diện học ở trường nội trú nhưng không ở nội trú mà tham dự học ở các trường công lập, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng nội trú.

- Thực hiện chính sách cử tuyển và sử dụng con em đồng bào dân tộc đi đào tạo nghề, học đại học và trung học chuyên nghiệp. ưu tiên các đối tượng tự nguyện đi học trở về quê hương nhận công tác, các cấp chính quyền phải có kế hoạch, sử dụng, bố trí người dân tộc tại chỗ vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội ở địa phương. Từng bước tiến tới đại bộ phận cán bộ y tế, giáo dục ở nông thôn vùng đồng bào dân tộc là người dân tộc thiểu số.

- Thực hiện chính sách nhà ở cho giáo viên đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trong vùng.

h/ Về y tế :

- Nhà nước bố trí ngân sách thực hiện miễn phí toàn bộ tiền khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đối với các hộ đói nghèo là đồng bào dân tộc ở các xã vùng III từ năm 2002 thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí; các cơ sở y tế sẽ thực thanh thực chi từ nguồn quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo do các tỉnh thành lập và Sở Y tế quản lý thực hiện.

- Mở lớp đào tạo bác sĩ hệ chính quy cho đối tượng là người dân tộc thiếu số vùng II, vùng III. Có chế độ phụ cấp phù hợp và thực hiện chính sách nhà ở cho cán bộ y tế công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trong vùng.

i/ Về văn hoá :

- Tăng cường kinh phí cho việc thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình và làm báo hình bằng  thứ tiếng dân tộc ở địa phương xuống tận buôn, xã, làng, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kể cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.

- Tăng thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc trong khu vực.

- Hỗ trợ kinh phí để tăng cường các đoàn nghệ thuật, các đội xung kích điện ảnh đến phục vụ cho đồng bào dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới.

k/ Về chính sách đối với các thành phần kinh tế :

- Đối với doanh nghiệp nhà nước :

Thực hiện tốt việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá, bán khoán cho thuê. Đối với các nông, lâm trường trên địa bàn rà soát lại quỹ đất đai, trước mắt chuyển giao đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả cho địa phương để giao ổn định lâu dài cho nông dân. Diện tích đất còn lại phải giao, khoán theo nội dung của Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 1995 và Nghị định số 187/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, nông lâm trường chỉ làm dịch vụ giống, vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm.

Hỗ trợ vốn lưu động cho những doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.

Tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhà nước kết hợp với an ninh quốc phòng, nhất là, việc tiếp tục hình thành và hoàn thiện các khu kinh tế gắn với quốc phòng ở địa bàn xung yếu, dọc biên giới để thu hút dân (bao gồm cả đồng bào tại chỗ và nơi khác đến) tham gia sản xuất theo hướng dân nhận đất sản xuất gắn với  cụm dân cư, thôn, bản phù hợp với phương hướng sản xuất và nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Mỗi cụm dân cư phải thực sự là trung tâm kinh tế, văn hoá theo hướng văn minh và giữ gìn được bản sắc dân tộc.

- Đối với hợp tác xã : Thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, đồng thời nhanh chóng hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã do nông dân thực sự tự nguyện tham gia để giúp nhau về dịch vụ kỹ thuật, giống, vật tư, tiêu thụ, chế biến nông sản phẩm.

- Đối với kinh tế hộ, kinh tế trang trại, doanh nghiệp dân doanh được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhằm khai thác tiềm năng về vốn, kỹ thuật lao động. Các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ các nhà đầu tư đến các địa phương để đầu tư các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào địa phương và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế thực hiện hình thức ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ nông sản phẩm và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ cho sản xuất, trước hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dựa vào vùng nguyên liệu của dân để chế biến nông, lâm sản. Phải xây dựng phương thức tổ chức sản xuất nhằm nhất thể hoá sản xuất-chế biến-tiêu thụ trong quá trình sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.

Điều 7. Tổ chức thực hiện.

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải xác định các nội dung trong Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương để cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch của từng ngành chuyên môn, từng cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã để tổ chức thực hiện.

Trước hết, lựa chọn xác định một số chương trình mục tiêu, nội dung cụ thể của từng địa phương có yêu cầu cấp bách để tổ chức chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm 2002 và có kế hoạch cụ thể thực hiện nội dung của Quyết định này trong các năm tiếp theo.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong công việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án đề ra.

2. Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ trì cùng với các tỉnh trong vùng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi chỉ đạo của Bộ, ngành mình theo các mục tiêu và nội dung của Quyết định này.

Trên cơ sở các chương trình, dự án đã được phê duyệt cần phải có kế hoạch cụ thể hàng năm, bắt đầu đầu tư ngay từ năm 2002 để tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện theo mục tiêu chương trình, dự án của Quyết định này.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở các chương trình dự án đã được phê duyệt, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm để thực hiện theo mục tiêu đề ra.

Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 9. Các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải 

(Đã ký)

 

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN QUAN TRỌNG NGUỒN VỐN NSNN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2001- 2005-PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ 6 TỈNH MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Kèm theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07  tháng 12 năm 2001

ĐĐơn vị: tỷ đồng

Số TT

Danh mục dự án

Tên tỉnh

Thời gian KC-HT

Năng lực TK

Tổng vốn đầu tư

Thực hiện
96-2000

Giai đoạn 2001-2005

 

 

 

 

 

 

 

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng ĐT         5 năm

 

TỔNG SỐ

 

 

 

11,434

435

830

1,819

2,388

2,567

2,096

9,815

 

Lâm nghiệp

 

 

 

37.0

1.5

6.1

7.5

7.5

8.5

5.9

35.5

1

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

Các tỉnh

96-2010

2 triệu ha

24

1.5

5

5.5

5

5

2

22.5

2

Vốn đối ứng phục hồi rừng (ODA)

Sơn La

2001

 

13

 

1.1

2

2.5

3.5

3.9

13

 

Thuỷ lợi

 

 

 

303.2

9.7

21.0

29.0

53.5

61.0

40.0

277.3

3

Cụm công trình thuỷ lợi Bàng Hành

Hà Giang

2003-2005

T'600

21

 

 

 

6.5

7

8

21

4

Kè Lục Cẩu

Lào Cai

2000-2002

670 m kè nghiêng; 625m kè đứng

36.267

2

7

 

 

 

 

34

5

HTTL Bắc Trùng Khánh

Cao Bằng

2002-2004

T'642

20

 

3

4

6

7

 

20

6

Cụm CT Chợ Đồn

Bắc Kạn

2001-2004

T'440

23

 

2

5

7

9

 

23

7

Các công trình thủy lợi huyện Chợ Đồn

Bắc Kạn

2001-2005

541,4 ha

21.356

4.3

 

 

 

 

 

17.056

8

Các công trình thủy lợi huyện Ngân Sơn

Bắc Kạn

2001-2005

710 ha

32.6

3.4

 

 

 

 

 

29.2

9

Hồ Bản Muông

Sơn La

1998-2001

T'460

23

 

7

 

 

 

 

7

10

Cụm CT Nà Sản

Sơn La

2003-2005

T'560

22

 

 

 

5

8

9

22

11

CT thoát lũ Chiềng La

Sơn La

2002-2005

 

25

 

 

4

6

7

8

25

12

Hồ Nậm ngam-Pú Nhi

Lai Châu

2002-2005

350 ha

30

 

 

5

5

10

10

30

13

Kiên cố hoá kênh mương lòng chảo Điện Biên, Chùm hồ Điện Biên

Lai Châu

2002-2005

 

25

 

 

5

10

5

5

25

14

CT thuỷ lợi Na Hỳ (Trà Cang)

Lai Châu

2001-2004

T'400

24

 

2

6

8

8

 

24

 

Giao thông

 

 

 

6851.4

318.1

451.6

780.2

781.1

739.7

704.6

3448.9

15

Quốc lộ 279 (S.La, L.Cai, H.Giang)

Hà Giang

Hà Giang

2001-2005

128km

300

 

30

50

60

80

80

300

16

Quốc lộ 34 các đoạn còn lại

Hà Giang

2002-2005

70kmC5

200

 

 

 

 

 

 

 

17

Quốc lộ 34 (km1- km4, km28- km60)

Hà Giang

2000-2002

35km

56

 

 

 

 

 

 

 

18

Dự án cải tạo NC QL 2

Hà Giang

 

 

177

 

41

61

15

30

30

177

19

Dự án cải tạo NC QL 4c

Hà Giang

45

 

 

25

20

 

 

45

20

Thảm nhựa đường Bắc Quang - XM

Hà Giang

35

 

 

 

 

15

20

35

21

Rải nhựa đường Y Bình - Cốc pài

Hà Giang

 

 

44

 

14

15

15

 

 

44

22

NC đường các huyện Bắc Quang, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Yên Minh

 

 

187

 

 

16

50

61

60

187

23

Cầu Vĩnh Tuy (qua Sông Lô)

Hà Giang

 

 

20

 

 

10

10

 

 

20

24

Đường Bắc Quang - Xí Mần, Lao Chải - Túng Sán, Thanh Thủy - Lao Chải, Vĩnh Thuy - Xuân Giang, Tráng Kìm - Đường Thượng

 

 

190.6

 

79.4

42.7

24

 

 

146.1

25

Cầu Phố Mới

Lào Cai

99 - 2005

276m

59

18

14

 

 

 

27

41

26

Kè KL 94

Lào Cai

96 - 2000

530 m

30

30

 

 

 

 

 

 

27

Quốc lộ 4D (L.Châu 75kC5, L.Cai 35k)

Lào Cai

2002-2005

110km

100

 

30

20

20

20

10

100

28

Quốc lộ 279 (S.La, L.Cai, H.Giang)

Lào Cai

2001-2005

128km

300

 

30

50

60

80

80

300

29

Quốc lộ 4D (Bản Phiệt- Xín Tèn)

Lào Cai

2000-2001

50km

25

 

 

 

 

 

 

 

30

Quốc lộ 279 (Nghĩa Đô km36- Văn Bàn km109)

Lào Cai

2000-2002

117km

96

 

 

 

 

 

 

 

31

Quốc lộ 70, QL2 Lào Cai - Đoan Hùng - Hà Nội

Lào Cai

2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Đường 204 (Nậm Thoong-Thông Nông)

Cao Bằng

 

 

25

 

 

 

 

 

 

 

33

Đường 207 (Quảng Uyên-Hạ Lang)

Cao Bằng

 

 

31.7

11.7

10

10

 

 

 

20

34

Quốc lộ 3 (Bờ Đậu- Tà Lùng)

Cao Bằng

2002 - 2005

260km C4

350

 

20

70

80

80

100

350

35

Nâng cấp Quốc lộ 34 (km0- km36) và đoạn còn lại

Cao Bằng

2002 - 2005

 

245

17

8

 

 

 

 

8

36

Quốc lộ 279

Bắc Kạn

2001-2005

116km

144

 

20

30

30

30

34

144

37

Quốc lộ 3 (Bờ Đậu- Tà Lùng)

Bắc Kạn

2002-2005

260km C4

350

 

20

70

80

80

100

350

38

Đường từ cầu Tin Đồn - Cao Tân - Công Bằng

Bắc Kạn

 

 

64.91

 

 

23

24

12

5.89

64.91

39

Cầu Dương Quang

Bắc Kạn

 

142,25 m

22.321

 

 

10

12.3

 

 

22.321

40

Đường 107 Thuận Châu - Quỳnh Nhai

Sơn La

2001 - 2005

C5 miền núi

34

 

1

6.5

6.5

10

10

34

41

Cầu cứng Sông Mã

Sơn La

2001 - 2004

4x33m

20

 

8

4.2

10

5

 

20

42

Đường Sông Mã - Púng Bánh - Mường Lói

Sơn La

2001 - 2004

97 km

110

 

 

40

50

20

 

110

43

Đường 105 Mai Sơn - Sông Mã (km0 - km91)

Sơn La

96 - 2002

91 km

151

108.51

4

38.488

 

 

 

42.488

44

Đường 101 Mộc Châu - Tô Múa (km10 - km32)

Sơn La

99 - 2003

22 km

23.892

6.994

1

10

5.898

 

 

16.898

45

Đường 103 Tà Làng - Lóng Phiêng (km0 - km15)

Sơn La

97 - 2003

15 km

29.61

13.735

1.1

4.775

10

 

 

15.875

46

Đường 108 Thuận Châu - Co Mạ (km12 - km40)

Sơn La

99 - 2005

28 km

39

4.729

1.2

4.271

5

10

15

34.271

47

Đường Mường Sang - Chiềng Khừa

Sơn La

98 - 2004

GTNT

29.6

3.8

0.3

9

9

7.5

 

25.8

48

Đường Bản Mòng - Mường Chanh (JBIC)

Sơn La

2000 - 2005

32.5

0.8

1

3.3

9

9.4

9

31.7

49

Quốc lộ 279 (S.La, L.Cai, H.Giang)

Sơn La

2001-2005

128km

300

 

30

50

60

80

80

300

50

Quốc lộ 37 (Y.Bái 70k, S.La 20k, H.Dương 10k)

Sơn La

2001-2005

100km

130

 

30

25

25

25

25

130

51

Quốc lộ 6 (H.Bình- S.La)

Sơn La

2002-2005

250km

2,300

 

 

 

 

 

 

 

52

Đường Pắc Ma-Ka Lăng

Lai Châu

25 km

22

 

2.2

5

7

7.8

 

22

53

Đường Seo Lèng-Pa Há

Lai Châu

2002-2003

42 km

20

 

 

10

10

 

 

20

54

Đường thị xã  Điện Biên Phủ-Pú Nhi-Na Son

Lai Châu

2004-2007

30 km

30

 

 

 

5

10

 

15

55

Đường phía tây lòng chảo Điện Biên

Lai Châu

2002-2004

20 km

30

 

 

10

10

10

 

30

56

Đường Pum Tở - Nậm Pục

Lai Châu

97 - 2003

19 km

28

13.8

0.8

7

6.4

 

 

14.2

57

Đường Nậm Pục-Pắc Ma

Lai Châu

97 - 2005

38 km

92.3

64

0.6

5

7

7

8.7

28.3

58

Đường Ta Lét - Mường Lói

Lai Châu

98 - 2003

71 km

45

11

14

15

5

 

 

34

59

Đường Phìn Hồ - Phong Thổ

Lai Châu

98 - 2004

40 km

84

14

10

10

20

30

 

70

60

Quốc lộ 4D (L.Châu 75kC5, L.Cai 35k)

Lai Châu

2002 - 2005

110km

100

 

30

20

20

20

10

100

61

Đường Si Pa Phìn -Mường Nhé

Lai Châu

2000 - 2002

90km

103

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

188

13.0

208.5

290.0

586.5

650.0

780.0

2515.0

62

DA XD hệ thống điện nông thôn

Hà Giang

 

150

 

30

30

30

30

30

150

63

Thuỷ điện Sơn La

Sơn La

2004-2016

3600 MW

 

 

170

250

550

620

750

2340

64

Thuỷ điện Nậm Sì Lường

Lai Châu

97-2002

500 kw

38

13

8.5

10

6.5

 

 

25

65

Nhà máy đường Xi Pa Phìn, Mường Lay

Lai Châu

2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

66

Nhà máy bột giấy Lai Châu

Lai Châu

2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ tầng công cộng

 

 

 

664.5

1.0

69.1

176.0

111.0

82.2

79.2

558.5

67

HTCN Hà Giang

Hà Giang

2000 - 2005

10

49

 

13

36

1

8

4

62.0

68

DA di chuyển 2 vạn dân từ 4 huyện vùng cao xuống vùng thấp

Hà Giang

 

 

100

 

10

10

25

25

25

95

69

DA XD các cửa khẩu của tỉnh

Hà Giang

 

 

50

 

5

10

10

12

13

50

70

HTCN Lào Cai

Lào Cai

99 - 2003

6

67

 

7

 

7

 

 

 

71

Thoát nước thị xã Bắc Kạn

Bắc Kạn

2000-2010

2,5 km2

58.049

0.2

2

 

 

 

 

57.849

72

Thoát nước đô thị

Sơn La

2001-2005

 

77

 

0.4

19.15

19.15

19.15

19.15

77

73

Cấp nước sinh hoạt thị xã (ODA Pháp)

Sơn La

99 - 2003

12000 m3/ng.đ

72.5

0.8

0.68

35.85

35.85

 

 

71.7

74

DA cơ sở hạ tầng nông thôn (ADB)

Sơn La

 

 

72

 

4

3

2

 

 

9

75

HTCN Sơn La

Sơn La

2001-2003

10

69

 

17

52

1

8

8

86

76

Nâng cấp cửa khẩu Tây Trang

Lai Châu

2001-2005

 

25

 

5

5

5

5

5

25

77

Nâng cấp cửa khẩu Mà Lù Thàng

Lai Châu

2001-2005

 

25

 

5

5

5

5

5

25

 

Giáo dục

 

 

 

210.7

10.0

5.0

23.5

23.0

33.0

13.7

106.7

78

Trường trung học KT Hà Giang

Hà Giang

 

 

11.15

 

0.5

2

3

4

1.65

11.15

79

Trường Sư phạm tỉnh

Bắc Kạn

 

 

8.5

 

 

 

 

 

 

8.5

80

Trường PTTH Yên Châu

Sơn La

2002-2005

100 HS

7

 

 

1

3

2

1

7

81

Trường PTTH Mộc Châu

Sơn La

2003-2005

1500 HS

10

 

 

 

1

5

4

10

82

Trường PTTH Mai Sơn

Sơn La

2003-2005

1500 HS

10

 

 

 

1

2

7

10

83

Trường CĐSP Sơn La

Sơn La

98-2004

3000 HS

67

10

3

15

15

20

 

53

84

Trường PTTH Chiềng Sinh

Sơn La

2001 - 2002

700 HS

7

 

1.5

5.5

 

 

 

7

85

Trường dạy nghề tỉnh

Lai Châu

 

500-1000 HS

30

 

 

 

 

 

 

 

86

Trường dạy nghề tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng

 

500-1000 HS

30

 

 

 

 

 

 

 

87

Trường dạy nghề tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn

2002-2005

500-1000 HS

30

 

 

 

 

 

 

 

 

Y Tế

 

 

 

477.8

35.1

31.5

96.7

142.4

107.8

65.2

443.7

88

Bệnh viện Hà Giang

Hà Giang

2001 - 2005

 

7.2

 

0.5

2

2

2

0.7

7.2

89

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Lai Châu

93-2000

300 giường

27.5

22

1.7

3.8

 

 

 

5.5

90

Cải tạo và nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh

Cao Bằng

2002-2004

500 giường

65.2

 

10

22.9

22

10.3

 

65.2

91

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Bắc Kạn

98-2001

300 giường

42.423

11.6

10

10

10.8

 

 

30.823

92

TT y tế huyện Chợ Mới

Bắc Kạn

2001-2002

50 giường

9

 

0.5

4

4.5

 

 

9

93

TT y tế huyện Ngân Sơn

Bắc Kạn

 

 

9.498

 

0.5

4

5

 

 

9.498

94

Bệnh viện Bộc Bố - Ba Bể

Bắc Kạn

 

54 giường

9

 

1

3

5

 

 

9

95

TT y tế huyện Bạch Thông

Bắc Kạn

 

54 giường

7.158

 

 

 

7.1

 

 

7.158

96

Trường TH y tế tỉnh

Bắc Kạn

 

 

7

 

 

2

5

 

 

7

97

Bệnh viện Mộc Châu

Sơn La

2001-2005

100 giường

12

 

 

2

5

3

2

12

98

Bệnh viện Sông Mã

Sơn La

2001-2005

150 giường

40

 

 

3

10

10

17

40

99

Nâng cấp BV Mường La

Sơn La

2001 - 2004

150 giường

30

 

 

5

10

15

 

30

100

Nâng cấp bệnh viện Phù Yên

Sơn La

2002-2004

150 giường

15

 

 

1

5

9

 

15

101

Bệnh viện Mai Sơn

Sơn La

2002-2005

100 giường

15

 

 

1

2

10

2

15

102

Bệnh viện Thuận Châu

Sơn La

2001-2005

100 giường

12

 

 

1

4

4

3

12

103

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Sơn La

2000-2004

400 giường

34

1.5

2

7

10

9.5

5

33.5

104

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Lai Châu

2001 - 2005

300 giường

85.8

 

5.3

20

20

20

20.5

85.8

105

Bệnh viện đa khoa huyện Phong Thổ

Lai Châu

2002-2005

200 giường

50

 

 

5

15

15

15

50

 

Văn hoá thông tin-Thể dục thể thao

 

 

 

432.4

26.9

7.0

50.0

72.3

67.0

112.8

309.1

106

Đài PTTH tỉnh

Bắc Kạn

99 - 2003

2 kw

22.8

5.1

2

6

9.3

 

 

17.3

107

Nhà thi đấu

Bắc Kạn

 

 

10

 

 

5

5

 

 

10

108

Vườn quốc gia Ba Bể

Bắc Kạn

97 - 2005

7600 ha

51.6

18.8

3

7

8

7

7.8

32.8

109

Sân vận động tỉnh

Sơn La

99-2004

12000 chỗ

38

3

2

7

10

15

 

34

110

Bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử ĐBP

Lai Châu

2002 - 2010

 

170

 

 

20

30

25

65

140

111

Xây dựng trung tâm TDTT Lai Châu

Lai Châu

2002 - 2006

 

140

 

 

5

10

20

40

75

112

Khu kinh tế du lịch Pa Khoang

Lai Châu

2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trụ sở

 

 

 

24

 

 

5

10

9

 

24

113

Trụ sở HĐND - UBND tỉnh

Sơn La

2001 - 2004

7000 m2

24

 

 

5

10

9

 

24

 

An ninh quốc phòng

 

 

 

337.0

20.0

25.0

24.5

50.0

55.0

75.0

229.5

114

Khu KTQP Vị xuyên/QK 2

Hà Giang

2002

 

95

 

 

2

10

10

20

42

115

Khu Mường Chà

Lai Châu

2000 - 2009

 

189.5

20

25

20

30

30

30

135

116

Khu Bảo Lâm -Bạch Lạc/Qk1

Cao Bằng

2002

 

52.5

 

 

2.5

10

15

25

52.5

 

Dự án giảm nghèo các tỉnh MNPB

 

 

 

1908

 

5

337

551

754

220

1,867

117

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc

Các tỉnh

2002-2007

 

1908

 

5

337

551

754

220

1867

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 186/2001/QĐ-TTg về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miễn núi phía Bắc thời kỳ 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 186/2001/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/12/2001
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 2
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản