Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1850/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 06 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2024-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới;

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025";

Căn cứ Quyết định số 656/QĐ-TTg ngày 16/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo;

Căn cứ Căn cứ Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước;

Căn cứ Công văn số 2106-CV/TU ngày 09/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Công điện số 102/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông báo kết luận số 1054/TB/TU ngày 30/10/2024 của Ban Thường vụ về Đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024-2025;

Căn cứ Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 tỉnh Thái Bình;

Căn cứ Quyết định 2831/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 tỉnh Thái Bình;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 145/TTr-SLĐTBXH ngày 30/10/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024-2025”.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng quy định hiện hành của Nhà nước; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Nghiêm

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình

a) Đặc điểm tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, diện tích tự nhiên trên đất liền là 1.584,61 km2, tỉnh Thái Bình có ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển; nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; được coi là vùng kinh tế hướng biển, có khả năng đẩy mạnh kết nối giao thương với các nước nằm trong khu vực.

b) Tình hình kinh tế - xã hội

- Nền kinh tế ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng bước đầu được cải thiện. Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 8,7%/năm, cao hơn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 (6,7%/năm). Nếu không tính năm 2020 có yếu tố đột biến là đại dịch Covid-19, thì trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Bình đạt trên 10%/năm. Quy mô GRDP (giá so sánh) năm 2020 đạt 53.539 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần năm 2015. Với tốc độ nói trên, Thái Bình là một trong những tỉnh thuộc nhóm giữa về tốc độ tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững luôn được quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực, các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện bảo đảm đúng quy định; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.

2. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó tình hình triển khai thực hiện việc hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 10/01/2022, tỉnh Thái Bình luôn quan tâm, chỉ đạo và đạt được một số kết quả quan trọng, cụ thể:

- Tổng số hộ nghèo giảm từ 15.739 hộ, tỷ lệ 2,40% (theo kết quả tổng rà soát) xuống 11.925 hộ, tỷ lệ 1,82% (năm 2023) (giảm 3.814 hộ, giảm 0,58% so với kết quả Tổng rà soát); hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm là 0,2% tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, giảm từ 1.000 đến 1.500 hộ nghèo mỗi năm, hoàn thành mục tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao (tại Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 02/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Tổng số hộ cận nghèo giảm từ 16.218 hộ, tỷ lệ 2,47% (theo kết quả Tổng rà soát) xuống 12.587 hộ, tỷ lệ 1,92% (năm 2023) (giảm 3.631 hộ, giảm 0,55% so với kết quả tổng rà soát).

- Từ năm 2021 đến tháng 8/2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã hỗ trợ xây mới 944 nhà, trị giá trên 20,1 tỷ đồng; sửa chữa 299 nhà, trị giá trên 1,258 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ Quỹ Vì người nghèo các cấp.

3. Sự cần thiết phải lập Đề án

- Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị và là chính sách xã hội cơ bản mang tính nhân văn sâu sắc, là chương trình, mục tiêu để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Trong thời gian qua, mặc dù Trung ương và tỉnh đã có nhiều hỗ trợ cho việc cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng thực tế số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở trong tỉnh còn khá lớn. Để giải quyết tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, cần phải xây dựng Đề án để huy động nguồn lực của các cấp, các ngành, của cộng đồng, của từng gia đình, nhằm tập trung hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Ngoài ra, do tác động của kinh tế thị trường, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân làm phát sinh thêm số hộ nghèo, hộ cận nghèo mới, trong đó có các hộ nghèo, hộ cận nghèo đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở, cần có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời để có thể an cư, tập trung phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững.

Để đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh để người dân ổn định đời sống, yên tâm lao động dần thoát nghèo, cần thiết phải ban hành Đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

4. Các căn cứ pháp lý xây dựng Đề án

- Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

- Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

- Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

- Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025".

- Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ về việc thành lập Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo;

- Quyết định số 656/QĐ-TTg ngày 16/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

- Công văn số 2106-CV/TU ngày 09/10/2024 của Tỉnh ủy Thái Bình về việc thực hiện Công điện số 102/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 tỉnh Thái Bình.

- Quyết định 2831/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 tỉnh Thái Bình.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Nhận xét, đánh giá thực trạng nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh

a) Về số lượng nhà ở:

- Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh: 11.925 hộ, tỷ lệ hộ nghèo: 1,82%

- Tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh: 12.587 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo: 1,92%

b) Về chất lượng nhà ở:

Thực trạng của các hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh nhất là đối với khu vực nông thôn, hầu hết đều làm bằng vật liệu thô sơ hoặc có nhà xuống cấp nghiêm trọng; diện tích nhỏ hẹp, thời gian sử dụng ngắn (dưới 05 năm), thường xuyên hư hỏng, thấm dột, không đảm bảo chất lượng sử dụng, có nhiều hộ nhà ở hư hỏng nặng, phải chống đỡ sử dụng tạm thời nhưng chưa có điều kiện để xây dựng mới hoặc sửa chữa lại.

2. Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đối với nhà ở về đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc trên địa bàn tỉnh

Thái Bình là tỉnh giáp biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố thiên tai, biến đổi khí hậu bất lợi như: Bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường, lũ trên các triền sông, dông lốc, nước biển dâng, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại và các yếu tố hệ quả của nó như sóng, nước dâng do bão, úng lụt, xói lở bờ bãi... Vì vậy, khi có hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cực đoan xảy ra, công trình nhà ở của các hộ nghèo, hộ cận nghèo không có khả năng chống đỡ, làm mất an toàn cho người và tài sản.

3. Nhận xét, đánh giá chung về thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đã và đang thực hiện tại địa phương

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ người có công với cách mạng để cải thiện nhà ở cụ thể: Triển khai Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2); các chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương do các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện từ các nguồn vận động khác.

Qua quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có những nhận xét, đánh giá chung như sau:

a) Về ưu điểm

- Nhìn chung các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị và nhân dân đã nhận thức đúng chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở là một trong chính sách lớn của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ.

- Công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các văn bản của các cấp về công tác rà soát hộ nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định có sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể.

- Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các cấp; đặc biệt là sự đồng thuận, tích cực tham gia của cộng đồng dân cư. Công tác quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ được các đơn vị chuyên môn quản lý cấp phát theo đúng quy định, đảm bảo nhanh gọn, quản lý chặt chẽ đến từng hộ.

- Việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện được triển khai thường xuyên. Sự phối hợp kịp thời của các sở, ngành liên quan và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

- Nhìn chung, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, số hộ nghèo trong tỉnh giảm đáng kể, đời sống của người thuộc hộ nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh được triển khai mạnh mẽ, đã thay đổi diện mạo của nông thôn Thái Bình, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

b) Về tồn tại, hạn chế

- Nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ yếu ở nông thôn, nhiều nhà xây dựng bằng các vật liệu không bền chắc lâu ngày nên nhiều nhà xuống cấp cần xây mới, sửa chữa.

- Nguồn kinh phí huy động xã hội hóa còn thấp nên số nhà xây mới, sửa chữa hằng năm chưa được nhiều.

c) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Theo Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo. Thái Bình không có huyện nghèo nên hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh không được thụ hưởng Dự án này.

- Nguồn lực để tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát còn hạn chế.

- Việc huy động hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp chưa được nhiều.

- Ngoài sự giúp đỡ hỗ trợ của nhà nước cần có sự cố gắng nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo.

III. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ THỰC HIỆN NHẰM HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

1. Về phương thức huy động nguồn lực

Trong thời gian qua, để thực hiện chính sách giảm nghèo và hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo không có điều kiện cải thiện về nhà ở, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực như: Nguồn hỗ trợ của Trung ương, nguồn vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và nguồn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua Quỹ Vì người nghèo và nhiều hình thức hỗ trợ khác (hỗ trợ bằng hiện vật như: Vật liệu xây dựng, ngày công lao động...) để các hộ dân cải tạo, sửa chữa nhà ở.

2. Về quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo

Việc quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 khá chặt chẽ, sử dụng đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Trong quá trình thực hiện không để xảy ra thất thoát, tiêu cực, đã góp phần thực hiện thành công chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trong thời gian qua.

3. Về thực hiện việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn cấp, vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn vốn huy động khác

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn vốn huy động khác từ doanh nghiệp, cộng đồng... được phân cấp về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý và tổ chức triển khai thực hiện, luôn đảm bảo cấp phát đúng đối tượng, thanh quyết toán đúng quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân vốn vay kịp thời cho đối tượng hộ nghèo đủ điều kiện cho vay thông qua các tổ chức chính trị, xã hội theo đúng quy định.

4. Về cách thức hỗ trợ (người dân tự làm hoặc do các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng sau đó bàn giao cho hộ dân...)

Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình chủ động xây dựng nhà ở, địa phương đã triển khai thực hiện đa dạng, theo nhu cầu của hộ dân, cụ thể như: Đối với các hộ có khả năng tự xây dựng nhà ở thì Nhà nước giao vốn trực tiếp hoặc bảo lãnh mua vật tư để hộ dân tự thực hiện, vận động cộng đồng giúp đỡ ngày công lao động để xây dựng nhà dưới sự giám sát của chính quyền địa phương; đối với những hộ không thể tự xây dựng nhà ở, nhà nước hỗ trợ thuê nhà thầu xây dựng nhà sau đó bàn giao nhà cho hộ dân (Chủ hộ quản lý kiểm tra vật tư).

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay, các hộ nghèo được hỗ trợ nếu có điều kiện huy động thêm từ đóng góp của gia đình, dòng họ thì có thể xây dựng nhà quy mô và chất lượng cao hơn tiêu chuẩn mẫu nhà quy định.

5. Đánh giá chung về việc thực hiện huy động và quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đã thực hiện trong thời gian qua

- Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương về công tác giảm nghèo nói chung, việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo của tỉnh từng bước trở thành phong trào rộng rãi, huy động được sự đóng góp của nhiều thành phần, nhiều đối tượng trong, ngoài tỉnh.

- Công tác quản lý sử dụng nguồn lực trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đã thực hiện trong thời gian qua được thực hiện khá tốt, đảm bảo hỗ trợ đến tận hộ gia đình không để thất thoát tiêu cực; nguồn vốn hỗ trợ cấp phát kịp thời và đầy đủ, có kiểm ứa giám sát chặt chẽ, thanh quyết toán đúng theo quy định.

- Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên việc huy động nguồn lực xã hội tham gia hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thời gian qua còn hạn chế.

IV. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ

a) Quan điểm, mục tiêu:

- Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị và là chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm huy động nguồn lực xã hội, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm để toàn tỉnh phấn đấu đến tháng 9 năm 2025 xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Tập trung phấn đấu giải quyết cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có đời sống khó khăn, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ, không thể sử dụng được trên địa bàn tỉnh.

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát; bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Việc hỗ trợ phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.

- Huy động từ nhiều nguồn lực để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ trực tiếp một phần vốn, cộng đồng và các đoàn thể giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.

- Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở

- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (đối với hộ độc thân, hộ người cao tuổi không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2), đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, nhanh hỏng, dễ cháy. Cụ thể:

+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: Vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ.

+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

+ Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng.

3. Phạm vi áp dụng

Đề án này quy định việc xác định đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, nguồn vốn, chất lượng nhà ở và việc tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

4. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở

Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý (theo Quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 tỉnh Thái Bình) và là hộ độc lập có thời gian tách hộ tối thiểu 03 năm tính đến thời điểm khảo sát và đảm bảo các điều kiện sau:

- (1) Chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại nhà tạm, nhà dột nát: Nhà tạm, nhà dột nát là nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chỉnh là nền - móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc), kết cấu nhà được làm bằng vật liệu không bền chắc được xác định như sau:

+ Nền - móng nhà không được làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: Vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ. Cụ thể được làm từ các loại vật liệu như: Nền bằng đất hoặc lát bằng gạch nhưng không có chít mạch gắn kết bằng vữa xi măng,...

+ Khung, cột nhà không được làm từ các loại vật liệu bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; cụ thể được làm từ các loại vật liệu như: Cột, kèo, xà gồ, đòn tay bằng cây gỗ tạp hoặc bằng tre, nứa... Liên kết cột, kèo, xà gồ, đòn tay không chắc chắn (dây buộc, đinh, chốt gỗ dễ mục...), không có liên kết bằng bu lông, mộng gỗ... Tường không thuộc loại vật liệu xây gạch/đá hoặc làm từ kim loại, gỗ bền chắc; cụ thể được làm từ các loại vật liệu như: Tường bao che bằng đất/vôi/rơm, phên tre/liếp/ván ép, tôn, bằng gạch rỗng liên kết bằng các thanh luồn qua lỗ gạch...

+ Mái nhà bao gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Trong đó, hệ thống đỡ mái không được làm từ các loại vật liệu như: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái không được làm bằng bê tông cốt thép hoặc không lợp ngói; cụ thể được làm từ các loại vật liệu như tấm lợp xi măng, lá, rơm, rạ, giấy dầu...

- (2) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội khác theo các cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành.

- (3) Nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được xây dựng hoặc sửa chữa trên đất ở hợp pháp (không có tranh chấp - có biên bản đồng thuận của các hộ gia đình trong cùng thửa đất), không nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở.

- (4) Thứ tự ưu tiên:

a) Đối với Hộ nghèo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Hộ có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; (2) Hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật); (3) Các hộ còn lại.

b) Đối với Hộ cận nghèo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Hộ có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; (2) Hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật); (3) Các hộ còn lại.

c) Đối với những hộ có từ 02 ưu tiên trở lên thì chọn ưu tiên cao hơn. Đối với các hộ gia đình có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện trước theo thứ tự sau: (1) Hộ có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp) có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn; (2) Hộ chưa có nhà ở (là hộ chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở - trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước); (3) Hộ có đông nhân khẩu.

5. Xác định số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà trên địa bàn tỉnh

Tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở theo báo cáo của các huyện, thành phố là 2.106 hộ, trong đó:

a) Số hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới nhà ở: 1.164 hộ

b) Số hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện đối tượng được hỗ trợ sửa chữa nhà ở: 942 hộ.

(Có Bảng Tổng hợp kèm theo)

6. Mức hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện

Dự kiến kinh phí xây dựng mới một căn nhà với diện tích khoảng 30 m2 đảm bảo chất lượng theo yêu cầu là 150 triệu đồng, dự kiến sửa chữa 01 căn nhà khoảng 75 triệu đồng với tổng kinh phí thực hiện là 245.250 triệu đồng; cơ cấu nguồn vốn thực hiện:

- Nguồn vốn từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (nếu có); nguồn vốn ngân sách địa phương (bao gồm nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh; nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố) và nguồn vốn tỉnh huy động thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

+ Hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây dựng mới nhà, 50 triệu đồng/hộ sửa chữa nhà ở.

+ Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ 163.500 triệu đồng; trong đó xây mới 1.164 nhà với số tiền là 116.400 triệu đồng, sửa chữa 942 nhà với số tiền 47.100 triệu đồng.

- Còn lại từ các nguồn vốn hợp pháp khác (Vốn tự có của các hộ gia đình; vốn hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; hỗ trợ của anh (chị), em, họ hàng, làng xóm, hỗ trợ ngày công lao động... trực tiếp cho hộ gia đình): 81.750 triệu đồng.

Đối với hộ độc thân, hộ người cao tuổi không nơi nương tựa có nhu cầu xây dựng nhà đảm bảo diện tích từ 18m2 đến 30m2 và yêu cầu chất lượng được tỉnh hỗ trợ theo chi phí thực tế và tối đa bằng mức kinh phí tỉnh hỗ trợ với căn nhà diện tích khoảng 30m2.

Ngoài ra, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hình thức xã hội hóa hoặc trực tiếp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình.

7. Cách thức thực hiện

a) Tiến độ cấp vốn hỗ trợ cho các đối tượng:

- Căn cứ dự toán kinh phí, danh sách đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đơn đề nghị cấp kinh phí lần đầu (trong đó các đối tượng cam kết triển khai thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà theo yêu cầu quy định) được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận: Thực hiện cấp phát cho các hộ gia đình 60% kinh phí hỗ trợ (tương tự hỗ trợ làm nhà ở cho người có công).

- Sau khi có hồ sơ xác nhận khối lượng hoàn thành của Ủy ban nhân dân xã (kèm theo bảng kê, ký nhận của hộ gia đình đã nhận kinh phí cấp lần đầu): Thực hiện cấp phát phần kinh phí còn lại.

b) Thực hiện xây dựng nhà ở

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này).

- Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập Biên bản xác nhận hoàn thành công trình (theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Quyết định này) làm cơ sở giải ngân vốn hỗ trợ theo quy định.

8. Phương thức thực hiện thanh toán

- Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (nếu có): Thực hiện theo quy định của Trung ương.

- Nguồn kinh phí tỉnh huy động qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cấp kinh phí qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện để hỗ trợ đối tượng thụ hưởng.

- Nguồn ngân sách địa phương: Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố cấp kinh phí cho ngân sách cấp xã để hỗ trợ đối tượng thụ hưởng.

9. Tiến độ thực hiện hàng năm

- Tháng 11/2024 tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Đầu tháng 12/2024 khởi công xây dựng, phấn đấu năm 2024: Hỗ trợ xây mới và sửa chữa 738 hộ.

- Tháng 9 năm 2025: Hoàn thành việc xây dựng nhà ở cho toàn bộ các hộ đủ điều kiện hỗ trợ của Đề án. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng được hỗ trợ theo Đề án; chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, giải quyết những phát sinh vướng mắc về đối tượng theo thẩm quyền.

- Lập dự toán chi phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, gửi Sở Tài chính để bố trí kinh phí theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ, ngành Trung ương theo quy định.

2. Sở Xây dựng

- Nghiên cứu thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán của tùng địa phương (kèm theo dự toán kinh phí xây dựng) và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giới thiệu rộng rãi để hộ dân để lựa chọn;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện và xử lý những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu bố trí nguồn kinh phí thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh để triển khai các nhiệm vụ theo quy định của cấp có thẩm quyền (trong đó, bố trí kinh phí thực hiện chính sách mức tối đa không quá 0,5% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ).

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn thủ tục, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định bảo đảm thuận lợi, chặt chẽ, không để trục lợi.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cân đối sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh để thực hiện hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng khi thực hiện Đề án.

5. Công an tỉnh

Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tránh trục lợi chính sách.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

- Hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với chính quyền, các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện Đề án; ban hành lời kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo để tạo nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở.

- Cấp kinh phí từ nguồn vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thành phố để hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn thủ tục, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định.

- Phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án; giám sát việc quản lý, sử dụng Quỹ Vì người nghèo đảm bảo đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả.

7. Các đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh

- Làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng quan điểm, đường lối, mục tiêu, giải pháp để khuyến khích cộng đồng trong việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở.

- Chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tích cực phối hợp cùng cấp ủy chính quyền tham gia ủng hộ.

- Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức; phối hợp với cấp ủy chính quyền các cấp thực hiện tuyên truyền có hiệu quả việc vận động các nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025; đăng tải các văn bản kêu gọi, kết quả vận động, phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí và danh sách các tập thể, cá nhân ủng hộ nguồn kinh phí vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh...

- Tuyên truyền về chính sách của Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó cần nhấn mạnh về mục tiêu để các hộ nghèo, hộ cận nghèo cần tự lực vươn lên để thoát nghèo.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình

- Thường xuyên tuyên truyền nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở của Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, Báo Thái Bình.

- Cập nhật, đưa tin những thông tin chỉ đạo của tỉnh về quá trình thực hiện Đề án, kết quả thực hiện của Đề án.

10. Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian đề nghị khen thưởng; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 14/11/2024.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan sơ kết, tổng kết và tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cấp huyện, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo, Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức công khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, đồng thời giới thiệu rộng rãi các mẫu thiết kế nhà ở cho các hộ dân lựa chọn.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hướng dẫn giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo quản lý chất lượng nhà ở và trình tự, thủ tục xây dựng và sửa chữa nhà ở, sử dụng kinh phí đúng mục đích.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc diện đối tượng được hỗ trợ; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ có nhà ở đạt chất lượng theo quy định sau khi được hỗ trợ.

- Báo cáo định kỳ hàng tháng (trước ngày 20 hàng tháng), quý (ngày 20 tháng cuối của quý), năm (trước ngày 30/10) và đột xuất (nếu có) Về tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân vốn năm trước và kế hoạch thực hiện năm sau gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

12. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Trực tiếp hướng dẫn các hộ dân thuộc diện đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở trong việc lựa chọn mẫu thiết kế, cách thức tổ chức xây dựng nhà ở; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các đối tượng được xét duyệt thực hiện nhanh gọn, hiệu quả các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở; lập biên bản xác nhận hoàn thành giai đoạn, biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội tại địa phương giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả năng vận động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình tận dụng, khai thác các vật liệu như gạch, cát... hoặc ngày công lao động để tiết kiệm giá thành xây dựng nhà ở, nâng cao chất lượng nhà.

- Tổ chức nghiệm thu xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây mới hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc xây dựng trở lên đối với những hộ thực hiện sửa chữa nhà ở) và xác nhận hoàn thành công trình để làm cơ sở giải ngân vốn hỗ trợ.

- Định kỳ hàng tháng (vào ngày 15 hàng tháng), quý (ngày 15 tháng cuối của quý) và năm (trước ngày 20/10) kịp thời báo cáo về tiến độ, kết quả thực hiện năm trước và kế hoạch thực hiện năm, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện./.

 

BẢNG TỔNG HỢP

SỐ LƯỢNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO ĐỦ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ NHÀ Ở CỦA CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Huyện/thành phố

Tổng cộng

Năm 2024

Năm 2025

Cộng

Xây mới

Sửa chữa

Cộng

Xây mới

Sửa chữa

Cộng

Xây mới

Sửa chữa

-1

-2

2=3+4

3

4

5=6+7

6

7

8=9+10

9

10

1

Tiền Hải

163

127

36

38

26

12

125

101

24

2

Thái Thụy

234

152

82

48

24

24

186

128

58

3

Kiến Xương

232

164

68

90

64

26

142

100

42

4

Quỳnh Phụ

491

260

231

228

116

112

263

144

119

5

Hưng Hà

421

172

249

206

68

138

215

104

111

6

Đông Hưng

471

226

245

104

39

65

367

187

180

7

Vũ Thư

69

44

25

17

10

7

52

34

18

8

Thành phố Thái Bình

25

19

6

7

4

2

18

15

4

Tổng số

2.106

1.164

942

738

352

386

1.368

812

556

 

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN HỌP BÌNH XÉT ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở

Thôn: ........................................................................ Xã: ....................................................

Huyện: ..................................................................... Tỉnh (thành phố): ...............................

Cuộc họp vào hồi ........ giờ ......... phút, ngày ........ tháng ........ năm ...........

Địa điểm: ..............................................................................................................................

Thành phần tham gia:

- Chủ trì: Ông (bà) ..................................................................... Chức vụ: ...........................

- Đại diện Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát cấp xã: Ông (bà) ...................................., Chức vụ: ..................................................................................................................................................

- Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã: Ông (bà) ............................., Chức vụ: ........................................................................................................................................

- Bí thư Chi bộ thôn: Ông (bà) ...................................., Chức vụ: ........................................

- Đại diện Mặt trận Tổ quốc xã: Ông (bà) ...................................., Chức vụ: .......................

- Đại diện Công an cấp xã: Ông (bà) ............................................................................................ Chức vụ: ..........................................................................................................................

- Đại diện đoàn thể: Ông (bà) ........................................................................................................ Chức vụ: ..........................................................................................................................

- Thư ký: Ông (bà) ...............................................................................................................

- Số hộ nghèo,cận nghèo tham gia cuộc họp/số hộ nghèo, cận nghèo của thôn: Tỷ lệ ............. %

Nội dung họp

1. Cuộc họp đã nghe Ông (bà) ...................................., Chức vụ .................................... phổ biến tiêu chí xác định đối tượng được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.

2. Kết quả bình xét hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở:

TT

Họ tên chủ hộ

Ngày tháng năm được UBND cấp xã phê duyệt là hộ nghèo, cận nghèo

Kết quả bình xét

(Số người đồng ý/tổng số người tham dự)

Thuộc đối tượng ưu tiên

1

Danh sách hỗ trợ xây mới nhà ở

 

 

 

...

...

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

2

Danh sách hỗ trợ sửa chữa nhà ở

 

 

 

...

...

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

Cuộc họp kết thúc ............ giờ ........... phút cùng ngày.

Biên bản được lập thành 02 bản, 01 bản lưu thôn, 01 bản lưu UBND xã.

Thư ký

Đại diện của các hộ nghèo, cận nghèo

Đại diện Mặt trận Tổ quốc xã

Đại diện đoàn thể

Đại diện Công an cấp xã

Công chức được giao làm nhiệm vụ giảm nghèo cấp xã

Đại diện BCĐ rà cấp xã

Chủ trì

 

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

UBND HUYỆN ....................
UBND XÃ ....................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..............., ngày … tháng … năm ....…

 

BẢNG TỔNG HỢP CAM KẾT THỰC HIỆN XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CUNG ỨNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG (NẾU CÓ NHU CẦU)

Tổng hợp cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở của các hộ nghèo, cận nghèo và nhu cầu hỗ trợ cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn thôn ....................................

1. Đối với xây mới nhà ở

TT

Họ tên chủ hộ

Mẫu nhà áp dụng

Đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới nhà ở

Phương thức xây dựng nhà ở

Ký cam kết thực hiện xây mới nhà ở theo quy định

Vật liệu chính

Đơn vị tính

Khối lượng

Đề nghị tổ chức, đoàn thể xây dựng nhà ở (1)

Tự xây dựng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối với sửa chữa nhà ở

TT

Họ tên chủ hộ

Đề nghị cung ứng vật liệu để sửa chữa nhà ở

Phương thức sửa chữa nhà ở

Ký cam kết thực hiện sửa chữa nhà ở theo quy định

Vật liệu chính

Đơn vị tính

Khối lượng

Đề nghị tổ chức, đoàn thể sửa chữa nhà ở (2)

Tự sửa chữa nhà ở

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỞNG THÔN

ỦY BAN MTTQ
CẤP XÃ

 

ĐẠI DIỆN
CÔNG AN CẤP XÃ

 

UBND CẤP XÃ

__________________________

1 Chỉ áp dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật)

2 Chỉ áp dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật)

 

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH THEO GIAI ĐOẠN XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở

Hôm nay, ngày ........ tháng ........ năm ...........

Tại công trình xây dựng nhà ở: ...........................................................................................

Địa chỉ tại thôn: .................................... Xã .........................................................................

Huyện ........................................................................ Tỉnh .................................................

Thành phần Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở

1. Đại diện UBND cấp xã

- Ông (bà) ........................................................................Chức vụ ....................................

2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã

- Ông (bà) ........................................................................Chức vụ ....................................

3. Đại diện Công an cấp xã

- Ông (bà) ........................................................................Chức vụ ....................................

4. Đại diện thôn

- Ông (bà) ........................................................................Chức vụ ....................................

- Ông (bà) ........................................................................Chức vụ ....................................

5. Đại diện hộ nghèo, cận nghèo

- Ông (bà) ............................................................................................................................

Nội dung xác nhận

Sau khi kiểm tra, xem xét thực tế phần công việc đã thực hiện của giai đoạn xây dựng phần móng nhà (hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở hiện có); Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo/cận nghèo cấp xã thống nhất nội dung sau:

1. Về khối lượng:

- Xác nhận hoàn thành phần móng nhà ở □

- Xác nhận hoàn thành từ 30% khối lượng công việc (đối với hộ nghèo/cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở hiện có) □

2. Về chất lượng (Xác nhận việc đạt hay không đạt yêu cầu về chất lượng)

Đạt □

Không đạt □

Biên bản lập thành 04 bản; 01 bản chủ hộ gia đình lưu trữ; 01 bản gửi phòng Tài chính huyện; 01 bản UBND cấp xã lưu và 01 bản gửi Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

THÀNH PHẦN THAM GIA XÁC NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)

1. Đại diện UBND cấp xã ....................................................................................................

2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã ..................................................................................

3. Đại diện Công an cấp xã .................................................................................................

4. Đại diện thôn ...................................................................................................................

5. Đại diện hộ nghèo/cận nghèo .........................................................................................

 

PHỤ LỤC IV

(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở

Hôm nay, ngày ........ tháng ........ năm ...........

Tại công trình xây dựng nhà ở: ..........................................................................................

Địa chỉ tại thôn: .............................................. Xã ..............................................................

Huyện ........................................................................ Tỉnh ................................................

Thành phần Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo/cận nghèo cấp xã gồm

1. Đại diện UBND cấp xã

- Ông (bà) ........................................................................ Chức vụ ....................................

2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã

- Ông (bà) ........................................................................ Chức vụ ....................................

3. Đại diện Công an cấp xã

- Ông (bà) ........................................................................ Chức vụ ....................................

3. Đại diện thôn

- Ông (bà) ........................................................................ Chức vụ ....................................

- Ông (bà) ........................................................................ Chức vụ ....................................

5. Đại diện hộ nghèo/cận nghèo

- Ông (bà) ............................................................................................................................

Nội dung xác nhận

Sau khi kiểm tra, xem xét thực tế nhà ở đã xây dựng hoàn thành, Bản nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo/cận nghèo cấp xã thống nhất các nội dung sau:

1. Về khối lượng:

Xác nhận nhà ở xây mới (hoặc sửa chữa nhà ở hiện có) của chủ hộ ................... đã hoàn thành. Diện tích sàn sử dụng .................................... m2.

2. Về chất lượng (Xác nhận việc đạt hay không đạt yêu cầu về chất lượng)

Đạt □

Không đạt □

Kết luận

Xác nhận công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng theo quy định và đồng ý đưa vào sử dụng.

Biên bản lập thành 04 bản; 01 bản chủ hộ gia đình lưu trữ; 01 bản gửi phòng Tài chính huyện; 01 bản UBND cấp xã tổng hợp, lập hồ sơ hoàn thành công trình gửi UBND huyện vả 01 bản gửi Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

THÀNH PHẦN THAM GIA XÁC NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)

1. Đại diện UBND cấp xã .....................................................................................................

2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã ...................................................................................

3. Đại diện Công an cấp xã ..................................................................................................

4. Đại diện thôn ....................................................................................................................

5. Đại diện hộ nghèo/cận nghèo ..........................................................................................

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1850/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024-2025

  • Số hiệu: 1850/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/11/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Phạm Văn Nghiêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản