Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1848/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM Ở GIA SÚC, GIA CẦM, THỦY SẢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025”;

Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025”;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1388/TTr-SNNPTNT ngày 15/7/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025”.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- VP: LĐ và các CV: KH, TH, TC, YT, CT;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM Ở GIA SÚC, GIA CẦM, THỦY SẢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Chủ động khống chế hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi theo nguyên tắc “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch động vật, nguồn lây các ổ dịch động vật”.

- Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, vắc xin, hóa chất để chủ động ứng phó các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh lây chung giữa người và động vật, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.

- Góp phần tích cực trong phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi được phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý nhanh và triệt để.

- Tỷ lệ tiêm phòng (so với diện tiêm):

+ Vắc xin tụ huyết trùng (THT), Lở mồm long móng (LMLM) trâu bò: ≥ 90%.

+ Vắc xin THT, Dịch tả, Phó thương hàn (PTH) lợn: ≥ 80%.

+ Vắc xin cúm gia cầm: ≥ 90% ở các đàn vịt có tống đàn 50 con trở lên.

+ Vắc xin các loại khác (E.coli, dịch tả vịt, Niu cát xơn, Laxota, Gumboro, đậu gà, THT gia cầm...) tăng 3%/năm.

- 100% gia súc, gia cầm vận chuyển xuất tỉnh được kiểm dịch tận gốc; 100% gia súc, gia cầm nhập về chăn nuôi của các chương trình, dự án được kiểm tra, cách ly, tiêm phòng; kiểm dịch 100% giống thủy sản xuất tỉnh; kiểm soát, kiểm tra 100% giống tôm thẻ nhập vào tỉnh trước lúc thả nuôi.

- 95% gia súc, sản phẩm gia súc; 60% gia cầm, sản phẩm gia cầm được kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY); 90 % cơ sở giết mổ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP).

- 100% các vùng nguy cơ cao được vệ sinh tiêu độc khử trùng (VSTĐKT) định kỳ; tổ chức 2-3 đợt/năm tháng hành động VSTĐKT; thực hiện xã hội hóa công tác VSTĐKT.

- Kiểm tra định kỳ, lấy mẫu xét nghiệm 100% cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, thủy sản giống hàng năm.

- Hướng dẫn và công nhận một số cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung an toàn dịch bệnh (ATDB) động vật.

- Xây dựng, củng cố, quản lý > 540 thú y cơ sở đảm bảo năng lực về chuyên môn đáp ứng công tác tiêm phòng, giám sát, thông tin báo cáo dịch tại các xã, phường, thị trấn.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI

1. Củng cố Ban Chỉ đạo Phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản các cấp

Thường xuyên củng cố Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; ban hành kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện và xác định vai trò của người đứng đầu của các đơn vị, địa phương trong việc lãnh chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh động vật; định kỳ, đột xuất tổ chức hợp đánh giá, chỉ ra tồn tại, đề xuất các giải pháp, tham mưu các chủ trương chỉ đạo trong thời gian tới.

2. Các nội dung giải pháp kỹ thuật

2.1. Khi chưa có dịch xảy ra

a) Tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các chuyên mục, các bản tin tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh và khu vực về các đợt tiêm phòng vắc xin, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và những thời điểm nguy cơ phát dịch bệnh động vật cao.

- In ấn, phát tờ rơi, tài liệu hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, nuôi thủy sản về: tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi; dự tính, dự báo, xác định các nguy cơ phát sinh dịch bệnh và các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi của mình.

- Duy trì và phổ biến trang Web của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (http://snnptnt.thuathienhue.gov.vn), Chi cục Chăn nuôi và Thú y (http://www.chicucthuythuathienhue.com) với nội dung, hình thức phong phú, các bài viết dễ hiểu, dễ áp dụng để phổ biến rộng rãi các văn bản phòng chống dịch, kế hoạch triển khai, hướng dẫn chuyên môn, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh.

b) Đào tạo, tập huấn chuyên môn

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ theo học các lớp đại học, trên đại học, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng với yêu cầu công việc trong tình hình mới.

- Tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn: chẩn đoán xét nghiệm, quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, thú y thủy sản, thanh tra pháp chế... để nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh, huyện.

- Tổ chức tập huấn chuyên đề về công tác hành nghề thú y; quán triệt những văn bản pháp luật và hướng dẫn, phổ biến khoa học kỹ thuật; công tác giám sát, xác minh, lưu trữ quản lý dịch bệnh; công tác tham mưu kế hoạch phòng chống dịch; công tác quản lý, theo dõi, thiết lập bản đồ dịch tễ; kiến thức thú y thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm... cho cán bộ thú y cơ sở, người kinh doanh mua bán thức ăn, thuốc thú y, cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ, các chủ trang trại, người chăn nuôi, nuôi thủy sản.

c) Giám sát và quản lý dịch bệnh

- Thường xuyên củng cố hệ thống giám sát, khai báo, thông tin dịch tận thôn, hộ chăn nuôi, hồ nuôi thủy sản trong đó lực lượng thú y cơ sở làm nòng cốt; báo cáo định kỳ hàng tháng ở mỗi cấp. Đối với các trường hợp nghi nhiễm bệnh nguy hiểm như: cúm ở gia cầm, LMLM ở gia súc, Tai xanh, Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); đốm trắng, bệnh thoái hóa cơ quan tạo máu, đầu vàng, taura,... ở tôm nuôi cần báo cáo ngay cho cơ quan Thú y, chính quyền địa phương hoặc qua đường dây nóng 0234.3800.115 để lấy mẫu xét nghiệm chính xác mầm bệnh và kịp thời khống chế.

- Theo dõi, cập nhật thông tin, quản lý ổ dịch để lưu trữ xây dựng cơ sở dữ liệu dịch bệnh và bản đồ dịch tễ điện tử với phần mềm Quantum GIS. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ phát sinh dịch bệnh như: việc xuất nhập, vận chuyển động vật; giết mổ động vật; đường giao thông; phương thức chăn nuôi... từ đó có giải pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp cho động vật nuôi trong từng thời kỳ và từng địa bàn.

- Triển khai giám sát chủ động bằng việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ sự lưu hành của mầm bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, LMLM, DTLCP, đốm trắng tại các hộ chăn nuôi, các điểm bán gia cầm sống, các vùng nuôi thủy sản. Giám sát sau tiêm phòng vắc xin để đánh giá đáp ứng miễn dịch của vắc xin.

d) Tiêm phòng vắc xin

- Vắc xin phòng bệnh LMLM:

+ Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: trâu bò, lợn nái, đực giống, khuyến khích tiêm vắc xin cho lợn thịt.

+ Tổ chức triển khai: 2 đợt trong năm vào tháng 4, 5 và tháng 10, 11 hàng năm; tổ chức tiêm bổ sung quanh năm cho gia súc mới nhập, mới sinh.

+ Kinh phí: vắc xin tiêm phòng cho trâu bò do ngân sách nhà nước cấp; tiêm phòng cho lợn nái, đực giống, lợn thịt do người dân tự chi trả.

- Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm:

+ Đối tượng tiêm phòng bắt buộc là thủy cầm có tổng đàn 50 con trở lên (đối với khu vực có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao); đối tượng khác (gà, chim cút) tiêm phòng ở các trang trại chăn nuôi tập trung.

+ Tổ chức triển khai: 2 đợt trong năm, tập trung vào thời điểm tổng đàn thủy cầm lớn (tháng 3, 4 và tháng 7, 8 hàng năm).

+ Tiêm phòng ở những vùng có nguy cơ và thời điểm nguy cơ cao; tiêm phòng bao vây chống dịch khi có dịch cúm xảy ra ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Nguồn vắc xin được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh (dự phòng khoảng 1.000.000 liều/năm) và ngân sách huyện (dự phòng 675.000 liều/năm). Các vùng khác người chăn nuôi tự chi trả.

- Các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc khác:

+ Đối với vắc xin THT trâu bò: tiêm phòng bắt buộc cho trâu bò 1 đợt trong năm vào tháng 2, 3 hàng năm.

+ Đối với vắc xin THT, dịch tả, PTH lợn: tiêm phòng bắt buộc cho đàn lợn 2 đợt trong năm vào tháng 2, 3 và 7, 8 hàng năm.

+ Đối với vắc xin Niu-cát-xơn, vắc xin dịch tả vịt: tiêm phòng bắt buộc cho gia cầm 2 đợt trong năm vào tháng 2, 3 và 7, 8 hàng năm.

+ Đối với vắc xin dại chó: tiêm phòng bắt buộc cho đàn chó, mèo 1 đợt trong năm vào tháng 4 hàng năm.

+ Ngoài các vụ tiêm phòng chính, thường xuyên tổ chức tiêm phòng bổ sung quanh năm các loại vắc xin như trên cho gia súc, gia cầm, chó mèo mới nuôi, mới sinh.

+ Kinh phí vắc xin và công tiêm phòng do chủ chăn nuôi tự chi trả.

đ) Vệ sinh tiêu độc khử trùng

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ phát động và triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng ở thời điểm nguy cơ phát dịch cao;

- Triển khai thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên tại những nơi nguy cơ cao, các ổ dịch cũ, các lò giết mổ... chủ động nguồn hóa chất tiêu độc khử trùng và tranh thủ sự hỗ trợ hóa chất từ Trung ương.

- Huy động nguồn lực của địa phương và của người chăn nuôi để mua hóa chất, vôi bột, chlorine,... người chăn nuôi chủ động thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng tại nơi có nguy cơ cao, khu vực chăn nuôi, nuôi thủy sản.

e) Kiểm dịch động vật

- Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc: Gia súc khi vận chuyển được đánh dấu theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở thực hiện việc đánh dấu theo quy định, xây dựng dữ liệu về gia súc vận chuyển, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đến tận hộ chăn nuôi.

- Thực hiện việc kiểm dịch động vật (ĐV), sản phẩm động vật (SPĐV) tận gốc, đúng quy trình; thực hiện thông tin hai chiều nơi xuất và nơi nhập, thông tin qua chốt kiểm dịch để quản lý.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ gia súc, gia cầm giống nhập về nuôi của các chương trình, dự án, các hộ chăn nuôi để theo dõi, cách ly, tiêm phòng, tiêu độc trước khi nhập đàn, kịp thời xử lý nếu có dịch bệnh xảy ra.

- Kiểm dịch, kiểm soát giống thủy sản xuất, nhập đảm bảo rõ nguồn gốc, an toàn; xét nghiệm tôm giống trước khi thả nuôi.

g) KSGM, kiểm tra VSTY, an toàn thực phẩm

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hướng dẫn các cơ sở giết mổ thường xuyên nâng cấp, sửa chữa, khắc phục điều kiện VSTY, ATTP nhằm đáp ứng với yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.

- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn việc nâng cao ý thức của người dân trong khâu giết mổ đảm bảo VSTY theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện đúng quy trình KSGM tại lò mổ, phát hiện gia súc bệnh để xử lý nhằm ngăn ngừa dịch bệnh và cung cấp sản phẩm động vật an toàn cho người tiêu dùng.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phương tiện vận chuyển thực phẩm có nguồn gốc gia súc, gia cầm đảm bảo VSTY, ATTP.

- Thẩm định, kiểm tra điều kiện VSTY tại các cơ sở chăn nuôi giống, các cơ sở sơ chế, chế biến SPĐV làm nguyên liệu thức ăn gia súc và ATTP tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, bảo quản, kinh doanh ĐV và SPĐV,:..

- Thực hiện chương trình giám sát các chất cấm, chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi và trong thức ăn chăn nuôi.

h) Kiểm tra định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra định kỳ 1 lần/năm đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm phát hiện sự mang trùng ở gia súc, gia cầm giống, kịp thời khống chế dịch bệnh và cung cấp con giống an toàn cho người chăn nuôi kết hợp với công tác đánh giá, bình tuyển lợn đực giống.

- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và các quy định trong chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống.

- Các bệnh kiểm tra định kỳ và lấy mẫu xét nghiệm gồm:

+ Bệnh ở trâu, bò: Sảy thai truyền nhiễm, Lao, Xoắn khuẩn.

+ Bệnh ở lợn: Xoắn khuẩn, Liên cầu khuẩn lợn (típ 2)

+ Bệnh ở dê: Xoắn khuẩn.

+ Bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm thể độc lực cao.

- Có giải pháp thanh lý, xử lý những gia súc, gia cầm giống không đảm bảo chất lượng và mang mầm bệnh truyền nhiễm.

i) Xây dựng cơ sở ATDB động vật

- Tổ chức tập huấn, hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi thực hiện các nội dung vệ sinh thú y theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 và đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở ATDB động vật theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: Quy định về vệ sinh Thú y; thẩm định điều kiện vệ sinh Thú y; quy định về khai báo dịch bệnh; quy định về tiêm phòng; quy định về kiểm dịch; quy định về xử lý động vật mắc bệnh; quy định về chẩn đoán xét nghiệm,...

- Hướng dẫn các chủ chăn nuôi đăng ký chứng nhận cơ sở ATDB động vật và tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định; tiến hành thẩm định để công nhận một số cơ sở chăn nuôi tập trung ATDB động vật khi đủ điều kiện.

- Các bệnh tập trung xây dựng cơ sở ATDB động vật gồm: LMLM ở trâu bò; LMLM, dịch tả ở lợn; DTLCP, Cúm ở gia cầm; Niu-cát-xơn ở gà; dịch tả ở vịt, dại chó,...

k) Công tác pháp chế, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm

- Xây dựng kế hoạch hàng năm để tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến công tác Thú y mà trọng tâm triển khai Luật thú y, Luật Chăn nuôi và các Nghị định văn bản hướng dẫn luật tới hệ thống cán bộ Thú y, các cán bộ lãnh đạo địa phương và các ban ngành liên quan.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra trên các lĩnh vực hoạt động: Kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật; giết mổ gia súc, gia cầm; tiêm phòng vắc xin; vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất kinh doanh thức ăn, thuốc thú y... ; kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Duy trì hoạt động của đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm quản lý tình hình dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

2.2. Khi xảy ra dịch

a) Đối với gia súc, gia cầm

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp khoanh vùng bao vây, khống chế ổ dịch theo Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản chỉ đạo khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .

- Quản lý ổ dịch: phân vùng quản lý dịch (vùng dịch, vùng khống chế, vùng đệm, vùng an toàn, vùng nguy cơ cao, vùng nguy cơ thấp) và thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong từng vùng để áp dụng các biện pháp phù hợp; quản lý việc xuất nhập gia súc, gia cầm, phương tiện ra vào ổ dịch; cách ly để điều trị hoặc xử lý tiêu hủy theo quy định đối với từng loại dịch bệnh động vật.

- Lấy mẫu xét nghiệm xác định chính xác mầm bệnh để có giải pháp đúng, can thiệp nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh.

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi, những nơi nguy cơ cao theo quy định của cơ quan Thú y.

- Điều tra mở rộng, xác định nguy cơ và tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh trên địa bàn, tiến hành lấy mẫu giám sát chủ động.

- Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, đặt biển báo để kiểm soát gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia súc, gia cầm, phương tiện vận chuyển... ra vào vùng dịch.

- Tổ chức tiêm phòng bao vây vùng đệm, vùng khống chế và tiêm thẳng vắc xin vào ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Công bố dịch và công bố hết dịch theo đúng quy định.

b) Đối với thủy sản

- Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định bệnh. Triển khai các biện pháp đồng bộ để xử lý ổ dịch như sau:

+ Trường hợp tôm đạt kích cỡ thương phẩm có thể thu hoạch nhưng không được để tôm và nước rơi vãi ra vùng nuôi, sau đó xử lý nước ao bằng Chlorine với nồng độ 30g/m3 (30ppm). Sau 5 ngày mới được tháo nước ra. Phơi ao và cải tạo kỹ trước khi thả nuôi trở lại. Toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị liên quan đến ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ bằng Chlorine với nồng độ 200g/m3.

+ Trường hợp tôm còn nhỏ xử lý tiêu hủy bằng Chlorine với nồng độ 30g/m3. Sau khi xử lý vớt xác tôm để chôn, đốt hoặc nấu chín kỹ làm thức ăn cho gia súc, không để xác tôm rơi vãi ra vùng nuôi. Sau 5 ngày mới được tháo nước ra. Phơi ao và cải tạo kỹ trước khi thả nuôi trở lại. Toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị liên quan đến ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ bằng Chlorine với nồng độ 200g/m3.

+ Riêng đối với những ao nuôi xen ghép tôm, cua, cá: Xử lý như nuôi chuyên tôm nhưng nồng độ Chlorine thấp hơn, dùng từ 5-10g/m3; chỉ cấp thêm nước khi cần thiết, hạn chế xả nước ra môi trường bên ngoài.

- Tổ chức điều tra ổ dịch: Kiểm tra, điều tra tình hình dịch bệnh trên diện rộng để có biện pháp khống chế phù hợp.

- Quản lý vùng dịch: Khi phát hiện ao tôm có dấu hiệu bị bệnh, các cơ quan chuyên môn của huyện, Thú y cơ sở, chính quyền địa phương và các ngư dân phối hợp xử lý kịp thời và hiệu quả; tiến hành đóng cống, không xả nước ra ngoài môi trường; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh đồng thời thông báo cho Chi hội nghề cá, tổ nuôi trồng thủy sản (nếu có), các chủ hộ nuôi tôm xung quanh biết để có biện pháp phòng, chống dịch.

Thực hiện “3 không”: Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài; Không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường; Không sử dụng thủy sản mắc bệnh làm giống, làm thức ăn tươi sống cho thủy sản khác;

- Giám sát dịch bệnh: Thực hiện chế độ giám sát, báo cáo dịch bệnh.

- Tuyên truyền: Tăng cường thông tin, hướng dẫn cho chủ nuôi chủ động kiểm tra, phát hiện bệnh và chủ động báo cáo kịp thời để được hỗ trợ xử lý.

- Công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của Luật Thú y.

3. Cơ chế tài chính

3.1. Các nguồn kinh phí

a) Nguồn Trung ương

- Tranh thủ các nguồn lực hóa chất, vắc xin... từ Trung ương hỗ trợ như thiên tai, lũ lụt, chương trình, dự án (nếu có) để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát chủ động lưu hành mầm bệnh theo chỉ đạo của Cục Thú y.

b) Ngân sách tỉnh

- 100% vắc xin LMLM tiêm phòng cho trâu bò trong tỉnh; vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

- Kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2025.

- Kinh phí kiểm tra giám sát dịch bệnh, giám sát định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, thủy sản giống; xét nghiệm các ổ dịch nguy hiểm; xét nghiệm lưu hành mầm bệnh; xét nghiệm sau tiêm phòng đối với bệnh cúm gia cầm, LMLM, tai xanh; xét nghiệm con giống và dịch bệnh thủy sản.

- Kinh phí tổ chức triển khai, kiểm tra, chỉ đạo công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng, xây dựng cơ sở ATDB động vật, kiểm tra liên ngành cấp tỉnh.

- Kinh phí tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cấp tỉnh.

- Kinh phí nâng cấp điều kiện an toàn sinh học Phòng xét nghiệm để đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm các loại dịch bệnh động vật.

- Kinh phí tổ chức chống dịch và hỗ trợ cho người chăn nuôi tiêu hủy gia súc dịch bệnh (nếu có dịch bệnh xảy ra) theo các quy định hiện hành.

c) Ngân sách huyện, xã

- Kinh phí kiểm tra giám sát dịch bệnh, giám sát định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trong phạm vi huyện.

- Kinh phí tổ chức triển khai, kiểm tra, chỉ đạo công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng, xây dựng cơ sở ATDB động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra liên ngành trong phạm vi huyện.

- Kinh phí tuyên truyền; củng cố; quản lý; tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cơ sở và các cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản.

- Kinh phí vật tư, hóa chất, vắc xin, dụng cụ phòng chống dịch cấp huyện.

- Kinh phí hỗ trợ công tiêm phòng và vắc vin THT trâu bò tại các huyện miền núi.

- Kinh phí tổ chức chống dịch cấp huyện, xã (nếu có dịch bệnh xảy ra).

Các huyện chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng, nếu khó khăn báo cáo với UBND tỉnh để giải quyết.

d) Nguồn đóng góp của cơ sở chăn nuôi

- 100% kinh phí vắc xin THT trâu bò; vắc xin THT, dịch tả, PTH, E. coli, suyễn, tai xanh, LMLM ở lợn, vắc xin dại chó và các loại vắc xin gia cầm,...

- 100% tiền công tiêm phòng đối với các loại vắc xin.

- Hóa chất tiêu độc định kỳ, đột xuất tại khu vực chăn nuôi.

- Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi tập trung trả toàn bộ kinh phí các loại vắc xin, hóa chất; công tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng.

3.2. Kinh phí

- Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2021-2025: 95.538 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 17.000 triệu đồng.

+ Ngân sách huyện, xã: 22.398 triệu đồng.

+ Người chăn nuôi, doanh nghiệp: 55.140 triệu đồng.

(Kèm theo các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực cho Ban Chỉ đạo phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi có hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thông tấn báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, các tổ chức đoàn thể, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chia sẻ thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản theo quy định.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này có hiệu quả; tổ chức giám sát, khoanh vùng, xử lý dịch bệnh không để lây lan; quản lý, củng cố, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở và phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin đạt hiệu quả; thực hiện quy trình kiểm dịch động vật; quy hoạch giết mổ tập trung và nâng cấp điều kiện VSTY, ATTP tại các cơ sở giết mổ để cung cấp thực phẩm an toàn cho cộng đồng,...; hàng năm bám sát lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản để chủ động hướng dẫn phòng, chống dịch; căn cứ vào kinh phí được UBND tỉnh phân bổ hàng năm và tình hình dịch bệnh động vật xảy ra trên địa bàn để xây dựng dự toán phù hợp với thực tiễn; tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn quản lý. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cấp huyện; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.

- Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực cho công tác chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025 tại địa phương. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật; có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, vật tư, hóa chất vắc xin để chủ động đối phó khi có dịch bệnh động vật xảy ra.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch bệnh động vật để người chăn nuôi chủ động tự bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi của mình và cộng đồng.

- Triển khai tổ chức giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời xử lý không để lây lan ra diện rộng; điều tra, thống kê các số liệu về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh; triển khai công tác tiêm phòng, chống dịch, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; quy hoạch giết mổ tập trung; vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trên địa bàn.

- Triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, huyện tới UBND cấp xã thuộc địa bàn quản lý để thực hiện.

- Thực hiện chế độ báo cáo dịch bệnh định kỳ và đột xuất theo quy định.

3. Sở Y tế

Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng chống dịch bệnh lây chung theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

4. Sở Tài chính

Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí nguồn lực thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025 theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo đủ nguồn lực để triển khai.

5. Sở Công Thương

Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm để có giải pháp tránh gây bất ổn về thị trường; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền, hướng dẫn các chủ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm của gia cầm rõ nguồn gốc và an toàn thực phẩm.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi. Phối hợp với các địa phương chuẩn bị vị trí xử lý chôn hủy gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nếu có dịch bệnh xảy ra.

7. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng

Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình dịch gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; tránh gây hoang mang trong xã hội.

8. Công an tỉnh

Chỉ đạo lực lượng trong ngành tham gia tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi; cử cán bộ phối hợp trong hoạt động kiểm tra, chốt chặn, tổ cơ động cũng như xử lý các trường hợp vi phạm.

9. Cục Quản lý thị trường

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y, Công an giao thông, Công an môi trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm trái phép.

10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các đồn Biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép ở biên giới đường bộ và đường biển. Xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm theo chức năng của mình.

11. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

Phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội, đoàn viên tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi.

12. Doanh nghiệp và người chăn nuôi

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan Trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh./.

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM, THỦY SẢN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Nội dung

Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2025

Trong đó

Phân kỳ

Ghi chú

NS tỉnh

NS huyện

Cơ sở chăn nuôi

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Phòng chống bệnh Cúm gia cầm

23.125

3.000

10.125

10.000

600

600

600

600

600

Phụ lục II

2

Phòng chống bệnh Lở mồm long móng

20.485

9.290

3.330

7.865

1.858

1.858

1.858

1.858

1.858

Phụ lục III

3

Phòng chống bệnh Dại ở chó

6.780

300

1.080

5.400

60

60

60

60

60

Phụ lục IV

4

Phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

10.360

2.750

5.210

2.400

550

550

550

550

550

Phụ lục V

5

Phòng chống dịch bệnh thủy sản

6.365

1.335

655

4.375

267

267

267

267

267

Phụ lục VI

6

Phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác

27.423

325

1.998

25.100

65

65

65

65

65

Phụ lục VII

TỔNG CỘNG

94.538

17.000

22.398

55.140

3.400

3.400

3.400

3.400

3.400

 

 

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Trong đó (triệu đồng)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cơ sở chăn nuôi

A

Kinh phí một năm

4.625

600

2.025

2.000

 

1

Giám sát chủ động

80

80

 

 

1.1

Giám sát lưu hành vi rút thông qua xét nghiệm

50

50

 

 

1.2

Giám sát bảo hộ vắc xin sau tiêm phòng

30

30

 

 

2

Giám sát bị động khi có dịch, nghi dịch (lấy mẫu, gửi mẫu, xét nghiệm)

90

 

90

 

3

Xử lý ổ dịch và xử lý gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc (tiêu hủy, tiêu độc, chốt chặn, lấy mẫu...)

210

30

180

 

4

Tiêm phòng

1.470

400

270

1.700

4.1

Vắc xin cúm tiêm phòng cho đối tượng gia cầm nguy cơ cao và tiêm phòng bao vây ổ dịch cúm gia cầm (1.675.000 liều/năm)

670

400

270

 

4.2

Vắc xin cúm tiêm phòng cho đối tượng gia cầm khác (2 triệu liều/năm)

800

 

 

800

4.3

Công tiêm phòng

900

 

 

900

5

Hỗ trợ chốt chặn, kiểm tra cố định và lưu động

1 10

20

90

 

6

Tập huấn, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại trại chăn nuôi gia cầm > 2.000 con

180

 

180

 

7

Tuyên truyền (tờ rơi, tin bài phát sóng...)

200

20

180

 

8

Tiêu độc khử trùng

1.240

40

900

300

8.1

Nơi nguy cơ cao

940

40

900

 

8.2

Cơ sở chăn nuôi

300

 

 

300

9

Kiểm tra phòng, chống bệnh cúm gia cầm

95

5

90

 

10

Hội nghị sơ, tổng kết

50

5

45

 

B

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

23.125

3.000

10.125

10.000

 

 

PHỤ LỤC III

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG BỆNH LMLM GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Trong đó (triệu đồng)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cơ sở chăn nuôi

A

KINH PHÍ MỘT NĂM

4.097

1.858

666

1.573

 

1

Kinh phí vắc xin, Giấy chứng nhận tiêm phòng

2.466

1.710

 

756

 

1.1

Vắc xin type O trâu bò: Tiêm 85% của tổng đàn 54.000 con = 45.000 con x 2 liều/con/năm x 18.900đ/liều;

1.700

1.700

 

 

 

1.2

Vắc xin type O tiêm lợn nái và đực giống toàn tỉnh: 20.000 con *2 liều/con x 18.900đ/liều: các và vắc xin tiêm tại các doanh nghiệp, trang trại nghiệp

756

 

 

756

 

1.3

Giấy chứng nhận tiêm phòng: 140.000 tờ x 70đ

10

10

 

 

 

2

Công tiêm phòng: 90.000 liều T.Bò x 4.500đ/mũi; 40.000 liều lợn x 2.800đ/mũi

517

 

 

517

Theo Thông tư 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính

3

Giám sát vi rút LMLM nhiễm tự nhiên tại cơ sở chăn nuôi (3 huyện x 10 mẫu/huyện x 202.000đ/mẫu + dụng cụ, hóa chất, công lấy mẫu, vận chuyển mẫu 9 triệu

15

15

 

 

 

4

Giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM (61 mẫu/huyện x 270.000đ/mẫu + dụng cụ, hóa chất, công lấy mẫu, vận chuyển mẫu 10 triệu

26

26

 

 

 

5

Kiểm tra định kỳ, thẩm định cơ sở giống, trang trại chăn nuôi

50

5

45

 

 

6

Xử lý ổ dịch, ĐV, SPĐV không rõ nguồn gốc; BHLĐ phòng chống dịch

100

10

90

 

 

6.1

Xử lý ổ dịch, Đ V, SPĐV không rõ nguồn gốc;

50

5

45

 

 

6.2

Bảo hộ lao động phòng chống dịch

50

5

45

 

 

7

Tiêu độc khử trùng (hóa chất, vôi bột, công tiêu độc,...)

800

50

450

300

 

7.1

Nơi nguy cơ cao

500

50

450

 

 

7.2

Cơ sở chăn nuôi

300

 

 

300

 

8

Vận chuyển, bảo quản vắc xin

13

4

9

 

 

9

Tuyên truyền

52

25

27

 

 

9.1

Bản tin

32

5

27

 

 

9.2

In tờ rơi

20

20

 

 

 

10

Hội nghị triển khai, sơ tổng kết

42

6

36

 

 

11

Văn phòng phẩm

10

1

9

 

 

12

Thẩm định, đăng báo đấu thầu vắc xin

6

6

 

 

 

B

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021-2025

20.485

9.290

3.330

7.865

 

 

PHỤ LỤC IV

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Trong đó (triệu đồng)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cơ sở chăn nuôi

A

Kinh phí một năm

1.356

60

216

1.080

 

1

Kinh phí tuyên truyền

36

18

18

 

1.1

Chuyên đề phát sóng truyền hình

8

8

 

 

1.2

Xăng xe ô tô Tuyên truyền lưu động:

19

10

9

 

2

Kinh phí quản lý chó nuôi

99

9

90

 

2.1

In số theo dõi tiêm phòng cho thôn, tổ: (01 quyển/ thôn x 1.600 cuốn x 5.000đ)

8

8

 

 

2.2

Nhập dữ liệu quản lý chó nuôi trên máy vi tính, tổng hợp và báo cáo

91

1

90

 

3

Hội nghị triển khai tiêm phòng dại

12

3

9

 

4

Chi phí tiêm phòng (vắc xin, Giấy chứng nhận, công,...: 60.000 con)

1.080

 

 

1.080

5

Tập huấn tiêm phòng cho thú y cơ sở

9

 

9

 

6

Giám sát bệnh dại

30

30

90

 

6.1

Giám sát lâm sàng bệnh Dại

10

10

90

 

6.2

Giám sát lưu hành mầm bệnh Dại qua xét nghiệm

20

20

 

 

B

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

6.780

300

1.080

5.400

 

 

PHỤ LỤC V

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Trong đó (triệu đồng)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cơ sở chăn nuôi

A

Kinh phí một năm

2.072

550

1.042

480

 

1

Tuyên truyền

7

7

 

 

1.1

Chuyên mục tuyên truyền

7

7

 

 

1.2

Sổ tay, tờ rơi hướng dẫn phòng, chống DTLCP

0

 

 

 

2

Giám sát, kiểm tra dịch bệnh

23

5

18

 

2.1

Giám sát vi rút dịch tả lợn Châu phi thông qua xét nghiệm: Gửi TW xét nghiệm vi rút bằng phương pháp RT-PCR: 10 mẫu x 522.000 đ/mẫu (theo Quyết định số 2461/QĐ-TYV3 ngày 04/11/2017 của Chi cục Thú y vùng III) + Vật tư lấy mẫu, vận chuyển mẫu, công lấy mẫu, xăng xe,...)

200

20

180

 

2.2

Giám sát lâm sàng, kiểm tra dịch bệnh

95

5

90

 

3

Bảo hộ an toàn sinh học: Quần áo bảo hộ giám sát dịch bệnh, lấy mẫu, găng tay, ủng, khẩu trang vô trùng

165

30

135

 

4

Tập huấn về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho Thú y cơ sở (01 lớp x 60 người = 60 người)

15

15

 

 

5

Công xử lý ổ dịch; xử lý lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, lợn chết, lợn không rõ nguồn gốc lưu thông, vận chuyển, tiêu thụ và tại lò mổ (tiêu hủy, xử lý kỹ thuật, tiêu độc khử trùng...)

100

10

90

 

6

Hóa chất, vôi bột thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường (ở tỉnh: 2.200 lít x 173.250đ/lít; ở huyện: 50 triệu/huyện)

1.130

380

450

300

6.1

Nơi nguy cơ cao

830

380

450

 

6.2

Cơ sở chăn nuôi

300

 

 

300

7

Xây dựng ATDB động vật: (Chi phí xét nghiệm và các khoản khác)

360

20

160

180

8

Nâng cấp các điều kiện an toàn sinh học phòng xét nghiệm để đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm các loại dịch bệnh động vật

50

50

 

 

9

Hội nghị sơ, tổng kết

6

6

 

 

10

Văn phòng phẩm

11

2

9

 

11

Chi khác (Thẩm định giá, đăng báo đấu thầu,...)

5

5

 

 

B

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

10.360

2.750

5.210

2.400

 

 

PHỤ LỤC VI

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Trong đó (triệu đồng)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cơ sở chăn nuôi

A

Kinh phí một năm

1.273

267

131

875

 

1

Kít xét nghiệm, bảo hộ, dụng cụ, môi trường

227

200

27

 

2

Hóa chất xử lý dịch bệnh

675

 

 

675

3

Khử trùng, cải tạo ao nuôi bị dịch bệnh (khoảng 100ha)

200

 

 

200

4

Hỗ trợ công, xăng xe chỉ đạo xử lý dịch (Tỉnh và 5 huyện, thị có nuôi tôm)

61

16

45

 

5

Giám sát, kiểm tra vùng nuôi: (Tỉnh và 5 huyện, thị có nuôi tôm)

41

16

25

 

6

Tuyên truyền (tờ rơi, chuyên mục, bản tin)

43

25

18

 

7

TestNH3, pH: 1,5 triệu/1 bộ (Tỉnh và 5 huyện có nuôi tôm)

9

2

7

 

8

Triển khai, sơ tổng kết

12

3

9

 

9

Văn phòng phẩm, thẩm định, đăng báo đấu thầu,...

5

5

 

 

B

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

6.365

1.335

655

4.375

 

 

PHỤ LỤC VII

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÁC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Trong đó (triệu đồng)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cơ sở chăn nuôi

A

Kinh phí một năm

5.485

65

400

5.020

1

Vắc xin, phiếu, công tiêm phòng THT trâu bò

 

 

202

720

1.1

Hỗ trợ vắc xin, phiếu, công tiêm phòng THT trâu bò ở miền núi (70%TĐ = 11.200 liều x 18.000đ/liều)

 

 

202

 

 

1.2

Vắc xin, phiếu, công tiêm phòng THT trâu bò (90%TĐ = 40.000 liều x 18.000đ/liều)

 

 

 

720

 

2

Vắc xin, phiếu, công tiêm phòng Tam liên lợn (80% tổng đàn x 2 vụ = 200.000 liều x 14.000/liều)

2.800

 

 

2.800

 

3

Vắc xin và công tiêm phòng các loại vắc xin gia cầm cho khoảng 1 triệu con * 1500đ/con

1.500

 

 

1.500

 

4

Vật tư, hóa chất, bảo hộ phòng chống dịch

180

 

180

 

 

5

Kiểm tra định kỳ các cơ sở giống và xây dựng cơ sở ATDB động vật

83

65

18

 

 

5.1

Vật tư, dụng cụ, bảo hộ cho việc lấy mẫu

 

10

 

 

 

5.2

Hỗ trợ công kiểm tra, lấy mẫu cơ sở giống

 

5

18

 

 

5.3

Kiểm tra, hướng dẫn, thẩm định cơ sở chăn nuôi về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật

 

4

 

 

 

5.4

Bảo quản và gửi mẫu xét nghiệm

 

2

 

 

 

5.5

Tập huấn cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm giống và xây dựng CSATDB

 

15

 

 

 

5.6

Kít xét nghiệm HI, HA: cúm, dịch tả lợn …

 

29

 

 

 

B

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

27.423

325

1.998

25.100

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1848/QĐ-UBND năm 2020 về "Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025"

  • Số hiệu: 1848/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/07/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản