Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1842/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 05 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Thực hiện Kết luận số 372-KL/TU ngày 25 tháng 6 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1724/TTr-SLĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2022 về việc phê duyệt “Đề án tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ LĐ-TB&XH;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT, KGVX (Ch-12).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tuyết Minh

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2021 -2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

Phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực trạng công tác GDNN trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn nhiều hạn chế, số lượng người lao động có chứng chỉ đào tạo còn thấp so mặt bằng chung cả nước, trong đó tỷ lệ có trình độ trung cấp trở lên còn khá thấp. Trong đào tạo sơ cấp, ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Các cơ sở GDNN trong tỉnh chưa trở thành địa điểm đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp…

Do vậy, để khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế về thực trạng giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc xây dựng “Đề án tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết”.

2. Các căn cứ lập Đề án

1. Luật Việc làm ngày 16/11/2013.

2. Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014.

3. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.

5. Quyết định số 1446/QĐ- TTg ngày 30/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

6. Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong tình hình mới.

7. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

8. Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

9. Kết luận số 372-KL/TU ngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2021

1. Các chính sách phát triển GDNN đang áp dụng hiện nay

a) Chính sách theo quy định của trung ương:

Chính sách miễn học phí, hỗ trợ phí sinh hoạt đối với người học (tốt nghiệp trung học cơ sở, một số đối tượng đặc thù) theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quyết định số 53/QĐ-TTg ngày 20/10/2015, Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng chính phủ.

b) Chính sách của tỉnh:

- Chính sách thu hút giáo viên dạy nghề: Nghị quyết số 17/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của HĐND tỉnh quy định chính sách, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 17/2018/NQ-HĐND.

- Chính sách thu hút học viên: Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh Bình Phước quy định chính sách hỗ trợ đặc thù người có uy tín, già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Chính sách thu hút đầu tư cơ sở GDNN: Nghị quyết số 01/2022/NQ- HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh ban hành Quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

2. Thực trạng về GDNN trên địa bàn tỉnh

a) Mạng lưới cơ sở GDNN

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động, gồm: 02 Trường Cao đẳng; 03 trường Trung cấp; 08 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; 04 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 06 đơn vị có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Theo loại hình sở hữu: có 12 cơ sở GDNN công lập (tỷ lệ 52.17%); 11 cơ sở GDNN ngoài công lập (tỷ lệ 47,83%).

Sự phân bố các cơ sở GDNN phần lớn tập trung ở thành phố Đồng Xoài với 11/24 cơ sở (chiếm 45,83%), còn lại mỗi huyện, thị xã có từ 01 đến 03 cơ sở, chủ yếu đào tạo sơ cấp, nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

b) Về ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo

Tính đến năm 2021, các cơ sở GDNN đã xây dựng trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành 72 nghề đào tạo với quy mô đào tạo 12.590 người/năm; trong đó: trình độ cao đẳng 15 nghề với năng lực đào tạo 580 SV/năm, trình độ trung cấp 24 nghề với năng lực đào tạo 980 HS/năm, trình độ Sơ cấp 33 nghề với năng lực đào tạo 11.030 học viên/năm.

c) Tuyển sinh - Kết quả đào tạo, kết quả giải quyết việc làm (Đính kèm Phụ lục 1)

Giai đoạn 2016 - 2021, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo 82.482 lao động, trong đó: khoảng 10% trình độ trung cấp, cao đẳng, 90% trình độ sơ cấp; tỷ lệ tốt nghiệp/tuyển sinh đạt khoảng 85%; tỷ lệ học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm đạt trên 80%.

Kết quả tuyển sinh gắn với phân luồng học sinh: Giai đoạn 2016 - 2021, tổng số học sinh tốt nghiệp lớp 9 sau phân luồng là 12.711 người, không thống kê được đối với học sinh tốt nghiệp 12. Tổng số tiếp tục theo học nghề tại các Trung tâm GDNN-GDTX là 5.127 người (chiếm tỷ lệ 40%). Qua rà soát, hàng năm có khoảng 6.500 - 7.000 em học sinh tốt nghiệp 12, song số lượng học cao đẳng trong tỉnh chỉ khoảng 300 em (chiếm tỷ lệ khoảng 5%).

d) Thực trạng giáo viên và cán bộ quản lý (Đính kèm Phụ lục 2)

Tính đến cuối năm 2021, tổng số giảng viên, giáo viên (GV), cán bộ quản lý (CBQL) trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 727 người, trong đó CBQL 102 người, chiếm tỷ lệ 14% trên tổng số cán bộ, giáo viên.

- Về trình độ chuyên môn: 100% GV đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm; trên 70 % đạt chuẩn về chuyên môn (trong đó: GV giảng dạy lý thuyết đạt 75%, giảng dạy thực hành đạt 71%, giảng dạy tích hợp đạt 71%); trên 67% đạt chuẩn kỹ năng nghề. Riêng đối với nhà giáo giảng dạy chương trình chất lượng cao, không có giáo viên đạt yêu cầu dạy song ngữ.

- Về CBQL: 100% được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn; 22,5% đạt chuẩn về nghiệp vụ quản lý (23/102 người).

e) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo: Cơ sở vật chất các cơ sở GDNN chưa đáp ứng công tác đào tạo nghề hiện tại: số lượng thiếu, chưa theo kịp dây chuyền, công nghệ sản xuất, chưa đa dạng, phong phú để thu hút người học.

g) Tài chính cho GDNN: Giai đoạn 2016 - 2020, kinh phí chi cho hoạt động của các cơ sở GDNN gồm: ngân sách nhà nước, nguồn tự chủ và xã hội hóa.

- Nguồn ngân sách TW (Trường CĐ Bình Phước và và một số TTGDNN): khoảng 46 đồng (chi mua trang thiết bị 21 tỷ đồng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 25 tỷ đồng).

- Nguồn ngân sách cấp huyện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: chi hỗ trợ cho Học sinh - Sinh viên thuộc diện chính sách khoảng 27 tỷ[1].

- Nguồn xã hội hóa của cơ sở GDNN: 36 tỷ đồng[2].

- Đối với các cơ sở GDNN công lập: nhà nước đảm bảo 100% kinh phí.

h) Về xã hội hóa GDNN: Sự tham gia của nhà đầu tư: từ năm 2016 đến nay, hệ thống cơ sở GDNN được mở rộng, số lượng thành lập mới là 08 cơ sở, số cơ sở dạy nghề tư thục đã tăng từ 7 cơ sở lên 11 cơ sở. Mặc dù số lượng có gia tăng, song sự đóng góp của cơ sở tư nhân trong GDNN của tỉnh chưa đáng kể, chủ yếu là các trung tâm dạy lái xe (5/11 cơ sở); đối với 03 Trường trung cấp mới thành lập chủ yếu dạy cho đối tượng công chức, viên chức để hoàn chỉnh tiêu chuẩn trình độ, chưa tham gia trong đào tạo nghề cho lực lượng sản xuất.

3. Đánh giá chung về GDNN trên địa bàn tỉnh

a) Kết quả: Công tác GDNN trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến trong những năm gần đây, đã nhận được sự quan tâm của học sinh, phụ huynh trong lựa chọn ngành nghề, số lượng tuyển sinh tăng dần. Lĩnh vực GDNN bước đầu nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

b) Hạn chế:

- Toàn tỉnh có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên chỉ có 02 Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trung cấp, cao đẳng, còn lại chủ yếu đào tạo sơ cấp hoặc hình thức vừa học vừa làm cho CB, CC, VC, người lao động đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, không tham gia đào tạo lao động phục vụ cho doanh nghiệp.

- Công tác tuyển sinh còn yếu, học viên đầu vào của các cơ sở GDNN có số lượng ít, chất lượng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Những năm gần đây, các nhóm ngành kỹ thuật hệ cao đẳng tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm không đạt, thậm chí không tuyển sinh được Học sinh - Sinh viên.

- Năng lực đào tạo trong lĩnh vực GDNN còn yếu, sự đóng góp của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh là không đáng kể, mỗi năm đào tạo khoảng 13.000 người, trong đó gần 90% đào tạo sơ cấp, 08% đào tạo trung cấp và 02% trình độ cao đẳng. Trong trình độ sơ cấp, khoảng 70% là đào tạo lái xe, còn lại đào tạo nghề theo chương trình đào tạo lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 18,06% (năm 2021) so với mức bình quân cả nước (26,1%).

- Công tác quy hoạch ngành nghề, dự báo nhu cầu nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tỉnh (bao gồm cơ quan quản lý, các cơ sở GDNN) còn nhiều hạn chế nên chưa có định hướng, chiến lược rõ ràng.

- Công tác phân luồng chưa hiệu quả, tỷ lệ học sinh sau phân luồng tiếp tục tham gia học nghề chỉ đạt 40%; việc quản lý, rà soát, đánh giá kết quả phân luồng gắn với đào tạo nghề chưa được quan tâm thực hiện nên trong những năm qua chưa có sự điều chỉnh nâng cao chất lượng công tác phân luồng.

- Các cơ sở GDNN công lập của tỉnh còn rất yếu, số lượng đào tạo không đáng kể[3]: chưa xác định được mục tiêu, chiến lược, sứ mệnh để làm động lực phát triển (chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu hành chính được giao); chương trình đào tạo chưa được cải tiến liên tục, chưa có chương trình đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp; đội ngũ giáo viên thiếu số lượng, chưa đủ chuẩn, hạn chế về ngoại ngữ; máy móc, trang thiết bị thực hành còn rất thiếu, không đáp ứng nội dung thực hành vốn là tiêu chí quan trọng trong đào tạo nghề; chưa có hợp tác quốc tế.

- Về xã hội hóa: mặc dù số lượng cơ sở GDNN tư thục có tăng lên song chưa đóng góp nhiều vào kết quả chung của tỉnh. Nhóm ngành lựa chọn đầu tư chủ yếu là đào tạo để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, CCVC hoặc đào tạo lái xe, chưa tham gia đào tạo lực lượng lao động theo yêu cầu thị trường; tỉnh cũng đã ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực, song trong 05 năm qua, chưa có giáo viên nào được thu hút bằng chính sách này.

- Công tác quản lý nhà nước đối với GDNN còn nhiều hạn chế: chưa có chỉ đạo chuyên đề, chính sách đặc thù cho GDNN; tỷ lệ phân luồng còn thấp[4]; chưa phát huy vai trò thanh kiểm tra, còn để xảy ra các vụ việc tiêu cực ảnh hưởng uy tín GDNN của tỉnh; vai trò kết nối giữa thị trường lao động với giáo dục nghề nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước còn mờ nhạt.

c) Nguyên nhân:

- Sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền cho GDNN chưa đồng bộ, quyết liệt. Việc triển khai, đánh giá kết quả đào tạo nghề chưa phản ánh đúng thực tế. Vai trò cơ quan tham mưu chính (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) chưa tốt: chưa chủ động báo cáo kịp thời các tồn tại, hạn chế và đề xuất, tham mưu các giải pháp xử lý

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa một số ban, ngành liên quan trong công tác dự báo, quy hoạch, tuyên truyền, hướng nghiệp.

- Việc phân định trách nhiệm của cơ quan quản lý đối với các Trung tâm GDNN sau sáp nhập với Trung tâm GDTX (thành Trung tâm GDNN-GDTX) chưa rõ ràng, chưa gắn trách nhiệm của người quản lý trung tâm với kết quả đào tạo trong lĩnh vực GDNN.

- Các cơ sở GDNN chưa chủ động, quyết liệt trong tổ chức thực hiện đào tạo nghề, chưa áp dụng cơ chế tự chủ. Một số cán bộ thiếu trách nhiệm, sai phạm gây mất uy tín; ảnh hưởng đến công tác tổ chức, điều hành của bộ máy.

- Trong thời gian qua, tỉnh thu hút đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp thâm dụng lao động phổ thông. Khảo sát nhu cầu các doanh nghiệp hiện nay, khoảng 95% nhu cầu cần lao động phổ thông không cần đào tạo (doanh nghiệp tự đào tạo).

4. Bài học kinh nghiệm trong công tác GDNN tại một số địa phương trong nước

Tỉnh Đồng Nai: Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, trong đó bố trí kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và trang thiết bị dạy nghề 196,5 tỷ đồng[5], tăng cường hợp tác với báo uy tín (báo tuổi trẻ) trong công tác truyền thông, tổ chức sự kiện…thu hút sự quan tâm của xã hội. Kết quả: Tỷ lệ tuyển sinh đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên bình quân mỗi năm tăng 2,12% (từ 13,89% năm 2015 lên 24,5% vào năm 2020). Học sinh - Sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt từ 95% trở lên.

Tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đăk Nông đều có chính sách riêng của tỉnh hỗ trợ học sinh học nghề tại tỉnh, mức hỗ trợ tính theo học phí hoặc mức lương cơ sở. Quảng Ninh còn hỗ trợ cả học phí học bổ túc văn hóa theo chương trình 9 . Tỉnh Đăk Nông hỗ trợ phí sinh hoạt cho giáo viên dạy nghề bằng 0,3 lần mức lương cơ sở.

5. Bài học kinh nghiệm trong công tác GDNN tại tỉnh Bình Phước

- Một, phải tạo sự chuyển biến nhận thức, xác định giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng. Nâng tầm kỹ năng lao động, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.

- Hai, việc triển khai nhiệm vụ về GDNN phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia đồng bộ của các cấp, Ngành, địa phương gắn với trách nhiệm cán bộ quản lý.

- Ba, đa dạng hóa hình thức truyền thông, thực hiện kết hợp các hình thức truyền thông, đảm bảo công tác truyền thông về GDNN được thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm, tiếp cận với mọi người, trên cơ sở đó tạo chuyển biến trong nhận thức về GDNN của các cơ quan, ban ngành, của xã hội, người dân về lĩnh vực GDNN.

- Bốn, cần tập trung trong công tác quy hoạch, dự báo để xác định cụ thể mục tiêu từng giai đoạn và giao các địa phương triển khai thực hiện (bằng chỉ thị, nghị quyết, quyết định….), bố trí nguồn lực tương ứng để hoàn thành mục tiêu nhất là nguồn lực phục vụ đào tạo, đào tạo lại giảng viên, trang bị máy móc thiết bị, hỗ trợ chi phí đào tạo học viên.

- Năm, có cơ chế để khuyến khích, tăng cường tính chủ động, tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp, người dân, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước.

- Sáu, tăng cường kết nối, thu hút đầu tư xã hội hóa GDNN, đặc biệt trong việc chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế tạo cơ hội, động lực tăng cường chất lượng đào tạo.

III. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Định hướng phát triển GDNN cả nước:

Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố một cách phù hợp và tinh gọn, hiệu quả, trong đó cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tập trung vào các ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập phát triển nhanh, đa dạng về loại hình, hình thức và quy mô dựa trên nhu cầu phát triển của thị trường.

Phương án quy hoạch đến 2030:

- Đối với các Trung tâm GDNN: Nâng cao chất lượng các trung tâm GDNN trở thành các trung tâm vệ tinh của các doanh nghiệp trong việc giáo dục nghề nghiệp và trung tâm kết nối thị trường lao động địa phương, thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ học tập suốt đời của người dân.

- Đối với trường trung cấp: Không hình thành các trường trung cấp công lập mới.

- Đối với trường cao đẳng: Rà soát, sắp xếp lại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh/thành phố thành một trường cao đẳng đa ngành, nghề nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước.

- Phát triển cơ sở GDNN ngoài công lập: Phương án phát triển giai đoạn 2021-2025: Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở GDNN ngoài công lập, đưa số cơ sở lên 40% tổng số cơ sở GDNN vào năm 2025, 45% vào năm 2030. Đánh giá, công nhận trường chất lượng cao đối với các trường ngoài công lập đủ điều kiện theo quy định.

2. Bối cảnh trong tỉnh

a) Xu hướng nhu cầu thị trường lao động tỉnh Bình Phước

Trước thời điểm đại dịch Covid-19, Bình Phước vẫn là tỉnh thiếu hụt lao động có tay nghề, thị trường cần khoảng 5.000 lao động qua đào tạo, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp từ 800 - 1.000 lao động/năm, còn lại là sơ cấp

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư này, Bình Phước là một trong 19 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề, do đó thị trường lao động cũng chịu nhiều tác động như tình hình chung. Ngoài sự thiếu hụt lao động do tác động của đại dịch, thị trường lao động của tỉnh còn thiếu hụt do sự chuyển dịch kinh tế của tỉnh. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đến năm 2025, cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng với sự mở rộng các Khu công nghiệp tập trung và mỗi huyện có từ 1 đến 3 cụm công nghiệp. Trong giai đoạn này, mỗi năm tỉnh cần bổ sung mới lao động có trình độ sơ cấp khoảng 6.000 đến 7.000 người/năm; từ trung cấp, cao đẳng trở lên bình quân mỗi năm từ 1.000 - 2.000 người/năm với các ngành có nhu cầu cao: tự động hóa, điện - điện tử, điện công nghiệp, điện kỹ thuật, cơ khí chế tạo máy, phiên dịch…(Đính kèm Phụ lục 3).

b) Dự báo số lượng học sinh tiếp tục học nghề sau phân luồng:

Với tỷ lệ phân luồng đã điều chỉnh theo quyết định 522/QĐ-TTg, trong giai đoạn 2022-2025, tổng số học sinh có khả năng tiếp tục học nghề là khoảng 40.000 em, trung bình mỗi năm có khoảng 5.200 học sinh hết lớp 9 và 3.800 em học sinh hết lớp 12 tiếp tục học nghề (Đình kèm Phụ lục 3).

c) Kế hoạch đào tạo của các cơ sở GDNN (Đính kèm Phụ lục 4)

- Dự kiến năng lực đào tạo, liên kết đào tạo và mở thêm một số ngành mới theo KH của các Trường từ năm 2022 trở đi: khoảng 20.000 người/năm (trong đó: CĐ 1.000 người, TC 3.000 người, SC 16.000 người).

So với dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo, khả năng đào tạo của tỉnh có thể đáp ứng được về số lượng; tuy nhiên, một số mã ngành có nhu cầu lớn nhưng tỉnh chưa có khả năng đào tạo (phiên dịch, tự động hóa, cơ khí chế tạo), các ngành trình độ sơ cấp còn rất ít, chưa đa dạng với nhu cầu xã hội nhất là ngành dịch vụ, cơ khí sửa chữa nhỏ. Do vậy, cần các giải pháp để tăng cường năng lực đào tạo đồng thời triển khai phương án liên kết, thu hút đầu tư, xã hội hóa GDNN.

3. Đánh giá cơ hội, thách thức trong phát triển GDNN giai đoạn 2022-2025

a) Cơ hội:

- GDNN nhận được sự quan tâm, tập trung lãnh đạo của tỉnh, đã được xác định là một trong ba đột phá chiến lược của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.

- Được sự ưu tiên, sẵn sàng về nguồn lực để tạo động lực tăng trưởng, phát triển.

- Nhu cầu lao động qua đào tạo của tỉnh hiện nay rất lớn, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 05 năm tới. Ngoài ra, nhu cầu công nhân nghề có trình độ cũng đang được săn đón tại các tỉnh khác, nhất là khu vực Đông Nam Bộ liền kề với Bình Phước.

- Số lượng học sinh có thể tiếp tục tham gia học nghề sau phân luồng còn khá nhiều.

b) Thách thức:

- Năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khá yếu, kết quả giáo dục ở trình độ trung cấp, cao đẳng hầu như không đáng kể so với nhu cầu xã hội. Để tăng cường năng lực đào tạo, cần nguồn lực khá lớn.

- Các cơ sở GDNN công lập còn cồng kềnh về bộ máy, hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động của đơn vị mình.

- Cả nước bước vào giai đoạn chuyển đổi số, nếu không tăng tốc, GDNN của tỉnh có khả năng bị tụt hậu so với mặt bằng chung cả nước.

- Bình Phước nằm trong khu vực rất phát triển về GDNN, áp lực cạnh tranh rất lớn trong thu hút và giữ chân người học làm việc tại Bình Phước.

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Quan điểm

Coi trọng hiệu quả, chất lượng; liên kết, hợp tác với các cơ sở GDNN có uy tín để học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ, kỹ thuật trong GDNN; huy động nhiều nguồn lực, cả khu vực nhà nước và tư nhân, để phát triển GDNN.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Nhằm tạo lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp đào tạo nghề gắn với phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, tạo môi trường, cơ hội việc làm người lao động.

b) Mục tiêu cụ thể

* Đến năm 2025:

- Tuyển sinh đào tạo khoảng 80.000 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 20%; trình độ sơ cấp khoảng 80%[6]; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 31%; tỷ lệ học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm đạt trên 85%.

- Tăng cường năng lực đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ 1.500 học viên/năm (năm 2021) lên 5.000 học viên/năm (2025); ít nhất 30% cơ sở GDNN và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

- Phấn đấu có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS, ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Từ năm 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sau sắp xếp từng bước thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.

* Đến năm 2030:

- Phấn đấu tuyển sinh đào tạo khoảng 120.000 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 20%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỷ lệ học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm đạt trên 90%.

- Tiếp tục thực hiện thu hút 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.

- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.

- Phấn đấu có 01 trường chất lượng cao; có chương trình đào tạo hợp tác quốc tế.

- Đến năm 2030, Trường Cao đẳng Bình Phước tự chủ từ 70% trở lên, các Trung tâm GDNN-GDTX tự chủ từ 30% trở lên.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở GDNN công lập

- Tái cấu trúc và phát triển Trường Cao đẳng Bình Phước thành trường nòng cốt trong công tác đào tạo nghề của tỉnh. Củng cố và mở rộng đào tạo các ngành thuộc khối nghề để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ xã hội trong tỉnh và là đơn vị chủ lực trong đào tạo nghề sau phân luồng; tiếp tục đào tạo giáo dục mầm non với quy mô phù hợp. Đối với đào tạo khối sức khỏe, xem xét điều kiện cụ thể, tính cấp thiết để liên kết đào tạo (trình độ đại học) và đào tạo một số ngành trọng điểm để đáp ứng ngay dịch vụ khám, chữa bệnh của địa phương. Việc thành lập một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường phải được rà soát, đánh giá theo quy định pháp luật và bảo đảm không ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ chính của Trường.

- Củng cố, tăng cường năng lực đào tạo của các trung tâm GDNN-GDTX tại các địa phương, sẵn sàng đào tạo văn hóa, đào tạo nghề cho các học sinh sau phân luồng, lao động nông thôn. Giai đoạn 2021-2025, các trung tâm GDNN-GDTX tổ chức dạy bổ túc văn hóa, rà soát củng cố năng lực đào tạo nghề theo nhu cầu (việc dạy nghề trong giai đoạn này thực hiện bằng hình thức liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện). Giai đoạn 2026-2030, ngoài việc dạy bổ túc văn hóa, các trung tâm GDNN-GDTX tập trung thực hiện chức năng dạy nghề: tự đào tạo trình độ sơ cấp, liên kết với các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh để đào tạo trình độ trung cấp. Trong quá trình thực hiện, đánh giá số lượng học sinh đầu vào hàng năm để xem xét bố trí giáo viên, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất phù hợp với nhu cầu.

b) Tăng cường xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các cơ sở GDNN tư nhân tăng cường năng lực đào tạo cả về số lượng và chất lượng; khuyến khích đào tạo các ngành xã hội có nhu cầu cao. Hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, kịp thời nhằm thúc đẩy gia tăng nguồn lực đầu tư vào GDNN.

- Tăng cường xúc tiến đầu tư huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào các hoạt động của giáo dục nghề nghiệp. Phấn đấu thu hút đầu tư thêm 02 trường trung cấp nghề; thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín mở phân hiệu, điểm đào tạo tại tỉnh.

c) Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền

- Xây dựng hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp với sự tham gia của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở đào tạo, người học, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội.

- Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai: tăng tần suất thông tin, kết hợp tư vấn trực tiếp với tư vấn online, qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh, mở rộng qua mạng xã hội, phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức các sự kiện truyền thông, phát hành sản phẩm truyền thông GDNN để truyền tải sâu, rộng đến mọi người dân.

- Chủ động tham gia, định hướng các mạng xã hội về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, gia đình, nhà giáo, người học; hình thành mạng xã hội giáo dục nghề nghiệp mở.

d) Cải tiến chương trình đào tạo, gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu chuyển đổi cơ cấu, chuyển dịch lao động khu vực nông thôn và nông dân

Tăng cường công tác điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường lao động, nâng cao chất lượng trong hoạt động dự báo nhu cầu việc làm nhằm xác định danh mục các ngành xã hội có nhu cầu. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở mới các mã ngành, cải tiến liên tục về chương trình đào tạo gắn với thúc đẩy quá trình nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Phát triển chương trình đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học ở trình độ trung cấp, cao đẳng; đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân kiến thức về thị trường, kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi số, tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vv... phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

e) Đẩy nhanh chuyển đổi số, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, hợp tác trong GDNN

- Phát triển, nâng cấp hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẵn sàng kết nối, đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Hỗ trợ các nền tảng số trong dạy học trực tuyến các cấp độ trong giáo dục nghề nghiệp; xây dựng kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo.

- Đẩy mạnh đàm phán, ký kết chương trình hợp tác doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh trong việc hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trong tỉnh với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín, năng lực, đặc biệt trong việc tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập; nâng cao năng lực giảng viên.

g) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước

- Xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ công tác GDNN theo đúng quy định pháp luật. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp các cấp, thành lập Hội đồng GDNN cấp tỉnh. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên . Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhằm phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới từng bước phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh theo hướng công nghiệp, hiện đại.

- Ưu tiên bố trí kinh phí cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đầu tư đồng bộ Trường Cao đẳng Bình Phước. Vận động, quản lý quỹ khuyến học hiệu quả, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc cấp học bổng gắn với cam kết làm việc tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Chuyển hỗ trợ của nhà nước từ cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng và số lượng đầu ra.

4. Kinh phí thực hiện

- Từ nguồn ngân sách nhà nước (Nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương).

- Nguồn thu học phí từ công tác đào tạo.

- Nguồn thu hợp pháp khác và nguồn xã hội hóa (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực theo dõi tiến độ, đôn đốc thực hiện; phối hợp các sở, ngành, UBND cấp huyện định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện đề án đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo tính khả thi của đề án.

- Hằng năm, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở GDNN xây dựng Chương trình phối hợp tư vấn, hướng nghiệp và phân luồng học sinh giáo dục phổ thông.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về GDNN theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác học và giảng dạy tại các cơ sở GDNN công lập; chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch hàng năm của Đề án.

- Tham mưu chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực GDNN.

3. Sở Tài chính: Hàng năm tùy vào khả năng thu ngân sách tỉnh, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thuộc nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Đề án theo lộ trình hằng năm và cả giai đoạn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh đến năm 2025.

4. Sở Nội vụ: Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất chính sách thu hút giảng viên nghề đạt chuẩn theo quy định; tham mưu UBND tỉnh, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung biên chế giáo viên nghề theo quy định.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Định hướng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động về giáo dục nghề nghiệp.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước: Xây dựng chuyên mục, phóng sự tài liệu tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả xã hội về học nghề; tuyên truyền chủ trương, chính sách về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; quảng bá năng lực đào tạo nghề, các ngành nghề đào tạo của các cơ sở GDNN.

7. Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Chủ trì công tác phân luồng theo Kế hoạch phân luồng của UBND tỉnh.

- Hàng năm phối hợp xây dựng Chương trình tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh giáo dục phổ thông đi học nghề. Đồng thời, chỉ đạo các Trường THCS, THPT phối hợp với các cơ sở GDNN tổ chức Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh học sinh khối lớp 9, lớp 11, 12 tại các trường.

8. Ban quản lý Khu kinh tế

- Thu thập thông tin Cầu lao động (lao động chuyên môn kỹ thuật, TC, CĐ) ở các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, cung cấp cho các cơ sở GDNN thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

- Hỗ trợ cơ sở GDNN gắn kết với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo và sử dụng lao động,

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc; UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Huy động nguồn lực trong nhân dân, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn, bổ sung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu Đề án.

10. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Trường Cao đẳng Bình Phước và các Trung tâm GDNN-GDTX chủ trì tổ chức thực hiện giải pháp về tái cơ cấu cơ sở GDNN; xây dựng các phương án cụ thể hóa các mô hình đề xuất, báo cáo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về bộ máy, phương án tổ chức hoạt động hướng đến mục tiêu tự chủ của đề án.

- Chủ động gắn kết với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo và sử dụng lao động, nhằm mở rộng quan hệ và đa dạng hóa nội dung, hình thức hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tham gia:

- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDNN đến các tổ chức thành viên.

- Theo dõi, quản lý và hỗ trợ kịp thời tổ chức thành viên khi tham gia thị trường lao động, tham gia đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề.

 

PHỤ LỤC 1

KÈM THEO ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

Phụ lục 1. KẾT QUẢ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO THEO NGÀNH/NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2021

STT

Trình độ đào tạo

Kế hoạch tuyển sinh

Kết quả tuyển sinh

Kết quả đào tạo

Tổng số

Tỷ lệ

1

Cao đẳng

3.480

1.637

47

1.772

2

Trung cấp

5.980

6.589

110

2.464

3

Sơ cấp

79.541

74.256

93

66.001

 

- Đào tạo các ngành

17.620

16.207

91

16.079

 

- Đào tạo lái xe các hạng

61.921

58.049

94

50.898

 

Tổng cộng

89.001

82.482

250

70.237

Chia theo ngành và năm đào tạo:

Số TT

Ngành/nghề đào tạo

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng GĐ 2016-2021

KH Tuyển sinh

Kết quả TS

Kết quả đào tạo

KH Tuyển sinh

Kết quả TS

Kết quả đào tạo

KH Tuyển sinh

Kết quả TS

Kết quả đào tạo

KH Tuyển sinh

Kết quả TS

Kết quả đào tạo

KH Tuyển sinh

Kết quả TS

Kết quả đào tạo

KH Tuyển sinh

Kết quả TS

Kết quả đào tạo

KH Tuyển sinh

Kết quả TS

Kết quả đào tạo

I

Cao đẳng

580

262

480

580

253

272

580

389

290

580

336

328

580

252

260

580

145

142

3.480

1.637

1.772

1

Kế toán DN

30

20

40

30

20

30

30

20

25

30

25

20

30

20

25

30

15

15

180

120

155

2

Điện CN

20

21

25

20

14

20

20

15

25

20

12

20

20

15

25

20

15

12

120

92

127

3

Kế toán

70

78

63

70

44

65

70

110

75

70

93

70

70

75

70

70

20

70

420

420

413

4

KH cây trồng

35

20

76

35

22

30

35

25

20

35

30

59

35

22

20

35

5

0

210

124

205

5

CN hóa học

35

30

36

35

20

20

35

116

20

35

20

64

35

15

0

35

15

0

210

216

140

6

CN kỹ thuật SX sản phẩm từ cao su

30

0

30

30

10

20

30

10

20

30

20

32

30

15

15

30

5

15

180

60

132

7

CN kỹ thuật điện, điện tử

50

53

40

50

28

15

50

16

20

50

50

8

50

23

20

50

20

0

300

190

103

8

CN Ô tô

25

10

30

25

15

12

25

15

20

25

15

25

25

5

12

25

5

0

150

65

99

9

Điện tử CN

20

10

20

20

5

10

20

10

25

20

9

10

20

10

5

20

5

0

120

49

70

10

CN thông tin

35

5

30

35

20

15

35

22

25

35

21

10

35

15

30

35

5

0

210

88

110

11

Tin học

20

15

20

20

15

20

20

15

15

20

11

10

20

12

20

20

5

0

120

73

85

12

Dược

70

0

20

70

40

0

70

15

0

70

30

0

70

25

18

70

30

30

420

140

68

13

Điều dưỡng

70

0

30

70

0

0

70

0

0

70

0

0

70

0

0

70

0

0

420

0

30

14

Hộ sinh

35

0

0

35

0

0

35

0

0

35

0

0

35

0

0

35

0

0

210

0

0

15

CN kỹ thuật Môi trường

35

 

20

35

 

15

35

 

 

35

 

 

35

 

 

35

 

 

210

0

35

II

Trung cấp

980

707

346

980

930

488

980

1.021

362

980

1.268

318

980

1.398

466

1.080

1.265

484

5.980

6.589

2.464

1

Kế toán tin học

100

0

0

100

136

18

100

358

8

100

201

17

100

229

139

100

265

100

600

1.189

282

2

TH ứng dụng

60

17

0

60

26

7

60

34

6

60

66

0

60

66

11

60

47

7

360

256

31

3

Trồng trọt

30

33

17

30

0

0

30

0

0

30

0

0

30

0

0

30

0

0

180

33

17

4

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

50

0

0

50

163

18

50

150

20

50

195

41

50

109

54

50

139

21

300

756

154

5

Chế biến mủ CS

35

0

11

35

33

0

35

22

0

35

17

13

35

0

1

35

59

13

210

131

38

6

Kỹ thuật cao su

30

0

14

30

0

0

30

0

0

30

0

45

30

0

0

30

0

0

180

0

59

7

Điện CN và dân dụng

70

95

22

70

220

20

70

127

30

70

211

0

70

133

59

70

178

47

420

964

178

8

Điện CN

20

91

30

20

78

13

20

42

20

20

73

25

20

34

13

20

49

20

120

367

121

9

Điện tử CN

20

38

0

20

21

4

20

17

7

20

68

13

20

38

11

20

26

7

120

208

42

10

CN thông tin

20

49

0

20

27

0

20

39

2

20

48

9

20

70

10

20

43

18

120

276

39

11

CN ô tô

25

96

13

25

46

8

25

153

16

25

196

41

25

273

43

25

202

84

150

966

205

12

Cắt gọt kim loại

30

27

10

30

21

4

30

32

17

30

42

19

30

25

18

30

24

8

180

171

76

13

Kế toán DN

100

68

40

100

61

0

100

33

6

100

126

53

100

71

31

100

123

66

600

482

196

14

Quản trị mạng MT

0

0

4

0

0

6

0

0

0

0

0

0

0

253

0

0

0

0

0

253

10

15

Thú y

30

0

0

30

0

0

30

0

0

30

8

0

30

21

14

30

25

22

180

54

36

16

Xây dựng dân dụng và CN

30

0

0

30

0

0

30

0

0

30

0

0

30

0

0

30

0

0

180

0

0

17

Dược TC

70

0

0

70

23

207

70

0

70

70

0

10

70

0

14

70

0

0

420

23

301

18

Hộ sinh

70

0

0

70

0

0

70

0

0

70

0

0

70

0

0

70

0

0

420

0

0

19

Điều dưỡng

70

0

0

70

0

1

70

0

0

70

0

0

70

0

0

70

0

0

420

0

1

20

Kỹ thuật xét nghiệm

35

0

0

35

0

0

35

0

0

35

0

0

35

0

0

35

0

0

210

0

0

21

Y sĩ

35

0

0

35

10

81

35

0

109

35

0

15

35

0

0

35

14

0

210

24

205

22

SP Mầm non

0

173

165

0

65

101

0

0

41

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

238

307

23

Tiếng Anh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

25

0

0

25

0

0

24

Tiếng Nhật

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

25

0

0

25

0

0

25

Tiếng Hàn

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

25

0

0

25

0

0

26

Tiếng Trung

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

25

0

0

25

0

0

27

Nhà hàng KS

50

20

20

50

0

0

50

14

10

50

17

17

50

76

48

50

71

71

300

198

166

III

Sơ cấp, dưới 6 tháng

6.867

6.401

5.709

10.285

9.670

8.834

12.942

12.586

11.508

16.789

15.657

14.612

19.654

20.301

18.543

13.004

9.641

6.795

79.541

74.256

66.001

1

Lái xe các hạng

5.637

5.221

4.535

7.270

6.870

6.043

8.927

8.673

7.612

13.341

12.48 3

11.457

15.695

16.810

15.112

11.051

7.992

5.163

61.921

58.049

49.92 2

2

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

530

530

530

1.045

960

952

1.842

1.771

1.754

662

601

601

1.030

958

958

555

525

525

5.664

5.345

5.320

3

Trồng, chăm sóc cây điều

0

0

0

70

60

60

35

35

35

70

70

70

155

130

130

0

0

0

330

295

295

4

Kỹ thuật trồng thâm canh, chế biến và bảo quản điều.

70

70

70

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

70

70

70

5

Kỹ thuật ghép điều

60

60

60

70

65

65

70

70

70

95

70

70

70

63

63

0

0

0

365

328

328

6

Kỹ thuật trồng thâm canh, chế biến và bảo quản ca cao.

70

70

70

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

70

70

70

7

Kỹ thuật trồng ca cao xen điều

105

105

105

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

105

105

105

8

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

0

0

0

0

0

0

35

35

35

0

0

0

0

0

0

0

0

0

35

35

35

9

Đan lát thủ công

70

70

70

175

175

175

140

140

140

626

626

626

490

490

490

485

446

446

1.986

1.947

1.947

10

Hàn điện

0

0

0

35

35

35

35

35

35

180

180

180

35

35

35

0

0

0

285

285

285

11

Kỹ thuật xây dựng

0

0

0

109

109

109

105

105

105

210

210

210

315

315

315

250

245

245

989

984

984

12

Lắp đặt điện nội thất

0

0

0

28

28

28

36

36

36

105

105

105

26

26

26

0

0

0

195

195

195

13

SC, bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ

0

0

0

0

0

0

35

35

35

0

0

0

26

26

26

0

0

0

61

61

61

14

Trồng rau an toàn

0

0

0

0

0

0

0

0

0

23

23

23

201

176

176

70

70

70

294

269

269

15

Chế biến mủ cao su

80

80

79

186

186

185

234

234

234

75

75

75

121

121

121

68

68

68

764

764

762

16

May công nghiệp

0

0

0

757

757

757

911

911

911

420

420

420

70

70

70

70

70

70

2.228

2.228

2.228

17

Chăm sóc và tạo dáng cây cảnh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

50

35

35

0

0

0

50

35

35

18

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà

35

35

35

245

215

215

126

110

110

315

280

280

140

105

105

0

0

0

861

745

745

19

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho dê

0

0

0

105

105

105

140

140

140

70

68

68

90

70

70

0

0

0

405

383

383

20

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho Bò

35

35

35

0

0

0

0

0

0

0

0

0

80

70

70

0

0

0

115

105

105

21

Sơ cấp lớp kỹ thuật trồng nấm

35

35

35

60

35

35

167

152

152

182

152

152

315

280

280

0

0

0

759

654

654

22

Dệt thổ cẩm

0

0

0

60

35

35

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

60

35

35

23

Chế biến Món ăn

0

0

0

70

35

35

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

70

35

35

24

Chế biến gà

0

0

0

0

0

0

0

0

0

130

105

105

90

70

70

0

0

0

220

175

175

25

Thiết kế tạo mẫu tóc

0

0

0

0

0

0

70

70

70

70

70

70

140

140

140

70

70

70

350

350

350

26

Tin học văn phòng

140

90

85

0

0

0

34

34

34

85

77

77

85

75

75

70

3

0

414

279

271

27

Chế biến hạt điều

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

120

119

119

0

0

0

120

119

119

28

Tiện

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

29

Kế toán doanh nghiệp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

100

42

23

200

90

35

100

30

17

400

162

75

30

Răng Hàm Mặt

0

0

0

0

0

0

0

0

0

30

0

0

30

27

22

30

17

16

90

44

38

31

Sửa chữa ô tô

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

80

0

0

80

0

0

160

0

0

32

SX đồ mộc dân dụng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

35

35

35

35

35

35

33

Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

70

70

70

70

70

70

Tổng cộng

8.427

7.370

6.535

11.845

10.853

9.594

14.502

13.996

12.160

18.349

17.261

15.258

21.214

21.951

19.269

14.664

11.051

7.421

89.001

82.482

70.237

 

PHỤ LỤC 2.

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GDNN
(Kèm theo Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

Số TT

LOẠI HÌNH CƠ SỞ

TỔNG SỐ LƯỢNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ

GIẢNG VIÊN

GHI CHÚ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1

Trường cao đẳng

299

65

22

234

87

 

2

Trường trung cấp

27

6

22

21

78

 

3

TTGDNN-GDTX

19

19

100

0

0

 

 

Trung tâm dạy nghề

377

7

2

370

98

 

4

CS đăng ký dạy nghề

5

5

100

0

0

 

 

Tổng cộng

727

102

14

625

86

 

Phụ lục 3. NHU CẦU LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO TRONG ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2022-2025

(Kèm theo Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

STT

Ngành, nghề

Tổng Số chỗ việc làm bình quân/năm trong giai đoạn 2021-2025

Chia theo trình độ đào tạo

ĐH trở lên

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

1

Phiên dịch

600

75

350

125

50

2

Kế toán - Hành chính - Xuất NK

250

100

100

50

0

3

Hóa chất

150

50

50

25

25

4

Điện - Điện tử

325

25

100

175

25

5

Điện công nghiệp

625

25

275

250

75

6

Điện kỹ thuật

350

25

100

200

25

7

Tự động hóa

450

100

200

150

0

8

Cơ khí chế tạo

2.300

250

1.500

500

50

9

Công nghệ thông tin

450

50

250

100

50

10

Công nhân vận hành máy

2.000

0

500

1.000

500

11

Nhân viên bảo trì

700

0

150

400

150

12

Nhân viên kỹ thuật may

1.300

0

0

300

1.000

13

Thợ hàn

250

0

75

125

50

14

Công nhân dày - gia

15.000

0

0

0

15.000

15

Ngành sơ cấp dịch vụ, lái xe, sửa chữa khác

8.000

0

0

0

8.000

 

Tổng

32.075

700

3.650

3.400

25.000

 

PHỤ LỤC 4.

DỰ BÁO QUY MÔ ĐÀO TẠO VÀ LIÊN KẾT ĐÀO ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

Số TT

Ngành, nghề đào tạo

Quy mô tuyển sinh/năm

Ghi chú

Hiện tại

Dự kiến tăng thêm

Tổng số

Năng lực đào tạo của cơ sở GDNN trong tỉnh

Liên kết đào tạo

I

HỆ CAO ĐẲNG

580

1.000

605

395

 

1

Điện công nghiệp

20/1 lớp

50/2 lớp

20/1 lớp

30/1 lớp

Tăng 1 lớp

2

Điện tử công nghiệp

20/1 lớp

50/2 lớp

20/1 lớp

30/1 lớp

Tăng 1 lớp

3

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

50/2 lớp

75/3 lớp

50/2 lớp

25/1 lớp

Tăng 1 lớp

4

Công nghệ thông tin (phần mềm)

20/1 lớp

75/3 lớp

20/1 lớp

55/2 lớp

Tăng 2 lớp

5

Công nghệ thông tin (phần cứng)

35/1 lớp

90/3 lớp

35/1 lớp

55/2 lớp

Tăng 2 lớp

6

Công nghệ ô tô

25/1 lớp

50/2 lớp

25/1 lớp

25/1 lớp

Tăng 1 lớp

7

Cắt gọt kim loại (Cơ khí chế tạo)

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

Dự kiến mở mới và liên kết đào tạo

8

Cơ điện tử (Tự động hóa trong CN)

0

50/2 lớp

25/1 lớp

25/1 lớp

9

Bảo trì thiết bị cơ điện

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

10

Nguội SC máy công cụ (Bảo trì cơ khí)

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

11

Công nghệ kỹ thuật hóa học

35/1 lớp

35/1 lớp

35/1 lớp

0

Không tăng

12

Công nghệ kỹ thuật môi trường

35/1 lớp

35/1 lớp

35/1 lớp

0

Không tăng

13

Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su

30/1 lớp

30/1 lớp

30/1 lớp

0

Không tăng

14

Dược

70/2 lớp

70/2 lớp

70/2 lớp

0

Không tăng

15

Điều dưỡng

70/2 lớp

70/2 lớp

70/2 lớp

0

Không tăng

16

Hộ sinh

35/1 lớp

35/1 lớp

35/1 lớp

0

Không tăng

17

Khoa học cây trồng

35/1 lớp

35/1 lớp

35/1 lớp

0

Không tăng

18

Kế toán

100/3 lớp

100/3 lớp

100/3 lớp

0

Không tăng

II

HỆ TRUNG CẤP

1.040

2.000

1.265

735

 

1

Điện công nghiệp

50/2 lớp

100/4 lớp

50/2 lớp

50/2 lớp

Tăng 2 lớp

2

Điện tử công nghiệp

20/1 lớp

100/4 lớp

40/2 lớp

40/2 lớp

Tăng 2 lớp

3

Điện công nghiệp và dân dụng

70/2 lớp

70/2 lớp

70/2 lớp

0

Không tăng

4

Công nghiệp ô tô

25/1 lớp

80/3 lớp

25/1 lớp

55/2 lớp

Tăng 2 lớp

5

Cắt gọt kim loại (Cơ khí chế tạo)

30/1 lớp

80/3 lớp

30/1 lớp

50/2 lớp

Tăng 2 lớp

6

Cơ điện tử (Tự động hóa trong CN)

0

50/2 lớp

25/1 lớp

25/1 lớp

Dự kiến mở mới và liên kết đào tạo

7

Bảo trì thiết bị cơ điện

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

8

Nguội SC máy công cụ (Bảo trì cơ khí)

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

9

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

10

Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

11

Công nghệ thông tin (phần mềm)

20/1 lớp

70/3 lớp

20/1 lớp

50/2 lớp

Tăng 2 lớp

12

Công nghệ thông tin (phần cứng)

30/1 lớp

80/3 lớp

30/1 lớp

50/2 lớp

Tăng 2 lớp

13

Công nghệ kỹ thuật chế biến mủ cao su

35/1 lớp

35/1 lớp

35/1 lớp

0

Không tăng

14

Kế toán

40/2 lớp

40/2 lớp

40/2 lớp

0

Không tăng

15

Kế toán doanh nghiệp

70/2 lớp

70/2 lớp

70/2 lớp

0

Không tăng

16

Kế toán tin học

100/3 lớp

100/3 lớp

100/3 lớp

0

Không tăng

17

Tin học ứng dụng

30/1 lớp

30/1 lớp

30/1 lớp

0

Không tăng

18

Dược

70/2 lớp

70/2 lớp

70/2 lớp

0

Không tăng

19

Điều dưỡng

70/2 lớp

70/2 lớp

70/2 lớp

0

Không tăng

20

Hộ sinh

70/2 lớp

70/2 lớp

70/2 lớp

0

Không tăng

21

Y sỹ

35/1 lớp

35/1 lớp

35/1 lớp

0

Không tăng

22

Kỹ thuật xét nghiệm y học

35/1 lớp

35/1 lớp

35/1 lớp

0

Không tăng

23

Kỹ thuật cao su

30/1 lớp

30/1 lớp

30/1 lớp

0

Không tăng

24

Trồng trọt

30/1 lớp

30/1 lớp

30/1 lớp

0

Không tăng

25

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

50/2 lớp

50/2 lớp

50/2 lớp

0

Không tăng

26

Bảo vệ thực vật

30/1 lớp

30/1 lớp

30/1 lớp

0

Không tăng

27

Tiếng Trung

25/1 lớp

75/3 lớp

75/3 lớp

0

Tăng 2 lớp

28

Tiếng Anh

25/1 lớp

75/3 lớp

75/3 lớp

0

Tăng 2 lớp

29

Tiếng Nhật

25/1 lớp

75/3 lớp

75/3 lớp

0

Tăng 2 lớp

30

Tiếng Hàn

25/1 lớp

75/3 lớp

75/3 lớp

0

Tăng 2 lớp

31

Quản trị Dịch vụ và Lữ hành

0

75/3 lớp

0

75/3 lớp

Dự kiến mở mới liên kết đào tạo

32

Kỹ thuật chế biến món ăn

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

33

Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp

0

50/2 lớp

0

50/2 lớp

 



[1] Giai đoạn 2016 - 2020, chi hỗ trợ miễn giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP cho 7.458 học sinh tham gia học nghề.

[2] Trường CĐ CN Cao su đầu tư trang thiết bị 35 tỷ; 02 trường Trung cấp tư thục đầu tư 1 tỷ.

[3] Hai Trường Cao đẳng tỉnh đào tạo khoảng 900 học viên/năm; 08 TTGDNN-GDTX đào tạo 180 học viên/năm.

[4] Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 tiếp tục theo học nghề chỉ đạt khoảng 18-20% (so với tỷ lệ quy định tối thiểu là 30%), chưa thống kê được tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 tiếp tục học nghề (trong khi tỷ lệ quy định là tối thiểu 40%). Mặt khác, qua đánh giá sơ bộ, 90% các em tiếp tục học nghề có học lực trung bình, 10% học lực yếu, do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề, (số lượng tuyển vào cao, số tốt nghiệp ít).

[5] trong đó kinh phí trung ương là 17 tỷ đồng, kinh phí địa phương là 179,5 tỷ đồng

[6] Với mục tiêu này, trên cơ sở năng lực đào tạo, đối với trình độ trung cấp, cao đẳng, các CSGDNN tại tỉnh đào tạo khoảng 50%, thực hiện hình thức liên kết đào tạo khoảng 20%, còn lại tham gia học tại các cơ sở ngoài tỉnh. Đối với trình độ sơ cấp, chủ yếu đào tạo tại tỉnh (doanh nghiệp, TTGDNN-GDTX).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1842/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt "Đề án tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030"

  • Số hiệu: 1842/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Trần Tuyết Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/10/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản