Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1826/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 07 tháng 7 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05/4/2016;
Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tại Công văn số 1599/SLĐTBXH-BTXH ngày 10/6/2020, về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch hành về “Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động về “Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
VỀ “PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2020-2025”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1826QĐ-UBND ngày 07/7/2020 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thực hiện Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025, nhằm tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động “Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025”.
I. TÌNH HÌNH TRẺ EM BỊ BẠO LỰC VÀ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
Trong thời gian gần đây, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu gia tăng, tính chất vụ việc rất phức tạp và nghiêm trọng, bởi đối tượng xâm hại tình dục trẻ em đa phần là những người quen của trẻ em như: Hàng xóm, người thân họ hàng, giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, đáng chú ý là các vụ mang tính chất loạn luân như: cha dượng hiếp dâm con riêng của vợ dẫn đến có thai, cha đẻ hiếp dâm con ruột (xã Hòa Hiệp - Xuyên Mộc); anh ruột hiếp dâm em gái 6 tuổi (Thị trấn Long Hải - huyện Long Điền), hoặc có những vụ đối tượng xâm hại trẻ em là người cao tuổi, có vị trí trong xã hội gây bức xúc trong dư luận xã hội gần đây. Theo báo cáo của cơ quan điều tra Công an tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xảy ra 349 vụ xâm hại trẻ em/377 trẻ bị xâm hại. Trong đó:
- Bạo lực trẻ em: 61 vụ /83 trẻ em;
- Mua bán trẻ em: 02 vụ/02 trẻ em;
- Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em: 105 vụ/107 em;
- Xâm hại tình dục trẻ em: 181 vụ/185 trẻ em (Hiếp dâm trẻ em: 36 vụ; giao cấu trẻ em: 105 vụ; dâm ô trẻ em: 39 vụ; cưỡng dâm trẻ em: 01 vụ). Riêng năm 2019 xảy ra 50 vụ xâm hại tình dục trẻ em/ 50 trẻ (tăng 17 vụ so với cùng kỳ 2018). Đáng chú ý tình trạng yêu đương, quan hệ tình dục sớm khi còn ở độ tuổi vị thành niên hiện khá phổ biến, trong 181 vụ xâm hại tình dục trẻ em có hơn phân nửa là hành vi giao cấu với trẻ dưới 16 tuổi. Điều đó cho thấy việc quản lý, giáo dục con cái của nhiều gia đình còn lỏng lẻo, gia đình và trẻ em thiếu kiến thức về giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ em, sự bồng bột thiếu suy nghĩ và non nớt về trí tuệ, trình độ nhận thức, kiến thức về xã hội và pháp luật còn nhiều hạn chế nên dễ bị dụ dỗ và bị xâm hại. Bên cạnh đó, tình hình bạo lực, xâm hại trẻ trên môi trường mạng trong những năm gần đây cũng là vấn đề đáng báo động.
Hậu quả xâm hại trẻ em đã làm 07 trẻ em có thai; trẻ em tử vong do bị bạo lực: 06 em; trẻ em bị thương tật do bị bạo lực: 03 em; trẻ em phải bỏ học do bị xâm hại: 07 em; số trẻ em bị tác động, hậu quả khác về thể chất, tinh thần do bị xâm hại: 371 em. Đối với trẻ những tổn thương này làm trẻ cảm thấy tội lỗi, hổ thẹn, mất lòng tin, suy nghĩ lệch lạc,... và là nỗi ám ảnh đeo đuổi trẻ rất lâu dài, khó lành lại.
Thực tế, số liệu trẻ em bị xâm hại, bạo lực nêu trên có thể chỉ là bề nổi. Với nhiều lý do tác động về văn hóa, lối sống và nhận thức về vấn đề xâm hại trẻ em, hoặc bị mua chuộc, bị đe dọa dẫn đến người thân, gia đình trẻ không tố giác đối tượng xâm hại, nhiều vụ việc xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện. Đa số các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em được thống kê chủ yếu dựa trên các tiêu chí về thể chất, chưa tính đến bạo lực, xâm hại về tinh thần.
Nguyên nhân chính của các vụ bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nghiêm trọng, phức tạp là do nhận thức của người dân về chấp hành pháp luật còn hạn chế. Về mặt khách quan, sự tác động từ các phương tiện truyền thông khiến việc tiếp xúc với những trang mạng khiêu dâm, tệ nạn ma túy ngày càng khó kiểm soát, bạo lực dễ dàng, việc kinh doanh phòng trọ, nhà nghỉ, quán cà phê, karaoke biến tướng,... tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Sự biến chất về lối sống của một bộ phận người lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách trẻ em, làm gia tăng tội phạm, trong đó có tội phạm xâm hại trẻ em; Vai trò, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em của gia đình, nhà trường và cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức nên thiếu sự phối hợp, hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ trẻ em; Nhiều bậc cha mẹ ít dành thời gian chăm sóc, giáo dục con cái, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm, để xảy ra liên tiếp nhiều vụ xâm hại trẻ em, nhưng thiếu giải pháp chỉ đạo, xử lý triệt để trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, gây bức xúc dư luận xã hội.
Công tác truyền thông về phòng, chống xâm hại trẻ em chưa bao phủ hết các đối tượng cộng đồng dân cư như: đối tượng nam giới, dân lao động tạm trú, lưu trú...
Năng lực cán bộ, cộng tác viên làm công tác trẻ em các cấp còn hạn chế, chưa sâu sát.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em.
Nâng cao ý thức thực thi pháp luật của cộng đồng đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến dưới 16 tuổi, phát huy vai trò chủ động của trẻ trong ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại, kỹ năng tự bảo vệ mình và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em.
Thúc đẩy hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em thông qua tăng khả năng tiếp cận vụ phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực xâm hại quyền, lợi ích của trẻ em, thực hiện đầy đủ hơn về quyền trẻ em, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2020 - 2022:
a) Phấn đấu đến năm 2022 có ít nhất 80% gia đình có trẻ em và 80% người dân trong cộng đồng được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 85% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.
b) Đến năm 2022 có 90% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp được củng cố và phát triển ở tất cả các huyện, thị, thành phố.
c) Phấn đấu 80% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục và người học; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện trẻ em bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục.
d) 80% cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện được tăng cường năng lực y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
e) 90% cán bộ công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em; Thí điểm thành lập nơi điều tra thân thiện với trẻ em tại Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố.
Giai đoạn 2023 - 2025:
a) Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 90% gia đình có trẻ em và 85% người dân trong cộng đồng được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 95% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.
b) Có 100% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp được củng cố và phát triển ở tất cả các huyện, thị, thành phố.
c) 100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục và người học; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện trẻ em bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục.
d) Có 95% cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện được tăng cường năng lực y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
e) 100% cán bộ công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em; Thí điểm thành lập nơi điều tra thân thiện với trẻ em tại Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố.
III. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Nâng cao nhận thức và vận động xã hội về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
a) Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động gia đình, nhà trường và xã hội về thay đổi nhận thức, chuẩn mực xã hội, thay đổi tập quán ứng xử với trẻ em. Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội nhằm nâng cao hiểu biết về nguyên nhân, tác hại và nhận diện các đối tượng, hành vi xâm hại trẻ em, thúc đẩy thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử và bảo vệ trẻ em. Phổ biến các quy định về bảo vệ trẻ em theo Luật Trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, kỹ năng làm cha mẹ và áp dụng kỷ luật tích cực, nhằm cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ, người chăm sóc trẻ với trẻ em, để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, quan niệm trong việc bảo vệ trẻ em.
c) Phát hành các tài liệu, sản phẩm truyền thông về bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em như: tờ rơi, áp phích, pano..., nghiên cứu, xây dựng các chương trình, sản phẩm, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng và giáo dục về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
d) Phát huy mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên cơ sở trong chuyển tải thông điệp truyền thông về bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại.
đ) Cung cấp thông tin và dịch vụ về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), khuyến khích mọi người kết nối và cung cấp thông tin qua Tổng đài trong các trường hợp cần thiết.
e) Phát hiện, xây dựng điển hình tốt, cách làm hiệu quả, tích cực nhằm giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em để truyền thông, nhân rộng.
g) Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng...
a) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhận diện hành vi, đối tượng xâm hại, phát hiện, thông báo, tố giác; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em, kiến thức về giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) cho học sinh ở các cấp học.
b) Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch giáo dục nhà trường; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
c) Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhất là các thành viên trong Tổ Tư vấn học đường của các cơ sở giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em.
d) Hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các cơ sở giáo dục.
3. Cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
a) Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại. Nâng cao năng lực, cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục.
b) Nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong nước và quốc tế.
a) Lồng ghép hoạt động phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vào hoạt động khám, chữa bệnh cho trẻ em và hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại trong các cơ sở y tế.
b) Xây dựng quy trình tiếp nhận khám, chữa bệnh và tăng cường năng lực của nhân viên y tế về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
c) Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời, chất lượng cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
5. Tăng cường công tác điều tra thân thiện đối với trẻ em
a) Xây dựng quy định và tiêu chuẩn về hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em.
b) Thực hiện thí điểm kết nối các biện pháp điều tra thân thiện với cung cấp dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em cho trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong các vụ bạo lực, xâm hại tình dục.
c) Nâng cao năng lực cho cán bộ công an làm công tác điều tra thân thiện với trẻ em.
d) Thực hiện triển khai mô hình Phòng điều tra thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên theo lộ trình của Bộ Công an.
a) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cán bộ phụ trách thiếu nhi trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, nhân viên bưu điện, bưu tá xã và các tổ chức tham gia vào mạng lưới bảo vệ trẻ em, xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
b) Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức liên quan. Vận động cộng đồng, xã hội tiếp tục chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm hạn chế đối tượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
c) Phối hợp với ngành chức năng kết nối đường dây nóng kịp thời hỗ trợ trẻ em bị xâm hại. Bảo đảm việc tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin, thông báo, tố giác về bạo lực, xâm hại trẻ em. Phối hợp, xử lý thông tin kịp thời giữa địa phương với cơ quan điều tra và cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp trong việc xác minh, hỗ trợ, can thiệp các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Kiên quyết xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, vi phạm quyền trẻ em và người thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ trẻ em.
Xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật bảo vệ quyền lợi của trẻ em; tham gia giải quyết xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em ở địa phương.
a) Tham mưu đề xuất chính sách, một số quy định pháp luật về quyền trẻ em, nhằm giải quyết các vấn nạn xã hội liên quan đến trẻ em.
b) Theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình trẻ em bị xâm hại dưới mọi hình thức (bạo lực, xâm hại tình dục,...) đặc biệt là trẻ em gái, để có cơ sở đề xuất chính sách vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em.
c) Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tại các địa phương.
d) Phát huy vai trò của các đoàn thể trong giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả tác động, mức độ chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng phụ nữ, cha/mẹ và trẻ em. Qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.
1. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương về công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; đẩy mạnh công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em là nạn nhân bạo lực, xâm hại tình dục. Đưa vấn đề xâm hại trẻ em vào cuộc họp giao ban định kỳ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp hàng tháng tại địa phương nhằm có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời.
2. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng, đặc biệt là đối tượng nam giới, tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, khu nhà trọ, khu tập trung đông dân cư; tập trung vào đối tượng trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại (trẻ em bỏ học, trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội, tạm trú...).
3. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực xâm hại tình dục trẻ em; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
4. Phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em trên các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp; chú trọng cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại gia đình, cơ sở giáo dục và cơ sở y tế.
5. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111); duy trì việc thực hiện hiệu quả cơ chế thông tin, báo cáo ở tất cả các cấp về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
Được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Cấp tỉnh: Vào tháng 7 hàng năm các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em của cơ quan, đơn vị gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối tổng hợp chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính thẩm định bố trí kinh phí theo quy định.
2. Cấp huyện: Trên cơ sở định hướng hoạt động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định.
- Báo cáo quý: Định kỳ vào ngày 15 tháng cuối quý
- Báo cáo 6 tháng: Định kỳ vào ngày 10/6 hàng năm
- Báo cáo năm: Định kỳ vào ngày 30/11 hàng năm
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 3, 6, phần III của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông và các đoàn thể chính trị tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 1 phần III của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Nội vụ củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác trẻ em các cấp.
- Tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trẻ em - bình đẳng giới; Truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em tại cộng đồng; theo dõi nắm tình hình và hỗ trợ kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các Diễn đàn trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được trao đổi, chia sẻ về những thông tin chính sách có liên quan đến quyền trẻ em; Qua đó trẻ em có cơ hội nói lên những suy nghĩ, mong muốn của bản thân.
- Phối hợp xây dựng tài liệu truyền thông liên quan đến xâm hại trẻ em; hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tại cộng đồng.
- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 2 phần III của Kế hoạch này.
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch lồng ghép với các hoạt động của Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.
- Giáo dục giới tính cho học sinh trong nhà trường, kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi; các kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trước các nguy cơ bị xâm hại; các biện pháp phòng tránh; đẩy mạnh mô hình “Trường học thân thiện”, các phong trào thi đua, các cuộc vận động liên quan đến phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
3. Sở Y tế
- Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 4 phần III của Kế hoạch này
- Phối hợp với ngành giáo dục và Đoàn thanh niên các cấp tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực,...
4. Công an tỉnh
- Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 5 phần III của Kế hoạch này.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình có liên quan đến bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em hướng đến các đối tượng là gia đình có trẻ em, học sinh, đặc biệt là hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết các dấu hiệu, thủ đoạn của tội phạm và cách thức xử lý tình huống để giúp các em (nhất là trẻ em gái) phòng ngừa và nâng cao cảnh giác, tránh các nguy cơ bị xâm hại.
- Kịp thời tiếp nhận và xử lý tin báo liên quan đến các trường hợp trẻ em bị xâm hại (qua số điện thoại 113, số điện thoại của Công an cơ sở). Phối hợp tuyên truyền số điện thoại đường dây nóng quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).
- Phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm môi trường an ninh mạng làm ảnh hưởng đến trẻ em.
- Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 1 phần III của Kế hoạch này.
- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; xâm hại tình dục trẻ em.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế Văn hóa, thể thao nhất là Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng, lồng ghép nội dung phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với tiêu chí xây dựng “Ngôi nhà an toàn” phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và “xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”
- Thường xuyên, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa các hành vi bạo lực xâm hại đối với trẻ em trong gia đình, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 1 phần III của Kế hoạch này.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng thời lượng phát sóng, chủ động xây dựng các chuyên mục, chuyên trang thường kỳ tuyên truyền về các vấn đề đạo đức xã hội bức xúc liên quan đến trẻ em; phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng gia đình hạnh phúc. Xây dựng phim tài liệu, clip ngắn phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình để phục vụ công tác truyền thông đại chúng về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
- Triển khai việc nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xây dựng công cụ, phương tiện để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, giáo dục tích cực trên môi trường mạng; nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, các hoạt động dịch vụ internet và game online dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi sản xuất, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm thông tin dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực.
7. Sở Tư pháp
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật về quyền trẻ em. Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho trẻ em.
8. Sở Tài chính
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và khả năng cân đối ngân sách.
Thẩm định và phân bổ kinh phí phòng, chống bạo lực xâm hại tình dục trẻ em hàng năm cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội và các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan triển khai thực hiện.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Hội Cựu Chiến binh tỉnh
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật về trẻ em và các kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em ở địa phương thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Vận động nhân dân tham gia phát hiện, tố giác bạo hành, xâm hại trẻ em ở địa bàn dân cư; chủ động, tích cực tham gia giám sát trong việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cộng đồng cư.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Ban đại diện Hội Người Cao tuổi tỉnh phát động và nhân rộng mô hình CLB “Ông, bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” trên địa bàn tỉnh, nhằm vận động các thành viên trong gia đình chấp hành tốt pháp luật, tạo mối gắn kết giữa các thế hệ, cùng nhau chia sẻ và xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững, góp phần quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, xây dựng xã hội bình đẳng, văn minh.
10. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xây dựng các mô hình nhằm hỗ trợ, giáo dục, vận động, hội viên, phụ nữ, trẻ em, cha mẹ có con trong độ tuổi được nâng cao kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, góp phần xây dựng gia đình “No ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc”, không có tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Nhân rộng mô hình “Nhóm cha, mẹ hỗ trợ các gia đình có con trong độ tuổi từ 0 đến dưới 16 tuổi”; Nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống xâm hại trẻ em bị bạo lực, hỗ trợ và phối hợp giúp đỡ trẻ em có nguy cơ cao, trẻ em bị bạo lực giới/bạo lực gia đình,...
- Lồng ghép các hoạt động với việc thực hiện các nội dung của Đề án, Chương trình đang được các cấp Hội Phụ nữ triển khai như: Đề án 404 “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập, tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất”, Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”, Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, Dự án 3 của Đề án 279 “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững”.
- Tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
11. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên thanh niên luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em, nhất là nam giới; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cán bộ phụ trách thiếu nhi trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Phối hợp với các sở/ngành liên quan và các địa phương thực hiện tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tổ chức các hoạt động hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em; Tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đến trẻ em.
- Lồng ghép kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em trong các hoạt động phong trào thanh thiếu nhi; Thí điểm thành lập các Câu lạc bộ/đội nhóm nam giới tiên phong thực hiện về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tại các địa phương.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020 - 2025, xây dựng Kế hoạch hành động tại địa phương và chủ động bố trí kinh phí, nhân lực để thực hiện Quyết định này.
- Đưa vấn đề xâm hại trẻ em vào cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng của lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp nhằm có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời.
- Định kỳ báo cáo việc thực hiện Quyết định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- 1Kế hoạch hành động 134/KH-UBND năm 2020 về phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025
- 2Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý hình vi xâm hại tình dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Kế hoạch 1318/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Kế hoạch 9353/KH-UBND năm 2020 về hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2025
- 5Kế hoạch 58/KH-UBND tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật trẻ em 2016
- 6Quyết định 1863/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch hành động 134/KH-UBND năm 2020 về phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025
- 8Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý hình vi xâm hại tình dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
- 9Kế hoạch 1318/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 10Kế hoạch 9353/KH-UBND năm 2020 về hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2025
- 11Kế hoạch 58/KH-UBND tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
Quyết định 1826/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch hành động về "Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025"
- Số hiệu: 1826/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra