Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1812/2008/QĐ-UBND | Huế, ngày 11 tháng 8 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 10b/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp chuyên đề thứ 10;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2146/TC-HCSN ngày 04 tháng 8 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1812/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
1. Cán bộ, công chức hành chính, công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện;
2. Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp;
4. Cán bộ công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn.
Dưới đây gọi chung là học viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước.
Điều 2. Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
Các lớp lý luận chính trị, quản lý hành chính, tiền công vụ, các lớp nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể; đào tạo tiếng dân tộc; bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành; đào tạo chuẩn hoá; đào tạo sau đại học và tương đương theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt (gọi chung là các lớp đào tạo).
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên học các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, nghiệp vụ quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ:
1. Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp;
2. Tiền học phí: được thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;
3. Trường hợp học ngoài tỉnh:
a) Thanh toán tiền tàu, xe: Đối với các lớp đào tạo dài hạn được thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ: nghỉ hè và nghỉ Tết theo chế độ công tác phí hiện hành; Đối với các lớp đào tạo ngắn hạn được thanh toán tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành.
b) Tiền tài liệu: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;
c) Hỗ trợ tiền ăn: 20.000đồng/người/ngày;
d) Trợ cấp cho học viên: 300.000 đồng/người/tháng. Riêng học viên là đại biểu Hội đồng Nhân dân xã, phường, thị trấn không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, được trợ cấp: 400.000 đồng/người/tháng;
đ) Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo theo chế độ được quy định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính, trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ.
4. Trường hợp học trong tỉnh:
a) Tiền tài liệu: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;
b) Trợ cấp cho học viên: 20.000 đồng/người/ngày đối với học viên học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo của tỉnh tổ chức; 15.000 đồng/người/ngày đối với học viên học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo của huyện, thành phố Huế tổ chức;
c) Tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành.
Điều 4. Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên học các lớp cao cấp lý luận chính trị và đại học chuyên ngành công tác xây dựng Đảng tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và khu vực, hệ tập trung và tại chức 30 ngày trở lên:
1. Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp;
2. Trợ cấp theo Hướng dẫn số 38-HD/BTCTW ngày 30/3/2005 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện trợ cấp đối với học viên đi học tại các trường chính trị, khoản trợ cấp này do cơ sở đào tạo chi trả;
3. Thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 02 kỳ: nghỉ hè và nghỉ Tết theo chế độ công tác phí hiện hành;
4. Hỗ trợ tiền ăn: 20.000 đồng/người/ngày;
5. Tiền tài liệu: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;
6. Trường hợp học viên học tại chức tại tỉnh được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo như quy định tại Khoản 4, Điều 3 nêu trên.
Điều 5. Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên học đại học chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công tác, bao gồm đào tạo chuẩn hoá và bằng Đại học thứ 2:
1. Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp;
2. Được thanh toán 50% các khoản học phí, tiền tài liệu học tập, lệ phí thi tuyển và lệ phí thi tốt nghiệp theo chứng từ hợp lệ. Cá nhân tự lo các khoản chi phí khác.
Điều 6. Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của tỉnh:
1. Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp;
2. Tiền học phí: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;
3. Chi phí khoán cho một khóa đào tạo gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tiền tài liệu, giáo trình và các khoản chi khác như sau:
a) Thạc sĩ: 5.000.000 đồng/người (Năm triệu đồng);
b) Tiến sĩ: 10.000.000 đồng/người (Mười triệu đồng);
c) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 4.000.000 đồng/người (Bốn triệu đồng);
d) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 8.000.000 đồng/người (Tám triệu đồng);
đ) Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.
4. Khi nhận được bằng thạc sĩ, tiến sĩ; bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 1; bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 2 được trợ cấp đặc biệt như sau:
a) Thạc sĩ: 15.000.000 đồng/người (Mười lăm triệu đồng);
b) Tiến sĩ: 25.000.0000 đồng/người (Hai mươi lăm triệu đồng);
c) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 10.000.000 đồng/người (Mười triệu đồng);
d) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 20.000.000 đồng/người (Hai mươi triệu đồng).
5. Trường hợp học ngoài tỉnh:
a) Được thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ: nghỉ hè và nghỉ Tết theo chế độ công tác phí hiện hành;
b) Hỗ trợ tiền ăn, ở: 20.000 đồng/người/ngày;
6. Trường hợp học trong tỉnh:
a) Thanh toán tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành;
b) Hỗ trợ tiền ăn: 10.000 đồng/người/ngày,
Áp dụng cho học viên các huyện về học tại thành phố Huế mà khoảng cách từ nơi cư trú của học viên đến cơ sở đào tạo có khoảng cách từ 30 km trở lên.
Điều 7. Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh:
1. Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp;
2. Tiền học phí: Được thanh toán 50% theo chứng từ hợp lệ;
3. Chi phí cho một khoá đào tạo bao gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tài liệu, giáo trình…với mức khoán cho một khoá đào tạo bằng 50% so với cán bộ quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau:
a) Thạc sĩ: 2.500.000 đồng/người (Hai triệu năm trăm ngàn đồng);
b) Tiến sĩ: 5.000.000 đồng/người (Năm triệu đồng);
c) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 2.000.000 đồng/người (Hai triệu đồng);
d) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 4.000.000 đồng/người (Bốn triệu đồng);
đ) Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.
4. Khi nhận được bằng thạc sĩ, tiến sĩ; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2 thì được trợ cấp đặc biệt bằng 50% so với cán bộ được quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau.
a) Thạc sĩ: 7.500.000 đồng/người (Bảy triệu năm trăm ngàn dồng);
b) Tiến sĩ: 12.500.0000 đồng/người (Mười hai triệu năm trăm ngàn đồng);
c) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 5.000.000 đồng/người (Năm triệu đồng);
d) Bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 10.000.000 đồng/người (Mười triệu đồng).
Điều 8. Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của các huyện, thành phố Huế:
Giao cho Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế thống nhất với Thường trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, khả năng cân đối ngân sách để quyết định mức hỗ trợ cụ thể, nhưng không vượt quá mức quy định tại Điều 6 nêu trên.
Điều 9. Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên nữ và học viên người dân tộc thiểu số:
Ngoài các chế độ trên, học viên nữ và học viên người dân tộc thiểu số được trợ cấp thêm 150.000đồng/người/tháng (trừ trường hợp đi học các lớp cao cấp chính trị và đại học chuyên ngành ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và khu vực đã có quy định riêng).
Điều 10. Quy định nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:
1. Uỷ ban Nhân dân các cấp trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp quyết định kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng theo quyết định này cùng với việc trình quyết định phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo hướng cấp nào cử học viên đi học thì do ngân sách cấp đó đảm bảo;
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chi trả các khoản chi chí đào tạo theo quyết định này cho học viên thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý. Riêng các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, thành phố Huế tổ chức hoặc một số trường hợp đặc thù khác, để thuận tiện cho học viên cơ quan tài chính có thể chuyển kinh phí hỗ trợ cho đơn vị đào tạo chi trả cho học viên;
3. Đối với kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh: do kinh phí phát sinh tương đối lớn ngân sách tỉnh cấp bổ sung trực tiếp cho các cơ quan, đơn vị có học viên đi học trên cơ sở nhu cầu thực tế phát sinh.
4. Đối với kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học của các huyện, thành phố Huế, do ngân sách huyện, thành phố Huế chi trả từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức được bố trí trong dự toán ngân sách huyện, thành phố Huế.
Điều 11. Quy định sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc sử dụng kinh phí đào tạo phải đảm bảo hiệu quả theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật;
2. Các học viên được cử đi đào tạo sau đại học theo qui hoạch ở Điều 6, Điều 7 và Điều 8 nêu trên, trước khi đi học phải cam kết phục vụ công tác trong ngành hoặc đơn vị hiện đang công tác tối thiểu 05 năm. Trường hợp thôi học giữa chừng, hoặc học xong chưa đủ 05 năm công tác mà chuyển đi ngoài tỉnh, hoặc chuyển sang các cơ quan trực thuộc Trung ương quản lý mà không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền thì phải hoàn trả chi phí đào tạo và các khoản hỗ trợ khác cho ngân sách nhà nước tỉnh.
3. Việc thanh toán tiền học phí, lệ phí thi tuyển, tiền tài liệu... (trừ trường hợp khoán chi phí) thực hiện trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ; chi phí đi lại thanh toán theo chế độ công tác phí hiện hành; tiền ăn, ở theo số ngày học thực tế được cơ sở đào tạo xác nhận;
4. Đối với các khoản trợ cấp hàng tháng, nếu học trên 15 ngày thì được tính 01 tháng, nếu học dưới 15 ngày thì được tỉnh nửa tháng (1/2 tháng). Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn dưới 15 ngày, học viên không được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng;
5. Học viên được cử đi học chưa được thanh toán chính sách hỗ trợ kể từ ngày Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 28/5/2001 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh hết hiệu lực thi hành đến nay được chuyển sang hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo quyết định này.
6. Đối với học viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài, sẽ có chính sách hỗ trợ riêng.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức thực hiện:
1. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố Huế lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể), hoặc Sở Nội vụ để tổng hợp, cân đối nhu cầu đào tạo và khả năng đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo trình Thường vụ Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho các cơ quan chức năng phê duyệt theo phân cấp quản lý cán bộ và phù hợp với từng loại hình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các cơ quan, đơn vị; Uỷ ban Nhân dân các huyện và thành phố Huế phản ánh cụ thể bằng văn bản gửi về Sở Tài chính và Sở Nội vụ để có hướng dẫn thêm, hoặc tổng hợp ý kiến báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
- 1Quyết định 68/2010/QĐ-UBND Sửa đổi,Điều 2, Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 ban hành Quy định tạm thời về hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai ban hành
- 2Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cơ sở tham gia học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Quyết định 55/2012/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Tây Ninh
- 4Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 hết hiệu lực pháp luật
- 6Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 7Quyết định 424/QĐ-UB năm 2004 quy định tạm thời mức trợ cấp cho học viên cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 hết hiệu lực pháp luật
- 3Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 4Quyết định 424/QĐ-UB năm 2004 quy định tạm thời mức trợ cấp cho học viên cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 40/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Quyết định 161/2003/QĐ-TTg Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư 51/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 68/2010/QĐ-UBND Sửa đổi,Điều 2, Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 ban hành Quy định tạm thời về hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai ban hành
- 7Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cơ sở tham gia học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 8Nghị quyết 10b/2008/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 55/2012/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Tây Ninh
- 10Hướng dẫn 38-HD/BTCTW năm 2005 về thực hiện trợ cấp đối với học viên đi học tại các trường chính trị của Ban Tổ chức Trung ương
- 11Quyết định 1131/2001/QĐ-UB ban hành quy định tam thời chế độ trợ cấp cho cán bộ công chức và cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 1812/2008/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 1812/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/08/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra