Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1131/2001/QĐ-UB

Huế, ngày 28 tháng 5 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TAM THỜI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ CÁN BỘ CƠ SỞ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNHTHỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước; Thông tư Liên tịch số 79/TTLT ngày 19/9/1997 của Liên ngành: Ban tổ chức- Cán bộ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ

- Căn cứ Thông tư số 150/1998/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứng Nhà nước;

- Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản " Quy định tạm thời chế độ trợ cấp cho cán bộ công chức và cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký 01 tháng 06 năm 2001. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh trái với quyết định này đều bãi bỏ

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các HUyện và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TV Tỉnh ủy.
- TT HĐND tỉnh
 - CT,PCT UBND tỉnh
 - VP: LĐ, các CV
 - Lưu VT

TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Mễ

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ CÁN BỘ CƠ SỞ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
( Ban hành theo Quyết định số 1131/2001/QĐ-UB ngày 28/5/2001 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế )

Để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước, cán bộ Đảng, Mặt trận, Đoàn thể, Hội quần chúng ( gọi tắt là cán bộ công chức), cán bộ xã, phường,thị trấn và thôn, bản...( gọi tắt là cán bộ cơ sở) vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của việc kiện tòan, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lí nhà nước, nhằm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và cán bộ cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, UBND tỉnh quy định tạm thời về chế độ trợ cấp cho cán bộ công chức và cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:

I-Đối tượng:

- Cán bộ, công chức hưởng kinh phí từ ngân sách địa phương.

- Đại biểu HĐND các cấp.

- Cán bộ cơ sở hưởng sinh hoạt phí, phụ cấp và hoạt động phí.

Các đối tượng trên được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh ( kể cả bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện và Thành phố Huế) gồm các lớp lý luận chính trị, quản lý hành chính, đoàn thể, các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành theo quy hoạch cán bộ do cấp có thẩm quyền quyết định.

Riêng lực lượng vũ trang ( công an, quân sự, bộ đội biên phòng), cán bộ viện Kiểm sát, tòa án nhân dân do Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ban Tổ chức tỉnh ủy quyết định cử đi học chính trị được hỗ trợ tiền học phí.

II. Chế độ đối với cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng:

1- Đối với các lớp lý luận chính trị, quản lý hành chính, các lớp đoàn thể trong và ngoài tỉnh.

1.1- Các lớp học ngoài tỉnh: Đựơc hưởng các chế độ sau:

- Tiền tàu xe mỗi năm 2 kỳ nghỉ hè và nghỉ Tết ( nếu có) theo chế độ công tác phí hiện hành.

- Tiền học phí và tiền tài liệu học tập theo chứng từ hợp lệ của Nhà trường

- Hỗ trợ tiền ăn, ở 10.000đ/người/ngày ( mười ngàn đồng)

- Trợ cấp cho học viên: Cán bộ, công chức hưởng lương trợ cấp 200.000đ/người/tháng ( Hai trăm ngàn đồng). Cán bộ cơ sở hưởng sinh hoạt phí được trợ cấp 300.000đ/người/tháng ( Ba trăm ngàn đồng)

1.2- Các lớp học trong tỉnh: Được thanh tóan các chế độ sau:

- Tiền học phí và tiền tài liệu học tập theo chứng từ hợp lệ của nhà trường.

- Tiền tàu xe lượt đi và về theo chế độ công tác phí hiện hành.

- Trợ cấp cho cán bộ, công chức 5.000đ/người/ngày. Cán bộ cơ sở 10.000đ/người/ngày.

2. Đối với các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành theo quy hoạch, kế hoạch ( Trừ các lớp dự nguồn có chế độ riêng) được thanh toán các khoản sau:

- Tiền tàu xe mỗi năm 2 kỳ nghỉ hè và nghỉ Tết ( nếu có) theo chế độ công tác phí hiện hành.

- Tiền học phí 50% ( trường hợp có đóng học phí)

- Tiền tài liệu 100% theo chứng từ hợp lệ của Nhà trường.

3- Đối với các lớp đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học theo qui hoạch được thanh toán các khoản sau:

- Tiền tàu xe mỗi năm 2 kỳ nghỉ hè và nghỉ Tết ( nếu có) theo chế độ công tác phí hiện hành.

- Tiền học phí 100% ( trường hợp có đóng học phí)

- Tiền tài liệu học tập 100% theo chứng từ hợp lệ của nhà trường.

- Sau khi đào tạo có văn bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ được trợ cấp một khoản như sau:

+ Thạc sĩ: 10.000.000đ/người (Mười triệu đồng)

+ Tiến sĩ: 20.000.000đ/người (Hai mươi triệu đồng)

- Nếu cá nhân xin đi học để nâng cao trình độ, phù hợp với ngành nghề và nhu cầu đang công tác, tự lo kinh phí. Sau khi tốt nghiệp được trợ cấp 50% so với cán bộ được quy hoạch:

+ Thạc sĩ : 5.000.000đ/người ( Năm triệu đồng)

+ Tiến sĩ : 10.000.000đ/người ( Mười triệu đồng)

4- Ngoài các chế độ trên cán bộ, công chức nữ và người dân tộc thiểu số đi học trong và ngoài tỉnh được trợ cấp thêm 100.000đ/người/tháng.

III- Tổ chức thực hiện:

1- Các đối tượng nói trên được cử đi học thuộc đơn vị nào trả lương thì đơn vị đó chi trả các khoản chế độ; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nằm trong dự tóan ngân sách hằng năm của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2- Đối với cán bộ cơ sở học tại trường cán bộ Nguyễn Chí Thanh và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố; nhà trường và trung tâm thanh toán chế độ trợ cấp cho học viên. Các khoản khác do đơn vị cử đi học thanh toán

3-Trong thời gian học tập học viên không được hưởng chế độ phụ cấp công tác phí.

4- Các đơn vị không thanh toán các khoản kinh phí như: tiền tham quan học tập ngoại khóa, lệ phí thi hết môn học, lệ phí thi tốt nghiệp.....

5- Các đối tượng được cử đi đào tạo sau khi tốt nghiệp phải phục vụ công tác trong ngành hoặc đơn vị mình tối thiểu 05 năm. Trường hợp học xong chưa đủ 05 năm công tác mà chuyển đi ngoại tỉnh hoặc chuyển sang đơn vị khác mà không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền thì phải hoàn trả chi phí đào tạo cho ngân sách nhà nước.

6- Hằng năm căn cứ phạm vi đối tượng quy định tại quyết định nầy các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận, đòan thể và các huyện, thành phố Huế lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ gửi về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để tổng hợp, xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh và Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt.

7- Thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng:

7.1- Đối với các lớp đào tạo trên Đại học:

- Ban Tổ chức tỉnh ủy phối hợp Ban Tổ chức chính quyền tỉnh lập danh sách trình Thường vụ Tỉnh ủy quyết định theo sự phân công: Ban tổ chức tỉnh ủy tổng hợp danh sách khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể; Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tổng hợp danh sách cán bộ, công chức nhà nước thông qua UBND tỉnh trước lúc trình T.V tỉnh ủy.

- Cán bộ, công chức muốn nâng cao trình độ trên đại học, phù hợp với ngành nghề và nhu cầu công tác tự lo kinh phí, Thủ trưởng cơ quan quyết định.

7.2- Đối với các lớp đào tạo về chính trị, quản lý hành chính nhà nước:

- Ban Tổ chức tỉnh ủy phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh lập danh sách cử cán bộ công chức đi đào tạo cử nhân chính trị, cao cấp chính trị và cử nhân hành chính. Đối với cán bộ, công chức khối chính quyền phải có ý kiến đề nghị của ban cán sự UBND tỉnh.

7.3- Đối với các lớp đào tạo Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chuyên môn nghiệp vụ, các lớp bồi ưỡng quan lý hành chính nhà nước, Đảng, Mặt trận, Đoàn thể do Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND và Bí thư các huyện, thành phố Huế quyết định sau khi thỏa thuận bằng văn bản với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh ( đối với cán bộ, công chức khối chính quyền) hoặc ban Tổ chức tỉnh ủy( đối với khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể).

7.4- Các chương trình bồi dưỡng khác do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

Các quy định này là căn cứ để thực hiện về chế độ trợ cấp cho cán bộ công chức và cán bộ cơ sở được quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Cá nhân tự xin đi học không thanh toán các chế độ tại quy định này.

8- Đối với doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị được hưởng lương từ ngân sách trung ương cử cán bộ đi học tự lo mọi chi phí, nếu học tại Trường cán bộ Nguyễn Chí Thanh phải đóng học phí theo quy định.

9-Việc quyết toán kinh phí đào tạo và bồi dưỡng được thực hiện châmj nhất trong phạm vi một tháng, sau khi kết thúc lớp học. Sở Tài chính- Vật giá hướng dẫn việc quyết toán kinh phí đào tạo,bồi dưỡng ( kể cả lực lượng vũ trang, Viện kiểm sát và Tòa án). Cơ quan tài chính các cấp trong quá trình kiểm tra không đưa vào quyết toán các khoản chi không theo đúng quy định tại quyết định này.

Quy định này được thực hiện kể từ ngày 01/06/2001. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh trái với quy định nay đều bãi bỏ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1131/2001/QĐ-UB ban hành quy định tam thời chế độ trợ cấp cho cán bộ công chức và cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 1131/2001/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/05/2001
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Mễ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/06/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 06/03/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản