HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18-HĐBT | Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 1990 |
VỀ VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ THEO CHỈ TIÊU PHÁP LỆNH
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 4-7-1981;
Căn cứ điều 45 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989;
Để đề cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị kinh tế trong việc thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Chỉ tiêu pháp lệnh nói trong Quyết định này bao gồm:
a) Số lượng và chất lượng sản phẩm chủ yếu tiêu thụ theo địa chỉ quy định;
b) Danh mục công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao;
c) Khối lượng mặt hàng chủ yếu vận chuyển theo địa chỉ quy định;
d) Khối lượng mặt hàng chủ yếu bán (mua) theo địa chỉ quy định.
Việc bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết để ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh như giao chỉ tiêu đúng kỳ hạn, đồng bộ, cân đối giữa sản xuất với tiêu thụ; sản xuất với nguyên liệu, vật tư do Nhà nước quản lý, năng lượng; kinh doanh với quỹ vật tư, hàng hoá, v.v... là nghĩa vụ của cơ quan trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh cho đơn vị kinh tế.
Điều 4. Các cơ quan quản lý Nhà nước như Kế hoạch, Tài chính, Ngân hàng, Vật giá... trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, khi xây dựng các chính sách về sản xuất, tiêu thụ, tiền vốn, giá cả, tín dụng, v.v... cần thể hiện sự khuyến khích, ưu tiên đối với các đơn vị kinh tế được giao chỉ tiêu pháp lệnh và phải kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh.
Điều 5. Hợp đồng kinh tế được ký kết theo chỉ tiêu pháp lệnh dựa tên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi và trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản.
Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh đã ký kết là nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế đối với nhau và là nhiệm vụ bắt buộc đối với Nhà nước.
Điều 7. Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh phải được ký kết bằng văn bản.
Thủ trưởng đơn vị kinh tế được giao chỉ tiêu pháp lệnh là đại diện để ký hợp đồng kinh tế; trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng đơn vị kinh tế được uỷ quyền bằng văn bản cho người phó của mình ký hợp đồng kinh tế.
Bên sản xuất, nhận thầu, chủ phương tiện vận chuyển và bên bán (đối với xí nghiệp thương nghiệp và xí nghiệp vật tư) là bên phải làm dự thảo hợp đồng kinh tế gửi cho các bên có liên quan, chậm nhất không quá mười lăm ngày (nếu là sản phẩm mới thì không quá ba mươi ngày) kể từ ngày nhận được chỉ tiêu pháp lệnh. Bên nhận được dự thảo hợp đồng kinh tế phải cùng với bên dự thảo bàn bạc để ký hợp đồng, chậm nhất không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận được dự thảo hợp đồng. Nếu bàn bạc không đi đến thoả thuận ký hợp đồng thì các bên đều phải báo cáo với cơ quan trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh và với Trọng tài kinh tế cùng cấp với cơ quan đó. Chậm nhất là hai tháng, nếu bên nhận dự thảo hợp đồng không trả lời hoặc không ký vào bản dự thảo hợp đồng, bên dự thảo báo cáo lên cơ quan trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh để điều chỉnh kế hoạch.
Điều 8. Cơ quan trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh cho đơn vị kinh tế phải giải quyết các vướng mắc để bảo đảm các điều kiện đồng bộ, cân đối cho đơn vị kinh tế.
Khi nhận được báo cáo có vướng mắc trong việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh, Trọng tài kinh tế có nhiệm vụ cùng với các cơ quan hữu quan tác động để giải quyết khó khăn, vướng mắc đó, giúp các đơn vị kinh tế có đủ điều kiện để ký hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh.
Khi không bảo đảm điều kiện đồng bộ, cân đối để ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh, thì các đơn vị kinh tế chỉ phải ký hợp đồng tương ứng với mức độ đã được cân đối, đồng bộ.
Nếu trong quyết định giao chỉ tiêu pháp lệnh không ghi rõ chất lượng thì phải áp dụng các quy định về chất lượng của Nhà nước đã ban hành; không quy định giá thì áp dụng theo chính sách giá cả hiện hành; không ghi rõ thời gian thực hiện thì thời gian thực hiện là kỳ kế hoạch được giao chỉ tiêu đó.
Về bảo hành, điều kiện nghiệm thu, giao nhận phương thức thanh toán; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng áp dụng theo các quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-1-1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Điều 11. Khi có sự thay đổi về tổ chức của một bên thì đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của bên đó có nghĩa vụ tiếp nhận việc thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh đã được ký kết.
Điều 12. Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh được thay đổi, đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi thay đổi chỉ tiêu pháp lệnh;
b) Một bên gặp khó khăn khách quan và đã được giải quyết theo quy định tại
Hậu quả phát sinh do thay đổi, đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh do các bên thương lượng giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh và trọng tài kinh tế giải quyết.
Điều 13. Hết kỳ kế hoạch hoặc khi hợp đồng kinh tế đã được thực hiện xong, các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế. Nội dung thanh lý hợp đồng áp dụng theo điều 20 của Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-1-1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Bên bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, nếu không có sự thay đổi, đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp xảy ra vi phạm tiếp theo, bên vi phạm bị phạt hợp đồng như có sự vi phạm mới.
Điều 15. Trọng tài kinh tế phạt tiền đối với những đơn vị kinh tế có những vi phạm sau đây:
- Từ chối, trì hoãn ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh mà không có lý do chính đáng thì phạt 1% giá trị hợp đồng kinh tế.
- Ký hợp đồng kinh tế không đúng theo chỉ tiêu pháp lệnh mà không có lý do chính đáng thì phạt 1% giá trị phần hợp đồng kinh tế ký không đúng theo chỉ tiêu pháp lệnh.
Tiền phạt nộp vào ngân sách Nhà nước.
Đơn vị kinh tế bị phạt tiền vẫn phải ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh theo quyết định của Trọng tài kinh tế.
Điều 16. Thủ trưởng các đơn vị kinh tế được giao chỉ tiêu pháp lệnh có những hành vi vi phạm tại
Điều 17. Việc giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Nghị định số 17-HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Điều 18. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Bãi bỏ Nghị định số 54-CP ngày 10-3-1975 và Điều lệ Hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo.
Điều 19. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 20. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 17-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư 109/TT-PC năm 1990 hướng dẫn thi hành Quyết định 18-HĐBT 1990 về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh do Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
Quyết định 18-HĐBT năm 1990 về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 18-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/01/1990
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 16/01/1990
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định