Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 18/2009/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 17 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT, SỎI LÒNG SÔNG TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 78/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 233/TTr-TNMT ngày 10 tháng 02 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi lòng sông tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Xác định các khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác và các khu vực cấm khai thác cát sỏi lòng sông, để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên cát, sỏi lòng sông, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm bảo vệ an toàn đê điều, cảnh quan môi trường, khắc phục tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép.

b) Làm căn cứ cho công tác quản lý tài nguyên cát, sỏi lòng sông và là cơ sở cho định hướng thăm dò, khai thác tài nguyên đến năm 2020; xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác để phục vụ nhu cầu xây dựng của tỉnh.

2. Nguyên tắc lựa chọn đối tượng thăm dò, khai thác

a) Các bãi cát, sỏi có chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường, dự báo có tiềm năng về trữ lượng, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gần nơi tiêu thụ, đảm bảo vật liệu xây dựng trong thời gian quy hoạch và dự báo tài nguyên cho những năm tiếp theo.

b) Các bãi cát, sỏi được lựa chọn đưa vào thăm dò, khai thác không nằm trong phạm vi cấm hoạt động khoáng sản. Khi đi vào khai thác phải đảm bảo không ảnh hưởng sự ổn định của lòng sông, đê điều và giao thông đường thuỷ.

c) Đảm bảo cung cấp vật liệu cho nhu cầu trong tỉnh, phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và Quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. Nội dung quy hoạch

a) Tài nguyên cát sỏi lòng sông

Kết quả khảo sát trên 3 tuyến sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang có 51 bãi cát sỏi, với tổng tài nguyên dự báo đạt 9,641 triệu m3, trong đó: sông Cầu có 23 bãi, với tổng tài nguyên dự báo là 1,910 triệu m3;  sông Lục Nam có 19 bãi, với tổng tài nguyên dự báo là 6,495 triệu m3; sông Thương có 09 bãi, với tổng tài nguyên dự báo là 1,236 triệu m3, thể hiện ở Phụ lục I.

b) Nhu cầu sử dụng cát sỏi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Dự báo nhu cầu sử dụng cát sỏi năm 2010 là 570 nghìn m3; Năm 2015 là 1.024 nghìn m3; Năm 2020 là 1.478 nghìn m3.

c) Quy hoạch thăm dò, khai thác lớn:

- Trong số 51 bãi cát sỏi được khảo sát, có 31 bãi được quy hoạch thăm dò, khai thác lớn; với tổng tài nguyên dự báo là 6,42 triệu m3. Cụ thể như sau:

+ Sông Cầu: thăm dò, khai thác tại 12/23 bãi (huyện Hiệp Hòa có 10 bãi, huyện Yên Dũng 02 bãi); Tổng tài nguyên khoảng 0,910 triệu m3.

+ Sông Lục Nam: thăm dò, khai thác tại 17/19 bãi (huyện Lục Nam 06 bãi, Lục Ngạn 06 bãi, Sơn Động 05 bãi); Tổng tài nguyên khoảng 5,22 triệu m3.

+ Sông Thương: thăm dò, khai thác tại 02/09 bãi (thuộc huyện Yên Dũng); Tổng tài nguyên khoảng 0,295 triệu m3.

Chi tiết theo Phụ lục II-01.

- Kế hoạch thăm dò, khai thác:

+ Giai đoạn 2009-2015: Thăm dò, khai thác 17 bãi: Sông Cầu, gồm 07 bãi; Sông Lục Nam, gồm 09 bãi; Sông Thương, gồm 01 bãi Ao Giời.

+ Giai đoạn 2016-2020: Thăm dò, khai thác 14 bãi: Sông Cầu, gồm 05 bãi; Sông Lục Nam, gồm 08 bãi; Sông Thương, gồm 01 bãi Xóm Thượng.

d) Quy hoạch khu vực khai thác nhỏ:

Các khu vực được khai thác nhỏ có chiều dày khai thác tối đa an toàn <1m; công nghệ khai thác theo phương thức truyền thống và thuyền hút công suất nhỏ hơn 5.000 m3/năm; thời hạn khai thác dưới 6 tháng và chỉ được hoạt động vào các tháng mùa nước cạn.

Trong số 51 bãi cát sỏi được khảo, có 12 bãi được quy hoạch khai thác nhỏ, với tổng tài nguyên 0,337 triệu m3, cụ thể: Sông Cầu, gồm 08 bãi; Sông Lục Nam, gồm 02 bãi; Sông Thương, gồm 02 bãi.

Chi tiết các khu vực khai thác nhỏ theo Phụ lục II-02.

đ) Định hướng sử dụng tài nguyên cát sỏi lòng sông tỉnh Bắc Giang

Kết quả công tác khảo sát và phân tích mẫu đã khoanh định tổng số 43 bãi cát sỏi (quy mô lớn 31 bãi, quy mô nhỏ 12 bãi) trên 3 tuyến sông chính thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, trong đó có 7 bãi cát, sỏi đạt chất lượng làm cốt liệu sản xuất bê tông chất lượng cao và 36 bãi có thể sử dụng làm bê tông, hồ vữa xây dựng thông thường (Phụ lục II-01 và II-02).

Tổng trữ lượng cát, sỏi lòng sông tỉnh Bắc Giang không lớn, nhưng chất lượng tương đối tốt, đảm bảo cho xây dựng dân dụng, làm cốt liệu sản xuất bê tông, nên việc khai thác chỉ sử dụng cho nhu cầu xây dựng của tỉnh.

Đồng thời cần bổ sung thăm dò, khai thác cát sỏi đồi (Phương Sơn- Lục Nam; Chợ Thôn- Việt Yên; Ngọc Sơn- Hiệp Hoà); Phối hợp sử dụng đá xây dựng để bổ sung cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh.

e) Khoanh định các khu vực cấm hoạt động thăm dò, khai thác

- Khu vực tuyệt đối cấm khai thác: là những khu vực không được phép thăm dò, khai thác dưới bất kỳ hình thức nào do ảnh hưởng tới đê điều, các công trình (kè, cầu, cống,...), gồm 15 khu vực: Nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ đê điều, thể hiện ở Phụ lục III.

Các khu vực này cần hoàn thiện hệ thống biển báo khu vực hành lang an toàn đê điều, nghiêm cấm các hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết cát sỏi. Vốn đầu tư trích từ nguồn kinh phí quản lý đê điều hàng năm.

- Các bãi cát sỏi cần bảo vệ nghiêm ngặt: Có 08/51 bãi cần bảo vệ nghiêm ngặt không hoạt động thăm dò, khai thác, cụ thể là: Sông Cầu, gồm 03 bãi; Sông Thương, gồm 05 bãi, thể hiện ở Phụ lục II-03.

Các bãi cát sỏi này cần được khoanh vùng, cắm biển báo, mốc giới để tổ chức quản lý, bảo vệ và cảnh báo cho các đối tượng khai thác cát sỏi lòng sông được biết. Vốn đầu tư cho công tác khoanh vùng, cắm biển báo 08 bãi khoảng 240 triệu đồng, kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

4. Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác cát sỏi lòng đến năm 2020: khoảng 19,10 tỷ đồng gồm:

Kinh phí phục cụ cho công tác thăm dò, khai thác do các chủ đầu tư được cấp giấy phép thăm dò, khai thác đảm nhiệm;

Kinh phí khoanh vùng, cắm biển báo cấm thăm dò, khai thác tại 08 bãi là 240 triệu đồng do ngân sách nhà nước cấp tỉnh đầu tư, được thực hiện trong năm 2009-2010;

Kinh phí cho công tác tuyên truyền, kiểm tra hàng năm 40 triệu đồng/huyện, do ngân sách nhà nước cấp huyện đầu tư.

5. Các giải pháp thực hiện

a) Về quản lý:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép và không đảm bảo các điều kiện theo quy định. UBND cấp xã có sông quản lý chặt chẽ việc mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ cát sỏi không có nguồn gốc đối với các tổ chức, cá nhân có bãi kinh doanh cát sỏi trên địa bàn; UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, xử phạt, đình chỉ các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái pháp luật trên địa bàn.

- Triển khai quy hoạch tới các huyện và giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông theo quy định; thông báo rộng rãi quy trình, thủ tục hành chính cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông để các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.

- Tổ chức cắm biển báo các bãi cát sỏi nghiêm cấm khai thác; bàn giao các khu vực được thăm dò, khai thác và các bãi nghiêm cấm khai thác cho cấp xã trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định.

- Tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung Quyết định số 31/2005/QĐ-UB ngày 20 tháng 5 năm 2005 của UBND tỉnh về việc quy định quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó bổ sung quy định trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý tại chỗ. Thiết lập “đường dây nóng", công bố công khai để nhân dân biết và phản ánh những vi phạm; bố trí ngân sách cho UBND cấp xã để duy trì việc quản lý, bảo vệ; quy định chế tài xử lý đối với Chủ tịch UBND cấp xã để xẩy ra việc khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn.

- Tổ chức cấp giấy phép thăm dò, khai thác cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để khai thác, quản lý và kinh doanh cát sỏi. Việc cấp phép khai thác phải quy định rõ về công suất, thời gian hoạt động (chỉ khai thác về mùa nước kiệt, nghiêm cấm hoạt động vào các tháng mùa lũ gồm các tháng 7, 8, 9), quy định loại và số lượng thiết bị được thăm dò, khai thác.

- Các địa phương (huyện, xã) có chung dòng sông cần xây dựng các quy chế, kế hoạch phối hợp về quản lý, bảo vệ và xử lý các vi phạm về hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông vùng giáp ranh.

- Tổ chức điều tra, thống kê, nắm chắc các tổ chức, hộ gia đình cá nhân hành nghề khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi lòng sông trên địa bàn để quản lý và yêu cầu lập hồ sơ xin cấp phép khai thác, thuê bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi theo quy định của pháp luật.

b) Giải pháp về truyền thông

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông và quy hoạch này, nhất là các địa phương có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về pháp luật khoáng sản nói chung và quản lý, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông nói riêng.

- Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông. Có cơ chế để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ việc giám sát bảo vệ tài nguyên cát sỏi, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm gây nên hậu quả về tổn thất tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường, các công trình phòng chống lụt bão, ảnh hưởng luồng lạch và các công trình quan trọng khác. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể có những thành tích trong công tác bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông.

- Tăng cường và đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát thực thi pháp luật trong quản lý, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên, môi trường của các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để nắm bắt được nội dung các văn bản pháp luật của nhà nước về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và cát, sỏi lòng sông nói riêng, về bảo vệ đê điều và bảo vệ môi trường.

c) Giải pháp chính sách

- Hướng dẫn, vận động thành lập các tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp khai thác cát, sỏi lòng sông thay cho hoạt động khai thác tự do, trái phép của các hộ cá thể.

- Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn.

- Thực hiện cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Giải pháp về vốn

- Việc đầu tư thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông do các nhà đầu tư được cấp phép thăm dò, khai thác đảm nhiệm. Tổng vốn đầu tư cho công tác thăm dò cát sỏi khoảng 3,10 tỷ đồng; cho khai thác khoảng 16,0 tỷ đồng.

- Ngân sách nhà nước cấp tỉnh đầu tư cho việc khoanh vùng, cắm biển báo các bãi cát sỏi tuyệt đối cấm khai thác để giao cho địa phương quản lý, bảo vệ. Tổng vốn đầu tư khoanh vùng, cắm biển báo cấm cho 08 bãi khoảng 240 triệu đồng.

- Hàng năm UBND các huyện, thành phố cần bố trí nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền, công tác khen thưởng, mua sắm phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra hoạt động khai thác, tập kết cát sỏi trên sông (khoảng 40 triệu đồng/năm). Bố trí nguồn ngân sách nhất định cho UBND cấp xã có tuyến sông đi qua để thực hiện việc duy trì công tác quản lý, bảo vệ hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn. Nguồn kinh phí đề nghị được trích từ nguồn thu thuế, phí bảo vệ môi trường trong khai thác cát, sỏi lòng sông.

đ) Giải pháp về môi trường

- Các dự án trước khi cấp phép khai thác, chế biến đều phải thực hiện nghiêm việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình hoạt động phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật bảo vệ môi trường, định kỳ quan trắc, phân tích thành các thông số ô nhiễm. Thực hiện đầu tư kinh phí vào công tác bảo vệ và khắc phục sự cố môi trường do khai thác gây ra. Cải tiến, đổi mới công nghệ khai thác khoáng sản nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.

- Thực hiện ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Tổ chức công bố công khai quy hoạch theo quy định về chế độ công khai; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; định kỳ rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế; tổ chức thẩm định, cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông đảm bảo đúng các quy định của pháp luật; tổ chức khoanh vùng, cắm biển báo các bãi cát sỏi cấm khai thác (08 bãi) để giao cho địa phương quản lý, bảo vệ; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quyết định số 31/2005/QĐ-UB theo hướng phân cấp quản lý cho chính quyền cơ sở, đề xuất chế tài xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp xã khi để xẩy ra sai phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông tại địa bàn; tham mưu UBND tỉnh về cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện ra các trường hợp vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông và báo tin đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những trường hợp khai thác, tập kết cát sỏi vi phạm hành lang an toàn các công trình thuỷ lợi và hệ thống đê điều; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khoanh vùng, cắm biển báo các bãi cát sỏi cấm khai thác (08 bãi) để giao cho địa phương quản lý, bảo vệ; chủ trì tổ chức cắm biển báo, mốc giới khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, cấm chứa cát, sỏi gây ảnh hưởng đến các công trình thuỷ lợi và hành lang an toàn của hệ thống đê điều giao UBND các huyện, thành phố quản lý.

3. Công an tỉnh: Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp khai thác và kinh doanh cát, sỏi trái phép vi phạm các quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh với các ngành, huyện, thành phố trong việc kiểm tra, xử lý các chủ phương tiện có hoạt động khai thác, vận chuyển cát sỏi lòng sông vi phạm pháp luật.

4. Sở Giao thông vận tải: Tổ chức kiểm tra, xử lý các phương tiện tầu, thuyền khai thác, vận chuyển cát, sỏi không đủ điều kiện được lưu hành trên sông, chuyên chở cát, sỏi quá tải theo quy định.

5. Sở Tài chính: Bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc khoanh vùng, cắm biển báo các bãi cát sỏi lòng sông cấm hoạt động thăm dò, khai thác; việc cắm biển báo, mốc giới khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, cấm chứa cát, sỏi gây ảnh hưởng đến các công trình thuỷ lợi và hành lang an toàn của hệ thống đê điều. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí nhà nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh việc uỷ quyền cho UBND cấp huyện thu các loại thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; tham mưu UBND tỉnh đề xuất với HĐND tỉnh điều tiết một phần nguồn thu cho UBND cấp huyện, cấp xã để đảm bảo kinh phí cần thiết cho công tác quản lý lĩnh vực này.

6. Cục thuế tỉnh: Chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện và cấp xã kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thu các loại thuế, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông.

7. Đài Truyền hình Tỉnh Bắc Giang, Báo Bắc Giang: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố tổ chức các đợt tuyên truyền sâu rộng về công tác quản lý, khai thác, kinh doanh và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kịp thời đưa tin những điển hình thực hiện tốt, những trường hợp vi phạm pháp luật trong quản lý và bảo vệ tài nguyên cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh.

8. Đề nghị Đoạn quản lý đường sông số 4: Thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn hành lang giao thông và các công trình giao thông thuỷ do hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi gây ra.

9. UBND các huyện, thành phố: Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông trên địa bàn, xử lý theo thẩm quyền các hoạt động thăm dò, khai thác, tập kết và kinh doanh cát, sỏi trái phép trên địa bàn; tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai dự án thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò, khai thác cát sỏi trên địa bàn; tổng hợp những tồn tại, vướng mắc về hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi lòng sông trên địa bàn phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo quy định.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những nơi có khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng liên quan tiến hành quy hoạch các bãi tập kết vật liệu xây dựng trên các tuyến sông có đê thuộc địa bàn.

Thành lập Tổ kiểm tra do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố làm tổ trưởng tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái phép và không đảm bảo các điều kiện theo quy định trên địa bàn các huyện, thành phố.

10. UBND các xã có sông: Trực tiếp quản lý, bảo vệ tài nguyên cát sỏi chưa khai thác, các bãi cấm khai thác trên tuyến sông thuộc địa bàn; thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hoạt động khai thác, tập kết cát sỏi trái phép trên địa bàn; kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, kinh doanh cát sỏi trên địa bàn, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.

Tổ chức rà soát, thống kê các đối tượng hoạt động khai thác và kinh doanh cát sỏi lòng sông trên địa bàn, đình chỉ các trường hợp khai thác cát sỏi trái phép, kinh doanh cát sỏi không rõ nguồn gốc; thông báo cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi lòng sông những khu vực cấm hoạt động thăm dò, khai thác trên địa bàn.

Xây dựng quy chế phối hợp quản lý các hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông tại vùng giáp ranh.

11. Đề nghị Mặt trặn tổ quốc tỉnh, các đoàn thể nhân dân các cấp, tổ chức chính trị xã hội: Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác và kinh doanh cát sỏi của các cấp chính quyền và các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi lòng sông.

12. Các tổ chức, cá nhân khai thác cát sỏi lòng sông: Khi được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, có trách nhiệm công bố công khai vị trí được cấp phép, số phương tiện tầu thuyền hoạt động cho chính quyền địa phương biết; thực hiện việc cắm biển báo ranh giới khu vực được cấp giấy phép khai thác để các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền kiểm tra, giám sát; trong quá trình thăm dò, khai thác thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản, quy hoạch này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: TN&MT, XD, TP (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
+ Lãnh đạo VP;
+ Các phòng chuyên viên
+ Trung tâm Công báo tỉnh;
+ Lưu VT, TNMT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 


PHỤ LỤC I

BẢNG TỔNG HỢP TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN CÁT SỎI LÒNG SÔNG TỈNH BẮC GIANG

(Kèm theo Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

Tên bãi

Toạ độ VN 2000

Các thông số bãi cát

Thông số bãi cát đưa vào quy hoạch

Tài nguyên dự báo

Chất lượng sử dụng

X (m)

Y (m)

Dài (m)

Rộng (m)

Dày (m)

Diện tích (m2)

Dài (m)

Rộng (m)

Dày (m)

Diện tích (m2)

Toàn bãi cát

Bãi cát được quy hoạch

TUYẾN SÔNG CẦU

1

Tân Chung –xã Đồng Tân- huyện Hiệp Hoà

2370664

599397

550

70

3

38500

550

50

2

27500

115500

55000

Bê tông chất lượng cao

2

Giang Đông -xã Đồng Tân huyện Hiệp Hoà

2369301

599180

400

60

0.7

24000

400

40

0.7

16000

15800

11200

Bê tông chất lượng cao

3

Xóm Vòng-xã Thanh Vân- Đồng Vân - xã Đồng Tân huyện Hiệp Hoà

2367885

598885

800

35

1.5

28000

800

20

1.5

16000

42000

24000

Bê tông chất lượng cao

4

Vân Xuyên - xã Hoàng Vân huyện Hiệp Hoà

2366560

597420

450

150

3.5

67500

450

120

3.0

54000

236250

162000

Bê tông, hồ vữa

5

Vạn Thạch - xã Hoàng Vân huyện Hiệp Hoà

2365900

597820

650

50

0.5

32500

650

20

0.5

19500

16250

9750

Bê tông, hồ vữa

6

Thái Sơn - xã Thái Sơn huyện Hiệp Hoà

2363646

597165

600

50

2.5

30000

600

50

2.5

30000

75000

75000

Bê tông, hồ vữa

7

Đồng Hoà - xã Hoà Sơn huyện Hiệp Hoà

2363869

596101

500

45

1

22500

500

35

1.0

17500

22500

17500

Bê tông, hồ vữa

8

Thi Đua - xã Hoà Sơn huyện Hiệp Hoà

2363823

593995

600

40

1.5

24000

600

30

1.5

18000

36000

27000

Bê tông, hồ vữa

9

Hương Thịnh- xã Quang Minh- huyện Hiệp Hoà

2362508

593483

400

40

0.7

16000

400

10

0.7

4000

11200

2800

Bê tông, hồ vữa

10

Phú Cốc - xã Quang Minh huyện Hiệp Hoà

2361511

592646

700

55

1.5

38500

700

40

1.5

28000

57750

42000

Bê tông chất lượng cao

11

Đa Hội – xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà

2347719

609914

1000

40

2.0

40000

1000

30

2.0

30000

80000

60000

Bê tông chất lượng cao

12

Hợp Thịnh - xã Hợp Thịnh huyện Hiệp Hoà

2359902

591131

1000

35

0.5

35000

1000

20

0.5

20000

17500

10000

Bê tông chất lượng cao

13

Cẩm Bào- xã Xuân Cẩm huyện Hiệp Hoà

2358800

592900

700

55

0.7

38500

700

35

0.7

24500

26950

17150

Bê tông, hồ vữa

14

Cẩm Hoàng - xã Xuân Cẩm huyện Hiệp Hoà

2355134

596477

500

50

1.5

25000

500

30

1.0

15000

37500

15000

Bê tông, hồ vữa

15

Châu Lỗ - xã Mai Đình huyện Hiệp Hoà

2351460

596314

800

85

1.5

68000

800

70

1.0

56000

102000

56000

Bê tông chất lượng cao

16

Mai Hạ - xã Mai Đình huyện Hiệp Hoà

2350250

597031

450

60

2.5

27000

450

40

0.8

18000

21600

14400

Bê tông, hồ vữa

17

Ngọ Khổng - xã Châu Minh huyện Hiệp Hoà

2347330

601340

1500

50

3

75000

1500

30

2.5

45000

225000

112500

Bê tông, hồ vữa

18

Yên Ninh- xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hoà

2350758

602144

1500

55

0.7

82500

1500

35

0.7

52500

57750

36750

Bê tông, hồ vữa

19

Kim Sơn- Xã Ninh Sơn huyện Việt Yên

2351831

602918

600

40

2.5

24000

600

30

2.0

18000

60000

36000

Bê tông, hồ vữa

20

Nam Ngạn-xã Quang Châu huyện Việt Yên

2345314

613188

800

50

2

40000

800

30

2.0

24000

80000

48000

Bê tông, hồ vữa

21

Quang Biểu- xã Quang Châu huyện Việt Yên

2344611

616305

1500

50

2

75000

1500

30

2.0

45000

150000

90000

Bê tông, hồ vữa

22

Bùi Kép - xã Yên Lư huyện Yên Dũng

2344241

620501

1150

170

1.7

195500

1150

150

1.5

172500

332350

258750

Bê tông, hồ vữa

23

Thắng Cương - xã Thắng Cương - huyện Yên Dũng

2340515

627650

650

75

2.5

48750

650

60

2.0

39000

121875

78000

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.910.775

1.758.800

 

TUYẾN SÔNG THƯƠNG

24

Xóm Thượng- xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng

2339001

637000

150

200

1.0

30000

150

170

1.0

25500

30000

25500

Bê tông, hồ vữa

25

Ao Giời (Xóm Bắc)- xã Đồng Việt- huyện Yên Dũng

2342001

635929

1000

200

1.5

200000

1000

180

1.5

180000

300000

270000

Bê tông, hồ vữa

26

Sơn Hùng- xã Trí Yên- huyện Yên Dũng

2346350

634200

700

210

2

147000

700

180

2.0

126000

294000

252000

Bê tông, hồ vữa

27

Xóm Chùa- xã Tiến Dũng- huyện Yên Dũng

2345550

633500

1000

75

2.5

75000

1000

50

2.0

50000

187500

100000

Bê tông, hồ vữa

28

Mãn Triều- xã Xuân Hương - huyện Lạng Giang

2358697

622291

1500

80

2.0

120000

1500

50

1.5

75000

240000

112500

Bê tông, hồ vữa

29

Dương Quan Hạ- xã Dương Đức- huyện Lạng Giang

2363220

622241

1000

60

1.5

60000

1000

40

1.5

40000

90000

60000

Bê tông, hồ vữa

30

Bến Tuần- xã Mỹ Hà- huyện Lạng Giang

2366531

621175

1000

50

1.0

50000

1000

30

1.0

30000

50000

30000

Bê tông, hồ vữa

31

Xóm Đụn- xã Mỹ Hà- huyện Lạng Giang

2368780

621058

600

40

0.7

24000

600

20

0.7

12000

16800

8400

Bê tông, hồ vữa

32

Bờ Lở- xã Nghĩa Hoà- huyện Lạng Giang

2372910

625380

1000

35

0.8

35000

1000

15

0.8

15000

28000

12000

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.236.300

870.400

 

TUYẾN SÔNG LỤC NAM

33

Chản Đồng- xã Yên Sơn - huyện Lục Nam

2348301

639140

3000

150

2.0

450000

3000

130

2.0

390000

900000

780000

Bê tông, hồ vữa

34

Dẫm Đình- xã Bắc Lũng - huyện Lục Nam

2350310

642240

3000

120

2.0

360000

3000

100

2.0

300000

720000

600000

Bê tông, hồ vữa

35

Xóm Bến- xã Khám Lạng huyện Lục Nam

2351700

645151

2400

170

1.8

391000

2400

140

1.8

336000

703800

604800

Bê tông, hồ vữa

36

Cẩm Y- xã Tiên Hưng- huyện Lục Nam

2355553

645740

2000

170

2.5

340000

2000

130

2.0

260000

850000

520000

Bê tông, hồ vữa

37

Đọ Làng- xã Cương Sơn - huyện Lục Nam

2357115

645340

2400

150

1.6

360000

2400

130

1.6

312000

576000

499200

Bê tông, hồ vữa

38

Thôn Lợ, Đọ Trại- xã Cương Sơn - huyên Lục Nam

2356450

647170

3000

120

2.0

360000

3000

100

2.0

300000

720000

600000

Bê tông, hồ vữa

39

Phố Kim – xã Phượng Sơn- huyện Lục Ngạn

2360013

655012

2200

100

1.5

220000

2200

70

1.5

154000

330000

231000

Bê tông, hồ vữa

40

 Trại Một- xã Phượng Sơn huyện Lục Ngạn

2362078

657768

800

70

0.7

56000

800

50

0.7

40000

39200

28000

Bê tông, hồ vữa

41

Hồng Thái- xã Nam Dương - huyện Lục Ngạn

2363412

663487

1200

50

1.5

60000

1200

30

1.5

36000

90000

54000

Bê tông, hồ vữa

42

Bến Kép- xã Nghĩa Hồ- huyện Lục Ngạn

2364377

667092

2000

55

2.0

110000

2000

35

2.0

70000

220000

140000

Bê tông, hồ vữa

43

Đoàn Kết- xã Tân Quang  - huyện Lục Ngạn

2361996

668809

800

50

2.2

40000

800

30

2.0

24000

88000

48000

Bê tông, hồ vữa

44

Phúc Kiến- xã Tân Quang - huyện Lục Ngạn

2361646

672081

1000

50

2.0

50000

1000

50

2.0

50000

100000

100000

Bê tông, hồ vữa

45

Ao Tán- Xã Đồng Cốc- Huyện Lục Ngạn

2362031

673712

1600

55

1.5

88000

1600

55

1.5

88000

132000

132000

Bê tông, hồ vữa

46

Thôn Nghẽo- xã Tuấn Đạo - huyện Sơn Động

2357107

684715

1700

130

2.0

221000

1700

100

2.0

170000

442000

340000

Bê tông, hồ vữa

47

Trại Chùa- Xã Yên Định- Huyện Sơn Động

2357941

685438

2000

45

1.5

90000

2000

45

1.5

90000

135000

135000

Bê tông, hồ vữa

48

Nhân Định- xã Yên Định - huyện Sơn Động

2360101

685205

2200

50

2.5

110000

2200

50

2.5

110000

275000

275000

Bê tông, hồ vữa

49

Cẩm Đàn, Gốc Gạo- xã Cẩm Đàn - huyện Sơn Động

2365459

684144

400

40

0.8

16000

400

40

0.8

16000

12800

12800

Bê tông, hồ vữa

50

Thôn Vá- xã An Bá huyện Sơn Động

2357870

688515

450

80

2.3

36000

450

80

2.3

36000

82800

82800

Bê tông, hồ vữa

51

Thôn Lạnh- xã Lệ Viễn huyện Sơn Động

2361097

695941

650

60

2.0

39000

650

60

2.0

39000

78000

78000

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.494.600

5.260.600

 

 

Tổng cộng 3 tuyến sông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.641.675

7.889.800

 

 

PHỤ LỤC II-01

BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÃI CÁT, SỎI QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC LỚN

(Kèm theo Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

Tên bãi

Toạ độ VN 2000

Các thông số bãi cát

Thông số bãi cát quy hoạch

Tài nguyên dự báo

Lĩnh vực sử dụng

X (m)

Y (m)

Dài (m)

Rộng (m)

Dày (m)

Diện tích (m2)

Dài (m)

Rộng (m)

Dày (m)

Diện tích (m2)

Toàn bãi cát

quy hoạch

TUYẾN SÔNG CẦU

1

Tân Chung– xã ĐồngTân- huyện Hiệp Hoà

2370664

599397

550

70

3

38500

550

50

2

27500

115500

55000

Bê tông chất lượng cao

2

Xóm Vòng- xã Thanh Vân, Đồng Vân- xã Đồng Tân huyện Hiệp Hoà

2367885

598885

800

35

1.5

28000

800

20

1.5

16000

42000

24000

Bê tông chất lượng cao

3

Vân Xuyên - xã Hoàng Vân huyện Hiệp Hoà

2366560

597420

450

150

3.5

67500

450

120

3.0

54000

236250

162000

Bê tông, hồ vữa

4

Đồng Hoà - xã Hoà Sơn huyện Hiệp Hoà

2363869

596101

500

45

1

22500

500

35

1.0

17500

22500

17500

Bê tông, hồ vữa

5

Thi Đua - xã Hoà Sơn huyện Hiệp Hoà

2363823

593995

600

40

1.5

24000

600

30

1.5

18000

36000

27000

Bê tông, hồ vữa

6

Phú Cốc- xã Quang Minh huyện Hiệp Hoà

2361511

592646

700

55

1.5

38500

700

40

1.5

28000

57750

42000

Bê tông chất lượng cao

7

Đa Hội– xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà

2347719

609914

1000

40

2.0

40000

1000

30

2.0

30000

80000

60000

Bê tông chất lượng cao

8

Cẩm Hoàng- xã Xuân Cẩm huyện Hiệp Hoà

2355134

596477

500

50

1.5

25000

500

30

1.0

15000

37500

15000

Bê tông, hồ vữa

9

Châu Lỗ- xã Mai Đình huyện Hiệp Hoà

2351460

596314

800

85

1.5

68000

800

70

1.0

56000

102000

56000

Bê tông chất lượng cao

10

Ngọ Khổng- xã Châu Minh huyện Hiệp Hoà

2347330

601340

1500

50

3

75000

1500

30

2.5

45000

225000

112500

Bê tông, hồ vữa

11

Bùi Kép- xã Yên Lư huyện Yên Dũng

2344241

620501

1150

170

1.7

195500

1150

150

1.5

172500

332350

258750

Bê tông, hồ vữa

12

Thắng Cương- xã Thắng Cương- huyện Yên Dũng

2340515

627650

650

75

2.5

48750

650

60

2.0

39000

121875

78000

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.408.725

907.750

 

TUYẾN SÔNG LỤC NAM

13

Chản Đồng- xã Yên Sơn - huyện Lục Nam

2348301

639140

3000

150

2.0

450000

3000

130

2.0

390000

900000

780000

Bê tông, hồ vữa

14

Dẫm Đình- xã Bắc Lũng - huyện Lục Nam

2350310

642240

3000

120

2.0

360000

3000

100

2.0

300000

720000

600000

Bê tông, hồ vữa

15

Xóm Bến- xã Khám Lạng huyện Lục Nam

2351700

645151

2400

170

1.8

391000

2400

140

1.8

336000

703800

604800

Bê tông, hồ vữa

16

Cẩm Y- xã Tiên Hưng- huyện Lục Nam

2355553

645740

2000

170

2.5

340000

2000

130

2.0

260000

850000

520000

Bê tông, hồ vữa

17

Đọ Làng- xã Cương Sơn - huyện Lục Nam

2357115

645340

24000

150

1.6

360000

24000

130

1.6

312000

576000

499200

Bê tông, hồ vữa

18

Thôn Lợ, Đọ Trại- xã Cương Sơn-H.Lục Nam

2356450

647170

3000

120

2.0

360000

3000

100

2.0

300000

720000

600000

Bê tông, hồ vữa

19

Phố Kim– xã Phượng Sơn- huyện Lục Ngạn

2360013

655012

2200

100

1.5

220000

2200

70

1.5

154000

330000

231000

Bê tông, hồ vữa

20

Hồng Thái- xã Nam Dương - huyện Lục Ngạn

2363412

663487

1200

50

1.5

60000

1200

30

1.5

36000

90000

54000

Bê tông, hồ vữa

21

Bến Kép- xã Nghĩa Hồ- huyện Lục Ngạn

2364377

667092

2000

55

2.0

110000

2000

35

2.0

70000

220000

140000

Bê tông, hồ vữa

22

Đoàn Kết- xã Tân Quang- huyện Lục Ngạn

2361996

668809

800

50

2.2

40000

800

30

2.0

24000

88000

48000

Bê tông, hồ vữa

23

Phúc Kiến- xã Tân Quang- huyện Lục Ngạn

2361646

672081

1000

50

2.0

50000

1000

50

2.0

50000

100000

100000

Bê tông, hồ vữa

24

Ao Tán- xã Đồng Cốc- huyện Lục Ngạn

2362031

673712

1600

55

1.5

88000

1600

55

1.5

88000

132000

132000

Bê tông, hồ vữa

25

Thôn Nghẽo- xã Tuấn Đạo - huyện Sơn Động

2357107

684715

1700

130

2.0

221000

1700

100

2.0

170000

442000

340000

Bê tông, hồ vữa

26

Trại Chùa- xã Yên Định- huyện Sơn Động

2357941

685438

2000

45

1.5

90000

2000

45

1.5

90000

135000

135000

Bê tông, hồ vữa

27

Nhân Định- xã Yên Định - huyện Sơn Động

2360101

685205

2200

50

2.5

110000

2200

50

2.5

110000

275000

275000

Bê tông, hồ vữa

28

Thôn Vá- xã An Bá huyện Sơn Động

2357870

688515

450

80

2.3

36000

450

80

2.3

36000

82800

82800

Bê tông, hồ vữa

29

Thôn Lạnh- xã Lệ Viễn huyện Sơn Động

2361097

695941

650

60

2.0

39000

650

60

2.0

39000

78000

78000

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.442.600

5.219.800

 

TUYỄN SÔNG THƯƠNG

30

Xóm Thượng- xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng

2339001

637000

150

200

1.0

30000

150

170

1.0

25500

30000

25500

Bê tông, hồ vữa

31

Ao Giời (Xóm Bắc)- xã Đồng Việt- huyện Yên Dũng

2342001

635929

1000

200

1.5

200000

1000

180

1.5

180000

300000

270000

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

330.000

295.500

 

 

Tổng cộng 3 tuyến sông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.181.325

6.423.050

 

 

PHỤ LỤC II-02

BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÃI CÁT, SỎI QUY HOẠCH KHAI THÁC NHỎ

(Kèm theo Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

Tên bãi

Toạ độ VN 2000

Các thông số bãi cát

Thông số bãi cát quy hoạch

Tài nguyên dự báo

Lĩnh vực sử dụng

X (m)

Y (m)

Dài (m)

Rộng (m)

Dày (m)

Diện tích (m2)

Dài (m)

Rộng (m)

Dày (m)

Diện tích (m2)

Toàn

bãi cát

quy hoạch

TUYẾN SÔNG CẦU

1

Giang Đông - xã Đồng Tân huyện Hiệp Hoà

2369301

599180

400

60

0.7

24000

400

40

0.7

16000

15800

11200

Bê tông chất lượng cao

2

Vạn Thạch - xã Hoàng Vân Huyện Hiệp Hoà

2365900

597820

650

50

0.5

32500

650

20

0.5

19500

16250

9750

Bê tông, hồ vữa

3

Thái Sơn - xã Thái Sơn huyện Hiệp Hoà

2363646

597165

600

50

2.5

30000

600

50

2.5

30000

75000

75000

Bê tông, hồ vữa

4

Hương Thịnh- xã Quang Minh, huyện Hiệp Hoà

2362508

593483

400

40

0.7

16000

400

10

0.7

4000

11200

2800

Bê tông, hồ vữa

5

Hợp Thịnh - xã Hợp Thịnh huyện Hiệp Hoà

2359902

591131

1000

35

0.5

35000

1000

20

0.5

20000

17500

10000

Bê tông chất lượng cao

6

Cẩm Bào- xã Xuân Cẩm huyện Hiệp Hoà

2358800

592900

700

55

0.7

38500

700

35

0.7

24500

26950

17150

Bê tông, hồ vữa

7

Mai Hạ - hã Mai Đình huyện Hiệp Hoà

2350250

597031

450

60

2.5

27000

450

40

0.8

18000

21600

14400

Bê tông, hồ vữa

8

Yên Ninh- xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hoà

2350758

602144

1500

55

0.7

82500

1500

35

0.7

52500

57750

36750

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

242.050

177.050

 

TUYỄN SÔNG THƯƠNG

9

Bờ Lở- xã Nghĩa Hoà- huyện Lạng Giang

2372910

625380

1000

35

0.8

35000

1000

15

0.8

15000

28000

12000

Bê tông, hồ vữa

10

Xóm Chùa- Xã Tiến Dũng- huyện Yên Dũng

2345550

633500

1000

75

2.5

75000

1000

50

2.0

50000

187500

100000

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

215.500

120.000

 

TUYẾN SÔNG LỤC NAM

11

 Trại Một- Xã Phượng Sơn huyện Lục Ngạn

2362078

657768

800

70

0.7

56000

800

50

0.7

40000

39200

28000

Bê tông, hồ vữa

12

Cẩm Đàn, Gốc Gạo- Xã Cẩm Đàn - huyện Sơn Động

2365459

684144

400

40

0.8

16000

400

40

0.8

16000

12800

12800

Bê tông, hồ vữa

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

52.000

40.800

 

 

Tổng cộng 3 tuyến sông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

509.550

337.850

 

 

PHỤ LỤC II-03

BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÃI CÁT SỎI CẤM THĂM DÒ, KHAI THÁC

(Kèm theo Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

Tên bãi

Toạ độ VN 2000

Các thông số bãi cát

Tài nguyên dự báo (m3)

Quy hoạch

X (m)

Y (m)

Dài (m)

Rộng (m)

Dày (m)

Diện tích (m2)

TUYẾN SÔNG CẦU

1

Nam Ngạn- xã Quang Châu- huyện Việt Yên

2345314

613188

800

50

2

40000

80000

Cấm thăm dò, khai thác

2

Quang Biểu- xã Quang Châu- huyện Việt Yên

2344611

616305

1500

50

2

75000

150000

Cấm thăm dò, khai thác

3

Kim Sơn- xã Ninh Sơn- huyện Việt Yên

2351831

602918

600

40

2.5

24000

60000

Cấm thăm dò, khai thác

TUYẾN SÔNG THƯƠNG

4

Mãn Triều- xã Xuân Hương - huyện Lạng Giang

2358697

622291

1500

80

2.0

120000

240000

Cấm thăm dò, khai thác

5

Dương Quan Hạ- xã Dương Đức- huyện Lạng Giang

2363220

622241

1000

60

1.5

60000

90000

Cấm thăm dò, khai thác

6

Bến Tuần- xã Mỹ Hà- huyện Lạng Giang

2366531

621175

1000

50

1.0

50000

50000

Cấm thăm dò, khai thác

7

Xóm Đụn- Xã Mỹ Hà- huyện Lạng Giang

2368780

621058

600

40

0.7

24000

16800

Cấm thăm dò, khai thác

8

Sơn Hùng- xã Trí Yên- huyện Yên Dũng

2346350

634200

700

210

2

147000

294000

Cấm thăm dò, khai thác

 

PHỤ LỤC III

CÁC KHU VỰC HÀNH LANG AN TOÀN ĐÊ CẤM HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁT SỎI

(Kèm theo Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

Tên khu vực

Địa danh xã, huyện

Đối tượng cần bảo vệ

Chiều dài tuyến đê

1

Đê, kè, cống (Tiên Hưng - Yên Sơn )

Tiên Hưng - Yên Sơn

Huyện Lục Nam

Đê, kè,cống

K0 - K15+450

2

Đê, kè, cống (Bến Tuần - Mỹ Thượng)

Mỹ Hà - Lãng Sơn

Huyện Lạng Giang

Đê, kè,cống

K0 - K37

3

Đê, kè, cống (Bùi Kép - Cổ Pháp )

Yên Lư - Đồng Phúc

Huyện Yên Dũng

Đê, kè,cống

K0 - K19

4

Đê, kè, cống (Cửa Sông - Đồng Sung )

Hợp Đức - Đồng Việt

Huyện Yên Dũng

Đê, kè,cống

K0 - K43

5

Đê, kè, cống (Trại Núi - Xóm Bắc )

Tiến Dũng - Đồng Việt

Huyện Yên Dũng

Đê, kè,cống

K0 - K14+100

6

Đê, kè, cống (Bến Tuần - Mỹ Thượng )

Mỹ Hà - Lãng Sơn

Huyện Yên Dũng

Đê, kè,cống

K0 - K37

7

Đê, kè, cống (Cửa Sông - Đồng Sung )

Hợp Đức - Đồng Việt

Huyện Tân Yên

Đê, kè,cống

K0 - K43

8

Đê, cống (Phú Tài - Lương Tài)

Tiên Sơn

Huyện Việt Yên

Đê, kè,cống

K39+600 -K43+500

9

Đê, kè, cống (Thần Trúc - Trúc Tay)

Tiên Sơn - Vân Trung

Huyện Việt Yên

Đê, kè,cống

K47+300 -K60+500

10

Đê, kè, cống (Hoà Sơn - Phú Cốc )

Hoà Sơn - Quang Minh

Huyện Hiệp Hoà

Đê, kè,cống

K3,0 - K8

11

Đê, kè (Đại Mão )

Đại Thành

Huyện Hiệp Hoà

Đê, kè

K8,7 - K10,3

12

Đê, kè (Kè Vát )

Hợp Thịnh

Huyện Hiệp Hoà

Đê, kè

K12 - K13+500

13

Đê, kè ( Kè Bầu )

Xuân Cẩm

Huyện Hiệp Hoà

Đê, kè

K20 - K21

14

Đê (Vọng Giang - Mai Hạ )

Mai Đình

Huyện Hiệp Hoà

Đê, kè

K28+500-K30

15

Đê, kè, cống (Xuân Thành - Ngọ Khổng)

Châu Minh

Huyện Hiệp Hoà

Đê, kè,cống

K35-K36+500

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 18/2009/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

  • Số hiệu: 18/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/03/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Linh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/04/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản