Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1759/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 21 tháng 11 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện một số giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 145/TTr-SGTVT ngày 15/10/2014 và Công văn số 1659/SKHĐT-KT ngày 22/10/2014 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
- Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông phải thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển giao thông vận tải và các chiến lược khác có liên quan.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông dựa trên nguồn lực của toàn xã hội thông qua xã hội hóa công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thu hút các thành phần kinh tế; đặc biệt, là khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Thiết lập và duy trì trật tự - xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông. Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động một cách đồng bộ, phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh, các yếu tố xã hội và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội được thực hiện từng bước, liên tục, kiên quyết, kiên trì và lâu dài, hướng vào con người với mức độ ngày càng cao và bảo đảm trật tự an toàn giao thông mang tính bền vững.
- Bảo đảm an toàn giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải, cần ưu tiên đầu tư các hạng mục phục vụ an toàn giao thông một cách tương xứng, đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng áp dụng các công nghệ hiện đại trong nước và thế giới.
2. Mục tiêu Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển bền vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông của tỉnh, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai; giảm tai nạn, giảm ùn tắc giao thông đường bộ, giảm tai nạn giao thông đường thủy một cách bền vững; tiến tới xây dựng một xã hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải và bảo đảm an toàn giao thông.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2014 - 2020
- Hàng năm giảm 5 - 10% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ và đường thủy; đến năm 2020 giảm 50% số người chết do tai nạn giao thông đường thủy nội địa so với năm 2013.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông, trước hết là của người điều khiển phương tiện giao thông. Phát triển văn hóa giao thông trong cộng đồng. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đảm bảo 100% các cấp học được giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, 100% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ qua địa bàn thành phố, đường tránh thành phố Cà Mau và xây dựng các trạm cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu y tế về giao thông trên các tuyến quốc lộ (mỗi tuyến ít nhất 01 trạm).
- Xây dựng tuyến đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy trên Quốc lộ 1 để đảm bảo an toàn giao thông; đầu tư nâng cấp các tuyến đường từ tỉnh đến trung tâm các huyện, các cụm kinh tế ven biển, đường vành đai thành phố Cà Mau.
- Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh và các tuyến đường về trung tâm các huyện, xã. Lắp đặt dải phân cách tại những vị trí thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ và công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh quản lý, phát quang cây xanh che khuất tầm nhìn nhằm phục vụ tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Thực hiện tốt Đề án “Kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ”, nhằm hạn chế tối đa phương tiện vượt tải lưu thông trên đường bộ.
- Bảo đảm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm.
- Đầu tư phát triển mạnh mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt lưu thông thông suốt từ trung tâm thành phố Cà Mau đến các huyện có đủ điều kiện. Khuyến khích các loại hình xe buýt phục vụ người khuyết tật; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên đi lại bằng xe buýt nhằm hạn chế tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân.
- Tăng cường công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác quản lý giao thông vận tải. Nâng cấp hệ thống đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đạt tiêu chuẩn, hoàn chỉnh hệ thống quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông.
b) Tầm nhìn đến năm 2030
- Giai đoạn 2021 - 2030, hàng năm phấn đấu kiềm chế, làm giảm từ 5% trở lên tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Hệ thống quản lý an toàn giao thông đã được thiết lập một cách hiệu quả và ổn định. Kết cấu hạ tầng giao thông từng bước được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông. Khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn giao thông được áp dụng phổ biến.
- Tổ chức lại giao thông bảo đảm tính khoa học, hợp lý ở tất cả các điểm giao cắt, mật độ giao thông cao, hạn chế thấp nhất ùn tắc giao thông.
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, trước hết là người điều khiển phương tiện giao thông.
- Tiếp tục triển khai chương trình đánh giá an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nhằm tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy.
- Tiếp tục xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ và đường thủy.
- Cơ bản trên hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình bảo đảm an toàn giao thông như: Trạm dừng nghỉ dọc đường, nút giao thông lập thể, đường cứu nạn, cảnh báo tự động, đường tránh đô thị... đặc biệt, là phân làn đường dành cho xe mô tô, xe gắn máy.
- Phát triển hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em tại thành phố, thị trấn.
- Hoàn chỉnh việc đầu tư phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng tại thành phố Cà Mau và các trung tâm đô thị của tỉnh.
- Tích cực tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông, cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý an toàn giao thông từ cấp tỉnh đến địa phương được xây dựng ổn định và bền vững.
- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn giao thông hiện đại được tích hợp với nhiều loại dữ liệu đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, nghiên cứu về lĩnh vực an toàn giao thông.
3. Nội dung Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông
3.1. Chiến lược về giáo dục và tuyên truyền pháp luật giao thông
a) Tuyên truyền an toàn giao thông trong cộng đồng
- Đề cao vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị chính quyền địa phương đối với công tác bảo đảm an toàn giao thông.
- Tuyên truyền các hoạt động thực hiện “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông” và “Tuần an toàn giao thông” theo các chủ đề cụ thể; đồng thời, tuyên truyền về các hoạt động hưởng ứng chương trình “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu từ năm 2011-2020” do Liên Hiệp quốc phát động.
- Khẩn trương thực hiện Đề án “Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013-2015” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05/11/2013 và Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về An toàn giao thông” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 983/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2012.
- Xây dựng các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông cho người tham gia giao thông và đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông.
- Huy động các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền nêu cao vai trò, trách nhiệm, tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Đào tạo, xây dựng mạng lưới hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên về pháp luật an toàn giao thông tại các cấp và chú trọng ở cấp cơ sở xóm, ấp.
- Tăng cường tuyên truyền trong các đơn vị kinh doanh vận tải bằng tàu, xe. Tập huấn kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho người lái xe, lái tàu ở các đơn vị kinh doanh vận tải. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vận tải trong công tác này.
b) Tuyên truyền an toàn giao thông trong nhà trường, cơ sở đào tạo, giáo dục
Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học. Đưa chương trình giảng dạy an toàn giao thông vào chính khóa tại các cấp của các trường học, cơ sở đào tạo, giáo dục. Xây dựng và phát triển mô hình “Cổng trường an toàn”.
c) Đối với các tổ chức Đoàn, Hội, Đội
Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và chấp hành pháp luật về an toàn giao thông vào sinh hoạt thường xuyên của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; chủ động đưa nội dung giáo dục pháp luật, nhất là Luật An toàn giao thông vào các buổi tọa đàm, thảo luận của chi đoàn, chi hội và chi đội theo định kỳ và xem đó là một nội dung sinh hoạt trọng tâm, thường xuyên.
3.2. Chiến lược về kết cấu hạ tầng giao thông
a) Về kết cấu hạ tầng giao thông chung
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tập trung đầu tư nâng cấp Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, đường tránh thành phố Cà Mau, đường Hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh và đường ven biển để tăng cường khả năng giao lưu giữa tỉnh với bên ngoài. Trong đó, đẩy nhanh việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 theo quy hoạch, lắp đặt dải phân cách nhằm tránh xung đột đối đầu và xây dựng làn đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch các điểm đấu nối vào các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh và các Quy hoạch chuyên ngành giao thông khác của tỉnh.
+ Quy hoạch các điểm đấu nối vào các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Phụ lục 02 kèm theo).
+ Đối với các cửa hàng xăng dầu thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu đến năm 2020.
+ Quy hoạch hệ thống đường gom dọc theo các tuyến đường tỉnh từ nay đến 2030 có tổng chiều dài 36,62Km; dự kiến xây dựng đạt cấp VI đồng bằng. Riêng một số đoạn có chức năng đặc thù (đường gom của các khu công nghiệp, các nhà máy...) được thiết kế phù hợp, đảm bảo các phương tiện ra vào thuận lợi (Phụ lục 03 kèm theo).
+ Quy hoạch các điểm đấu nối vị trí bến xe khách vào các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Phụ lục 04 kèm theo).
- Đầu tư nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa theo Quy hoạch chi tiết đường thủy nội địa; đầu tư nâng cấp các thiết bị thông tin tín hiệu trên tuyến, bố trí lắp đặt đúng vị trí, đúng quy định của điều lệ báo hiệu, đảm bảo màu sắc, ánh sáng đúng quy chuẩn.
- Nâng cấp, cải tạo các cảng bến sông hiện tại và quy hoạch lại các cảng bến để phù hợp với mạng lưới đường bộ. Tăng cường giải tỏa các bến thủy nội địa không đủ điều kiện cấp phép hoạt động.
- Đầu tư xây dựng các tuyến tránh thành phố Cà Mau, khu đô thị nhằm bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn tại các khu đô thị. Cải tạo các nút giao thông tại ngã ba, ngã tư; xây dựng hệ thống cầu vượt cho người đi bộ, hoàn chỉnh việc phân làn, phân luồng trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh khi đủ điều kiện; lắp đặt các trang thiết bị bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ và tại thành phố Cà Mau.
- Ưu tiên các nguồn lực đẩy nhanh phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt, đáp ứng nhu cầu đi lại và từng bước hạn chế phương tiện cá nhân.
- Xây dựng trung tâm điều khiển giao thông hiện đại tại thành phố Cà Mau; xây dựng hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ, hệ thống bến xe, bãi đỗ, điểm dừng xe của các phương tiện giao thông tại các khu vực đô thị, nhất là khu vực thành phố Cà Mau.
- Gắn quy hoạch mạng lưới giao thông với quy hoạch đô thị.
- Đối với các tuyến đường trọng điểm, ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS); xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý và khai thác; phát triển nguồn nhân lực cho công tác tổ chức và quản lý giao thông.
- Hiện đại hóa hệ thống quản lý, bảo trì đường bộ, áp dụng các tiêu chuẩn, định mức về quản lý, bảo trì đường bộ; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, xã hội hóa quản lý, bảo trì đường bộ; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý cải tạo điểm đen, phát triển các công cụ và cơ chế hỗ trợ công tác cải tạo điểm đen; theo dõi và đánh giá kết quả sau khi cải tạo điểm đen nhằm có giải pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
- Tăng cường kiểm tra luồng, tuyến nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống báo hiệu và thông tin liên lạc của công trình đã lắp đặt.
b) Hành lang an toàn giao thông
- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các biện pháp lập lại trật tự và quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy và chống tái lấn chiếm; nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương các cấp và đơn vị chức năng về quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ và đường thủy.
- Triển khai việc phân định ranh giới giữa luồng và luồng, giữa hành lang luồng và vùng nước ngoài hành lang luồng ở các tuyến sông lớn và cắm mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng. Tăng cường, kiên quyết giải tỏa các công trình vi phạm hành lang bảo vệ luồng.
c) Các công trình và trang thiết bị đảm bảo an toàn giao thông
- Xây dựng và lắp đặt các công trình, trang thiết bị hành lang an toàn giao thông tiên tiến trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; cải tạo các nút giao cắt đồng mức và xây dựng các nút giao cắt khác mức để ngăn ngừa tai nạn giao thông; hiện đại hóa hệ thống báo hiệu đường bộ để phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; tiếp tục rà soát, điều chỉnh biển báo khu vực đông dân cư, biển báo thông tin tốc độ phương tiện cơ giới đường bộ phù hợp với thực trạng dân cư hai bên đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và quy định hiện hành.
- Bố trí cầu vượt cho người đi bộ đối với các đoạn tuyến tập trung dân cư đông đúc, các phương tiện lưu thông với tốc độ cao như trên Quốc lộ 1.
- Phát triển hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em tại thành phố và các thị trấn.
- Tăng cường kiểm soát giao thông theo những đặc điểm và chức năng của đường. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, các biển báo còn thiếu, thường xuyên kiểm tra các biển báo, đèn tín hiệu để xử lý nâng cấp và làm mới.
- Tất cả các báo hiệu trên tuyến đường thủy nội địa phải được bố trí lắp đặt đúng vị trí, đúng quy định của điều lệ báo hiệu, đảm bảo màu sắc, ánh sáng đúng quy chuẩn. Phải có báo hiệu dự phòng để thay thế trong những tình huống đột xuất, đặc biệt là báo hiệu vị trí nguy hiểm, vật chướng ngại.
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý của các cơ quan chức năng, đồng thời là kênh thông tin, tuyên truyền trao đổi giữa cơ quan quản lý và người tham gia giao thông.
d) Đề phòng khắc phục các điều kiện tự nhiên, đối phó với biến đổi khí hậu
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi như: Đập, đê bao, kênh mương thoát nước... để phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng công trình, gia cố các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng các ban ngành; chủ động phòng, chống, đối phó kịp thời mọi tình huống bất lợi khi xảy ra thiên tai, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai, bão lụt xảy ra.
- Tổ chức diễn tập phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn ở những vùng và địa phương có nguy cơ xảy ra triều cường và lụt cao.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về các loại hình thiên tai và các biện pháp phòng, tránh để người dân tự chủ động đối phó. Thông tin kịp thời khi có thông tin dự báo để người dân biết, chủ động phòng tránh.
- Các công trình đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cần quan tâm tới vấn đề nước biển dâng và biến đổi khí hậu toàn cầu.
3.3. Chiến lược về phương tiện giao thông
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hiện đại hóa thiết bị và phần mềm kiểm định phương tiện cơ giới; mở rộng kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ cho vùng sâu, vùng xa; thực hiện kiểm soát an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện thủy đang lưu hành.
- Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các trung tâm kiểm định đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới đường bộ và phương tiện thủy.
- Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường”.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phương tiện cơ giới đường bộ và phương tiện thủy.
- Đầu tư phương tiện giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu tiếp cận giao thông cho người dân, nhất là người khuyết tật.
3.4. Chiến lược về người điều khiển phương tiện giao thông
a) Công tác đào tạo và sát hạch
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và sát hạch người điều khiển phương tiện.
- Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ lái tàu”. Trong đó, chú trọng công tác nghiên cứu xây dựng các giáo trình đào tạo phù hợp với vùng sâu, vùng xa và người khuyết tật.
b) Quản lý người điều khiển phương tiện
- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát phương tiện trên các tuyến đường bộ và đường thủy nội địa.
- Xây dựng và triển khai Đề án Quản lý chặt chẽ trình độ, sức khỏe, đạo đức của người lái xe, lái tàu trên địa bàn tỉnh.
3.5. Chiến lược về tổ chức, quản lý giao thông vận tải
a) Tổ chức giao thông đường bộ
- Đối với khu vực đô thị
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác tổ chức và phân luồng giao thông, phân làn phương tiện. Thực hiện lắp đặt dải phân cách cứng giữa hai làn xe ngược chiều đối với các tuyến đường lớn, trọng điểm của tỉnh.
+ Thực hiện và hoàn thiện dự án camera quan sát an toàn giao thông và cảnh báo an ninh; xây dựng trung tâm điều khiển giao thông.
+ Quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ, điểm dừng xe cho các phương tiện giao thông tại các địa phương; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bãi đỗ xe trong khu vực nội ô.
- Đối với ngoài khu vực đô thị: Xây dựng làn đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy đối với các tuyến thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông có liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy.
- Tăng cường tổ chức giao thông ở các nút giao và đường ngang; nghiên cứu xây dựng cầu vượt tại các nút giao cắt giữa các tuyến quốc lộ; giữa tuyến quốc lộ và đường tỉnh; quy hoạch các điểm đấu nối với quốc lộ và xây dựng đường gom dọc quốc lộ phục vụ cho các phương tiện thô sơ, xe mô tô và xe gắn máy.
- Xây dựng hệ thống thông tin, biển báo đường bộ mang tính quốc tế và khu vực nhằm bảo đảm an toàn giao thông và phù hợp cho cả lái xe người nước ngoài. Đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt cho người tham gia giao thông.
b) Tổ chức giao thông đường thủy
Tăng cường công tác phân luồng, tuyến vận tải thủy nội địa một cách hợp lý; đảm bảo đầy đủ hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ phải được lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
c) Tổ chức luồng tuyến và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách
- Bố trí các luồng, tuyến vận tải hàng hóa và hành khách một cách hợp lý.
- Bố trí các điểm dừng đón trả khách hợp lý; mở rộng, xây dựng và lắp đặt các thiết bị bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí này.
- Tăng cường công tác quản lý các bến, bãi vận tải hàng hóa và hành khách.
- Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn giao thông.
3.6. Cưỡng chế thi hành pháp luật về giao thông
- Thực hiện cưỡng chế theo chủ đề hàng tháng, áp dụng các phương pháp và hình thức cưỡng chế mới, hiện đại có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
- Phân công, phân cấp rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông của chính quyền, Công an các cấp, các lực lượng và các cơ quan.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng ngừa sai phạm, tiêu cực và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông.
- Đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát vi phạm trên các tuyến quốc lộ.
- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chế tài vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và các cơ chế xử phạt đặc thù cho địa phương.
- Triển khai các trạm cân lưu động để kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ.
- Triển khai việc xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông thông qua hình ảnh và qua tài khoản được mở tại ngân hàng.
- Trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ nghiệp vụ, chế độ và chính sách phù hợp cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông.
- Tăng cường hoàn thiện thể chế và pháp lý đối với cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giao thông vận tải.
- Tăng cường phối hợp giữa Thanh tra Giao thông vận tải với chính quyền địa phương, Cảnh sát giao thông, Cục Đăng kiểm và các lực lượng hỗ trợ khác thông qua quy chế công tác phối hợp.
3.7. Chiến lược giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông
a) Giải quyết tai nạn xe máy, xe ô tô
- Thường xuyên kiểm định chất lượng xe ô tô, xe máy để tránh tình trạng phương tiện xuống cấp, ảnh hưởng tới người tham gia giao thông.
- Đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng khoảng 10% vào năm 2020 và 15-20% vào năm 2030 nhu cầu đi lại của nhân dân. Thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm có kiểm định chất lượng khi lưu thông xe máy.
b) Cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông
- Triển khai Quy hoạch các trạm cứu hộ, cứu nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ và các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh. Tăng cường dịch vụ y tế cấp cứu dọc các tuyến sông, đào tạo cho lái thuyền, thuyền viên những kỹ năng sơ cứu ban đầu. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác cứu hộ giao thông.
- Tăng cường năng lực của hệ thống cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu:
+ Tăng cường hệ thống thông tin cấp cứu y tế;
+ Tăng cường năng lực cấp cứu và vận chuyển cấp cứu;
+ Tăng cường năng lực cấp cứu cho cán bộ y tế cơ sở;
+ Thực hiện xã hội hóa công tác cứu hộ giao thông.
4. Các giải pháp thực hiện Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông
- Giải pháp về nguồn vốn: Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn thu từ xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông; nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước; huy động kinh phí đóng góp tự nguyện từ nhân dân; xây dựng Quỹ An toàn giao thông. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức đầu tư để thực hiện đạt mục tiêu Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông.
- Giải pháp về nguồn nhân lực: Huy động tất cả các cơ quan, ban ngành và các địa phương tham gia; xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và tiến hành theo lộ trình thực hiện Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông (Phụ lục 01 kèm theo).
5. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
6. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2014 - 2020: 236,50 tỷ đồng.
7. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014 - 2020 và dự kiến đến năm 2030.
8. Tổ chức thực hiện: Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức công bố, công khai và thực hiện Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông theo quy định. Thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau; Thủ trưởng các sở, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
TT | Nội dung | Lộ trình thực hiện | ||||
2014-2020 | 2021-2030 | |||||
I | GIÁO DỤC VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG | |||||
1 | Thực hiện “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông” và “Tuần an toàn giao thông”. |
|
| |||
2 | Thực hiện đề án kiểm soát sử dụng ma túy và chất có cồn đối với người lái xe khi tham gia giao thông. |
|
| |||
3 | Giáo dục nâng cao ý thức, phẩm chất và năng lực của lực lượng thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông. |
|
| |||
4 | Nghiên cứu xây dựng nội dung các tiêu chí về văn hóa giao thông và tiến hành phổ biến, tuyên truyền về văn hóa giao thông bằng nhiều hình thức kết hợp. |
|
| |||
5 | Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. |
|
| |||
6 | Xây dựng chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông cho lái xe trong các đơn vị kinh doanh vận tải. |
|
| |||
7 | Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên giảng dạy và cung cấp trang thiết bị. |
|
| |||
8 | Tổ chức phát động phong trào cổng trường xanh, sạch đẹp và an toàn giao thông. |
|
| |||
9 | Xây dựng một phong trào lớn phát động mọi người tham gia vào mạng lưới tình nguyện viên bảo đảm trật tự an toàn giao thông. |
|
| |||
10 | Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng, xây dựng lực lượng tự quản, bảo vệ công trình giao thông đường bộ, đường thủy. |
|
| |||
11 | Xây dựng mô hình tuyến đường an toàn giao thông do Đoàn, Hội, Đội tự quản. |
|
| |||
II | KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG | |||||
* | Đường bộ |
|
| |||
1 | Tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch: Giao thông vận tải, đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp... để đảm bảo các yếu tố an toàn giao thông. |
|
| |||
2 | Đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ và đường địa phương theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải được phê duyệt. |
|
| |||
3 | Xây dựng và lắp đặt các công trình, trang thiết bị an toàn giao thông tiên tiến trên các tuyến quốc lộ và đường đô thị chính. |
|
| |||
4 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về lấn chiếm vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Tiến hành lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chống tái lấn chiếm trên các tuyến quốc lộ và đường tỉnh. |
|
| |||
5 | Tiến hành lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chống tái lấn chiếm trên hệ thống đường giao thông nông thôn. |
|
| |||
6 | Thực hiện và quản lý Quy hoạch đường gom, đường nhánh đấu nối vào các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; tiến tới xóa bỏ đường ngang trái phép. |
|
| |||
7 | Đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Cà Mau và thị trấn Năm Căn. |
|
| |||
8 | Đầu tư xây dựng tuyến tránh thị trấn của các huyện. |
|
| |||
9 | Đầu tư cải tạo an toàn giao thông tại các khu vực chợ nằm ngay ven đường quốc lộ và đường tỉnh. |
|
| |||
10 | Đầu tư xây dựng các nút giao khác mức tại các vị trí có lưu lượng giao thông lớn. |
|
| |||
11 | Xây dựng các cầu vượt cho người đi bộ tại các khu vực đông dân cư, khu thương mại... |
|
| |||
12 | Xây dựng thí điểm đường cho người đi bộ tại các cổng trường học bằng bê tông nhựa màu. |
|
| |||
13 | Xóa bỏ 100% các điểm đen trên mạng quốc lộ. |
|
|
| ||
14 | Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu giao thông phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. |
|
| |||
15 | Bố trí các điểm dừng đón trả khách hợp lý trên các tuyến quốc lộ và đường tỉnh. |
|
| |||
16 | Quy hoạch và nâng cấp hệ thống bến, bãi. |
|
| |||
17 | Quy hoạch và xây dựng các trạm dừng chân cho lái xe trên quốc lộ. |
|
| |||
18 | Nâng cấp, cải thiện điều kiện an toàn giao thông cho khu vực nông thôn. |
|
| |||
19 | Thúc đẩy xã hội hóa quản lý và bảo trì đường bộ. |
|
| |||
* | Đường thủy nội địa |
|
| |||
1 | Tiến hành xây dựng và quản lý quy hoạch luồng tuyến, cảng, bến thủy nội địa. |
|
| |||
2 | Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về lấn chiếm vi phạm hành lang bảo vệ luồng. Tiến hành giải tỏa, lập hành lang an toàn trên các tuyến đường thủy nội địa do Trung ương và tỉnh quản lý. |
|
| |||
3 | Tiến hành giải tỏa, lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường thủy nội địa do huyện quản lý. |
|
| |||
4 | Nạo vét, tăng cường công tác chỉnh trị luồng các tuyến đường thủy trọng điểm, có lưu lượng phương tiện thủy hoạt động thường xuyên. |
|
| |||
5 | Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật của các tuyến đường thủy nội địa do tỉnh và địa phương quản lý. |
|
| |||
6 | Quy hoạch và nâng cấp, cải tạo cảng bến thủy nội địa phù hợp với mạng lưới đường bộ. |
|
| |||
7 | Bố trí, sắp xếp các chợ nổi, bảo đảm không ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện thủy nội địa. |
|
| |||
8 | Triển khai việc phân định ranh giới giữa luồng và luồng, giữa hành lang luồng và vùng nước ngoài hành lang luồng ở các tuyến sông lớn và cắm mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng. |
|
| |||
9 | Chương trình rà soát và lắp đặt báo hiệu trên bến thủy nội địa. |
|
| |||
III | TỔ CHỨC GIAO THÔNG | |||||
1 | Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác tổ chức và phân luồng giao thông. |
|
| |||
2 | Trang bị hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ. |
|
| |||
3 | Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người già và trẻ em tại thành phố Cà Mau. |
|
| |||
4 | Đầu tư xây dựng làn đường riêng dành cho xe máy trên các tuyến quốc lộ và đường tỉnh tại khu vực có mật độ lưu thông cao. |
|
|
| ||
5 | Phát triển hệ thống vận tải hành khách bằng xe buýt. |
|
| |||
6 | Xây dựng trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông thành phố Cà Mau. |
|
| |||
IV | PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG | |||||
1 | Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường”. |
|
| |||
2 | Thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành. |
|
|
| ||
3 | Đầu tư phương tiện giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu tiếp cận giao thông cho người khuyết tật. |
|
| |||
4 | Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phương tiện cơ giới và phương tiện thủy nội địa. |
|
| |||
V | NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN | |||||
1 | Nâng cấp các trung tâm, cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn với cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đầy đủ. |
|
| |||
2 | Tăng cường quản lý học sinh, trẻ vị thành niên chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện xe máy. |
|
| |||
3 | Tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. |
|
| |||
4 | Nghiên cứu giáo trình đào tạo phù hợp với người dân vùng sâu, vùng xa và người khuyết tật. |
|
|
| ||
VI | CƯỠNG CHẾ THI HÀNH LUẬT | |||||
1 | Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm công tác cưỡng chế của lực lượng thực thi pháp luật. |
|
| |||
2 | Kiểm tra, giám sát chống tiêu cực trong các lực lượng thực thi pháp luật. |
|
| |||
3 | Xây dựng hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt bằng hình ảnh. |
|
|
| ||
4 | Tăng cường kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ. |
|
| |||
5 | Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa cảnh sát giao thông với thanh tra giao thông và các cơ quan, chính quyền địa phương. |
|
| |||
6 | Tăng cường trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát đường thủy và Thanh tra giao thông. |
|
|
| ||
VII | CỨU HỘ, CỨU NẠN VÀ CẤP CỨU Y TẾ TAI NẠN GIAO THÔNG | |||||
1 | Quy hoạch và xây dựng các trạm y tế cấp cứu trên các tuyến quốc lộ. |
|
|
| ||
2 | Quy hoạch và xây dựng các trạm y tế cấp cứu trên đường tỉnh. |
|
| |||
3 | Xây dựng hệ thống thông tin cấp cứu tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ và các tuyến đường tỉnh, đường huyện quan trọng. |
|
|
| ||
4 | Cấp phát Sổ tay hướng dẫn sơ cấp cứu cho các trạm y tế cấp cứu dọc các tuyến quốc lộ, trung tâm y tế huyện, trạm xá phường xã, phòng khám khu vực và trạm Chữ thập đỏ. |
|
| |||
5 | Thực hiện chương trình đào tạo các nguồn lực cho sơ cứu ban đầu cho nhân viên y tế, lái xe, cảnh sát giao thông và người dân sống dọc tuyến đường. |
|
|
| ||
6 | Tăng cường khuyến khích tư nhân đầu tư tham gia vào công tác cứu hộ, cứu nạn giao thông. |
|
| |||
VII | THỂ CHẾ | |||||
1 | Kiện toàn, nâng cao năng lực Ban an toàn giao thông tỉnh và các huyện, thành phố. |
|
| |||
2 | Xây dựng, ban hành quy chế xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn giao thông. |
|
| |||
3 | Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ chế cung cấp chia sẻ dữ liệu an toàn giao thông đường bộ và đường thủy. |
|
|
| ||
4 | Phát triển nguồn nhân lực cho công tác an toàn giao thông. |
|
| |||
IX | ỨNG DỤNG ITS | |||||
1 | Nghiên cứu và áp dụng hệ thống giao thông thông minh. |
|
| |||
2 | Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý của các cơ quan chức năng; trao đổi thông tin, tuyên truyền giữa cơ quan chức năng và người tham gia giao thông. |
|
|
| ||
QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM ĐẤU NỐI VÀO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(kèm theo Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
TT | Tên đường đấu nối | Lý trình | Khoảng cách (km) | Loại nút | Đường giao cắt | Huyện, thành phố | Hướng (phải, trái) | Quy hoạch | ||||||||||
Chiều rộng (m) | Kết cấu | Cấp quản lý | ||||||||||||||||
Nền | Mặt | Cấp | Tính chất | |||||||||||||||
I | ĐT.984 (Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội) | |||||||||||||||||
1 | Đường giao thông địa phương | Km3+190 | 3,19 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | U Minh | T | VI | NC | ||||||
2 | ĐT Co Xáng - Đá Bạc | Km5+040 | 1,85 | ĐMKH | 9,0 | 7,0 | LN | Tỉnh | U Minh | T | IV | NC | ||||||
3 | Đường công vụ | Km8+100 | 3,06 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Tỉnh | U Minh | T/P | V | NC | ||||||
4 | Đường vào nghĩa trang nhân dân Khánh An | Km12+860 | 4,76 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | U Minh | T | IV | MM | ||||||
5 | Đường về kênh Bảy Hộ | Km13+160 | 5,06 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
6 | Vào Trường Tiểu học Trường An | Km13+590 | 0,43 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | U Minh | T | V | NC | ||||||
7 | Đường về T27 | Km16+100 | 2,51 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | U Minh | T | VI | NC | ||||||
8 | Đường ra sông Cái Tàu | Km16+820 | 0,72 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
9 | ĐT Thới Bình - U Minh | Km17+900 | 1,08 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Tỉnh | U Minh | P | IV | MM | ||||||
10 | Đường vào chợ cầu Chệt Tửng | Km43+650 | 25,75 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | U Minh | T | V | NC | ||||||
11 | Đường vào cống Biện Nhị | Km44+30 | 0,38 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
12 | ĐH.10B | Km45+190 | 1,16 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | U Minh | T | V | NC | ||||||
II | ĐT.985B (Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc) | |||||||||||||||||
1 | Đường vào ấp Phạm Kiệm | Km9+555 | 9,56 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
2 | Đường về kênh Hai Lu | Km10+760 | 1,21 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
3 | ĐH.25 (vào xã Khánh Bình Đông) | Km11+650 | 0,89 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | Tr.V.Thời | P | V | NC | ||||||
4 | Đường về Mương Củi | Km12+330 | 0,68 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
5 | Đường vào Trường Lý Tự Trọng | Km15+505 | 3,18 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
6 | Ra Bến phà Ông Tư | Km16+900 | 1,40 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | T | VI | NC | ||||||
7 | Đường ấp Thăm Trơi | Km17+900 | 1,00 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
8 | Cầu đấu nối | Km18+900 | 1,00 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
9 | Đường cống Ông Bích Nhỏ | Km19+100 | 0,20 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
10 | Đường vào Chợ, Bệnh viện | Km20+750 | 1,65 | ĐMGĐ | 6,0 | 4,0 | LN | Xã | Tr.V.Thời | T/P | VI | NC | ||||||
11 | ĐH.20 (đường về trung tâm xã Trần Hợi) | Km21+005 | 0,26 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | Tr.V.Thời | P | V | NC | ||||||
12 | ĐT Rau Dừa - Rạch Ráng | Km21+020 | 0,02 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Tỉnh | Tr.V.Thời | T | V | NC | ||||||
13 | Đường vào Khóm 6 | Km21+278 | 0,26 | ĐMGĐ | 6,0 | 5,0 | LN | Tỉnh | Tr.V.Thời | T | V | NC | ||||||
14 | Đường vào Trường Bán công cấp 2,3 | Km21+430 | 0,15 | ĐMGĐ | 6,0 | 5,0 | LN | Tỉnh | Tr.V.Thời | T | V | NC | ||||||
15 | Đường vào bãi vật liệu xây dựng | Km22+230 | 0,80 | ĐMGĐ | 6,0 | 5,0 | LN | Xã | Tr.V.Thời | T | VI | NC | ||||||
16 | Đường vào Khóm 5 | Km22+450 | 0,22 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
17 | Đường vào xã Khánh Hưng | Km24+250 | 1,80 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | T/P | VI | NC | ||||||
18 | Đường vào Công ty Điện lực dầu khí | Km24+777 | 0,53 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | T | VI | NC | ||||||
19 | Đường ấp Vườn Tre | Km26+060 | 1,28 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
20 | Đường Kênh 4 - Sông Đốc | Km26+100 | 0,04 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | T | VI | NC | ||||||
21 | Đường vào bãi vật liệu xây dựng | Km27+310 | 1,21 | ĐMGĐ | 6,0 | 5,0 | LN | Xã | Tr.V.Thời | T | VI | NC | ||||||
22 | ĐH 25B (kênh Công Nghiệp) | Km27+445 | 0,14 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | Tr.V.Thời | P | V | NC | ||||||
23 | Đường ấp Kinh Hãng A | Km28+810 | 1,37 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
24 | Đường ấp Kinh Hãng B | Km29+590 | 0,78 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
25 | Công ty Thủy sản Thành Lộc | Km30+760 | 1,17 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
26 | Đường xã đấu nối | Km31+070 | 0,31 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Tr.V.Thời | P | VI | NC | ||||||
III | ĐT.988 (Lương Thế Trân - Đầm Dơi) |
|
|
|
|
| ||||||||||||
1 | ĐH.50B (ra Bến phà Hòa Trung II) | Km6+200 | 6,20 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | Đầm Dơi | T | V | NC | ||||||
2 | ĐH.57 (về Chà Là) | Km9+470 | 3,27 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | Đầm Dơi | P | V | NC | ||||||
3 | Đường huyện 616 (vào xóm Tự Vệ) | Km10+470 | 1,00 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | Đầm Dơi | T | V | NC | ||||||
4 | Đường đầu cầu Lung Vẽ | Km10+480 | 0,01 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | P | V | NC | ||||||
5 | ĐT.990 (Trường THCS Thành Vọng) | Km11+680 | 1,20 | ĐMKH | 12,0 | 7,0 | LN | Tỉnh | Đầm Dơi | T | IV | MM | ||||||
6 | Đường vào đầu cầu Quốc Việt | Km12+350 | 0,67 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | T/P | V | NC | ||||||
7 | Đường ra bến đò | Km13+520 | 1,17 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | T | V | NC | ||||||
8 | Đường vào Trường tiểu học Tân Điền | Km14+530 | 1,01 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | T | V | NC | ||||||
9 | ĐT.988B | Km15+760 | 1,23 | ĐMHX | 12,0 | 7,0 | LN | Tỉnh | Đầm Dơi | T/P | IV | MM | ||||||
10 | ĐT.990 | Km15+760 | 3,41 | ĐMHX | 12,0 | 7,0 | LN | Tỉnh | Đầm Dơi | P | IV | MM | ||||||
11 | Đường về xã Tạ An Khương | Km16+395 | 0,64 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Xã | Đầm Dơi | T | V | NC | ||||||
12 | Đường vào Cây Trăm | Km16+680 | 0,29 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | P | V | NC | ||||||
13 | Đường vào chùa Long Khánh | Km17+400 | 0,72 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | T | V | NC | ||||||
IV | ĐT.983 (Trí Phải - Thới Bình) | |||||||||||||||||
1 | Đường vào Khu dân cư | Km0+020 | 0,02 | ĐMGĐ | 8,0 | 6,0 | LN | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
2 | Cầu Cống Thầy | Km0+420 | 0,40 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | Thới Bình | P |
| NC | ||||||
3 | Đường đầu cầu Cống Lầu | Km1+280 | 1,26 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
4 | ĐH.05C | Km3+995 | 2,72 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | Thới Bình | T | V | MM | ||||||
5 | Đường vào Trường TH Thới Bình | Km5+470 | 1,48 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
6 | Đường đấu nối | Km6+250 | 0,78 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | MM | ||||||
7 | Đường đấu nối | Km6+500 | 0,25 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | VI | MM | ||||||
V | ĐT.985 (Rau Dừa - Rạch Ráng) | |||||||||||||||||
1 | Đường đầu cầu Biện Tràng | Km2+170 | 2,17 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | T | VI | NC | ||||||
2 | ĐH.32B | Km2+260 | 0,09 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | LN | Huyện | Cái Nước | P | VI | NC | ||||||
3 | Đường đi Phát Thạnh | Km3+890 | 1,63 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | TV Thời | T/P | VI | NC | ||||||
4 | Đường vào rạch Ông Tự | Km4+610 | 0,72 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | TV Thời | T | VI | NC | ||||||
5 | Đường huyện 912 | Km7+290 | 2,68 | ĐMGĐ | 6,0 | 4,0 | LN | Huyện | TV Thời | P | VI | NC | ||||||
6 | Đường Công Điền | Km7+500 | 0,21 | ĐMGĐ | 6,0 | 4,0 | LN | Huyện | TV Thời | T | VI | NC | ||||||
VI | ĐT.986 (Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm) | |||||||||||||||||
* | Cái Nước - Đầm Dơi | |||||||||||||||||
1 | Đường ấp Ngọc Hườn (về Lung Ngang) | Km3+160 | 3,16 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | P | VI | NC | ||||||
2 | Đường về Cái Lớn | Km4+080 | 0,92 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | P | VI | NC | ||||||
3 | ĐH.33 (hai bên vào trường học) | Km5+030 | 0,95 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | LN | Huyện | Cái Nước | T/P | IV | NC | ||||||
4 | Đường vào kênh Đài Loan | Km7+330 | 2,30 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | P | VI | NC | ||||||
5 | Đường vào nhà dân | Km8+195 | 0,87 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | P | VI | NC | ||||||
6 | Đường vào Xóm Lung | Km8+895 | 0,70 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | T | IV | NC | ||||||
7 | ĐT. 987 | Km9+900 | 1,01 | ĐMKH | 12,0 | 7,0 | LN | Tỉnh | Cái Nước | T/P | III | MM | ||||||
8 | ĐH 57 (vào UBND xã Trần Phán, Quách Phẩm) | Km10+720 | 0,82 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Đầm Dơi | T/P | IV | NC | ||||||
9 | Đường đầu cầu Bá Huê | Km12+690 | 1,97 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | P | VI | NC | ||||||
10 | Đường vào cầu Lung Sìn | Km14+060 | 1,37 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | P | VI | NC | ||||||
11 | Đường vào cầu Mười Đẹt | Km14+840 | 0,78 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | P | VI | NC | ||||||
12 | ĐH.53B | Km15+900 | 1,06 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | Đầm Dơi | P | V | MM | ||||||
13 | Đường đấu nối | Km16+530 | 0,63 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | T | IV | NC | ||||||
14 | ĐT.988C | Km19+800 | 3,27 | ĐMKH | 12,0 | 7,0 | LN | Tỉnh | Đầm Dơi | T/P | III | MM | ||||||
15 | Đường đầu cầu Rạch Sao Nhỏ | Km20+450 | 0,65 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Đầm Dơi | T/P | IV | NC | ||||||
16 | ĐT. Lương Thế Trân - Đầm Dơi | Km20+900 | 0,45 | ĐMKH | 9,0 | 7,0 | LN | Tỉnh | Đầm Dơi | T/P | III | NC | ||||||
* | Cái Nước - Vàm Đình - Cái Đôi Vàm | |||||||||||||||||
1 | Đường vào Khu dân cư (dự kiến Quy hoạch) | Km0+240 | 0,24 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | T.Trấn | Cái Nước | T | IV | NC | ||||||
2 | Đường về Lung Ngang - Cái Chàm | Km1+770 | 1,53 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | T/P | IV | NC | ||||||
3 | Đường vào chùa Mỹ Cổ | Km2+630 | 0,86 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | T | IV | NC | ||||||
4 | Đường đi Tân Long | Km3+520 | 0,89 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Cái Nước | T | IV | NC | ||||||
5 | Đường vào Trường Tiểu học Tân Hưng Đông | Km4+990 | 1,47 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | P | VI | NC | ||||||
6 | Đường đi Lung Âm | Km5+920 | 0,93 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | T | IV | NC | ||||||
7 | Đường ấp Vàm Đình | Km7+290 | 1,37 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Phú Tân | T | IV | NC | ||||||
8 | ĐH.46B | Km7+290 | 2,30 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Phú Tân | P | IV | NC | ||||||
9 | Đường vào UBND xã Phú Thuận | Km8+120 | 0,83 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | P | IV | NC | ||||||
10 | ĐH.47-49 | Km9+280 | 1,16 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Phú Tân | T/P | IV | NC | ||||||
11 | ĐH.48 | Km10+210 | 0,93 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Phú Tân | T | IV | NC | ||||||
12 | Đường về Lung Chàm | Km11+290 | 1,08 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | T/P | IV | NC | ||||||
13 | Đường đầu cầu Cả Tính | Km12+510 | 1,22 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | T/P | IV | NC | ||||||
14 | Đường vào UBND xã Phú Tân | Km13+730 | 1,22 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | T/P | VI | NC | ||||||
15 | Đường vào Phòng giao dịch Agribank | Km14+470 | 0,74 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | T/P | IV | NC | ||||||
16 | ĐH.46 (UBND xã Tân Hưng Tây) | Km16+350 | 1,88 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Phú Tân | T | IV | NC | ||||||
17 | ĐH.44 (vào xã Tân Hải) | Km17+700 | 1,35 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | Phú Tân | P | V | NC | ||||||
18 | Đường vào Cái Bác | Km17+795 | 0,10 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | T | IV | NC | ||||||
19 | Đường vào Cái Bác | Km18+640 | 0,85 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | T/P | IV | NC | ||||||
20 | ĐH.43 (vào xã Rạch Chèo) | Km20+360 | 1,72 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Phú Tân | T | IV | NC | ||||||
21 | Đường ra bờ sông Thị Kẹo | Km20+530 | 0,17 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Phú Tân | P | VI | NC | ||||||
22 | Đường vào xã Nguyễn Việt Khải | Km22+270 | 1,74 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Xã | Phú Tân | T | IV | NC | ||||||
VII | ĐT.983B (Cà Mau - Thới Bình - U Minh) | |||||||||||||||||
* | Láng Trâm - Thới Bình | |||||||||||||||||
1 | Đường xã | Km3+000 | 3,00 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
2 | Đường xã | Km5+500 | 2,50 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
3 | Quốc lộ 63 | Km7+100 | 1,60 | ĐMKH | 9,0 | 7,0 | BTXM | Bộ | Thới Bình | T/P | IV | NC | ||||||
4 | Đường gom Quốc lộ 63 | Km7+240 | 0,14 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Tỉnh | Thới Bình | P | V | MM | ||||||
5 | Đường đầu nối | Km8+240 | 1,00 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
6 | Đường cầu Rạch Ván | Km9+300 | 1,06 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
7 | Cầu đầu nối | Km12+170 | 2,87 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
8 | Đường kênh Trâm Bầu | Km12+203 | 0,03 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
9 | Đường Ấp 11 - Thới Bình | Km13+425 | 1,22 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
10 | ĐH.08B | Km14+600 | 1,18 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | Thới Bình | T/P | V | NC | ||||||
11 | Đường đấu nối | Km15+200 | 0,60 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
12 | Đường đấu nối cống Thới Hòa | Km15+995 | 0,80 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
13 | Đường xã | Km16+110 | 0,12 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
14 | Đường đấu nối | Km17+235 | 1,13 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
15 | Đường đầu cầu Bà Hội | Km19+290 | 2,06 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
* | Thới Bình - U Minh | |||||||||||||||||
1 | ĐH.15 | Km2+210 | 2,21 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | Thới Bình | P | V | MM | ||||||
2 | Đường vào cầu Zi Zô | Km3+930 | 1,72 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | VI | NC | ||||||
3 | ĐH.15B | Km4+900 | 0,97 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | Thới Bình | T/P | V | MM | ||||||
4 | ĐH.11 | Km8+070 | 3,17 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | U Minh | T/P | V | NC | ||||||
5 | ĐH.17B | Km8+205 | 0,14 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | U Minh | T/P | V | MM | ||||||
* | Đường T29 | |||||||||||||||||
1 | Cầu đấu nối | Km1+950 | 1,95 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | T |
| NC | ||||||
2 | Cầu đấu nối | Km3+100 | 1,15 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | T |
| NC | ||||||
3 | Cầu đấu nối | Km5+500 | 2,40 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | T |
| NC | ||||||
4 | Đường xã | Km8+220 | 2,72 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
5 | Cầu đấu nối | Km9+990 | 1,77 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | T |
| NC | ||||||
6 | Cầu đấu nối | Km11+600 | 1,61 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | T |
| NC | ||||||
7 | ĐH.19 | Km12+395 | 0,80 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | U Minh | P | V | NC | ||||||
8 | Cầu B-5 | Km12+629 | 0,23 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
9 | Cầu đấu nối | Km16+869 | 4,47 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
10 | Đường vào xã Khánh Hội | Km18+260 | 5,63 | ĐMGĐ | 7,5 | 3,5 | BTXM | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
11 | Cầu Kênh 29 | Km18+295 | 1,43 | ĐMGĐ |
| 3,5 | BTCT | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
VIII | ĐT.985C (Cống T13 - Co Xáng - Đá Bạc) |
|
|
|
|
| ||||||||||||
1 | Đường ấp 12 | Km2+505 | 2,51 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | TV Thời | P | V | NC | ||||||
2 | ĐH.13B | Km3+477 | 0,97 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | TV Thời | T | V | NC | ||||||
3 | Cầu đấu nối | Km4+500 | 1,02 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTCT | Xã | TV Thời | T | VI | NC | ||||||
4 | Đường về T19 | Km4+582 | 0,08 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | TV Thời | P | V | NC | ||||||
5 | ĐH.21B (về So Le) | Km7+453 | 2,87 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | TV Thời | T | V | NC | ||||||
6 | Về Ba Pháp, Vườn Quốc gia U Minh Hạ | Km8+400 | 0,95 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Xã | TV Thời | T/P | V | NC | ||||||
7 | Đường vào nhà thờ U Minh | Km11+623 | 3,22 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | TV Thời | T | VI | NC | ||||||
8 | ĐH.27 | Km13+440 | 1,82 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | TV Thời | T | V | NC | ||||||
9 | ĐH.26 | Km16+200 | 2,76 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | TV Thời | P | V | MM | ||||||
10 | ĐH.23 | Km22+100 | 5,90 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Huyện | TV Thời | T/P | V | MM | ||||||
11 | ĐH.27 | Km25+130 | 3,03 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | LN | Huyện | TV Thời | T | V | NC | ||||||
IX | ĐT.983C (Chợ Hội - Ranh Hạt) |
|
|
|
|
|
| |||||||||||
1 | Đường vào cầu Chợ Hội - Chủ Chí | Km00+000 | 0,00 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | VI | NC | ||||||
2 | Đường ra Quốc lộ 63 | Km00+100 | 0,10 | ĐMGĐ | 5,0 | 4,0 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
3 | Đường cầu Kênh Chuối | Km1+375 | 1,28 | ĐMGĐ | 5,0 | 4,0 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
4 | Đường Kênh 4 Thước | Km2+800 | 1,43 | ĐMGĐ | 5,0 | 4,0 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
5 | Đường vào cầu Trường học Tân Phú | Km3+600 | 0,80 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | VI | NC | ||||||
6 | Đường dọc Kênh Bùi | Km4+380 | 0,78 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
7 | Đường đầu cầu Rạch Hạt (ĐH.07B) | KM5+700 | 1,32 | ĐMGĐ | 5,5 | 3,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T | VI | NC | ||||||
X | ĐT.984C (đường T11) | |||||||||||||||||
1 | ĐH.16B | Km4+00 | 4,00 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | U Minh | T | IV | MM | ||||||
2 | Đường vào cầu đấu nối | Km4+30 | 0,03 | ĐMGĐ | 7,5 | 5,5 | BTXM | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
3 | Hai mùa kênh 7 (Khu du lịch Sông Trẹm) | Km5+130 | 1,10 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | U Minh | P | IV | NC | ||||||
4 | ĐH.15B | Km6+090 | 0,96 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | U Minh | T | IV | MM | ||||||
5 | ĐH.15 | Km9+100 | 3,01 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | U Minh | T/P | IV | MM | ||||||
6 | ĐH.08C | Km9+210 | 0,11 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Thới Bình | T/P | IV | MM | ||||||
7 | ĐH.06B | Km12+600 | 3,39 | ĐMGĐ | 9,0 | 7,0 | LN | Huyện | Thới Bình | T/P | IV | MM | ||||||
XI | ĐT.984B (đường Võ Văn Kiệt) | |||||||||||||||||
1 | Đường đầu cầu Giồng Kè | Km0+130 | 0,13 | ĐMGĐ | 5,0 | 2,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T/P | V | NC | ||||||
2 | Đường đầu cầu Giồng Kè | Km0+240 | 0,11 | ĐMGĐ | 3,0 | 1,5 | Đất | Xã | Thới Bình | T/P | V | NC | ||||||
3 | Đường đầu cầu Bạch Ngưu | Km0+690 | 0,45 | ĐMGĐ | 5,0 | 2,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T/P | V | NC | ||||||
4 | Đường đầu cầu Bạch Ngưu | Km0+810 | 0,12 | ĐMGĐ | 5,0 | 2,5 | BTXM | Huyện | Thới Bình | P | IV | NC | ||||||
5 | Đường đấu nối | Km0+930 | 0,12 | ĐMGĐ | 3,0 | 2,0 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
6 | Đường đấu nối | Km1+160 | 0,23 | ĐMGĐ | 7,0 | 5,0 | Đá dăm | Xã | Thới Bình | T | V | NC | ||||||
7 | Đường đấu nối | Km1+620 | 0,46 | ĐMGĐ | 5,0 | 2,5 | Đá dăm | Xã | Thới Bình | T/P | V | NC | ||||||
8 | Đường đấu nối | Km2+150 | 0,53 | ĐMGĐ | 3,0 | 1,2 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
9 | Đường đầu Cầu Rạch Bần 1 | Km2+680 | 0,53 | ĐMGĐ | 3,0 | 2,0 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
10 | Đường đầu Cầu Rạch Bần 1 | Km2+750 | 0,07 | ĐMGĐ | 5,0 | 2,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | T/P | V | NC | ||||||
11 | Đường đấu nối | Km3+40 | 0,29 | ĐMGĐ | 3,0 | 2,5 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
12 | Đường đấu nối | Km3+200 | 0,16 | ĐMGĐ | 3,0 | 2,0 | LN | Xã | Thới Bình | T | V | NC | ||||||
13 | Đường Hành lang ven biển phía Nam | Km3+580 | 0,38 | ĐMGĐ | Đang xây dựng | Thới Bình | T/P |
|
| |||||||||
14 | Đường giao thông địa phương | Km4+630 | 1,05 | ĐMGĐ | 3,0 | 2,0 | BTXM | Xã | Thới Bình | P | V | NC | ||||||
15 | Lộ Bào Nhàn | Km4+800 | 0,17 | ĐMGĐ | 6,0 | 4,0 | LN | Huyện | Thới Bình | P | IV | NC | ||||||
16 | Tắc Thủ - Sông Đốc | Km5+450 | 0,65 | ĐMGĐ | 7,0 | 5,0 | LN | Tỉnh | U Minh | T/P | III | NC | ||||||
17 | Đường dọc kênh Rạch Nhum | Km7+180 | 1,73 | ĐMGĐ | 3,0 | 1,5 | BTXM | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
18 | Đường dọc kênh Rạch Nhum | Km7+260 | 0,08 | ĐMGĐ | 3,0 | 1,5 | Đất | Xã | U Minh | P | V | NC | ||||||
Ghi chú:
- NC: Nâng cấp
- MM: Mở mới
- BTXM: Mặt đường bê tông xi măng
- LN: Mặt đường láng nhựa
- ĐMGĐ: Đồng mức giản đơn
- ĐMKH: Đồng mức kênh hóa
- ĐMHX: Đồng mức hình xuyến
QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐƯỜNG GOM DỌC THEO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(kèm theo Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
TT | Tên đường tỉnh | Điểm đầu | Điểm cuối | Lý trình (km) | Chiều dài (m) | Hướng (phải, trái) | Địa điểm | Cấp đường quy hoạch | |
Từ | Đến | ||||||||
I | ĐT.985B (Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc) | Đường Võ Văn Kiệt | Giáp kênh Rạch Ruộng nhỏ, huyện Trần Văn Thời |
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Đường về ngọn Rạch Nhum | Đường Trường Lý Tự Trọng | Km15+370 | Km15+505 | 135 | Phải | Khánh Bình Đông, Trần Văn Thời | VI |
2 | Đoạn 2 | Bến phà Ông Tư | Ấp Thăm Trơi | Km16+900 | Km17+560 | 660 | Trái | Khánh Bình Đông, Trần Văn Thời | VI |
3 | Đoạn 3 | Cầu đấu nối | Đường vào chợ | Km18+900 | Km20+750 | 1.850 | Trái | Thị trấn Trần Văn Thời | VI |
4 | Đoạn 4 | Đường xã Khánh Hưng | Đường vào ấp Nhà Máy | Km24+250 | Km27+580 | 3.330 | Phải | Khánh Hưng- Trần Văn Thời | VI |
Cầu Phụng Giang | Đường kênh 4 Sông Đốc | Km25+486 | Km26+100 | 620 | Trái | Khánh Hưng- Trần Văn Thời | VI | ||
II | ĐT.988 (Lương Thế Trân - Đầm Dơi) | Quốc lộ 1 | Thị trấn Đầm Dơi |
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Đường vào Khu dân cư | Cầu Quốc Việt | Km12+070 | Km12+350 | 280 | Trái | Tân Trung, Đầm Dơi | VI |
2 | Đoạn 2 | Đường vào Khu dân cư | Đường vào kênh Giáo Cử | Km12+350 | Km12+880 | 530 | Phải | Tân Trung, Đầm Dơi | VI |
3 | Đoạn 3 | Đường đấu nối | DNTN Hào Hiệp | Km13+300 | Km14+090 | 790 | Trái | Tân Trung, Đầm Dơi | VI |
4 | Đoạn 4 | Đường về xã Tạ An Khương | Đường đầu cống Xám Ruộng | Km16+395 | Km16+690 | 295 | Trái | Tân Duyệt, Đầm Dơi | VI |
Đường vào trạm điện lực | Đường vào Cây Trăm | Km16+210 | Km16+680 | 470 | Phải | Tân Duyệt, Đầm Dơi | VI | ||
5 | Đoạn 5 | Đường vào VLXD Tuấn Long | Đường đô thị (dự kiến theo quy hoạch) | Km17+970 | Km18+440 | 470 | Trái | Thị trấn Đầm Dơi | VI |
III | ĐT.983 (Trí Phải - Thới Bình) | Quốc lộ 63 | Đường 3/2, thị trấn Thới Bình |
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Đường vào Công ty cổ phần mía đường Tây Nam | Đường kênh Cống Lầu | Km1+200 | Km1+280 | 80 | Trái | Trí Phải, Thới Bình | VI |
2 | Đoạn 2 | ĐH.05C | Trường mầm non Hoa Ngọc Lan | Km3+995 | Km4+320 | 325 | Trái | Thới Bình, Thới Bình | VI |
3 | Đoạn 3 | Tôn lạnh Kiến Thành | Mái Tôn Quách Xướng | Km6+00 | Km6+250 | 250 | Trái | Thới Bình, Thới Bình | VI |
Tôn lạnh Kiến Thành | Vật liệu xây dựng Phước Nguyên | Km6+00 | Km6+500 | 500 | Phải | Thới Bình, Thới Bình | VI | ||
IV | ĐT.985 (Rau Dừa - Rạch Ráng) | Quốc lộ 1 | Thị trấn Rạch Ráng |
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Đường đầu cầu Rạch Lăng | Đường vào rạch Ông Tự | Km4+530 | Km4+610 | 80 | Trái | Lợi An, Trần Văn Thời | VI |
V | ĐT.986 (Đầm Dơi - Cái Nước - Cái Đôi Vàm) | Đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi | Thị trấn Cái Đôi Vàm |
|
|
|
|
|
|
* | Cái Nước - Đầm Dơi |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Đường đấu nối | Đường vào Trường Tiểu học Đông Thới | Km4+830 | Km5+140 | 310 | Trái | Đông Thới, Cái Nước | VI |
ĐH.33 | Đường vào xã Đông Thới | Km5+030 | Km5+230 | 200 | Phải | Đông Thới, Cái Nước | VI | ||
2 | Đoạn 2 | Đường vào nhà dân | Đường vào ấp Giá Ngự | Km7+970 | Km8+195 | 225 | Phải | Đông Hưng, Cái Nước | VI |
3 | Đoạn 3 | ĐH.53B | Đường vào Kênh Lý | Km15+900 | Km16+250 | 350 | Phải | Đông Hưng, Cái Nước | VI |
Đường đầu cầu Bà Ca | Đường vào ấp Tân Thạnh | Km15+900 | Km16+540 | 640 | Trái | Đông Hưng, Cái Nước | VI | ||
* | Cái Nước - Vàm Đình - Cái Đôi Vàm |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Ngã 3 Nhà Duy | Trường THCS Nghĩa Hiệp | Km2+580 | Km2+990 | 410 | Trái | Trần Thới, Cái Nước | VI |
2 | Đoạn 2 | Đường đi Tân Long | Trường TH Trần Thới 1 | Km3+375 | Km3+625 | 250 | Trái | Trần Thới, Cái Nước | VI |
3 | Đoạn 3 | Đường vào xã Việt Thắng | Đường đầu cầu Lung Tràm | Km8+710 | Km9+910 | 1.200 | Trái | Tân Hưng Tây, Phú Tân | VI |
Đường vào xóm kinh Thứ Vải A | Đường đầu cầu Lung Tràm | Km9+200 | Km9+900 | 700 | Phải | Tân Hưng Tây, Phú Tân | VI | ||
4 | Đoạn 4 | Đường đầu cầu Mò Om | Đường vào ấp Thứ Vải B | Km10+260 | Km11+510 | 1.250 | Phải | Tân Hưng Tây, Phú Tân | VI |
5 | Đoạn 5 | Đường vào cầu ấp Quảng Phú | Đường vào UBND xã Phú Tân | Km13+310 | Km13+720 | 410 | Phải | Tân Hưng Tây, Phú Tân | VI |
6 | Đoạn 6 | Đường vào Cái Bác, Rạch Chèo | ĐH.46 | Km15+960 | Km16+350 | 390 | Trái | Tân Hưng Tây, Phú Tân | VI |
7 | Đoạn 7 | ĐH.43 | Giáp kênh 90 | Km20+360 | Km20+465 | 105 | Trái | Tân Hải, Phú Tân | VI |
8 | Đoạn 8 | Đường vào chùa Nguyễn Cảnh | Đường đô thị dự kiến | Km22+500 | Km22+970 | 470 | Phải | Nguyễn Việt Khải, Phú Tân | VI |
VI | ĐT.983B (Cà Mau - Thới Bình - U Minh) | Đường Quản lộ Phụng Hiệp | Đường ven biển (xã Khánh Hội) |
|
|
|
|
|
|
* | Láng Trâm - Thới Bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Cầu nối đường gom QL.63 | Đường xã | Km7+220 | Km7+440 | 220 | Trái | Tân Lộc, Thới Bình | VI |
2 | Đoạn 2 | Đường xã | Đường xã | Km12+165 | Km12+725 | 560 | Trái | Thới Bình, Thới Bình | VI |
3 | Đoạn 3 | Trường TH Thới Hòa | Đường đấu nối | Km15+860 | Km15+995 | 135 | Phải | Thới Bình, Thới Bình | VI |
* | Thới Bình - U Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | ĐH.08C | ĐH.15 | Km2+100 | Km2+210 | 110 | Phải | Thị trấn Thới Bình + xã Thới Bình, Thới Bình | VI |
2 | Đoạn 2 | ĐH.15B | Trường học | Km4+900 | Km5+090 | 190 | Trái | Nguyễn Phích, U Minh | VI |
* | Đường T29 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Km1+860 | Giáp Kênh 90 | Km1+860 | Km11+650 | 9.790 | Trái | Khánh An và Khánh Lâm, U Minh | VI |
2 | Đoạn 2 | Đường vào trại Lúa Giống Khánh Lâm | ĐH.19 | Km11+690 | Km12+395 | 705 | Phải | Khánh Lâm, U Minh | VI |
3 | Đoạn 3 | Đường đấu nối | Cầu B5 | Km12+445 | Km12+629 | 184 | Trái | Khánh Lâm, U Minh | VI |
4 | Đoạn 4 | Đường đấu nối | Đường xã | Km16+869 | Km17+050 | 181 | Trái | Khánh Lâm, U Minh | VI |
5 | Đoạn 5 | Đường xã | Cầu Kênh 29 | Km17+638 | Km18+295 | 657 | Trái | Khánh Lâm, U Minh | VI |
VII | ĐT.985C (Cống T13 - Co Xáng - Đá Bạc) | Đường Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội | Vàm Đá Bạc |
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | ĐH.13B | Cầu đấu nối | Km3+477 | Km4+500 | 1.023 | Trái | Khánh An, U Minh | VI |
VIII | ĐT.983C (Chợ Hội - Ranh Hạt) | Quốc lộ 63 | Giáp ranh tỉnh Kiên Giang |
|
|
|
|
|
|
1 | Đoạn 1 | Đường xã | Cầu đấu nối | Km0+500 | Km5+700 | 5.200 | Phải | Tân Phú, Thới Bình | VI |
QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM ĐẤU NỐI VỊ TRÍ BẾN XE KHÁCH VÀO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(kèm theo Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
TT | Tên bến xe | Tên đường tỉnh | Hướng (phải, trái) | Lý trình | Địa điểm | Quy mô (m2) | Loại |
1 | Bến xe khách Thới Bình | ĐT.983B (Cà Mau - Thới Bình - U Minh) | P | Km20+400 | Phía Đông thị trấn Thới Bình, Thới Bình | 5.000 | 3 |
2 | Bến xe khách U Minh | ĐT.984 (Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội) | T | Km29+700 | Bờ Bắc kênh Hai Chu, thị trấn U Minh, U Minh (dọc đường Cà Mau - U Minh - Khánh Hội) | 1.500 | 5 |
3 | Bến xe khách Khánh Hội | ĐT.984 (Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội) | T | Km45+100 | Khánh Hội, U Minh | 5.000 | 3 |
4 | Bến xe khách Rạch Ráng | ĐT.985B (Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc) | P | Km19+250 | Thị trấn Trần Văn Thời, Trần Văn Thời | 1.500 | 5 |
5 | Bến xe khách Sông Đốc | ĐT.985B (Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc) | P | Km37+490 | Thị trấn Sông Đốc, Trần Văn Thời | 5.000 | 3 |
6 | Bến xe khách Khánh Bình Tây | ĐT.985C (Cống T13 - Co Xáng - Đá Bạc) | P | Km23+850 | Khánh Bình Tây, Trần Văn Thời | 2.400 | 5 |
7 | Bến xe khách Cái Nước | ĐT.986 (Đầm Dơi - Cái Nước - Cái Đôi Vàm) | T | Km0+120 | Thị trấn Cái Nước, Cái Nước | 2.500 | 4 |
8 | Bến xe khách Đầm Dơi | ĐT.988 (Lương Thế Trân - Đầm Dơi) | T | Km20+250 | Bờ Tây sông Đầm Dơi, thị trấn Đầm Dơi, Đầm Dơi (gần ngã ba Thầy Chương) | 5.000 | 3 |
- 1Nghị quyết 198/2008/NQ-HĐND về đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2009 đến năm 2013
- 2Chỉ thị 14/2004/CT-UB về tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình bổ sung hệ thống biển báo, vạch dừng, gờ giảm tốc, đảm bảo an toàn giao thông trên phần đường bộ đường ngang dân sinh do địa phương quản lý của tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 983/QĐ-BGTVT năm 2012 phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 của Bộ Giao thông vận tải”
- 6Quyết định 1586/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2013 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 198/2008/NQ-HĐND về đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2009 đến năm 2013
- 9Quyết định 818/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 2043/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 13Chỉ thị 14/2004/CT-UB về tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 14Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 15Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2013 về Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 tỉnh Cà Mau
- 16Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 17Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình bổ sung hệ thống biển báo, vạch dừng, gờ giảm tốc, đảm bảo an toàn giao thông trên phần đường bộ đường ngang dân sinh do địa phương quản lý của tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 1759/QĐ-UBND năm 2014 Phê duyệt chiến lược đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Cà Mau đến 2020 và tầm nhìn đến 2030
- Số hiệu: 1759/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Phạm Thành Tươi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra