Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/2006/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 18 tháng 7 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 18/2000/TT-LĐTBXH ngày 28/7/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 07/2000/ NĐ-CP ngày 09/3/2000; Thông tư số 10/2002/TT-LĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31/5/2001;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 503/LĐTBXH-TCTHHC ngày 29/05/2006 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 423/TT-SNV ngày 26/06/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nuôi dưỡng người già - tàn tật - cô đơn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 14/2004/QĐ-UB ngày 10/02/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nuôi dưỡng người già - tàn tật - cô đơn tỉnh Bình Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng người già - tàn tật - cô đơn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ - TÀN TẬT - CÔ ĐƠN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 173/2006/QĐ -UBND ngày 18/7/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Trung tâm Nuôi dưỡng người già - tàn tật - cô đơn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trung tâm có chức năng tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc về thể chất và tinh thần cho người già cô đơn, người tàn tật không có nguồn thu nhập, không nơi nương tựa hoặc những người không có điều kiện sống ở gia đình, tự nguyện đóng góp kinh phí để sinh sống ở Trung tâm nhằm góp phần vào việc ổn định cuộc sống của một bộ phận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, ổn định tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
1. Tiếp nhận, tổ chức quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc cho các đối tượng (theo Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bao gồm:
- Người già cô đơn không nơi nương tựa: người từ 60 tuổi trở lên, sống độc thân, không có người thân để nương tựa, không có nguồn thu nhập. Trường hợp phụ nữ cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập, từ đủ 55 tuổi trở lên thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống;
- Người tàn tật nặng hoặc bị tâm thần mãn tính (có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên): từ 16 tuổi trở lên, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người thân để nương tựa hoặc người tâm thần mãn tính, đã qua điều trị nhiều lần nhưng không khỏi, thường xuyên không tự chủ được bản thân, có những hành vi nguy hại đến tính mạng, tài sản của người khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội;
Các đối tượng trên nếu còn người thân thích nhưng không đủ khả năng nuôi dưỡng, tùy từng điều kiện của đối tượng cũng có thể được xem xét tiếp nhận vào Trung tâm;
- Những đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự, an toàn xã hội, để tránh hậu quả xấu xảy ra khi cấp có thẩm quyền quyết định đưa vào Trung tâm quản lý, thời hạn không quá 15 ngày. Đối với người tâm thần không xác định được nơi cư trú, người thân thích thì sau thời hạn 15 ngày phải làm thủ tục tiếp nhận theo quy định hiện hành.
- Đối tượng tự nguyện: Người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng có nguồn thu nhập, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc người thân nhận đóng góp kinh phí cũng được xem xét tiếp nhận vào Trung tâm. Mức đóng góp cụ thể do Giám đốc Trung tâm thỏa thuận với đối tượng hoặc người thân của đối tượng theo các mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Trung tâm có trách nhiệm phối hợp cùng Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú, tiến hành xác minh hoàn cảnh, nhân thân đối tượng là người trong tỉnh để đưa vào nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm.
3. Lập hồ sơ cá nhân của từng đối tượng, bao gồm: đơn xin vào Trung tâm, sơ yếu lý lịch, hồ sơ bệnh án (nếu có), quyết định tiếp nhận đối tượng.
4. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng nuôi dưỡng trong các hoạt động: tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng đối tượng.
5. Phối hợp với các Đoàn thể, các Tổ chức xã hội và các ngành có liên quan để tổ chức xác minh, tiếp nhận, chăm sóc, hỗ trợ cho các đối tượng ở Trung tâm và tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp các đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, nhân cách, hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng.
6. Quyết định đưa đối tượng ra khỏi Trung tâm khi đối tượng có đủ một trong các điều kiện sau:
- Người tàn tật đã phục hồi, người tâm thần đã ổn định bệnh tật (theo văn bản giám định), trường hợp đối tượng là người tâm thần đã đưa về gia đình nhưng sau một thời gian bệnh tái phát, không thể sống ở gia đình được thì Trung tâm tiếp nhận lại theo quy định tiếp nhận lần đầu.
- Gia đình hoặc người bảo lãnh hợp pháp nhận nuôi.
Giám đốc Trung tâm phải thông báo bằng văn bản gởi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trước 90 ngày khi ra quyết định đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng để địa phương chủ động tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng hoà nhập cộng đồng.
Trường hợp đối tượng chết, Trung tâm có trách nhiệm tổ chức mai táng theo quy định hiện hành.
7. Thực hiện chính sách trợ cấp sinh hoạt phí cho các đối tượng theo khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của Chính phủ và các khoản trợ cấp của tỉnh theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, bao gồm:
- Trợ cấp mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống hàng ngày.
- Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường.
- Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
- Trợ cấp mai táng phí.
1. Trung tâm có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
2. Được giải quyết các khoản trợ cấp cho các đối tượng xã hội do Trung tâm quản lý trên cơ sở định mức và dự toán kinh phí được duyệt.
3. Được tiếp nhận và phân phối các nguồn tài trợ cho các đối tượng sau khi thông qua Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Được đề nghị hay quyết định theo thẩm quyền về các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức của Trung tâm theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
1. Lãnh đạo: Trung tâm có 01 Giám đốc và 01- 02 Phó Giám đốc. Các chức vụ này do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ.
2. Các phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức - Hành chính (gồm các bộ phận: tổ chức, hành chính, kế toán, bảo vệ, cấp dưỡng).
- Phòng Y tế (gồm bộ phận y tế và hộ lý).
Mỗi phòng có 01 Trưởng phòng do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng do Giám đốc Trung tâm quyết định trên cơ sở quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trung tâm do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 6. Biên chế của Trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp của ngành lao động thương binh xã hội được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Trung tâm hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong bản Quy định này.
2. Trung tâm làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Trung tâm quyết định các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm và chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc Sở về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
3. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công, đồng thời cùng Giám đốc liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc cụ thể khác, nhưng Phó Giám đốc không được uỷ quyền lại cho công chức, viên chức dưới quyền.
5. Các phòng làm việc theo chế độ trưởng phòng, giải quyết các vấn đề được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phân công theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc hoặc Phó Giám đốc về kết quả công việc được phân công.
6. Khi có những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Trung tâm hay chưa được sự thống nhất ý kiến của các cơ quan thì Giám đốc Trung tâm phải báo cáo với Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.
7. Định kỳ (do Giám đốc Trung tâm quy định) Trung tâm họp lãnh đạo và các Trưởng phòng để theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Định kỳ 6 tháng, hàng năm Trung tâm tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình công tác và triển khai thực hiện nhiệm vụ mới.
1. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trung tâm chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở, thường xuyên báo cáo công tác cho Sở theo quy định của Sở và tham mưu đề xuất với Sở về lĩnh vực công tác do Trung tâm phụ trách.
2. Đối với các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng: Trung tâm có mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị này nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Đối với các đối tượng quản lý tại Trung tâm: Trung tâm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo các điều khoản trong bản Quy định này.
Điều 9. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất kỳ điều khoản nào trong bản Quy định này, Giám đốc Trung tâm đề nghị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Giám đốc Sở Nội vụ thống nhất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 296/2003/QĐ-UB bổ sung nhiệm vụ và đổi tên “Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già và tàn tật Chánh Phú Hòa” thành “Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa” trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 04/2013/QĐ-UBND quy định mức thu sinh hoạt phí đối với đối tượng xã hội tự nguyện khi tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn và Trung tâm Giáo đục Lao động và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 5662/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người khuyết tật Hoàng Nguyên do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 5Quyết định 2165/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013 không còn phù hợp với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương
- 6Quyết định 1671/QĐ.UB.TC năm 1996 về việc cho phép Hội chữ thập đỏ tỉnh An Giang tiếp nhận và trực tiếp quản lý tổ chức Trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn - Trẻ mồ côi Long Xuyên
- 1Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 2Quyết định 2165/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013 không còn phù hợp với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương
- 1Quyết định 296/2003/QĐ-UB bổ sung nhiệm vụ và đổi tên “Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già và tàn tật Chánh Phú Hòa” thành “Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa” trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội
- 3Thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Nghị định 25/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
- 5Thông tư 10/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo Nghị định 25/2001/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 04/2013/QĐ-UBND quy định mức thu sinh hoạt phí đối với đối tượng xã hội tự nguyện khi tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn và Trung tâm Giáo đục Lao động và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Quyết định 5662/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người khuyết tật Hoàng Nguyên do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Quyết định 1671/QĐ.UB.TC năm 1996 về việc cho phép Hội chữ thập đỏ tỉnh An Giang tiếp nhận và trực tiếp quản lý tổ chức Trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn - Trẻ mồ côi Long Xuyên
Quyết đinh 173/2006/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nuôi dưỡng người già - tàn tật - cô đơn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 173/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/07/2006
- Ngày hết hiệu lực: 06/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra