Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1720/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 27 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Dự án quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Xét đề nghị tại Tờ trình số 541/TTr-SKHCN ngày 8 tháng 8 năm 2014 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Nội dung chính của Dự án gồm (kèm theo Dự án):

- Tên dự án: “Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-2020”.

* Cơ quan chủ trì dự án: UBND tỉnh Hà Giang.

* Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.

1. Mục tiêu của dự án

1.1. Mục tiêu chung

- Xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng kết hợp với áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn lực, xây dựng thương hiệu... cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh;

- Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chủ lực và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực của tỉnh), từng bước nâng cao mức đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP của tỉnh Hà Giang;

- Nâng cao nhận thức, năng lực cải tiến về năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp trong tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015

- 02 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh xây dựng và thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- 03 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; 01 sản phẩm chủ lực của tỉnh có chất lượng phù hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và chứng nhận quốc tế khác nhất là phù hợp tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang nước sở tại.

- 02 doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- 20% các nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật

- Tổ chức 02 lớp đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng...

- Hỗ trợ 10 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến.

- Đào tạo khoảng 05 chuyên gia tư vấn về năng suất và chất lượng của tỉnh, các chuyên gia này có đủ khả năng tư vấn nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, doanh nghiệp.

- Có tối thiểu 02 phòng thử nghiệm của doanh nghiệp được công nhận ISO/IEC 17025 nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực: Nông sản, Vật liệu xây dựng, môi trường...

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

- 20 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh xây dựng và thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- 40 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; 10 sản phẩm chủ lực của tỉnh có chất lượng phù hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và chứng nhận quốc tế khác, nhất là phù hợp tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang nước sở tại.

- 05 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trong đó có 01 doanh nghiệp được trao tặng Giải Vàng chất lượng Quốc gia.

- Quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật đối với 100% các nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức khoảng 10 lớp đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng...

- Hỗ trợ 40 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến.

- Đào tạo khoảng 15 chuyên gia tư vấn về năng suất và chất lượng của tỉnh, các chuyên gia này có đủ khả năng tư vấn nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, doanh nghiệp.

- 05 phòng thử nghiệm của doanh nghiệp được công nhận ISO/IEC 17025 nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực: Nông sản, Vật liệu xây dựng, Dược liệu và môi trường...

2. Nhiệm vụ chủ yếu của dự án

- Thông tin, quảng bá, nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng trong các doanh nghiệp;

- Chọn doanh nghiệp tham gia dự án: Phổ biến, xét chọn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xây dựng dự án;

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia về năng suất và chất lượng, đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất chất lượng của địa phương;

- Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp;

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng;

- Hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu, tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia;

- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

3. Thời gian, đối tượng, cơ quan phối hợp

3.1. Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2014 đến năm 2020;

3.2. Đối tượng: Các doanh nghiệp của tỉnh Hà Giang, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực, trọng điểm của tỉnh;

3.3. Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hiệp hội doanh nghiệp, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Liên minh Hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức có liên quan tại địa phương.

4. Giải pháp thực hiện

4.1. Về tổ chức: Thành lập ban chỉ đạo Dự án để điều phối quá trình thực hiện;

4.2. Về tài chính và cơ chế chính sách

- Chế độ tài chính thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số: 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN và từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí của doanh nghiệp; từ các nguồn lồng ghép với các chương trình; dự án khác;

- Cơ chế, chính sách áp dụng theo Nghị quyết số 22/NQ-CP và Thông tư liên tịch số: 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính.

4.3. Dự trù kinh phí

- Dự kiến kinh phí thực hiện dự án là: 16.090 triệu đồng, được chia làm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 2014 - 2015 khoảng 1.660 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2: 2016 - 2020 khoảng 14.430 triệu đồng;

- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn vốn sự nghiệp Khoa học và Công nghệ cân đối hàng năm; nguồn kinh phí của doanh nghiệp; kinh phí tài trợ, hỗ trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác (nếu có);

4.4. Đào tạo nguồn nhân lực để triển khai dự án: Đào tạo khoảng 30 cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng cán bộ của một số Sở, ngành trở thành chuyên gia làm nòng cốt cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.

4.5. Lồng ghép với các chương trình dự án khác: Ngoài việc được hỗ trợ theo các nội dung của dự án này, doanh nghiệp tham gia dự án còn được hướng dẫn phối hợp hỗ trợ lồng ghép từ các chương trình, dự án khác của các Bộ, ngành và của địa phương trong thời gian doanh nghiệp tham gia dự án.

5. Trách nhiệm thực hiện

- Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thực hiện dự án, điều hành hoạt động của Dự án và các nhiệm vụ được phân công đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo đúng quy định hiện hành; Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các nội dung của dự án; định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện dự án của tỉnh cho Bộ, ngành Trung ương; Hướng dẫn, kiểm tra, tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện dự án.

- Các cơ quan tham gia dự án: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thành phố, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- PVP UBND tỉnh (NLN);
- Lưu: VT, NNTNMT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Tiến

 

DỰ ÁN

NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1720/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án: “Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-2020”

2. Thuộc chương trình: Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Cơ quan quản lý dự án: UBND tỉnh Hà Giang

4. Cơ quan thực hiện dự án: Sở Khoa học và Công nghệ

5. Thời gian, đối tượng, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp

- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2014 đến năm 2020.

- Đối tượng thực hiện dự án:

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực của tỉnh, bao gồm các ngành sản xuất: Chè; các sản phẩm chế biến từ gỗ; bột giấy và giấy; sản phẩm mây tre đan; gạch ngói; xi măng, bê tông thương phẩm, cột điện bê tông; thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản... ; các sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm có giá trị xuất khẩu hoặc thị trường xuất khẩu lớn. (Danh sách theo phụ lục 01).

- Các cơ quan phối hợp thực hiện dự án:

+ Các Sở, ban ngành của tỉnh Hà Giang bao gồm: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang, Hội doanh nghiệp tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Giang và các đơn vị, tổ chức có liên quan tại địa phương.

II. BỐI CẢNH CỦA DỰ ÁN

1. Đánh giá hiện trạng về năng suất và chất lượng

Năng suất và chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao năng suất và chất lượng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới.

Hiện nay, cả tỉnh Hà Giang có trên 1.208 doanh nghiệp được thành lập với tổng vốn đầu tư trên 13.950 tỷ đồng, thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn về vốn, về đầu vào, đầu ra, về thương hiệu. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ chưa thật sự ổn định so với hàng hóa, dịch vụ cùng loại trong nước, nhiều hàng hóa chưa đăng ký thương hiệu, kiểu dáng thiếu hấp dẫn, đa số doanh nghiệp chưa làm tốt khâu nghiên cứu thị trường, do đó đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Về công nghệ thiết bị, phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ còn rất chậm. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là doanh nghiệp thiếu thông tin về công nghệ, dịch vụ tư vấn lựa chọn công nghệ, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề tài chính hạn chế cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp của tỉnh chưa có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại. Quy mô sản xuất hàng hóa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn quá nhỏ, công nghệ sản xuất chưa cao. Bên cạnh đó, năng lực của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực hiện có quá ít, quy mô nhỏ, hiệu quả đầu tư chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Chủ yếu thuộc các lĩnh vực sau:

Lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp: Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV là sớm đưa Hà Giang ra khỏi danh sách các tỉnh nghèo, tỉnh đặc biệt khó khăn, tập trung và phát huy nền sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ theo hướng bền vững. Ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà Giang trong những năm qua đạt được những thành quả đáng khích lệ, giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đóng góp vào tỷ trọng GDP hàng năm của tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã cấp tổng số 57 giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản với 07 loại khoáng sản: Mangan, Chì - kẽm, Sắt, Angtimon, Mi ca, Thiếc, Vonfram và Vàng. Ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh luôn có mức tăng trưởng khá và không ngừng phát triển cả về quy mô và số lượng. Đã huy động được mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Vốn đầu tư cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các tổ chức, cá nhân lên đến hàng trăm tỷ đồng, tăng doanh thu cho ngân sách địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm cho người địa phương.

Về lĩnh vực công nghiệp thủy điện: việc tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào Hà Giang xây dựng các dự án thủy điện, đã không ngừng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư mà còn góp phần thu hút được lao động tại chỗ, tạo cho nguồn thu ngân sách địa phương ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho cả khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Giang số dự án đã được phê duyệt trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là 72 dự án với tổng công suất lắp máy là trên 768,8 MW. Có 44 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, trong đó có 12 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; 08 dự án đang triển khai xây dựng; 23 dự án đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai xây dựng; qua rà soát lại đến thời điểm hiện tại có 27 thủy điện bị loại bỏ khỏi quy hoạch do công suất nhỏ.

Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng: Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 50 cơ sở khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó: Có 05 nhà máy sản xuất quy mô khá lớn (gạch tuynel với sản lượng gần 80 triệu viên/năm, xi măng sản lượng hơn 120 nghìn tấn/năm, Bê tông thương phẩm và các sản phẩm từ bê tông). Với đặc điểm là tỉnh đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nên tình hình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, các cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn có quy mô còn nhỏ, sản xuất còn mang nặng tính thủ công, nguyên liệu sử dụng để sản xuất còn dựa vào nguồn tài nguyên tự có mà chưa hướng tới việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không ảnh hưởng đến môi trường.

Lĩnh vực nông, lâm nghiệp: Với điều kiện hiện tại, tỉnh Hà Giang tập trung khai thác triệt để lợi thế, tiềm năng về các điều kiện tự nhiên, xã hội của các địa phương trong tỉnh để phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp. Duy trì, mở rộng quy mô, ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào các vùng sản xuất hàng hóa đang có để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tập trung khai thác các sản phẩm là lợi thế của các vùng sinh thái của các địa phương theo nhu cầu thị trường. Với mục tiêu đó, tỉnh đã đề ra chủ trương và phê duyệt một số dự án trọng điểm cụ thể như:

- Công tác phát triển cây chè đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: Trong những năm qua tỉnh Hà Giang luôn xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy công tác trồng mới, đầu tư khoa học kỹ thuật trong quá trình thâm canh, thu hái chế biến luôn được tỉnh quan tâm bằng nhiều cơ chế chính sách phù hợp như hỗ trợ lãi suất cho người dân và các thành phần kinh tế vay vốn trồng mới, thâm canh, cải tạo các vườn chè già cỗi; hỗ trợ các cơ sở chế biến chè, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm... là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (sau tỉnh Lâm Đồng và Thái Nguyên). Tính đến cuối năm 2013 diện tích chè của Hà Giang đạt 19.903,5 ha, trong đó có 16.227 ha cho thu hoạch, chè được trồng chủ yếu tại 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần. Tuy diện tích chè của Hà Giang khá lớn nhưng chủ yếu được trồng phân tán, mật độ không đảm bảo; bên cạnh đó tại một số huyện vùng cao của tỉnh còn tồn tại khá nhiều diện tích chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm; năng suất chè búp tươi đạt thấp, bình quân 36,7 tạ/ha (chỉ bằng 35 % so với năng suất của chè Thái Nguyên và 42 % năng suất của chè Lâm Đồng). Tính đến cuối năm 2013 tổng sản lượng chè búp tươi của Hà Giang mới đạt khoảng 57.458,6 tấn. Nguyên nhân năng suất chè Hà Giang còn thấp là do không đảm bảo mật độ, nhiều diện tích chè đã bước vào giai đoạn già cỗi, việc đầu tư thâm canh không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (chỉ có khoảng 18,6 % diện tích đảm bảo về tiêu chuẩn thâm canh). Bên cạnh đó thu hái và chế biến chưa theo đúng qui trình kỹ thuật đã làm giảm năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của cây chè; chủng loại chè đã qua chế biến chưa đa dạng, sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô. Ngoài ra tỉnh Hà Giang chưa có hệ thống kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm chè một cách toàn diện trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ....

- Về phát triển cây cam sành: Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và được trồng chủ yếu tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Cũng nhờ có cây cam sành mà nhiều hộ gia đình trồng cam của Hà Giang đã có nguồn thu nhập cao. Vì vậy, cây cam sành đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hình thành nên các vùng cây ăn quả đặc sản của tỉnh. Nhưng trong 5 năm gần đây, diện tích cũng như năng suất và chất lượng của cây cam sành Hà Giang đã bị suy giảm nhanh chóng do giống bị thoái hóa, dịch bệnh gây hại và do kỹ thuật chăm sóc không theo đúng qui trình kỹ thuật của người dân. Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây (từ 2007 - 2011), diện tích cam sành của Hà Giang đã bị suy giảm 2.900 ha. Tính đến cuối năm 2013, diện tích cam sành của Hà Giang chỉ còn khoảng 2.663,6 ha và sản lượng ước đạt 9.725 tấn. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, với tốc độ suy giảm về diện tích cũng như năng suất, chất lượng như hiện nay thì trong thời gian 5 năm tới, cây ăn quả đặc sản cam sành của Hà Giang sẽ không còn tồn tại. Đứng trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hà Giang đã triển khai Dự án “Phục hồi và xây dựng cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGap”.

- Về phát triển cây đậu tương: Qua thực tế cho thấy, cây đậu tương đã thể hiện được khả năng thích nghi ưu việt với địa hình, khí hậu khắc nghiệt tại Hà Giang. Diện tích, năng suất, sản lượng những năm gần đây tăng lên đáng kể năm 2006, diện tích đậu tương của Hà Giang chỉ hơn 15.000 ha đến năm 2010 tăng lên xấp xỉ 21.000 ha, riêng trong năm 2011 đạt trên 22.000 ha. Nếu như năm 2006 năng suất đậu tương bình quân chỉ dao động trong khoảng 8-9 tạ/ha thì năm 2010 đã đạt 11 tạ/ha, tăng 2-3 tạ/ha. Sản lượng đậu tương của Hà Giang cũng tăng từ 14.000 tấn năm 2006 lên 23.000 tấn năm 2010. Tuy nhiên, do tập quán canh tác cũ nên hầu hết diện tích đậu tương tại Hà Giang chưa được thâm canh đầy đủ, đặc biệt là việc đầu tư phân bón hạn chế, người dân tự để giống không có chọn lọc nên chỉ sau khoảng 3-5 vụ giống đã bị thoái hóa khiến năng suất khó cải thiện, trước đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, năm 2011, UBND tỉnh ban hành đề án phát triển câu đậu tương hàng hóa tập trung giai đoạn 2011-2015. Đặt mục tiêu khi hoàn thành, diện tích đậu tương của tỉnh đạt 25.000 ha, năng suất trên 1 ha ít nhất phải trên 16 tạ; sản lượng trên 40.000 tấn; hiệu quả kinh tế đạt trên 28 triệu đồng/ha; tạo công ăn việc làm cho khoảng 45.000 lao động, đưa cây đậu tương trở thành cây chủ lực tại Hà Giang.

- Về phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại 6 huyện 30a, Hiện nay UBND tỉnh đang kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ giúp đưa Hà Giang vào Dự án vùng trọng điểm quốc gia về phát triển cây dược liệu nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có của Tỉnh về cây dược liệu và hỗ trợ tỉnh Hà Giang xây dựng Trung tâm phân tích, kiểm tra chất lượng dược liệu và thuốc YHCT đặt tại tỉnh Hà Giang.

Một số lĩnh vực và sản phẩm khác: Bên cạnh những lĩnh vực sản xuất sản phẩm chủ yếu nêu trên, hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành một số ngành nghề thủ công, các làng nghề sản xuất và chế biến như: Miến giong; tinh bột sắn; sản xuất rượu; trồng rừng và chế biến ván dăm, ván ép, chế biến gỗ; Các xưởng đúc rèn thủ công sản xuất các sản phẩm công cụ lao động; Trồng hoa thương phẩm. Cùng một số trang trại chăn nuôi động vật có giá trị kinh tế khá cao như: Nuôi ong, lợn rừng, nhím, cá hồi, trồng hồi, hà thủ ô, lạc, đậu tương, ớt, khoai tây.... nhưng cơ bản còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược phát triển cụ thể để trở thành hàng hóa có sản lượng và chất lượng cao để trở thành hàng hóa chủ lực, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

* Nhận xét, đánh giá:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có bước phát triển tích cực. Điều đó được khẳng định thông qua các số liệu đánh giá tổng quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011-2013 tiếp tục duy trì phát triển, với tốc độ bình quân tăng trưởng đạt 10,5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp, dịch vụ đang ngày càng chiếm cao trong cơ cấu nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,55 triệu đồng/người/năm, tăng 12,1% so với năm 2012. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa và bước đầu tự điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trên 400 triệu USD. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt hơn 1.385 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng chuyển từ khai thác nguyên liệu thô sang chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng trong giai đoạn trước tiếp tục được mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất.

Về chất lượng các sản phẩm trọng điểm của tỉnh đã có bước tiến bộ đáng kể, từng bước đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường nội tỉnh, nội địa và có tiềm năng xuất khẩu như sản phẩm: Quặng sắt, quặng ăngtimon, quặng mangan nguyên khai, Fero mangan, silico mangan, gạch tuynel, Gạch không nung, Chè, dược liệu...

Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một số lượng lớn, tuy nhiên chỉ có gần 70 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh. Hơn nữa, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn về vốn, về vật tư vật liệu đầu vào, đầu ra, về thương hiệu,... đánh giá sơ bộ trên một số mặt cho chúng ta thấy rằng tình trạng năng suất và chất lượng vẫn còn ở mức thấp kém cụ thể:

- Về tình hình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm: Theo thống kê từ năm 2001-2012 có gần 40 cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hóa đã công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Chủ yếu các sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại địa phương, chỉ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm sản xuất ra, nên sức cạnh tranh ra thị trường ngoài tỉnh không lớn.

- Tình hình chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cũng còn rất ít, tính đến năm 2013 trên toàn tỉnh mới chỉ có 03 doanh nghiệp có các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, 21 doanh nghiệp có sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường nước ngoài.

- Số lượng các doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh còn ít, tính đến năm 2013 chỉ có 07 doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy nên năng suất, chất lượng và hiệu quả trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa chưa cao. Hệ thống phòng thử nghiệm vật liệu xây dựng là đối tượng phải áp dụng ISO 9000; Hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm của tỉnh là nơi thực hiện việc thí nghiệm, thử nghiệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa được quan tâm đầu tư xứng tầm với sự phát triển.

Nhận thức về chất lượng của nhiều ngành tại địa phương, doanh nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu các chính sách cụ thể và đồng bộ về đầu tư tài chính, thuế, ngân hàng, đổi mới công nghệ nhằm khuyến khích các hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Phong trào năng suất chất lượng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Năng lực của các doanh nghiệp chưa cao nên việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng như quy chuẩn kỹ thuật địa phương để bảo hộ hàng hóa trong tỉnh là việc rất khó khăn và không thể thực hiện ngay được; Phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị cũ, thủ công còn nhiều, việc kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ do đó sản phẩm đầu ra còn kém chất lượng so với tiêu chuẩn đã công bố.

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm do các doanh nghiệp của tỉnh sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội tỉnh, khả năng suất ra các tỉnh bạn và xuất khẩu ra nước ngoài còn hạn chế do năng suất thấp, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu, giá thành cao, chi phí vận chuyển lớn, chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập trong việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về giám sát và quản lý chất lượng... Một số sản phẩm tuy sản lượng tương đối lớn nhưng chỉ xuất được ở dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm sơ chế (khoáng sản) nên hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa tận dụng được thế mạnh của tỉnh.

* Nguyên nhân chính của tình trạng yếu kém về năng suất và chất lượng:

- Chưa có chiến lược tổng thể năng suất chất lượng, xuất phát điểm nền kinh tế thấp. Qui mô sản xuất hàng hóa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ, công nghệ sản xuất chưa cao, chất lượng thấp, chi phí sản xuất lớn, giá thành cao; bên cạnh đó, năng lực các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực hiện có quá ít, qui mô nhỏ, phân tán, hiệu quả đầu tư chưa cao.

- Công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn nhiều hạn chế. Hiện nay chưa có các tổ chức thử nghiệm giám định sản phẩm hàng hóa và chưa có tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phương nên chưa hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thử nghiệm và giám định chất lượng sản phẩm hàng hóa tại chỗ. Những chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện ở địa phương còn thiếu, chưa kích thích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn, an tâm trong hoạt động đầu tư sản suất.

- Ngành nông nghiệp, Ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản... vốn là một ngành có thế mạnh của tỉnh trong thời gian qua, chất lượng vẫn được đánh giá chưa cao, chưa ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ kỹ thuật, nhất là trang thiết bị, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, quy mô nhỏ, phân tán, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và chưa có biện pháp để kiểm soát trong quá trình sản xuất, sản phẩm còn kém chất lượng.

- Về thực trạng đầu tư, đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp còn chậm so với các tỉnh bạn, nguyên nhân là do có sự thiếu hụt về thông tin, về công nghệ, thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong tìm kiếm, lựa chọn, mua bán công nghệ phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Năng lực đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất của địa phương hầu hết còn thấp. Với thực trạng về trình độ và tiến trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ở tỉnh ta hiện nay, chưa đủ năng lực để sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa có giá trị gia tăng; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao chủ yếu là do hiệu quả hoạt động tác nghiệp thấp, năng lực quản lý kinh doanh và nhận thức hạn chế, việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến còn ít và mang tính hình thức, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.

- Hệ thống các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế tại tỉnh chưa có, nên năng lực kiểm định, thử nghiệm và đánh giá sự phù hợp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các phòng thử nghiệm và các tổ chức đánh giá ở trung ương và các địa phương khác, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Trước tình hình đó, để góp phần ổn định và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, tăng khả năng cạnh tranh, tạo đà phát triển nhanh và bền vững cho nền kinh tế và triển khai chương trình năng suất và chất lượng của tỉnh, chúng ta phải nhìn nhận, phân tích và đánh giá thực trạng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả những vấn dự tồn tại để thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Hà Giang phát triển và đạt hiệu quả cao.

Với những lý do nêu trên, việc xây dựng “Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Hà Giang” là cần thiết và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

2. Định hướng phát triển về năng suất và chất lượng

- Định hướng chiến lược phát triển thị trường đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh: Phát huy tốt thế mạnh và những yếu tố đặc thù của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường các sản phẩm hàng hóa trọng điểm của tỉnh sang các tỉnh bạn và tiến tới xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu trung gian, nhằm nâng cao giá trị tổng sản lượng các sản phẩm công nghiệp, xây dựng; các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản...

- Xác định yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành, địa phương đáp ứng chiến lược phát triển thị trường: cần đẩy nhanh mức độ tăng trưởng và tăng khả năng đóng góp kim ngạch của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh, xây dựng phong trào năng suất, chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm do các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất, với sự tham gia có trách nhiệm của các cấp chính quyền, các Sở ban ngành địa phương và các Doanh nghiệp chủ lực tham gia vào thực hiện dự án.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Có chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ hợp lý, tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa chủ lực tại địa phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Xây dựng chương trình kiểm soát năng lượng và áp dụng công nghệ cải tiến hiện đại nhằm tiết kiệm năng lượng, kết hợp với việc bảo vệ môi trường tại các Doanh nghiệp có sử dụng năng lượng lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng kết hợp với áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn lực, xây dựng thương hiệu... cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh;

- Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chủ lực và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực của tỉnh), từng bước nâng cao mức đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP của tỉnh Hà Giang;

- Nâng cao nhận thức, năng lực cải tiến về năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp trong tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015

- 02 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh xây dựng và thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- 03 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; 01 sản phẩm chủ lực của tỉnh có chất lượng phù hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và chứng nhận quốc tế khác, nhất là phù hợp tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang nước sở tại.

- 02 doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- 20% các nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật.

- Tổ chức khoảng 02 lớp đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng...

- Hỗ trợ 10 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến.

- Đào tạo khoảng 05 chuyên gia tư vấn về năng suất và chất lượng của tỉnh, các chuyên gia này có đủ khả năng tư vấn nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, doanh nghiệp.

- Có tối thiểu 02 phòng thử nghiệm của doanh nghiệp được công nhận ISO/IEC 17025 nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực: Nông sản, Vật liệu xây dựng, môi trường...

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

- 20 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh xây dựng và thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- 40 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; 10 sản phẩm chủ lực của tỉnh có chất lượng phù hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và chứng nhận quốc tế khác, nhất là phù hợp tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang nước sở tại.

- 05 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trong đó có 01 doanh nghiệp được trao tặng Giải Vàng chất lượng Quốc gia.

- Quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật đối với 100% các nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức khoảng 10 lớp đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng...

- Hỗ trợ 60 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến.

- 10 phòng thử nghiệm của doanh nghiệp được công nhận ISO/IEC 17025 nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực: Nông sản, Vật liệu xây dựng, Dược liệu và môi trường...

IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN

1. Thông tin, quảng bá nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng

- Phổ biến chương trình quốc gia “nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Hà Giang” và một số văn bản có liên quan

- Thông tin, phổ biến kiến thức về các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong các doanh nghiệp

- Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu và các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng. Xây dựng website năng suất chất lượng tỉnh Hà Giang, thực hiện phóng sự tuyên truyền, quảng bá về các gương điển hình trong hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Hà Giang

2. Chọn doanh nghiệp tham gia dự án

a) Xét chọn doanh nghiệp tham gia dự án

Các doanh nghiệp của tỉnh Hà Giang, với các điều kiện sau:

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh một trong các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh (xem phụ lục 1).

- Có bảng đăng ký và cam kết tham gia Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Hà Giang.

b) Tiêu chí xét chọn

- Sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước (đặc biệt là sử dụng nguyên liệu trong tỉnh để tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao);

- Có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh;

- Kim ngạch xuất khẩu cao; có tiềm năng xuất khẩu lớn;

- Sản xuất sản phẩm, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu.

c) Hỗ trợ xây dựng Dự án nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp

- Đánh giá hiện trạng năng suất, chất lượng, đo lường, thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, các hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng; xác định nguyên nhân tồn tại, khó khăn về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Trên cơ sở đánh giá, doanh nghiệp phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng dự án nâng cao năng suất chất lượng phù hợp với tình hình phát triển sản phẩm; hàng hóa của tỉnh, doanh nghiệp với các nội dung cơ bản sau:

+ Sự cần thiết thực hiện dự án;

+ Các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;

+ Nội dung, nhiệm vụ của dự án (áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và sự đánh giá, sự phù hợp; ứng dụng và đổi mới công nghệ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; công cụ cải tiến năng suất; phát triển tài sản trí tuệ, đào tạo nhân lực và các nội dung khác);

+ Giải pháp thực hiện dự án;

+ Dự toán kinh phí và cơ cấu nguồn vốn để thực hiện dự án (căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ và các chế độ, chính sách hỗ trợ hiện hành);

3. Đào tạo đội ngũ chuyên gia về năng suất và chất lượng, đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất chất lượng của địa phương.

- Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia về năng suất chất lượng của tỉnh; nghiên cứu chỉ số về yếu tố năng suất tổng hợp (TFP).

- Đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất của doanh nghiệp, năng suất của địa phương (nhiệm vụ này được triển khai trên cơ sở tham gia và hỗ trợ từ Dự án 2 thuộc Chương trình quốc gia năng suất chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì).

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đào tạo, tập huấn về các chỉ tiêu đánh giá, nội dung và kỹ năng đánh giá cho các chuyên gia năng suất của tỉnh.

- Thực hiện thống kê, đánh giá các chỉ tiêu về năng suất chất lượng tại doanh nghiệp, các ngành.

- Tổng hợp, phân tích và công bố kết quả đánh giá trước, trong và khi kết thúc dự án.

4. Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp

- Phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với các sản phẩm, hàng hóa đã có tiêu chuẩn quốc gia. Đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành, hài hòa với tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có tiêu chuẩn quốc gia, để tiến tới nâng cấp một số thành tiêu chuẩn quốc gia.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa chủ lực và xuất khẩu.

- Thông tin về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hướng dẫn doanh nghiệp chứng nhận, công bố hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục bắt buộc phải chứng nhận, công bố hợp quy.

- Xây dựng 01 tổ chức đánh giá chứng nhận sự phù hợp cho các sản phẩm, hàng hóa trọng điểm của địa phương.

5. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng

- Đào tạo kiến thức về năng suất, chất lượng; các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp cho cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp.

- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, tập huấn về kỹ năng làm việc và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho người lao động.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng HTQLCL tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp như ISO 9001, ISO 14001, ISO 17025, ISO 22000, ISO 26000, HACCP, 5S...

- Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tối ưu cho một số doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế.

6. Hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu, tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia

- Thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn và phổ biến kiến thức về phát triển tài sản trí tuệ, về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Hỗ trợ xây dựng, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích...

- Hỗ trợ ngăn chặn những hành vi vi phạm, sử dụng trái phép đối với sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và phát triển thương hiệu.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

7. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất

- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh;

- Đổi mới công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

- Chuyển giao công nghệ mới và tiên tiến, làm chủ công nghệ cao được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN:

1. Huy động nguồn lực thực hiện dự án

1.1. Nguồn kinh phí thực hiện dự án:

- Nguồn kinh phí Nhà nước được cân đối từ nguồn kinh phí ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ được giao hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ; Kinh phí Trung ương được đề xuất theo Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 712/QĐ-TTg; nguồn kinh phí của doanh nghiệp tham gia và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

- Dự kiến kinh phí thực hiện dự án là: 16.090 triệu đồng, được chia làm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 2014 -2015 khoảng 1.660 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2: 2016 -2020 khoảng 14.430 triệu đồng;

(Có phụ lục tổng hợp kinh phí chi tiết kèm theo)

1.2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí:

- Mức chi, thủ tục lập dự toán, phê duyệt, giao, cấp phát, hạch toán, quyết toán, được thực hiện theo các quy định hiện hành;

- Các tổ chức, doanh nghiệp khi được giao chủ trì thực hiện hoặc được tham gia Dự án phải thực hiện đúng các thủ tục theo quy định để xem xét hỗ trợ, quản lý kinh phí của nhà nước;

- Các tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ, chứng từ, báo cáo tài chính, kinh phí đã thực hiện... của doanh nghiệp cho cơ quan thường trực Dự án (Sở Khoa học và Công nghệ) chứng minh cho các hoạt động liên quan đến Dự án NSCL để làm căn cứ xét hỗ trợ từ NSNN;

- Trường hợp thẩm định thấy không đủ điều kiện hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp được biết không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Hàng năm, trên cơ sở nội dung các tiểu dự án của các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký tham gia vào Dự án chung của tỉnh, giao cơ quan chủ trì (Sở KH&CN) xây dựng kế hoạch chung thực hiện dự án để trình UBND xem xét phê duyệt.

1.3. Nội dung chi:

- Chi khảo sát, lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực xây dựng và thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chi đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất của các ngành và doanh nghiệp;

- Chi xây dựng và thẩm định các đề án, dự án thuộc dự án nâng cao năng suất và chất lượng; chi cho hoạt động áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN);

- Chi cho công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang thông tin điện tử (website) của Sở KH&CN Hà Giang về năng suất chất lượng, chi xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động của dự án; Chi nâng cấp hệ thống thông tin cảnh báo trong nước (Bộ phận TBT Hà Giang) về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kết nối với hệ thống cảnh báo TBT Việt Nam và quốc tế;

- Chi đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế (ISO/IEC 17025: 2005); Chi xây dựng 01 tổ chức đánh giá sự phù hợp của địa phương đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 17021:2011 và ISO/IEC 17065:2012;

- Chi đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và năng suất, chất lượng tại địa phương; chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và năng suất, chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp; chi xây dựng phong trào năng suất và chất lượng tại tỉnh;

- Chi hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ; xác lập quyền sở hữu công nghiệp và chỉ dẫn địa lý; chi tổ chức áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, giải pháp tiết kiệm năng lượng tối ưu cho các doanh nghiệp; Tham gia các giải thưởng chất lượng;

- Chi thuê chuyên gia tư vấn lập dự án, hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp độc lập để thực hiện đánh giá sự phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Chi công tác phí, hội nghị, hội thảo chuyên đề, xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động của dự án NSCL; chi hoạt động của Ban điều hành dự án NSCL, Tổ công tác giúp việc Ban điều hành, Cơ quan quản lý dự án của các ngành, địa phương, gồm: chi cho công tác quản lý, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án NSCL, văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng, hội họp, sơ kết, tổng kết...;

- Chi khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động của dự án NSCL hàng năm;

- Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của dự án NSCL...

1.4. Mức chi cho hoạt động của dự án nâng cao năng suất và chất lượng:

Mức chi cho hoạt động của dự án được thực hiện theo các văn bản sau:

- Nghị quyết số 40/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 của HĐND tỉnh Hà Giang “Quy định mức chi công tác phí, mức chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang”;

- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính “Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước”.

- Thông tư liên tịch số 130/TTLT-BTC-BKHCN Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 16/9/2011 hướng dẫn về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng;

- Theo các Quy định hiện hành của nhà nước, của Bộ Tài chính và của tỉnh Hà Giang về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí.

2. Giải pháp về tổ chức và nhân lực để triển khai dự án

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia về Năng suất - Chất lượng phục vụ cho hoạt động tư vấn và đánh giá trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, Trung tâm năng suất Quốc gia... tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng; đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia về năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa tại các ngành, huyện thị và doanh nghiệp.

- Kết hợp tốt giữa đào tạo tập huấn với tham quan học tập các mô hình hay, công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao của các tỉnh bạn, để có thêm kinh nghiệm và cách đánh giá trực quan, vận dụng hiệu quả vào thực tiễn ở địa phương.

3. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

- Phối hợp với các đơn vị của Bộ KH&CN; Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Các Bộ ngành liên quan tổ chức hội nghị tuyên truyền năng suất chất lượng và vận động doanh nghiệp tham gia dự án. Tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp về nội dung và phương pháp áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, khai thác thông tin có liên quan về công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu công nghiệp.

- Phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình xây dựng phóng sự giới thiệu các mô hình cải tiến năng suất chất lượng. Tuyên truyền, giới thiệu dự án và các doanh nghiệp điển hình trên Báo Hà Giang, website và bản tin Khoa học và Công nghệ...

4. Áp dụng cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh

Các Sở ban ngành liên quan tại địa phương, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, quảng bá sản phẩm, đăng ký bảo hộ sản phẩm trí tuệ, tham gia các giải thưởng chất lượng...

- Chính sách hỗ trợ các đơn vị trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Chính sách thi đua khen thưởng trong việc thực hiện chương trình năng suất chất lượng của tỉnh.

- Kết hợp đồng bộ giữa “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Hà Giang” với các chương trình khác và dự án trọng điểm khác tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện như:

+ Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ và Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ;

+ Các chương trình mục tiêu Quốc gia;

+ Các chương trình dự án theo Nghị quyết 30a của Chính phủ;

+ Các dự án theo Chương trình nông thôn miền núi;

+ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2011-2015 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang đến 2020.

+ Các chương trình, dự án khác được triển khai tại địa phương từ nay đến 2020.

5. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để hỗ trợ tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho triển khai các hoạt động đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban điều hành dự án:

Thành lập Ban điều hành dự án (DA) do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm phó ban. Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm thư ký; đại diện các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố... làm ủy viên.

Thường trực ban điều hành (gồm có Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; phòng quản lý Công nghệ; phòng quản lý Khoa học; phòng Kế hoạch Tài chính thuộc Sở KH&CN)

2. Phân công trách nhiệm:

2.1. Ban điều hành Dự án:

2.1.1. Trách nhiệm của Ban điều hành:

- Tham mưu cho UBND Tỉnh điều phối toàn bộ quá trình thực hiện DA;

- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tập san, bản tin, cổng thông tin điện tử của tỉnh...

- Họp thống nhất danh mục, nội dung, kế hoạch, kinh phí thực hiện... của các Dự án triển khai thực hiện hàng năm trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai Dự án; Tổ chức cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia vào dự án; Tổ chức tiếp nhận, xét duyệt, quản lý, đánh giá nghiệm thu các nội dung thuộc Dự án;

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức tư vấn thực hiện theo nội dung của Dự án.

- Sử dụng và quyết toán kinh phí Dự án hàng năm theo các quy định.

- Thông báo các nội dung của Dự án thực hiện hàng năm để được xem xét đưa vào kế hoạch của năm tiếp theo.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hàng năm và 5 năm...

- Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung được phân công quản lý của ngành, lĩnh vực.

2.1.2. Thường trực Ban điều hành:

- Phổ biến nội dung Dự án; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình xây dựng các Dự án triển khai thực hiện; tổng hợp, lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện hàng năm trình Ban quản lý Dự án trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Dự án, kiểm tra việc thực hiện của các doanh nghiệp tham gia Dự án;

- Tổng hợp tình hình thực hiện Dự án năng suất chất lượng, đề xuất các giải pháp thực hiện, các nội dung, nhiệm vụ cần điều chỉnh... báo cáo Ban điều hành để trình UBND tỉnh, Bộ KHCN báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Lập báo cáo, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các Dự án của doanh nghiệp báo cáo Ban điều hành...

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cân đối, bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo cho Dự án được triển khai theo các nội dung đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2.3. Sở Tài chính

Hàng năm Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ khả năng cân đối ngân sách của tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học để thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Hà Giang đến năm 2020”; Đồng thời đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác quản lý tài chính theo quy định hiện hành.

2.4. Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức phổ biến nội dung Dự án của tỉnh cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phạm vi của ngành.

- Tổ chức thực hiện dự án năng suất và chất lượng của ngành; Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chung của các Dự án.

- Theo dõi, tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp tham gia dự án năng suất chất lượng của ngành.

- Lồng ghép các dự án phát triển của ngành, Dự án mục tiêu quốc gia, Dự án phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương, với Dự án NSCL để triển khai thực hiện.

- Tổ chức thực hiện dự án; định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện dự án gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp.

- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia Dự án, gắn kết các hoạt động kinh tế xã hội của đơn vị, địa phương với phong trào năng suất, chất lượng của Tỉnh.

2.5. Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang

Cung cấp thông tin về nhu cầu hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp cho Ban chỉ đạo xem xét và giải quyết.

2.6. Các doanh nghiệp tham gia dự án

- Tổ chức xây dựng và thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp theo dự án tổng thể được phê duyệt.

- Đăng ký tham gia Dự án, gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan chủ trì Dự án) trước tháng 9 hàng năm để được xem xét đưa vào kế hoạch tham gia Dự án của năm tiếp theo.

- Trình tự thủ tục đăng ký tham gia Dự án, theo hướng dẫn Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang.

- Bảo đảm nguồn lực (kinh phí và nhân lực) thực hiện theo cam kết, phối hợp với kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để tổ chức thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ và có hiệu quả.

- Định kỳ đánh giá sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp và báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ; kiến nghị các biện pháp thực hiện, các nội dung, nhiệm vụ cần điều chỉnh của dự án cho phù hợp các yêu cầu nảy sinh của thực tế triển khai.

- Chuẩn bị các tài liệu, điều kiện cần thiết để phục vụ giám sát, kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện dự án năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp.

VII. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế

a) Góp phần nâng cao tỷ trọng của năng suất và các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh lên 30% vào năm 2017 và 35% vào các năm tiếp theo;

b) Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh; hình thành các chuỗi cung cấp từ nguyên liệu đến thành phẩm, bán thành phẩm cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh góp phần nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm qua chế biến, hàng hóa xuất khẩu của tỉnh;

c) Bảo đảm 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực được hỗ trợ hoặc tiếp cận với việc ứng dụng, chuyển giao, cải tiến công nghệ, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến ... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương trên thị trường.

d) Bảo đảm 100% các sản phẩm hàng hóa chủ lực được đầu tư xây dựng, bảo hộ, quảng bá thương hiệu; được xây dựng, đăng ký chỉ dẫn xuất xứ địa lý cho các sản phẩm hàng hóa có tính chất đặc thù vùng, miền nhằm tạo dựng giá trị cho các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương.

2. Hiệu quả về xã hội và phát triển bền vững

a) Hình thành phong trào năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh với nòng cốt là các chuyên gia về năng suất chất lượng của các doanh nghiệp, các huyện; các cơ quan quản lý...

b) Bảo đảm sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động và đáp ứng kịp thời các yêu cầu về phát triển nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hà Giang.

3. Hiệu quả về tổ chức, phát triển nguồn lực

a) Hình thành 01 cơ quan đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đủ năng lực đánh giá chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp, xây dựng; nông nghiệp; các sản phẩm thực phẩm và các sản phẩm khác trong đó chú trọng các sản phẩm phải chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất, nhập khẩu và nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp;

b) Xây dựng Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Hà Giang đủ năng lực đo lường, thử nghiệm chất lượng đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp. Kiện toàn 02 phòng thử nghiệm chuyên ngành đảm bảo thực hiện tốt kiểm tra, thử nghiệm trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp.

c) Hình thành đội ngũ chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, đội ngũ chuyên gia đánh giá năng suất chất lượng đủ để triển khai phong trào năng suất chất lượng tại địa phương.

 

PHỤ LỤC 01

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG HÓA TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH HÀ GIANG

TT

Sản phẩm

Số lượng DNSX

Tên doanh nghiệp, địa chỉ cơ sở

Ghi chú

 

I

Nhóm công nghiệp khai thác

 

1

Quặng Sắt

2 DN

1. Công ty TNHH Đức Sơn, số 273, tổ 7, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. Công ty CP đầu tư khoáng sản An Thông, (thuộc tập đoàn Hòa Phát), số 415, đường Trần Phú, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

 

 

2

Quặng Mangan

5DN

1. Công ty TNHH Ban Mai, số 100, tổ 7 phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. Công ty TNHH Hùng Lâm, Tổ 5, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

3. Công ty CP Đầu tư Cao Nguyên Đá

4. Công ty TNHH Sơn Lâm

5. Công ty TNHH Tường Phong, số 471, tổ 1, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

 

 

3

Quặng Chì

4 DN

1. Công ty CPKS và Năng Lượng Hoàng Bách.

2. Chi nhánh Công ty CP Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Bách tại Hà Giang, số 450, đường Lý Thường Kiệt, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

3. Công ty CP Thiên Hàm, Tổ 1, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

4. Công ty CP Khoáng sản Minh Sơn

 

 

4

Quặng Kẽm

1DN

1. Công ty TNHH Giang Sơn, số 22, đường Nguyễn Thái Học, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

 

 

5

Quặng Ăng ty mol (kim loại)

2DN

1. Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, số 390, tổ 9, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. Công ty CP Thiên Phú Sơn

 

 

II

Nhóm công nghiệp chế biến

1

Chè chế biến

9 DN

1 .Công ty TNHH thương mại Hùng Cường, KM 17, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

2. Công ty CP chè Hùng An, thôn Tân An, xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

3. Công ty TNHH Thành Sơn, Tổ 9, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

4. Công ty TNHH Hoàng Long, thôn Thạch Bàn, xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

5. Công ty TNHH chè Biên Cương, số 197, tổ 6, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

6. Công ty CP SX&TMDV Hải Linh, thôn Bó Lỏng, xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

7. Công ty TNHH Long Trà, Thôn Đá Bàn, xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

8. HTX Chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

9. HTX Toán Quy, Phố chợ Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

 

2

Sản xuất rượu đóng chai

9 DN

1. HTX rượu Thanh Vân, thôn Ma Hồng, xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

2. HTX rượu men lá Tam Sơn, tổ 3 thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

3. HTX rượu men lá Nà Mạ, số 61, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

4. Công ty TNHH Hương Sơn, số 27, tổ 13, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

5. HTX TM&XK Thành Long, thôn Kiêu, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

6. Công ty TNHH Nguyên Hương, tổ 22, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

7. HTX KDTH&XD Tân Bình, Tổ 3, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

8. HTX DVTMTH Quốc Bảo, tổ 1, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

9. HTX sản xuất rượu & NLS Thảo Hương, Tổ 4, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

 

3

Sản xuất nước tinh khiết

3 DN

1. Công ty TNHH Đại Thắng, Tổ 17, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. DN Tư Nhân Ngọc Trai, tổ 16, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

3. Cty TNHH sản xuất & TM Vân Tuấn, tổ 16 đường Nguyễn Thái Học, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

 

4

Chế biến gỗ và các sản phẩm bằng gỗ

27 DN

1. HTX đồ gỗ mỹ nghệ Đức Tùng, tổ 16 đường Tô Hiến Thành, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. HTX Hợp Thành I, thôn Sơn Hà, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

3. HTX TTCN Chiến Thắng, tổ 16, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

4. Cty TNHH 1 TV Trung Nguyên, số 7, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

5. XN chế biến mua bán NLS Việt Sơn, thôn Xuân Hòa, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang.

6. XN Chế biến NLS Chiến Thắng, thôn Nghĩa Tân, xã Tân Quang, Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

7. DNTN Anh Vinh, thôn Đông Thành, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

8. Công ty TNHH 1TV Thanh Quang, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

9. HTX Tân Vinh, thôn Tân Mỹ, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

* Huyện Vị Xuyên có 8 DN chế biến gỗ ở các xã Việt Lâm, Phương Tiến, Trung Thành, Thượng Sơn, thị trấn Việt Lâm và thị trấn Vị Xuyên.

* Huyện Quang Bình có 8 HTX chế biến gỗ bao gồm các xã Tân Trịnh, Bằng Lang, Tân Bắc, Yên Hà, Hương Sơn, Xuân Giang, Tiên Nguyên và thị trấn Yên Bình.

* Huyện Xín Mần có 1 HTX tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

 

5

Sản phẩm Mây tre đan (NLS)

3 DN

1. HTX Mây tre đan xuất khẩu Việt Quang, Tổ 18, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

2. HTX Ngọc Duy, Tổ 9, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. (Sản xuất chổi chít).

3. HTX TTCN Việt Thành, tổ 9, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. (Sản xuất chổi chít).

 

6

Sản xuất Giấy và bột giấy

2 DN

1. Công ty CP Hải Hà, thôn Bình Long, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (bột giấy dạng cuộn)

2. Công ty CP SX XNK TMDV Phúc Hưng, thôn Bình Long, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Giấy vàng mã).

 

7

SX Gạch Tuy nel & gạch Thu Công (không tính gạch xi măng)

3 DN

1. Công ty CP gạch Bát Tràng Hà Giang, Km 18, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

2. Công ty TNHH Liên Hiệp, tổ 22, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

3. HTX DVTH Thèn Phàng, xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

 

8

Sản xuất xi măng

2 DN

1. Công ty CP Xi Măng Hà Giang, tổ 8 đường Quyết Thắng, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. Cty TNHH Xi măng Việt Quang, thôn Tân An, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

 

9

Bê Tông thương phẩm

1 DN

1. Công ty TNHH Hải Phú, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

 

10

Cột điện Bê Tông ly tâm

2 DN

1. Công ty TNHH Cường Phương, số nhà 44, đường Võ Thị Sáu, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. Công ty TNHH SX& XDTM Hải Bách, tổ 1 thôn Cầu Mè, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

 

III

Nhóm công nghiệp điện nước

1

Điện thương phẩm

1 DN

1. Công ty Điện Lực Hà Giang, tổ 5, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

 

2

Nước máy uống được

1 DN

1. Công ty TNHH 1 TV cấp thoát nước Hà Giang, tổ 17, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

 

 

 

 

 

 

 

 

(Danh mục các Doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa của địa phương tham gia vào Dự án, sẽ được xem xét bổ sung điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế ở địa phương).

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1720/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Giang)

TT

Nhiệm vụ

Số lượng

Định mức Đơn giá hỗ trợ DN

Tổng kinh phí

Dự toán kinh phí (triệu đồng)

2014

2015

I

Hoạt động chung của dự án

 

 

465

210

255

1

Tuyên truyền, phổ biến chương trình năng suất chất lượng

 

 

 

 

 

1.1

Hội nghị, hội thảo phổ biến

2 Hội nghị

20

40

20

20

1.2

Tuyên truyền, phổ biến trên trang thông tin điện tử (hệ thống cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tạo lập trang tin điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, duy trì website...)

2 năm

50

100

50

50

1.3

Xây dựng và thực hiện các phóng sự về hoạt động năng suất chất lượng tại DN điển hình

1 đợt

20

20

 

20

2

Đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho DN

2 lớp

35

70

35

35

3

Hội nghị sơ kết, tổng kết dự án

1 hội nghị

25

25

 

25

4

Hoạt động của Ban chỉ đạo Dự án (Chi thù lao, hội họp, kiểm tra, giám sát, tham dự hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm...)

2 năm

75

150

75

75

5

Văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng...

2 năm

15

60

30

30

II

Hoạt động tư vấn năng suất, chất lượng

 

 

155

90

65

1

Đánh giá hiện trạng, hướng dẫn xây dựng dự án năng suất chất lượng của DN

2 DN

15

30

15

15

2

Đào tạo chuyên gia, cán bộ tư vấn năng suất và chất lượng của tỉnh

5 C.Gia

25

125

75

50

III

Thẩm định, nghiệm thu dự án của doanh nghiệp

 

 

60

30

30

1

Thẩm định, xét duyệt dự án

2 DA

15

30

15

15

2

Nghiệm thu dự án

2 DA

15

30

15

15

IV

Đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đo lường năng suất của nền kinh tế, ngành kinh tế

 

 

140

70

70

1

Thuê chuyên gia đánh giá

4 C.gia

20

80

40

40

2

Công tác phí cho nhóm chuyên gia của tỉnh

4 đợt

20

40

20

20

3

Lập báo cáo hàng năm, phân tích đánh giá

2 BC

10

20

10

10

V

Hỗ trợ doanh nghiệp

 

 

740

250

490

1

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

4 SP

30

120

60

60

2

Chứng nhận sản phẩm phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật

3 SP

30

90

30

60

3

Chứng nhận sản phẩm phù hợp Tiêu chuẩn quốc tế

1 SP

40

40

-

40

4

Áp dụng HTQLCL tiên tiến ISO, HACCP, TQM, SA...

5 DN

50

250

100

150

5

Áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng Kaizen, 7 công cụ thống kê, 5s

5 DN

20

100

40

60

6

Phòng thử nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025

2 Phòng

50

100

-

100

7

Đạt giải thưởng chất lượng quốc gia

2 DN

20

40

20

20

VI

Chi khác

2 năm

50

100

50

50

Tổng cộng

 

 

1.660

700

960

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1720/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Giang)

TT

Nhiệm vụ

Số lượng

Định mức Đơn giá

Tổng kinh phí

Dự toán kinh phí (triệu đồng)

2016

2017

2018

2019

2020

I

Hoạt động chung của dự án

 

 

1.455

315

285

260

285

310

1

Tuyên truyền, phổ biến chương trình năng suất chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Hội nghị, hội thảo phổ biến

5 đợt

20

100

20

20

20

20

20

1.2

Tuyên truyền, phổ biến trên trang thông tin điện tử (xây dựng website, hệ thống cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tạo lập trang tin điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, duy trì website...)

 

 

230

110

30

30

30

30

1.3

Xây dựng và thực hiện các phóng sự về hoạt động năng suất chất lượng tại DN điển hình

3 đợt

50

150

-

50

 

50

50

2

Đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho DN

10 lớp

35

350

70

70

70

70

70

3

Hội nghị sơ kết, tổng kết dự án

2 hội nghị

25

50

 

 

25

 

25

4

Hoạt động của Ban chỉ đạo Dự án (Chi thù lao, hội họp, kiểm tra, giám sát, tham dự hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm...)

5 năm

100

500

100

100

100

100

100

5

Văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng...

5 năm

15

75

15

15

15

15

15

II

Hoạt động tư vấn năng suất, chất lượng

 

 

975

225

225

225

225

75

1

Đánh giá hiện trạng, hướng dẫn xây dựng dự án năng suất chất lượng của DN

20 DN

30

600

150

150

150

150

 

2

Đào tạo chuyên gia, cán bộ tư vấn năng suất và chất lượng của tỉnh

15 C.gia

25

375

75

75

75

75

75

III

Thẩm định, nghiệm thu dự án của doanh nghiệp

 

 

450

60

150

150

60

30

1

Thẩm định, xét duyệt dự án

15 DA

15

225

30

75

75

30

15

2

Nghiệm thu dự án

15 DA

15

225

30

75

75

30

15

IV

Đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đo lường năng suất của nền kinh tế, ngành kinh tế

 

 

550

110

110

110

110

110

1

Thuê chuyên gia đánh giá

5 C.gia

80

400

80

80

80

80

80

2

Công tác phí cho nhóm chuyên gia của tỉnh

5 đợt

20

100

20

20

20

20

20

3

Lập báo cáo hàng năm, 5 năm; phân tích đánh giá

5 BC

10

50

10

10

10

10

10

V

Hỗ trợ doanh nghiệp

 

 

10.600

1.910

2.060

2.250

2.190

2.190

1

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh

15 SP

30

750

150

150

150

150

150

2

Chứng nhận sản phẩm phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật

40 SP

30

1.200

150

150

300

300

300

3

Chứng nhận sản phẩm phù hợp Tiêu chuẩn quốc tế

10 SP

40

400

40

40

80

120

120

4

Áp dụng HTQLCL tiên tiến ISO, HACCP, TQM, SA...

20 DN

50

1.000

250

250

250

150

100

5

Áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng Kaizen, 7 công cụ thống kê, 5s

20 DN

20

400

-

100

100

100

100

6

Phòng thử nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025

5 phòng

50

250

-

50

50

50

100

7

Đạt giải thưởng chất lượng quốc gia

5 DN

20

100

20

20

20

20

20

8

Hỗ trợ doanh nghiệp có hợp đồng chuyển giao công nghệ giá trị trên 3 tỷ đồng

5 DN

1.000

5.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

9

Hỗ trợ doanh nghiệp có hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc đổi mới công nghệ có giá trị từ 500 đến 1 tỷ đồng

5 DN

300

1.500

300

300

300

300

300

VI

Chi khác

5

80

400

80

80

80

80

80

Tổng cộng

 

 

14.430

2.700

2.910

3.075

2.950

2.795

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020

  • Số hiệu: 1720/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/08/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Minh Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/08/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản