Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2022/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 286/TTr-STNMT ngày 20 tháng 6 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; người sử dụng đất và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 17/2022/QĐ-UBND ngày 07/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Quy định này quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cụ thể:
1. Vi phạm do chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
a) Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác;
b) Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác;
c) Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác;
d) Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác.
2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật.
3. Lấn, chiếm đất.
4. Hủy hoại đất (trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất).
5. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 3. Căn cứ xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là tình trạng của đất trước thời điểm bị đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm hành chính, xác định như sau:
1. Theo giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp, hồ sơ địa chính và các thông tin khác có liên quan như: ảnh chụp, ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám. Theo nội dung xác minh thể hiện trong các giấy tờ do cơ quan chức năng lập trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đối với các địa phương chưa hoàn thiện hệ thống Hồ sơ địa chính thì căn cứ hồ sơ pháp lý hiện có, theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú tại nơi có đất trước hoặc cùng thời điểm xảy ra vi phạm pháp luật đất đai bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 4. Xác định việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Kết quả khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được đại diện cơ quan người có thẩm quyền xử phạt chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và chính quyền địa phương nơi có đất tổ chức kiểm tra, xác nhận bằng biên bản (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy định này). Kết quả kiểm tra có thực hiện quay phim, chụp ảnh để lưu hồ sơ.
Cơ quan chủ trì kiểm tra, xác nhận kết quả khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là cơ quan tham mưu, trình ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI TỪNG HÀNH VI VI PHẠM
1. Trường hợp đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 (bao gồm trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ) mà vị trí, diện tích, loại đất tại thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính phù hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm nhưng buộc phải thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
2. Trường hợp đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 (bao gồm trường hợp đã được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) mà vị trí, diện tích, loại đất tại thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các trường hợp vi phạm sau ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Quy định này.
Trường hợp sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì buộc đối tượng vi phạm di dời tài sản, phá dỡ các công trình, vật kiến trúc xây dựng trên đất, khôi phục lại mặt bằng đủ điều kiện trồng lúa.
Trường hợp sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì buộc đối tượng vi phạm thu hoạch cây trồng, vật nuôi; phá dỡ các công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trên đất; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng rừng.
Trường hợp không thể khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu hoặc khi thực hiện san lấp lại mặt bằng như ban đầu có thể gây nguy hiểm cho người, các công trình xây dựng, sạt lở, vùi lấp thửa đất xung quanh, thì buộc phải thực hiện các biện pháp xây dựng các công trình bảo vệ để đưa toàn bộ diện tích đất sử dụng sai mục đích về trạng thái an toàn, cải tạo đất bảo đảm mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm.
1. Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại mặt bằng và cải tạo đất tương đương thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất trồng cây hàng năm liền kề để sử dụng đất đúng mục đích.
2. Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp thì buộc đối tượng vi phạm phải phá dỡ các công trình xây dựng trên đất, khôi phục lại mặt bằng và cải tạo đất để sử dụng đất đúng mục đích.
1. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất: buộc đối tượng vi phạm phá dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích nhà ở; khôi phục lại tình trạng ban đầu theo mục đích đất được giao, cho thuê đất hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp.
2. Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ: buộc đối tượng vi phạm phá dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ; khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
3. Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: buộc phá dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, thì buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại các điều kiện để trồng lúa trở lại, trừ các trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã được chính quyền địa phương xác nhận đủ điều kiện trước thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành.
1. Trường hợp đối tượng vi phạm lấn, chiếm đất chưa sử dụng; đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ) tại thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính mà vị trí, diện tích, loại đất phù hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ thì không buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm nhưng buộc phải thực hiện thủ tục đất đai theo quy định.
2. Trường hợp đối tượng vi phạm lấn, chiếm đất chưa sử dụng; đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà vị trí, diện tích, loại đất tại thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các trường hợp vi phạm sau ngày 01 tháng 7 năm 2014 (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ) thì buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình:
a) Làm biến dạng địa hình đối với đất trồng lúa thì buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại mặt bằng đủ điều kiện trồng lúa.
b) Làm biến dạng địa hình trong trường hợp hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề thì buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm bằng cách thực hiện san lấp, khôi phục độ cao ban đầu của đất hoặc khôi phục bằng các thửa đất liền kề và thực hiện cải tạo đất để sử dụng theo đúng mục đích trước khi vi phạm.
Trường hợp không thể thực hiện san lấp lại độ cao ban đầu hoặc khi thực hiện san lấp lại độ cao ban đầu có thể gây nguy hiểm cho người, các công trình xây dựng, sạt lở, vùi lấp thửa đất xung quanh thì buộc phải thực hiện các biện pháp xây dựng các công trình bảo vệ để đưa toàn bộ diện tích đất đã bị làm biến dạng địa hình về trạng thái an toàn, cải tạo đất bảo đảm mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm.
3. Làm biến dạng địa hình trong trường hợp san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề thì buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm bằng cách phải thực hiện thu hồi vật liệu đã san lấp, trả lại hiện trạng ban đầu đối với đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới; buộc phải hạ thấp, trả lại mặt bằng ban đầu hoặc bằng các thửa đất liền kề và cải tạo đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như thửa đất ban đầu trước khi vi phạm.
4. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất theo mục đích đã được xác định thì buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm bằng cách cải tạo đất tương đương với chất lượng thửa đất ban đầu hoặc thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.
Trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất, đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
(Kèm theo Quy định ban hành tại Quyết định số: /2022/QĐ-UBND ngày tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kiểm tra, đánh giá mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Vào hồi… giờ… phút, ngày…/…./20…, tại… (địa điểm lập biên bản).
I. THÀNH PHẦN
1. Đại diện (1)……………
- Ông (bà) …….; chức vụ…………………………………………………
- Ông (bà) …….; chức vụ…………………………………………………
2. Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Ông (bà) …….; chức vụ…………………………………………………
- Ông (bà) …….; chức vụ…………………………………………………
3. Đại diện UBND cấp xã nơi có đất
……………………………………………………………………………
4. Đại diện tổ chức/cá nhân vi phạm
……………………………………………………………………………
5. Đại diện tổ chức/cá nhân khác (nếu có)
……………………………………………………………………………
II. NỘI DUNG LÀM VIỆC
Kiểm tra, đánh giá mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm của ... (2) đối với hành vi vi phạm (3) ... đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại Quyết định số .../QĐ-XPVPHC ngày ... /... /20... của ...(4)
III. KẾT QUẢ LÀM VIỆC
1. Thông tin về thửa đất xảy ra vi phạm:
- Thửa đất, số tờ bản đồ, diện tích.
- Thông tin về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
- Thông tin đối chiếu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
2. Kết quả khôi phục lại lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
- Các biện pháp đã sử dụng, áp dụng để khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
- Đánh giá về địa hình, hình dạng, loại đất… sau khi khôi phục so với thời điểm trước khi vi phạm: có phù hợp với mục đích sử dụng đất ban đầu.
Biên bản lập xong hồi …… giờ …… phút cùng ngày, gồm ... trang, được lập thành ... bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho mỗi bên 01 bản, một bản lưu hồ sơ./.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, | NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN… |
|
|
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ trì kiểm tra;
(2) Tên tổ chức, cá nhân vi phạm;
(3) Tên hành vi vi phạm;
(4) Chức vụ người xử phạt VPHC.
- 1Quyết định 15/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 21/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3Quyết định 25/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 37/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 22/2022/QĐ-UBND quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6Quyết định 22/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm trong lĩnh vực đất đai quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- 7Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ
- 8Quyết định 15/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 9Quyết định 21/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Quyết định 25/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang
- 11Quyết định 37/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Quyết định 22/2022/QĐ-UBND quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 13Quyết định 22/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm trong lĩnh vực đất đai quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quyết định 17/2022/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 17/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Hồ Tiến Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra