- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 5Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Nghị quyết 131/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2013/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 04 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 và Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban TWMTTQ Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành các Điều 11, 14, 16, 22, 26 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về Chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách của cấp xã;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số 131/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 18 về chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số 263/SNV-XDCQ ngày 02/4/2013 (kèm theo Báo cáo thẩm định số 275/BC-STP ngày 02/4/2013 của Sở Tư pháp),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 31/2009/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ THUỘC TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 22/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Thôn, tổ dân phố
Thôn, tổ dân phố: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Thông tư 04/2012/TT-BNV).
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Chương 2.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 4. Phân loại thôn, tổ dân phố
1. Thôn được chia làm 3 loại:
a. Thôn loại I:
- Khu vực đồng bằng: Có từ 500 hộ gia đình trở lên;
- Khu vực miền núi, biên giới: Có từ 400 hộ gia đình trở lên.
b. Thôn loại II:
- Khu vực đồng bằng: Có từ 250 hộ gia đình đến dưới 500 hộ gia đình;
- Khu vực miền núi, biên giới: Có từ 150 hộ gia đình đến dưới 400 hộ gia đình.
c. Thôn loại III:
- Khu vực đồng bằng: Có dưới 250 hộ gia đình;
- Khu vực miền núi, biên giới: Có dưới 150 hộ gia đình.
2. Tổ dân phố được chia làm 3 loại sau:
a. Tổ dân phố loại I:
- Khu vực đồng bằng: Có từ 550 hộ gia đình trở lên;
- Khu vực miền núi, biên giới: Có từ 450 hộ gia đình trở lên.
b. Tổ dân phố loại II:
- Khu vực đồng bằng: Có từ 300 hộ gia đình đến dưới 550 hộ gia đình;
- Khu vực miền núi, biên giới: Có từ 200 hộ gia đình đến dưới 450 hộ gia đình.
c. Tổ dân phố loại III:
- Khu vực đồng bằng: Có dưới 300 hộ gia đình;
- Khu vực miền núi, biên giới: Có dưới 200 hộ gia đình;
Điều 5. Tổ chức của thôn, tổ dân phố
1. Thôn có Trưởng thôn, 01 (một) Phó Trưởng thôn và các tổ chức tự quản khác; thôn loại I có thể bố trí thêm Phó Trưởng thôn, nhưng không quá 02 (hai) Phó Trưởng thôn.
2. Tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố, 01 (một) Tổ phó tổ dân phố và các tổ chức tự quản khác; tổ dân phố loại I có thể bố trí thêm Tổ phó tổ dân phố, nhưng không quá 02 (hai) Tổ phó tổ dân phố.
3. Khuyến khích việc bố trí kiêm nhiệm Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố.
Điều 6. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố
Nội dung về hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Điều 7. Hội nghị thôn, tổ dân phố
Hội nghị của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Chương 3.
THÀNH LẬP MỚI, SÁP NHẬP, ĐỔI TÊN, GHÉP CỤM DÂN CƯ ĐỐI VỚI THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 8. Điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới
Điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Điều 9. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn, tổ dân phố mới
Quy trình và hồ sơ thành lập thôn, tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Điều 10. Quy trình và hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố vào thôn, tổ dân phố khác để thành lập thôn, tổ dân phố mới
1. Căn cứ đề nghị của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố. Nội dung của Đề án gồm:
a. Sự cần thiết phải sáp nhập thôn, tổ dân phố;
b. Tên thôn, tổ dân phố mới sau khi sáp nhập;
c. Vị trí địa lý, ranh giới thôn, tổ dân phố mới sau khi sáp nhập (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);
d. Số hộ, số nhân khẩu của thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập.
đ. Diện tích tự nhiên của thôn, tổ dân phố mới sau khi sáp nhập (đối với thôn phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta (ha).
e. Các điều kiện khác như: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu đảm bảo cho hoạt động của thôn, tổ dân phố mới sau khi sáp nhập.
g. Đề xuất, kiến nghị.
2. UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn bộ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực dự kiến sáp nhập các thôn, tổ dân phố về Đề án; tổng hợp và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
3. Nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện đồng ý, UBND cấp xã hoàn chỉnh Đề án trình HĐND cùng cấp thông qua.
4. Sau khi có nghị quyết của HĐND cùng cấp thì UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND cấp huyện.
5. Hồ sơ UBND cấp xã trình UBND cấp huyện gồm:
a. Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện;
b. Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố mới;
c. Biên bản lấy ý kiến cử tri về Đề án;
d. Tờ trình của UBND cấp xã trình HĐND cùng cấp;
đ. Nghị quyết của HĐND cấp xã.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến, UBND cấp huyện có Tờ trình, kèm theo hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố của UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 5 điều này gửi Sở Nội vụ (02 bộ).
7. Thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND cấp huyện, Sở Nội vụ có văn bản thẩm định kết quả và trình UBND tỉnh.
8. Xét kết quả thẩm định và Tờ trình của Sở Nội vụ, UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh thông qua (có văn bản trao đổi, thỏa thuận). Sau khi có ý kiến nhất trí của Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định sáp nhập thôn, tổ dân phố.
Điều 11. Quy trình và hồ sơ đổi tên thôn, tổ dân phố
1. Căn cứ đề nghị của UBND cấp xã, UBND cấp huyện có văn bản trình Sở Nội vụ xin chủ trương đổi tên thôn, tổ dân phố;
2. Khi được Sở Nội vụ đồng ý về chủ trương, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn bộ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực về việc dự kiến đổi tên thôn, tổ dân phố; lập thành biên bản lấy ý kiến cử tri.
3. Nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện đồng ý, UBND cấp xã trình HĐND cùng cấp thông qua.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Nghị quyết của HĐND cùng cấp thì UBND cấp xã hoàn thiện Tờ trình và hồ sơ gửi UBND cấp huyện.
Nội dung Tờ trình cần nêu rõ: Đặc điểm, thực trạng của thôn, tổ dân phố cần đổi tên; lý do, sự cần thiết phải đổi tên thôn, tổ dân phố; tên thôn, tổ dân phố cũ và dự kiến đổi tên mới; tỷ lệ cử tri nhất trí với việc đổi tên thôn, tổ dân phố; đề xuất, kiến nghị...
5. Hồ sơ UBND cấp xã trình UBND cấp huyện gồm:
a. Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện;
b. Tờ trình của UBND cấp xã trình HĐND cùng cấp;
c. Nghị quyết của HĐND cấp xã;
d. Biên bản lấy ý kiến cử tri.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND cấp xã chuyển đến, UBND cấp huyện có Tờ trình, kèm theo hồ sơ của UBND cấp xã quy định tại Khoản 5 điều này gửi Sở Nội vụ thẩm định (02 bộ).
7. Thời hạn thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ hợp lệ của UBND cấp huyện, Sở Nội vụ có văn bản thẩm định kết quả và trình UBND tỉnh.
8. Xét kết quả thẩm định và Tờ trình của Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đổi tên thôn, tổ dân phố.
Điều 12. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư (01 phần của thôn, tổ dân phố) vào thôn, tổ dân phố hiện có
Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Chương 4.
TRƯỞNG THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ PHÓ TRƯỞNG THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Điều 14. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Điều 15. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
Điều 16. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố và các chức danh khác ở thôn, tổ dân phố khi nghỉ việc do sáp nhập thôn, tổ dân phố được hưởng nguyên chế độ phụ cấp trong 03 (ba) tháng kể từ ngày có quyết định sáp nhập thôn, tổ dân phố của UBND tỉnh. UBND cấp huyện, UBND cấp xã cân đối nguồn chi trả cán bộ bán chuyên trách ở thôn, tổ dân phố đã cấp đầu năm để chi trả cho các đối tượng trên.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Nội vụ
a. Thẩm định việc thành lập thôn, tổ dân phố mới bao gồm cả việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trình UBND tỉnh quyết định;
b. Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành tiêu chí phân loại thôn, tổ dân phố và Quyết định kết quả phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;
c. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Quy chế; tháng 12 hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nội vụ về việc thực hiện Quy chế.
2. Các sở, ban, ngành liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. UBND huyện, thành phố, thị xã:
a. Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có theo đúng trình tự quy định;
b. Soát xét, đề nghị UBND tỉnh thành lập mới, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn phụ trách;
c. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn; định kỳ tháng 12 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
4. UBND cấp xã.
a. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn phụ trách;
b. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập mới, sáp nhập, đổi tên, ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có trên địa bàn; chú trọng việc xác định những thôn, tổ dân phố có điều kiện thuận lợi, hoặc quy mô số hộ gia đình quá ít so với quy định để đề nghị sáp nhập, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân đồng tình việc sáp nhập thôn, tổ dân phố.
c. Chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
d. Quyết định công nhận kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, Công an viên, Bảo vệ dân phố và các tổ chức tự quản khác ở thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.
đ. Quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và các tổ chức tự quản ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn theo quy định.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung
Quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định của nhà nước và tình hình thực tế của địa phương./.
- 1Quyết định 27/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 47/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 31/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố thuộc tỉnh Gia Lai
- 4Quyết định 31/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 5Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 27/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 7Quyết định 47/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 31/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố thuộc tỉnh Gia Lai
- 9Nghị quyết 131/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Quyết định 17/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 17/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Võ Kim Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/05/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực