Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2008/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 25 tháng 08 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2008/NQ-HĐND ngày 04/8/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lai Châu (có quy định chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 25/8/2008 của UBND tỉnh)
A. Phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
I. Quy định chung:
1. Phạm vi áp dụng:
Quyết định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng chịu phí là Đá, Fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan, các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít.
3. Đối tượng nộp phí đối với khai thác khoáng sản tại quy định này là các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điểm 2 Mục I Phần A Quy định này.
II. Mức thu, Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:
Được xác định trên cơ sở sản lượng khoáng sản khai thác cụ thể như sau:
STT | Danh mục | Mức thu |
1.1 | Đá: |
|
- | Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa...) | 25.000đ/ m3 |
- | Quặng đá quý (kim cương, ru bi, saphia, emôrôt, alexandrit, opan quý màu đen, a dit, rôđôlit, pyrốp, berin, spinen, tôpaz, thạch anh tinh thể, crizôlit, pan quý, birusa, nêftit...) | 25.000đ/ m3 |
- | Đá làm vật liệu xây dựng thông thường | 500đ/ m3 |
- | Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp...) | 750đ/ m3 |
1.2 | Fenspat: | 10.000đ/ m3 |
1.3 | Sỏi, cuội, sạn: | 1.500đ/ m3 |
1.4 | Cát: |
|
- | Cát vàng (cát xây tô): | 1.500đ/ m3 |
- | Cát thuỷ tinh: | 2.500đ/ m3 |
- | Các loại cát khác: | 1.000đ/ m3 |
1.5 | Đất: |
|
- | Đất sét, làm gạch, ngói: | 750đ/ m3 |
- | Các loại đất khác: | 500đ/ m3 |
1.6 | Than: |
|
- | Than đá: | 3.000đ/ tấn |
- | Than bùn: | 1.000đ/ tấn |
- | Các loại than khác: | 2.000đ/ tấn |
1.7 | Nước khoáng thiên nhiên: | 1.000đ/ m3 |
1.8 | Sa khoáng titan (ilmenit): | 25.000đ/ tấn |
1.9 | Quặng apatít: | 1.500đ/ tấn |
1.10 | Quặng khoáng sản kim loại: |
|
- | Quặng mangan: | 12.500đ/ tấn |
- | Quặng sắt: | 15.000đ/Tấn |
- | Quặng chì: | 75.000đ/ tấn |
- | Quặng kẽm: | 75.000đ/ tấn |
- | Quặng đồng: | 15.000đ/ tấn |
- | Quặng bô xít: | 10.000đ/ tấn |
- | Quặng thiếc: | 75.000đ/ tấn |
- | Quặng cromit: | 15.000đ/ tấn |
- | Quặng khoáng sản kim loại khác: | 5.000đ/ tấn |
2. Chế độ thu, nộp phí:
a) Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định trong thời gian chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép khai thác khoáng sản; đồng thời, phải chấp hành các quy định sau:
- Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ sách kế toán theo quy định của nhà nước áp dụng đối với từng loại đối tượng.
- Kê khai số tiền phí phải nộp hàng tháng với cơ quan thuế theo quy định và tự nộp tiền phí vào Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước nơi khai thác khoáng sản theo đúng số liệu đã kê khai chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo; Trường hợp trong tháng không phát sinh phí thì tổ chức cá nhân vẫn phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc có sự thay đổi trong hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kê khai số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp với cơ quan thuế và tự nộp tiền phí vào Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước nơi khai thác khoáng sản chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc thay đổi hoạt động khai thác.
- Cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn và hồ sơ tài liệu khác liên quan đến việc tính và nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoặc khi phát hiện đối tượng nộp phí vi phạm quy định này.
- Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, đối tượng nộp phí phải quyết toán việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với cơ quan thuế.
b) Phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác các loại khoáng sản được quy định tại Điểm 2 Mục I Phần A của Quy định này là khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%
3. Quản lý và sử dụng:
Toàn bộ số thu phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được sử dụng như sau:
- Chi phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
- Chi khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
- Chi cho công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CÁC CẤP:
1. Cục Thuế tỉnh:
- Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện kê khai nộp phí theo quy định.
- Tổ chức thu phí, kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, trường hợp đối tượng nộp phí chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán thì cơ quan thuế phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương, căn cứ vào tình hình khai thác khoáng sản của từng đối tượng nộp phí để ấn định số lượng khoáng sản khai thác và xác định số phí phải nộp theo quy định.
- Xử lý vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật;
- Lưu giữ và sử dựng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác khoáng sản và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về đối tượng được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc quản lý đối tượng nộp phí theo quy định.
3. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã: Có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chức năng và UBND các xã trong việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.
4. Sở Tài chính: Có trách nhiệm tổng hợp số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực tế nộp ngân sách tỉnh; Báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định phân bổ cho nhiệm vụ chi được quy định tại Điểm 3 Mục II Phần A Quy định này.
5. Các cá nhân, tổ chức thu, nộp phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản có hành vi vi phạm các quy định tại Quyết định này tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Quyết định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
2. Đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại thải ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
3. Đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là:
- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có sản sinh chất thải rắn thông thường trong sinh hoạt hàng ngày và chất thải rắn thông thường phát sinh trong việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa đã thực hiện nộp phí vệ sinh môi trường theo Quyết định số 55/2006/QĐ-UBND ngày 18/8/2006 của UBND tỉnh.
- Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí quy định tại Điểm 2 Mục I Phần B nhưng tự xử lý chất thải rắn hoặc hợp đồng xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
II. MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN:
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được phân loại theo địa bàn và nhóm loại chất thải rắn quy định như sau:
STT | Danh mục | Mức thu | |
Trên địa bàn đô thị | Trên địa bàn nông thôn | ||
A | PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG: |
|
|
I | Nhúm cỏc chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: |
|
|
1 | Phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất | 14.000đ/ tấn | 12.000đ/ tấn |
2 | Các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp. | 14.000đ/ tấn | 12.000/ tấn |
3 | Các phương tiện giao thông. | 16.000đ/ tấn | 14.000đ/ tấn |
4 | Các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng. | 16.000đ/ tấn | 14.000đ/ tấn |
5 | Bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh hoặc chất dẻo khác... | 14.000đ/ tấn | 12.000đ/ tấn |
B | PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI | ||
I | Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản: | ||
1 | Chất thải từ quá trình chế biến quặng sắt bằng phương pháp hóa lý: | ||
a | Cặn thải có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến quặng sunfua. | 2.400.000đ/ m3 | 2.100.000đ/ m3 |
b | Các loại cặn thải khác có chứ các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ m3 | 1.800.000đ/ m3 |
c | Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng sắt. | 2.100.000đ/ m3 | 1.800.000đ/ m3 |
2 | Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý: | ||
| Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý. | 2.100.000đ/ m3 | 1.800.000đ/ m3 |
II | Chất thải từ ngành luyện kim: | ||
1 | Chất thải từ quá trình nhiệt luyện chì: | ||
a | Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
b | Xỉ (cứt sắt) và váng bọt từ quá trìnhh sản xuất sơ cấp và thứ cấp. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
c | Bụi khí thải. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
d | Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải. | 2.550.000đ/ tấn | 2.250.000đ/ tấn |
e | Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải. | 2.550.000đ/ m3 | 2.250.000đ/ m3 |
2 | Chất thải từ quá trình nhiệt luyện kẽm, đồng | ||
a | Bụi khí thải. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
b | Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải . | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
c | Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải. | 2.400.000đ/ m3 | 2.100.000đ/ m3 |
d | Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
III | Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng: | ||
1 | Chất thải từ quá trình sản xuất xi măng, vôi, thạch cao và các sản phẩm của chúng: | ||
a | Chất thải có chứa amiăng từ quá trình sản xuất ximăng, amiăng. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
IV | Chất thải từ ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy: | ||
1 | Chất thải từ quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, giấy: | ||
| Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
V | Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm): | ||
1 | Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải (hỗn hợp hay phân lập) có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ m3 | 2.100.000đ/ m3 |
2 | Hỗn hợp bitum, nhựa than đá và sản phẩm có hắc ín thải: |
|
|
a | Hỗn hợp bitum có chứa nhựa than đá thải. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Nhựa than đá và các sản phẩm có hắc ín thải. | 2.550.000đ/ tấn | 2.250.000đ/ tấn |
VI | Chất thải từ ngành y tế (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này): | ||
1 | Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người: | ||
a | Chất thải có chứa các tác nhân gây lây nhiễm. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Hoá chất thải có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
c | Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic thải). | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
d | Các loại dược phẩm thải khác có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
VII | Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: | ||
1 | Chất thải từ việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật: | ||
a | Hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Bao bì hoá chất bảo vệ thực vật thải. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
c | Các loại chất thải khác có chứa các thành phần nguy hại. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
A | PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG: |
|
|
I | Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: |
|
|
1 | Phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất | 14.000đ/ tấn | 12.000đ/ tấn |
2 | Các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp. | 14.000đ/ tấn | 12.000/ tấn |
3 | Các phương tiện giao thông. | 16.000đ/ tấn | 14.000đ/ tấn |
4 | Các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng. | 16.000đ/ tấn | 14.000đ/ tấn |
5 | Bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh hoặc chất dẻo khác... | 14.000đ/ tấn | 12.000đ/ tấn |
B | PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI | ||
I | Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản: | ||
1 | Chất thải từ quá trình chế biến quặng sắt bằng phương pháp hóa lý: | ||
a | Cặn thải có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến quặng sunfua. | 2.400.000đ/ m3 | 2.100.000đ/ m3 |
b | Các loại cặn thải khác có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ m3 | 1.800.000đ/ m3 |
c | Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ qúa trình chế biến quặng sắt. | 2.100.000đ/ m3 | 1.800.000đ/ m3 |
2 | Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý: | ||
| Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ qúa trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý. | 2.100.000đ/ m3 | 1.800.000đ/ m3 |
II | Chất thải từ ngành luyện kim: | ||
1 | Chất thải từ quá trình nhiệt luyện ch×: | ||
a | Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
b | Xỉ (cứt sắt) và váng bọt từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
c | Bụi khí thải. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
d | Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải. | 2.550.000đ/ tấn | 2.250.000đ/ tấn |
e | Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải. | 2.550.000đ/ m3 | 2.250.000đ/ m3 |
2 | Chất thải từ quá trình nhiệt luyện kẽm, đồng | ||
a | Bụi khí thải. | 2.700.000đ/ tấn | 2.400.000đ/ tấn |
b | Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải . | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
c | Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải. | 2.400.000đ/ m3 | 2.100.000đ/ m3 |
d | Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
III | Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng: | ||
1 | Chất thải từ quá trình sản xuất xi măng, vôi, thạch cao và các sản phẩm của chúng: | ||
a | Chất thải có chứa amiăng từ quá trình sản xuất ximăng, amiăng. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
IV | Chất thải từ ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy: | ||
1 | Chất thải từ quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, giấy: | ||
| Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
V | Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm): | ||
1 | Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải (hỗn hợp hay phân lập) có chứa các thành phÇn nguy hại. | 2.100.000đ/ m3 | 2.100.000đ/ m3 |
2 | Hỗn hợp bitum, nhựa than đá và sản phẩm có hắc ín thải: |
|
|
a | Hỗn hợp bitum có chứa nhựa than đá thải. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Nhựa than đá và các sản phẩm có hắc ín thải. | 2.550.000đ/ tấn | 2.250.000đ/ tấn |
VI | Chất thải từ ngành y tế (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này): | ||
1 | Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người: | ||
a | Chất thải có chứa các tác nhân gây lây nhiễm. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Hóa chất thải có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
c | Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic thải). | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
d | Các loại dược phẩm thải khác có chứa các thành phần nguy hại. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
VII | Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: | ||
1 | Chất thải từ việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật: | ||
a | Hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
b | Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật thải. | 2.100.000đ/ tấn | 1.800.000đ/ tấn |
c | Các loại chất thải khác có chứa các thành phần nguy hại. | 2.400.000đ/ tấn | 2.100.000đ/ tấn |
2. Chế độ thu, nộp, Quản lý và sử dụng:
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu Ngân sách Nhà nước, phải được nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước;
Được quản lý và sử dụng như sau:
+ 10% để lại cho cơ quan đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải cho việc thực hiện nhiệm vụ thu phí trên địa bàn.
+ 90% nộp Ngân sách Nhà nước (ngân sách tỉnh) để chi cho các việc sau:
* Chi cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, (Đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn, lấp chất thải rắn hợp vệ sinh) đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ trong quá trình xử lý chất thải;
* Chi hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn;
* Chi hỗ trợ, đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CÁC CẤP:
1. Cục thuế tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí.
2. Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh.
3. Trách nhiệm của đơn vị thu phí:
- Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào Ngân sách Nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại theo quy định tại Điểm 2 Mục II Phần B Quy định này.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về môi trường, bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
5. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thực tế nộp ngân sách tỉnh theo mục lục ngân sách; Báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định phân bổ cho nhiệm vụ chi được quy định tại quy định này./.
- 1Nghị quyết 111/2008/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết, chế độ quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và chất thải rắn; phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt; tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII - kỳ họp thứ 13 ban hành
- 2Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 3Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND7 về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 10 ban hành
- 4Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 174/2007/NĐ-CP về việc phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
- 4Nghị định 63/2008/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
- 5Thông tư 39/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị quyết 111/2008/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết, chế độ quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và chất thải rắn; phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt; tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII - kỳ họp thứ 13 ban hành
- 7Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 8Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND7 về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 10 ban hành
- 9Quyết định 55/2006/QĐ-UBND về danh mục, mức thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 10Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 11Nghị quyết 120/2008/NQ-HĐND về Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, chất thải rắn do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 12 ban hành
- 12Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quyết định 17/2008/QĐ-UBND về Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 17/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/08/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Lò Văn Giàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra