Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1682/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 23 tháng 5 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”;
Căn cứ Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 811/TTr- SGDĐT ngày 24/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
- Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số (DTTS), bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; đồng thời, tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các DTTS, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của kinh tế xã hội tỉnh và của đất nước.
- Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cùng tham gia.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó có 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;
- Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;
- Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
2.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS:
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS;
- Thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha mẹ trẻ em và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS;
- Cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục đào tạo chủ động phối hợp và làm nòng cốt tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho con em đến trường và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS;
2.2. Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục:
- Huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học và thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng DTTS;
- Tổ chức sưu tầm, biên soạn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện với trẻ em người DTTS; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người DTTS, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt;
- Cung cấp các tài liệu sử dụng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS: Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ nhà trẻ ở các độ tuổi; hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo từ 3-4 tuổi đến 5-6 tuổi; hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non dành cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi vùng khó khăn. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt;
- Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình về tăng cường tiếng Việt tại các địa bàn phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền để cán bộ quản lý, giáo viên thăm quan, học tập, triển khai nhân rộng mô hình. Xây dựng bản đồ ngôn ngữ các DTTS ở các huyện có nhiều trẻ mầm non, tiểu học là người DTTS nhằm hỗ trợ công tác quản lý trong quá trình triển khai thực hiện.
2.3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cộng tác viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em người DTTS:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em người DTTS;
- Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người DTTS, khuyến khích tự bồi dưỡng, tự học tập tiếng DTTS để phục vụ yêu cầu công việc;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, công tác viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS theo quy định; hỗ trợ các hoạt động biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương;
- Bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS, cộng đồng vùng đồng bào DTTS để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
2.4. Tổ chức dạy, học tiếng Việt tăng cường:
- Khảo sát thực trạng, thống kê số học sinh người DTTS, xác định số học sinh người DTTS cần chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể triển khai thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị;
- Huy động tối đa trẻ em 4 - 5 tuổi vào học lớp mẫu giáo và thực hiện tốt chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo 5 tuổi;
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh người DTTS cấp tiểu học theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tổ chức các trò chơi học tập, các trò chơi dân gian, xây dựng thư viện thân thiện, câu lạc bộ học sinh nói tiếng Việt, góc ngôn ngữ tiếng Việt, tổ chức các chương trình giao lưu bằng tiếng Việt.
2.5. Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục:
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS;
- Huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em và trẻ em là người DTTS; vận động cán bộ hưu trí, hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha mẹ và trẻ em người DTTS, gắn với hoạt động xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người lớn và đề án xây dựng xã hội học tập;
- Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS;
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, kỹ thuật trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS,
3. Kinh phí thực hiện
3.1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là: 80.415 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2016 - 2020 là: 53.628 triệu đồng
- Giai đoạn 2021 - 2025 là: 26.787 triệu đồng
3.2. Nguồn kinh phí thực hiện.
Kinh phí để thực hiện do ngân sách tỉnh cấp từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác từ cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để triển khai thực hiện Đề án hằng năm và trong từng giai đoạn theo Kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; trình duyệt theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn các huyện lập kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Kế hoạch thực hiện Đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt, phương pháp dạy tiếng Việt phù hợp với trẻ em người DTTS;
- Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS; tăng cường tài liệu, học liệu và các trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp đánh giá kết quả triển khai thực hiện hàng năm và trong từng giai đoạn; tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan bố trí các nguồn vốn để thực hiện Đề án theo Kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện Đề án hằng năm và trong từng giai đoạn theo Kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của pháp luật.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện và các ngành liên quan thẩm định chỉ tiêu biên chế cho giáo dục mầm non, tiểu học, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS; trình duyệt theo quy định.
5. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và đơn vị quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về phát triển giáo dục, sự cần thiết tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người DTTS; kiểm tra, giám sát việc thực hiện triển khai thực hiện của các địa phương. Tham mưu thực hiện các chế độ chính sách dân tộc ở địa phương đối với cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên và học sinh, đảm bảo đúng quy định hiện hành của pháp luật; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục tiêu, ý nghĩa của việc thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.
- Tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để huy động đóng góp nguồn lực thực hiện Đề án trên địa bàn toàn tỉnh.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội khuyến học tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Huy động cán bộ, chiến sỹ, hội viên, đoàn viên tham gia dạy tiếng Việt và các hoạt động hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người DTTS ở khu vực biên giới gắn với hỗ trợ thực hiện xóa mù chữ, chống tái mù chữ và xây dựng xã hội học tập.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, đảm bảo thống nhất, đồng bộ và phù hợp với Kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo theo định kỳ, hằng năm về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Có giải pháp tích cực giảm điểm trường lẻ để học sinh DTTS tập trung về các điểm trường chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường tiếng Việt và nâng cao chất lượng giáo dục;
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non, tiểu học có trẻ em người DTTS. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách cần thiết, phù hợp với địa phương nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 840/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”
- 4Kế hoạch 846/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6Nghị quyết 123/2019/NQ-HĐND về nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2805/QĐ-BGDĐT năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Quyết định 840/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”
- 8Kế hoạch 846/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 9Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 10Nghị quyết 123/2019/NQ-HĐND về nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Quyết định 1682/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025
- Số hiệu: 1682/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra