THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1647/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHI TIẾT BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG - HÀ NỘI (TỶ LỆ 1/500)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2011;
Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH20 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật du lịch số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500).
1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, có diện tích 18,353 ha. Khu vực lập quy hoạch bao gồm khu di tích Thành cổ Hà Nội và khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
- Khu di tích Thành cổ Hà Nội có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc: Giáp phố Phan Đình Phùng;
+ Phía Đông: Giáp phố Nguyễn Tri Phương;
+ Phía Nam: Giáp đường Điện Biên Phủ;
+ Phía Tây: Giáp phố Hoàng Diệu.
- Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp đường Hoàng Văn Thụ;
+ Phía Đông giáp đường Hoàng Diệu;
+ Phía Nam giáp đường Bắc Sơn và khu E (nhà Quốc hội);
+ Phía Tây giáp đường Độc Lập và khu E (nhà Quốc hội).
2. Mục tiêu quy hoạch:
- Bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản thế giới Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng xác thực, duy nhất về nền văn hóa Thăng Long, văn minh Đại Việt, về nghệ thuật kiến trúc - mỹ thuật, bố cục tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng...
- Bảo tồn, tôn tạo, khai thác phát huy phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục cộng đồng, du khách thăm quan, du lịch; nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn phát huy di sản văn hóa thế giới.
- Xây dựng không gian văn hóa cộng đồng hài hòa về cảnh quan kiến trúc, đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật trong tổng thể khu Trung tâm Chính trị Ba Đình.
- Là cơ sở để xây dựng quy chế, đề án quản lý tổng thể khu di tích và triển khai công tác đầu tư các dự án thành phần theo quy hoạch.
3. Tính chất
- Là nơi có nhiều di tích kiến trúc trong không gian cảnh quan lịch sử; các di chỉ, di vật và phế tích kiến trúc... phản ánh tính liên tục xuyên suốt của lịch sử phát triển của dân tộc.
- Là đồ án quy hoạch đặc thù cho khu vực di sản có sự phát triển liên tục hơn 13 thế kỷ với những giá trị to lớn về Lịch sử - Văn hóa - Kiến trúc - Mỹ thuật, cần có sự hợp tác nghiên cứu kết hợp đa ngành/liên ngành. Do vậy, tính chất của đồ án này sẽ lồng ghép hai nội dung: Quy hoạch bảo tồn và Quy hoạch chi tiết xây dựng.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Các công trình, di tích, không gian cảnh quan, các di chỉ, di vật khảo cổ học đã được phát lộ và nằm dưới lòng đất. Nghiên cứu đặc thù để “mở”, tạo điều kiện tiếp tục nghiên cứu về khảo cổ, bảo tồn, tôn tạo... đồng thời đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ đối tượng; đề xuất vùng đệm theo kiến nghị của UNESCO đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ và quản lý di sản.
- Xác định vùng ảnh hưởng, tác động giữa Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long với các khu vực phụ cận: Khu phố cổ, phố cũ, khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây, khu vực cảnh quan sông Hồng, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Các nội dung và yêu cầu nghiên cứu chủ yếu:
a) Quy hoạch chi tiết khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội
- Khảo sát, kiểm kê đánh giá hiện trạng:
+ Đánh giá giá trị nổi bật của khu di tích trong hệ thống di tích quốc gia và di tích có tính chất tương đồng trên thế giới về các phương diện: Văn hóa lịch sử, khảo cổ học, kiến trúc, di sản, cảnh quan môi trường, quy hoạch đô thị;
+ Đánh giá hiện trạng có sự liên hệ với không gian xung quanh, đề xuất lồng ghép đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đối với các khu vực quan trọng, như trung tâm chính trị Ba Đình, Nhà Quốc Hội...
+ Đánh giá kiểm kê các hạng mục di tích, phế tích, di chỉ khảo cổ hiện có, các công trình có ý nghĩa lịch sử ở các giai đoạn cận hiện đại, cảnh quan cây xanh, các kiến trúc nhỏ, các công trình xây dựng cơi nới, nhà tạm... hệ thống cây xanh, cảnh quan hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
+ Đánh giá về xã hội học, về lưu lượng khách thăm quan, về nghiên cứu, về các dịch vụ đi kèm theo...
- Đề xuất quy hoạch bảo tồn, tôn tạo khu di tích:
+ Bảo tồn tổng thể quy hoạch, tổng mặt bằng các hạng mục di tích kiến trúc, lưu ý: về cảnh quan, cây xanh, mặt nước, các hạng mục di tích kiến trúc;
+ Đề xuất tu bổ, tôn tạo, phục chế các công trình di sản, di tích kiến trúc có giá trị về lịch sử, mỹ thuật, văn hóa... đã được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
+ Đối với các phế tích, di chỉ khảo cổ đã được phát lộ cần đề xuất giải pháp khảo sát trưng bày tại chỗ hoặc chuyển vào trưng bày trong nhà;
+ Đề xuất loại bỏ các hạng mục không có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc... bổ sung một số không gian có chức năng hỗ trợ cho Khu di tích; Hạn chế tối đa việc xây dựng mới.
- Yêu cầu đề xuất giải pháp cụ thể tôn tạo không gian cảnh quan khu di tích:
+ Nghiên cứu đề xuất sử dụng chủng loại cây xanh cho từng vị trí của di tích, các chi tiết kiến trúc nhỏ;
+ Lưu ý sử dụng vật liệu, màu sắc, hệ thống thiết bị đô thị trong di tích phù hợp với khung cảnh chung.
- Yêu cầu về giải pháp hạ tầng kỹ thuật:
Đề xuất các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng.
+ Kiểm tra cốt cao độ mặt nền, bảo đảm tính nguyên vẹn của di tích, chống sạt lở phong hóa đất, giảm thiểu các ảnh hưởng bởi nước ngầm. Hạn chế tối đa việc thay đổi cốt mặt nền đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt;
+ Cấp nước: Tính toán nguồn nước phục vụ hoạt động của Khu di tích;
+ Cấp điện và thông tin liên lạc: Đề xuất giải pháp chiếu sáng sử dụng các thiết bị điện, thông tin liên lạc phù hợp với di tích;
+ Thoát nước và vệ sinh môi trường: Chú trọng giải pháp thoát nước mặt tránh úng ngập. Tính toán lượng rác thải, đề xuất giải pháp thu gom đảm bảo yêu câu vệ sinh môi trường trong quá trình sử dụng;
+ Hệ thống công trình kỹ thuật đầu mối và phòng cháy chữa cháy, đảm bảo theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Đánh giá tác động môi trường:
+ Kiểm soát ảnh hưởng của tự nhiên đối với di chỉ khảo cổ học và các di tích kiến trúc. Đánh giá tác động về khói bụi, nguồn nước, độ ẩm và các tác nhân làm phát sinh nấm mốc, phong hóa, sụt nứt nền đất... ảnh hưởng đến Khu di tích.
- Quy định quản lý thực hiện theo Đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500).
b) Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Việc lập Đề án là cụ thể hóa các nội dung của Đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tồn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500) để quy hoạch này trở thành hiện thực.
- Xây dựng kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa vật thể theo nội dung Đồ án quy hoạch được phê duyệt, phân chia công việc thực hiện các chương trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; lập danh mục các dự án bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phục chế di tích lịch sử, di tích cách mạng; chỉnh trang cải tạo các công trình kiến trúc có giá trị; tạo lập cảnh quan cho từng di tích đơn lẻ và tổng thể khu di tích; sưu tầm hiện vật phục vụ công tác trưng bày.
- Nghiên cứu khôi phục các sinh hoạt, lễ hội, các sự kiện văn hóa, cách mạng có liên quan đến lịch sử của Khu di tích. Tổ chức giới thiệu các giá trị văn hóa phi vật thể dưới nhiều hình thức, ngôn ngữ tăng sức hấp dẫn, sinh động.
- Lập kế hoạch khai thác giá trị di tích, phục vụ khách thăm quan du lịch. Xác định nhu cầu du lịch để xây dựng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Đề xuất giải pháp tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia trong công tác đầu tư quản lý, bảo vệ, tuyên truyền, phát huy giá trị khu di tích.
- Lập chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp thông qua phối hợp, hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế có kinh nghiệm.
c) Nội dung nhiệm vụ Quy chế quản lý quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long Hà Nội:
- Xây dựng quy chế về phân vùng và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan: Xác định nội dung, mức độ quản lý, vai trò trách nhiệm của các đối tượng tham gia quản lý theo phân vùng quy hoạch được duyệt gồm vùng lõi (Khu di tích), vùng đệm, vùng chuyển tiếp (khu vực xung quanh). Xác định khu vực bảo tồn, khu vực cải tạo chỉnh trang, khu vực phát triển. Xác định các công trình điểm nhấn đặc thù để bảo tồn, tạo hình ảnh đặc trưng.
Quy định thực hiện theo các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch về quy mô diện tích, quy mô công trình, mật độ xây dựng, chiều cao công trình, cao độ không chế xây dựng trong các khu vực, quy định về hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Các điều khoản liên quan đến cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng…
Các quy định về hình thức kiến trúc: Hình thức công trình kiến trúc, các nguyên tắc sử dụng vật liệu, màu sắc, cây xanh bồn hoa, trang thiết bị chiếu sáng, hàng rào, quảng cáo chỉ dẫn và các tiện ích khác...
- Quy định các hoạt động bảo tồn, chỉnh trang: Xây dựng quy định cụ thể hướng dẫn triển khai bảo tồn, cải tạo, phá dỡ và xây dựng trong từng khu vực theo quy hoạch được duyệt. Những nội dung thành phần của hồ sơ thiết kế, thi công, hoàn công.
Xây dựng quy định riêng đối với từng đối tượng cụ thể: Các công trình cần được bảo tồn, các công trình sẽ phải cải tạo chỉnh trang, các công trình sẽ được hạ giải, các công trình xây mới.
- Các quy định cần bao gồm các vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị, giai đoạn triển khai, giai đoạn đưa dự án vào sử dụng. Các nội dung liên quan đến công tác lựa chọn giải pháp, thiết bị công nghệ, tổ chức thi công, giám sát...
Quy định cho các nội dung khen thưởng, xử phạt tổ chức thực hiện. Xác định rõ trách nhiệm các cấp quản lý, chủ đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở ngành khác liên quan trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích.
- Các quy định về hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Những quy định về duy trì môi trường bảo tồn di tích phù hợp với các yêu cầu về bảo tồn các di tích, di chỉ dưới lòng đất, quy định các yêu cầu giải pháp công nghệ kỹ thuật có tính đến yếu tố hình thức, vật liệu, màu sắc để không ảnh hưởng đến yêu cầu bảo vệ di tích và không gian cảnh quan chung.
6. Thành phần hồ sơ, sản phẩm:
a) Đồ án Quy hoạch Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (tỷ lệ 1/500)
- Phần văn bản:
+ Thuyết minh tổng hợp;
+ Quy định quản lý thực hiện theo Đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500);
- Phần bản vẽ:
TT | Tên bản vẽ | Tỷ lệ | Quy cách bản vẽ | ||
Hồ sơ màu | Hồ sơ đen trắng | Hồ sơ thu nhỏ | |||
1 | Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất | 1/2000-1/5000 | X | X | X |
2 | Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng | 1/500 | X | X | X |
3 | Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường | 1/500 | X | X | X |
4 | Các bản vẽ, bản đồ lịch sử, ảnh minh họa, sơ đồ phân tích sự biến đổi của các công trình kiến trúc của khu di tích |
| X |
| X |
5 | Các bản vẽ, phân tích xác định vùng đệm cho khu di tích |
|
| X |
|
6 | Các bản vẽ, sơ đồ phân tích cơ cấu quy hoạch Thành cổ |
|
| X |
|
7 | Mô hình sa bàn | 1/500 |
|
|
|
8 | Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đai |
| X | X | X |
9 | Sơ đồ cơ cấu quy hoạch | 1/2000 | X |
| X |
10 | Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất | 1/500 | X | X | X |
11 | Các bản vẽ, hình ảnh minh họa những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của khu di tích |
| X |
| X |
12 | Bản vẽ, hình ảnh minh họa ví dụ các phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong nước và quốc tế |
| X |
| X |
13 | Sơ đồ, bản vẽ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan | 1/500 | X | X | X |
14 | Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng | 1/500 | X | X | X |
15 | Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Chuẩn bị kỹ thuật, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải VSMT) | 1/500 | X | X | X |
16 | Bản vẽ hệ thống thông tin liên lạc | 1/500 |
| X | X |
17 | Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật | 1/500 |
| X |
|
18 | Các bản đồ đánh giá tác động môi trường | 1/500 | X | X | X |
19 | Bản vẽ phối cảnh tổng thể và các điểm nhấn chính |
| X |
| X |
b) Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội:
- Phần văn bản: Thuyết minh tổng hợp và dự thảo tờ trình.
- Phần bản vẽ: Gồm các bản vẽ A3 liên quan.
c) Quy chế quản lý quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long Hà Nội:
- Phần văn bản: Thuyết minh tổng hợp và dự thảo tờ trình.
- Phần bản vẽ: Gồm các bản vẽ A3 có liên quan.
7. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
- Cơ quan phê duyệt: Bộ Xây dựng (Ủy quyền theo văn bản số 3278/VPCP-KTN ngày 22 tháng 5 năm 2009).
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch.
- Thời gian thực hiện: 12 tháng sau khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện lập Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500)./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 2234/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 696/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2411/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Luật xây dựng 2003
- 7Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 8Quyết định 2234/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 696/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2411/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1647/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1647/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/11/2012
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực