Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1644/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÀ CẤP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐỢT III, NĂM 2014

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Công văn số 4125/BKHCN-KHTC ngày 12/12/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nội dung kế hoạch KH&CN năm 2014 của các tỉnh, thành phố;

Căn cứ Quyết định 4489/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu NSNN, chi NSĐP và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2014 của tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh thực hiện trong năm 2012; Quyết định số 950/QĐ-UBND ngày 26/3/2013, số 2536/QĐ-UBND ngày 23/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt bổ sung kế hoạch các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa, năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh năm 2013; Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2014;

Căn cứ các Quyết định số: 1568/QĐ-UBND ngày 25/5/2012; 2045/QĐ-UBND ngày 02/7/2012; 2610/QĐ-UBND ngày 15/8/2012; 1355/QĐ-UBND ngày 25/4/2013; 2039/QĐ-UBND ngày 14/6/2013; 2387/QĐ-UBND ngày 10/7/2013; 3625/QĐ-UBND ngày 16/10/2013; 661/QĐ-UBND ngày 11/3/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 243/TTr-SKHCN ngày 15/4/2014 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt III, năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt III, năm 2014, gồm: 31 nhiệm vụ.

Trong đó:

- Cấp cho 14 nhiệm vụ mới năm 2014: 2.435.654.000 đồng

- Cấp cho 17 nhiệm vụ chuyển tiếp: 4.295.170.000 đồng

Với kinh phí sự nghiệp khoa học là: 6.730.824.000 đồng

(Sáu tỷ, bảy trăm ba mươi triệu, tám trăm hai mươi bốn ngàn đồng chẵn).

(Danh mục kèm theo).

Nguồn kinh phí: Kinh phí SNKH năm 2014.

Điều 2. Căn cứ vào Quyết định này và danh mục các nhiệm vụ khoa học, công nghệ được duyệt:

1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm các đề tài, dự án, ký kết các hợp đồng nghiên cứu; có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và thành lập hội đồng nghiệm thu, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

- Cấp kinh phí trực tiếp cho các cơ quan chủ trì, chủ đề tài, dự án để triển khai thực hiện.

- Theo dõi việc sử dụng kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí đã cấp cho các đơn vị.

3. Các chủ nhiệm các đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đề tài, dự án được duyệt, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, đạt hiệu quả cao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc tỉnh, Chủ nhiệm các đề tài, dự án và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ KH&CN CẤP KINH PHÍ ĐỢT II, NĂM 2014
(Kèm theo Quyết định số: 1644/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. Nhiệm vụ mới năm 2014: 14

STT

Tên nhiệm vụ KHCN

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian th. hiện

Kinh phí (triệu đồng)

 

Tổng số

SNKH

Cấp năm 2014

Thu hồi

 

Mục tiêu

Nội dung

 

1.

Đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa

- Đánh giá được trạng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất được các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Dự thảo được Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

3. Học tập trao đổi kinh nghiệm về lãnh đạo, xử lý các vụ việc tham nhũng tại Đà Nẵng, Nghệ An, Vĩnh Phúc.

4. Nghiên cứu các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

5. Dự thảo Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

6. Hội thảo khoa học: Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

7. Viết báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Báo cáo tổng hợp, xử lý phân tích số liệu

- Báo cáo chuyên đề:

+ Cơ sở lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

+ Thực trạng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

+ Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Kỷ yếu Hội thảo

- Dự thảo Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

- Phương án sử dụng kết quả.

- Đĩa DVD.

12 tháng

382,916

382,916

182,916

0

 

2.

Đề tài: "Đánh giá hiệu quả giảm tử vong sơ sinh của đơn nguyên sơ sinh tại các Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện và đề xuất giải pháp nhân rộng tại Thanh Hóa"

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Thanh Hóa

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả giảm tử vong sơ sinh của đơn nguyên sơ sinh tại các Bệnh viện Đa Khoa tuyến huyện.

- Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn nguyên sơ sinh.

- Đề xuất giải pháp nhân rộng đơn nguyên sơ sinh tại các Bệnh viện Đa Khoa tuyến huyện tỉnh Thanh Hóa.

1. Đánh giá thực trạng các đơn nguyên sơ sinh tại các Bệnh viện Đa Khoa tuyến huyện tỉnh Thanh Hóa.

2. Đánh giá hiệu quả can thiệp của các đơn nguyên sơ sinh tại các Bệnh viện Đa Khoa tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa.

3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn nguyên sơ sinh.

Nghiên cứu chuyên đề: Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn nguyên sơ sinh.

4. Xây dựng 3 mô hình lý thuyết đơn nguyên sơ sinh phù hợp với 3 vùng miền trong tỉnh.

5. Triển khai mô hình đơn nguyên sơ sinh tại 3 vùng miền trong tỉnh

6. Học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Đà Nẵng.

7. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình

8. Hội thảo khoa học.

9. Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu.

10. Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Báo cáo tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu điều tra khảo sát.

- Báo cáo chuyên đề:

+ Thực trạng các đơn nguyên sơ sinh các Bệnh viện Đa Khoa tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa.

+ Hiệu quả can thiệp của các đơn nguyên sơ sinh tại các Bệnh viện Đa Khoa tuyến huyện tỉnh Thanh Hóa.

+ Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn nguyên sơ sinh.

+ 3 mô hình đơn nguyên sơ sinh.

+ Kỷ yếu Hội thảo.

+ Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

+ Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu.

+ Bài báo công bố kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí trong nước.

18 tháng

351,14

351,14

121,140

0

 

3.

Đề tài: "Vận dụng tri thức bản địa của cư dân ven biển Thanh Hóa để xây dựng các chương trình truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo"

Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

1. Mục tiêu chung

- Vận dụng tri thức bản địa của cư dân ven biển tỉnh Thanh Hóa để xây dựng được các chương trình truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng tri thức bản địa của cộng đồng cư dân ven biển Thanh Hóa trong đời sống.

- Xây dựng được các chương trình truyền thông từ việc vận dụng nguồn tri thức bản địa của cư dân ven biển Thanh Hóa.

- Đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo.

1. Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về truyền thông và tri thức bản địa của cư dân vùng ven biểnThanh Hóa

2. Nghiên cứu thực trạng truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo của cư dân ven biển Thanh Hóa.

3. Nghiên cứu, vận dụng nguồn tri thức bản địa của cộng đồng cư dân vùng ven biển Thanh Hóa xây dựng các chương trình truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo.

4. Xây dựng chương trình truyền thông

5. Đề xuất các giải pháp nhân rộng các chương trình truyền thông tuyên truyền về biển đảo.

6. Tổ chức hội thảo khoa học: Các giải pháp thực hiện các chương trình truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo.

7. Xây dựng phương án sử dụng kết quả.

8. Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Báo cáo tổng hợp xử lý số liệu.

- Báo cáo chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và các hình thức truyền thông tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo.

+ Chuyên đề 2: Cơ sở lý luận về tri thức bản địa và tri thức bản địa của cộng đồng cư dân vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

+ Chuyên đề 3: Cơ sở lý luận về chủ quyền biển đảo.

+ Chuyên đề 4: Thực trạng về công tác truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo cho cư dân ven biển Thanh Hóa. Chuyên đề 5: Tri thức bản địa trong việc tổ chức, quản lý và bảo vệ làng xã vùng ven biển Thanh Hóa.

+ Chuyên đề 6: Tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên biển của cư dân ven biển Thanh Hóa.

+ Chuyên đề 7: Vai trò của đời sống tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội) trong việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo

+ Chuyên đề 8: Giải pháp nhân rộng mô hình truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Kỷ yếu Hội thảo.

- Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

- Báo cáo tóm tắt đề tài.

- Phương án sử dụng kết quả.

- Đĩa DVD.

18 tháng

438,5

438,5

148,500

0

 

4.

Dự án: “Xây dựng mô hình sử dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản rau quả sau thu hoạch quy mô tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Viện Hóa học - Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam

- Thử nghiệm ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản bắp cải, đậu côve, cà chua.

- Xây dựng được 03 mô hình ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản bắp cải, đậu côve, cà chua.

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản bắp cải, đậu côve, cà chua.

- Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai thực nghiệm, xây dựng mô hình

- Điều tra về diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình tổn thất và bảo quản một số loại rau quả trên địa bàn huyện Hoằng Hóa và TP. Thanh Hóa.

- Thử nghiệm xác định độ dày màng MAP và thời gian bảo quản bắp cải, đậu côve, cà chua.

- Xây dựng các mô hình sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi bảo quản bắp cải, đậu côve , cà chua.

- Xây dựng chuyên đề 1 : “Mô hình ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản bắp cải”

- Xây dựng chuyên đề 2 : “Mô hình ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản đậu Côve”

- Xây dựng chuyên đề 3 : “Mô hình ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản rau quả cà chua”

- Tuyên truyền, quảng bá tiêu thụ sản phẩm

Phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa để hội thảo, tập huấn kỹ thuật hướng dẫn tuyên truyền quảng bá sản phẩm

- 01 kỷ yếu hội thảo

- 03 hướng dẫn kỹ thuật sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản rau quả: bắp cải, đậu côve, cà chua.

- 03 báo cáo chuyên đề:

Chuyên đề 1 : “Mô hình ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản bắp cải”

Chuyên đề 2 : “Mô hình ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản đậu côve”

Chuyên đề 3 : “Mô hình ứng dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản rau quả cà chua”.

- Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án

- Báo cáo tổng hợp kết quả dự án

- Đĩa DVD ghi kết quả dự án

24 tháng

461,64

401,64

141,640

0

 

5.

Đề tài: "Xây dựng Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý, dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi tại các trường THPT tỉnh Thanh Hóa"

Trường THPT chuyên Lam Sơn

1. Mục tiêu chung:

Tạo lập môi trường làm việc điện tử cho lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy tại các trường THPT trong tỉnh. Xây dựng môi trường bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến để học sinh có thể tự luyện thi hoặc có thể trao đổi với giáo viên mọi thời điểm.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được cổng thông tin điện tử Trường THPT chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được phần mềm Bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của hệ thống.

Nội dung 1. Khảo sát, đánh giá tình hình, nhu cầu ứng dụng công nghệ Thông tin của trường THPT chuyên Lam Sơn và một số trường THPT trong tỉnh.

Nội dung 2. Xây dựng Cổng thông tin điện tử trường THPT chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa

Nội dung 3. Xây dựng Phần mềm bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến.

Nội dung 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của hệ thống.

Nội dung 5: Tổng kết dự án

1. Báo cáo khảo sát, đánh giá tình hình, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi tại các trường THPT trong tỉnh

2. Cổng thông tin điện tử Trường THPT Chuyên Lam Sơn.

3. Phần mềm bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến.

4. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin.

5. Báo cáo tổng kết đề tài

18 tháng

654,801

489,801

149,801

0

 

6.

Dự án: "Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nhiên liệu sinh học từ các cây có dầu tại tỉnh Thanh Hóa"

Trường Đại học Hồng Đức

1 Mục tiêu chung:

- Xây dựng được mô hình sản xuất thử nghiệm nhiên liệu sinh học từ các cây có dầu tại tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng thành công mô hình sản xuất thử nghiệm nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, hạt sở với công suất dây chuyền công nghệ đạt 50 lít biodiesel/ngày;

- Sản xuất được 300 lít biodiesel B100 đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 1:2009/BKHCN, gồm:

+ 200 lít biodiesel B100 từ hạt sở;

+ 100 lít biodiesel B100 từ hạt trẩu

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên nắm vững quy trình quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống dây chuyền sản xuất nhiên liệu sinh học

 

1. Thu mua hạt trẩu, hạt sở.

2. Đánh giá trữ lượng nhiên liệu dầu chứa trong hạt trẩu, hạt sở.

3. Xây dựng hạ tầng để lắp đặt hệ thống dây chuyền thiết bị.

4. Xây dựng quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, sở.

5. Lắp đạt hệ thống trang thiết bị đáp ứng quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học

6. Tổ chức sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện quy trình công nghệ và đánh giá chất lượng nguyên liệu.

7. Hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật viên vận hành khai thác, bảo quản hệ thống dây chuyền sản xuất nhiên liệu sinh học.

8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, sở tại Thanh Hóa.

9. Tổng kết dự án

- Mô hình sản xuất thử nghiệm nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, hạt sở với công suất dây chuyền công nghệ đạt 50 lít biodiesel/ngày.

- 300 lít biodiesel B100 từ hạt trẩu và hạt sở đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 1:2009/BKHCN áp dụng đối với nhiên liệu diesel sinh học gốc. Gồm:

+ 200 lít biodiesel B100 từ hạt sở;

+ 100 lít biodiesel B100 từ hạt trẩu.

- Báo cáo đánh giá, phân tích trữ lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu hạt trẩu, sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, sở.

- Chứng nhận đào tạo của 5 kỹ thuật viên nắm vững quy trình quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống dây chuyền sản xuất nhiên liệu sinh học do Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng cấp.

- Báo cáo tổng kết dự án.

24 tháng (kể từ khi ký hợp đồng)

3.140,305

500,64

170,640

0

 

7.

Dự án: "Ứng dụng công nghệ điêu khắc, đúc, in, nung để sản xuất hàng mỹ nghệ mang bản sắc văn hóa xứ Thanh"

Công ty Quảng cáo Ánh Dương

1. Mục tiêu chung:

Sản xuất được một số mặt hàng mỹ nghệ mang bản sắc văn hóa xứ Thanh từ nhiều chất liệu khác nhau bằng công nghệ máy điêu khắc Ánh Dương - M1 kết hợp công nghệ đúc, in, nung nhằm quảng bá, phục vụ văn hóa và du lịch tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Về công nghệ:

Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ bằng máy điêu khắc Ánh Dương - M1 kết hợp công nghệ đúc, in, nung phù hợp với điều kiện của công ty quảng cáo Ánh Dương.

- Về sản phẩm:

+ Thiết kế, lựa chọn được 10 mẫu sản phẩm mang bản sắc văn hóa xứ Thanh gồm: Khu di tích Lam Kinh: 02 mẫu; Khu di tích Thành nhà Hồ: 01 mẫu; Khu di tích đền Bà Triệu: 01 mẫu; Khu di tích Hàm Rồng: 01 mẫu; Khu thắng cảnh Sầm Sơn: 01 mẫu; Khu thắng cảnh Suối Cá Thần: 02 mẫu; Thành phố Thanh Hóa: 02 mẫu. (Sử dụng 07 mẫu sản phẩm là kết quả của Dự án “Ứng dụng công nghệ chế bản chân không AD-BBB để sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ - mỹ thuật trên chất liệu kim loại phục vụ văn hóa và du lịch xứ Thanh”).

+ Mỗi mẫu sản xuất được 100 sản phẩm.

- Về đào tạo nhân lực.

Đào tạo được 05 kỹ thuật viên và 14 lao động nắm bắt được yêu cầu kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất của dự án

1. Tổ chức khảo sát, sưu tập, thiết kế các mẫu sản phẩm của dự án.

2. Mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất các loại sản phẩm theo nội dung của dự án.

3. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật, tay nghề vận hành sử dụng công nghệ điêu khắc, đúc, in, nung kết hợp các máy khắc CNC, Laser cho 05 kỹ thuật viên và 14 lao động.

4. Sản xuất thử và hiệu chỉnh một số thông số kỹ thuật theo yêu cầu công nghệ để sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ bằng công nghệ máy khắc siêu tốc Ánh Dương -M1 kết hợp máy khắc CNC, Laser, đúc, in, nung tại công ty quảng cáo Ánh Dương.

5. Sản xuất ổn định các sản phẩm mỹ nghệ của Dự án.

6. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm bằng công nghệ máy khắc siêu tốc ánh Dương -M1 kết hợp máy khắc CNC, Laser, đúc, in, nung.

7. Tổ chức tiếp thị, quảng bá sản phẩm.

8. Tổ chức nghiệm thu, tổng kết dự án

- 04 quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ bằng công nghệ máy khắc siêu tốc Ánh Dương - M1 kết hợp máy khắc CNC, Laser, đúc, in, nung. Gồm:

+ Quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ bằng công nghệ máy khắc siêu tốc Ánh Dương - M1 kết hợp khắc CNC, Laser

+ Quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ bằng công nghệ máy khắc siêu tốc Ánh Dương - M1 kết hợp đúc tượng.

+ Quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ bằng công nghệ máy khắc siêu tốc Ánh Dương - M1 kết hợp in trên mica.

+ Quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ bằng công nghệ máy khắc siêu tốc Ánh Dương - M1 kết hợp in, nung sứ.

- 10 mẫu sản phẩm mang bản sắc văn hóa xứ Thanh, mỗi mẫu sản xuất được 100 sản phẩm (tổng cộng 1.000 sản phẩm) gồm: Khu di tích Lam Kinh: 02 mẫu; Khu di tích Thành nhà Hồ: 01 mẫu; Khu di tích đền Bà Triệu: 01 mẫu; Khu di tích Hàm Rồng: 01 mẫu; Khu thắng cảnh Sầm Sơn: 01 mẫu; Khu thắng cảnh Suối Cá Thần: 02 mẫu; Thành phố Thanh Hóa: 02 mẫu.

- Chứng nhận đào tạo của 05 kỹ thuật viên và 14 công nhân lao động nắm bắt được yêu cầu, kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm của dự án do công ty Quảng cáo ánh Dương cấp.

- Báo cáo tổng kết dự án.

18 tháng

2.265,68

500,57

170,570

0

 

8.

Dự án: Hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm rượu Chi Nê Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Công ty Cổ phần Thương mại Hậu Lộc, Thanh Hóa

1. Mục tiêu chung.

Hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và quảng bá thương hiệu rượu Chi Nê, Hậu Lộc, Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể của dự án.

- Phân tích đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu ở từng khâu sản xuất.

- Lựa chọn được các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo việc sản xuất rượu đạt chất lượng ổn định, giữ được hương vị đặc trưng của rượu Chi Nê – Hậu Lộc, tổ chức sản xuất thử nghiệm theo công nghệ đã lựa chọn.

- Xây dựng, công bố được chất lượng rượu và đánh giá hoàn thiện quy trình sản xuất rượu.

1. Điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu ở từng khâu sản xuất;

2. Lựa chọn các giải pháp công nghệ.

3. Chuyển giao công nghệ và tập huấn vận hành hệ thống lò hơi, chưng cất, kỹ thuật chiết xuất, đóng chai.

4. Tổ chức sản xuất thử nghiệm theo công nghệ đã lựa chọn;

5. Kiểm nghiệm, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng rượu;

6.Tổ chức sản xuất và hoàn thiện quy trình;

7. Xây dựng Báo cáo tổng kết và nghiệm thu dự án.

- Báo cáo Điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu ở từng khâu sản xuất

- Quy trình sản xuất rượu Chi nê – Hậu Lậu đã hoàn thiện

- Đào tạo được 02 cán bộ kỹ thuật và 03 công nhân vận hành quy trình nấu rượu

- Sản xuất được 1.000 lít rượu cho mỗi loại rượu: 290, 390, 450 (tổng là 3.000 lít)

- Bảng công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rượu (3 loại rượu 290, 390, 450)

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng kết dự án.

18 tháng

3.864,02

669,92

199,920

0

 

9.

Đề tài: "Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải trong nông nghiệp, công nghiệp và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"

Chi cục Bảo vệ Môi trường Thanh Hóa

1. Mục tiêu chung:

Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu từ nguồn nước thải nông nghiệp và công nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ các nguồn nước thải công nghiệp và nông nghiệp;

+ Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sông Mã, sông Chu tỉnh Thanh Hóa;

+ Đề xuất được quy định về BVMT nông thôn dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh.

1. Điều tra, khảo sát các nguồn nước thải vào lưu vực sông Mã, sông Chu (nước thải sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi) và các công nghệ xử lý nước thải hiện có của các cơ sở dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu;

2. Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích để đánh giá mức độ ảnh hưởng từ các nguồn nước thải vào sông Mã, sông Chu và đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Mã, sông Chu;

3. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

4. Dự thảo được quy định bảo vệ môi trường nông thôn dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu;

5. Tổ chức Hội thảo khoa học;

6. Báo cáo, nghiệm thu tổng kết đề tài.

1. Tập số liệu và báo cáo khảo sát các nguồn nước thải vào lưu vực sông Mã, sông Chu và các công nghệ xử lý nước thải hiện có của các cơ sở dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu;

2. Báo cáo phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng từ các nguồn nước thải, đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Mã, sông Chu;

3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước lưu vực sông Mã, sông Chu;

4. Dự thảo quy định bảo vệ môi trường nông thôn dọc 2 bên bờ sông Mã, sông Chu;

5. Báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết

10 tháng

451,94

451,94

181,940

0

 

10.

Dự án KHCN:

"Chế tạo “Ống phóng bùng nhùng lưới” để trang bị cho cảnh sát làm nhiệm vụ ngăn chặn đua xe trái phép, trấn áp tội phạm côn đồ, cướp giật, gây án trên đường phố"

Công an Thành phố Thanh Hóa

Mục tiêu chung:

Chế tạo thành công ống phóng bùng nhùng lưới có chất lượng ổn định để trang bị cho lực lượng cảnh sát trấn áp các đối tượng cướp giật bằng xe máy và đua xe máy trái phép đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới

Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thiện công nghệ sản xuất ống phóng bùng nhùng lưới và các sản phẩm đồng bộ (liều phóng, piston, lưới) phù hợp với trang bị công nghệ sản xuất quốc phòng.

- Sản xuất được 20 ống phóng bùng nhùng lưới có chất lượng ổn định và đáp ứng được các yêu cầu thiết kế đã được lựa chọn.

1. Khảo sát đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu công nghệ chế tạo, quy mô sử dụng công cụ hỗ trợ trong nước, ngoài nước, khảo sát đối tượng cần trấn áp, thủ đoạn và phạm vi hoạt động của chúng.

2. Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật của ống phóng bùng nhùng lưới

3. Tính toán nguyên lý của “Ống phóng bùng nhùng lưới”: xây dựng mô hình tính thuật phóng trong, thuật phóng ngoài.

4. Tính toán kết cấu, thiết kế “Ống phóng bùng nhùng lưới”: tính kết cấu động lực học, độ bền, xây dựng tài liệu thiết kế.

5. Xây dựng tài liệu công nghệ chế tạo các chi tiết, bộ phận của ống phóng.

6. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm sau khi chế tạo.

7. Tổ chức dùng thử “Ống phóng bùng nhùng lưới”, lấy ý kiến của người sử dụng.

8. Hoàn thiện tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ.

- 20 ống phóng bùng nhùng lưới.

- 1.000 bộ sản phẩm đồng bộ (liều phóng, piston, lưới)

- Tài liệu thiết kế, công nghệ chế tạo ống phóng bùng nhùng lưới

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án.

18 tháng

945,237

633,437

193,437

0

 

11.

Dự án KHCN:

"Ứng dụng công nghệ để hoàn thiện dây chuyền sản xuất và nâng cao chất lượng rượu truyền thống "Nếp cái hoa vàng Dạ Lan"

Công ty Cổ phần Dạ Lan

Mục tiêu chung:

Ứng dụng công nghệ để đầu tư dây chuyền hoàn thiện sản xuất rượu truyền thống “Nếp cái hoa vàng Dạ Lan” với hai dòng sản phẩm là: Nếp cái hoa vàng Dạ Lan màu trắng và Nếp cái hoa vàng Dạ Lan có màu vàng truyền thống với chất lượng cao, ổn định đạt Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng đồ uống có cồn (QCVN 6-3:2010/BYT).

Mục tiêu cụ thể:

- Tiếp nhận được công nghệ và thiết bị sản xuất rượu từ đơn vị chuyển giao.

- Tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ được chuyển giao và hoàn thiện 2 dây chuyền công nghệ sản xuất rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan màu trắng và rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan có màu vàng truyền thống đạt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 6-3:2010/BYT).

- Xây dựng và công bố được tiêu chuẩn cơ sở cho 02 sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan màu trắng và rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan có màu vàng truyền thống.

1. Khảo sát, lựa chọn công nghệ và đơn vị chuyển giao công nghệ

2. Đầu tư nhà xưởng, thiết bị đáp ứng dây chuyền công nghệ chuyển giao

3. Tiếp thu công nghệ từ đơn vị chuyển giao

4. Xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm rượu của dự án

5. Báo cáo nghiệm thu kết quả dự án

- Quy trình công nghệ sản xuất 2 loại sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan: Màu trắng và màu vàng truyền thống.

- 02 dây chuyền sản xuất rượu cho 02 sản phẩm: nếp cái hoa vàng màu trắng và nếp cái hoa vàng màu vàng.

- 02 tiêu chuẩn cơ sở cho 02 sản phẩm rượu: Nếp cái hoa vàng màu trắng và màu vàng truyền thống.

- Rượu nếp cái hoa vàng màu trắng và màu vàng truyền thống: 1.000 lít (mỗi loại 500 lít).

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án.

15

tháng (kể từ khi ký hợp đồng)

4.895,36

629,8

199,800

0

 

12.

Dự án:

"Ứng dụng phân bón NPK- Si – Vi lượng Chelate chuyên dùng cho Lúa, Mía và Ngô tại Thanh Hóa"

Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông

1. Mục tiêu chung.

Ứng dụng công nghệ mới sản xuất NPK-Si-Vi lượng Chelate và hoàn thiện các Bộ Dinh dưỡng cây trồng chuyên dùng nhằm nâng cao năng suất-chất lượng-hiệu quả-giá trị sản phẩm hàng hoá nông nghiệp theo hướng tiết kiệm - cân đối - phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể của dự án.

- Sản xuất được phân bón NPK-Si-Vi lượng Chelate chuyên dùng cho Lúa, Mía, Ngô.

- Đánh giá được hiệu quả phân bón NPK-Si-Vi lượng Chelate đối với Lúa, Mía, Ngô.

1. Lựa chọn địa điểm và điều tra bổ sung về chế độ canh tác, hiệu quả kinh tế đối với cây trồng trên các vùng chuyên canh triển khai dự án.

2. Sản xuất thử nghiệm và khảo nghiệm NPK-Si-Vi lượng Chelate chuyên dùng cho Lúa, Mía, Ngô.

3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển, năng suất của cây trồng và đánh giá hiệu quả kinh tế.

4. Hoàn thiện bộ dinh dưỡng cây trồng (Lúa, Mía, Ngô), công bố và đăng ký chất lượng phân bón.

5. Phân tích đánh giá chất lượng đất trước và sau khi sử dụng sản phẩm NPK-Si-Vi lượng Chelate mới (lấy mẫu đại diện).

6. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và sử dụng sản phẩm NPK-Si-Vi lượng Chelate cho các cây trồng chính (Lúa, ngô, Mía) của Thanh Hóa.

7. Xây dựng Báo cáo tổng kết và nghiệm thu dự án.

1. Báo cáo kết quả điều tra bổ sung về chế độ canh tác, hiệu quả cây trồng trên vùng triển khai dự án

2. Báo cáo kết quả hoàn thiện công nghệ sản xuất NPK-Si-Vi lượng Chelate.

3. Sản xuất được 1.000 tấn NPKSi - vi lượng Chelate (NPKSi+MNC)

4. Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón NPK-Si-Vi lượng Chelate chuyên dùng cho Lúa, Mía, Ngô và các Bảng hướng dẫn kỹ thuật bón cho 3 loại Lúa, Mía, Ngô.

5. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và sử dụng sản phẩm NPK-Si-Vi lượng Chelate

6. Báo cáo tổng kết dự án

24

tháng

15.979,25

640,50

199,500

0

 

13.

DA KHCN: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất mạ khay công nghiệp phục vụ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại Thanh Hóa”

Hội Làm vườn - Trang trại Thanh Hóa

Mục tiêu chung: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về sản xuất giá thể mạ để sản xuất mạ khay công nghiệp đáp ứng yêu cầu cấy lúa bằng máy đạt hiệu quả cao, phục vụ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, tại Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng thành công 3 mô hình sản xuất 105.600 khay mạ/4 vụ; 03 mô hình cấy lúa bằng máy trên diện tích 480 ha/4 vụ tại huyện Đông Sơn và Thiệu Hoá.

+ Xây dựng quy trình sản xuất giá thể mạ khay từ mùn rơm rạ, quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp phục vụ cấy lúa bằng máy và quy trình cấy lúa bằng máy trình Sở NN&PTNT xét duyệt ban hành.

+ Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất mạ khay công nghiệp, cấy lúa bằng máy.

Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai thực hiện dự án.

Tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật sử dụng Chế phẩm Fito-Biomix RR để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm này tạo thành phân bón hữu cơ (mùn giá thể cho mạ khay), quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp từ mùn rơm rạ; Tập huấn kỹ thuật các quy trình kỹ thuật được chuyển giao.

Xây dựng 3 mô hình sản xuất giá thể mạ khay từ mùn rơm rạ để sản xuất 105.600 khay mạ/4 vụ.

Xây dựng 3 mô hình cấy lúa cấy bằng máy trên diện tích 480 ha/4 vụ.

Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giá thể mạ khay từ mùn rơm rạ, quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp từ mùn rơm rạ và quy trình cấy lúa bằng máy phù hợp với tỉnh Thanh Hóa.

Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; Đánh giá hiệu quả của 2 loại mô hình sản xuất mạ khay và cấy lúa bằng máy từ công nghệ được chuyển giao

Hội nghị đầu bờ, hội thảo đánh giá hiệu quả của các mô hình.

Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất mạ khay công nghiệp, cấy lúa bằng máy.

- 3 mô hình sản xuất giá thể mạ khay từ mùn rơm rạ để sản xuất 105.600 khay mạ/4 vụ (mùa năm 2014, xuân + mùa năm 2015 và vụ xuân năm 2016).

- 3 mô hình cấy lúa cấy bằng máy trên diện tích 480 ha/4 vụ.

- Đào tạo 6 cán bộ kỹ thuật, 90 khuyến nông cơ sở và công nhân kỹ thuật thành thục các quy trình kỹ thuật sản xuất giá thể mạ khay, quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp và quy trình cấy lúa bằng máy được chuyển giao.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất giá thể mạ khay từ mùn rơm rạ, quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp và quy trình cấy lúa bằng máy được Sở NN&PTNT ký ban hành.

- Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất mạ khay công nghiệp, cấy lúa bằng máy.

- Đĩa DVD ghi lại quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả của các mô hình

- Báo cáo tổng kết dự án.

24 tháng

4.031,29

582,48

182,480

0

 

14.

DA KHCN : Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Tầm Nga (Acipenser baerii) tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

UBND huyện Thường Xuân

- Xây dựng thành công mô hình nuôi thương phẩm cá Tầm Nga năng suất 7 - 8kg/m3, đạt hiệu quả kinh tế cao, làm cơ sở nhân rộng mô hình trên địa bàn các huyện miền núi có điều kiện tương tự.

- Xác định khả năng thích nghi, tốc độ sinh trưởng của cá Tầm Nga (Acipenser baerii) với điều kiện nuôi tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Tầm Nga (Acipenser baerii) phù hợp với điều kiện của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Khảo sát, thiết kế, xây dựng hệ thống ao nuôi và công trình phụ trợ, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị.

- Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.

- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Tầm Nga.

- Theo dõi và điều chỉnh và các thông số kỹ thuật chính môi trường nuôi (nhiệt độ nước, ôxy hòa tan, độ trong, cường độ chiếu sáng, lưu thông nước, tiêu thụ thức ăn); Theo dõi, thu thập các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình để làm cơ sở hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với địa phương.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ nuôi thương phẩm Cá Tầm Nga phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa.

- Hội nghị đánh giá hiệu quả KT-XH và quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ Cá Tầm thương phẩm

Báo cáo tổng kết khoa học dự án

- Mô hình nuôi cá Tầm Nga thương phẩm quy mô 450 m3; Cá Tầm thương phẩm: 3.000 kg, cỡ cá: 2,5 - 3kg/con.

- Đánh giá khả năng thích nghi của cá Tầm (Acipenser baerii) trong điều kiện nuôi tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Tầm thương phẩm phù hợp với điều kiện địa phương.

- Phương án sử dụng kết quả dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án.

24 tháng

1.243,61

693,37

193,370

 

 

Cộng

2.435,654

 

 

II. Nhiệm vụ chuyển tiếp: 17

 

Tên nhiệm vụ KHCN

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt được

Kết quả thực hiện bước 1

Kế hoạch thực hiện tiếp theo và kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

 

Tổng số

SNKH

Đã cấp

Cấp năm 2014

Thu hồi

 

Mục tiêu

Nội dung

 

1.

Đề tài: “Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa.”

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa

+ Cải tiến được đụt lưới mắt lưới vuông khai thác cá và bảo vệ nguồn lợi hải sản.

+ Xây dựng được 2 mô hình ứng dụng đụt mắt lưới vuông (1 tàu/1 mô hình)

- Tổng thuật tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu thiết kế, cải tiến và thi công các loại thiết bị đụt mắt lưới vuông phục vụ thử nghiệm

- Thử nghiệm các loại thiết bị đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy Thanh Hóa

- Hoàn thiện quy trình thi công và chế tạo, lắp ráp đụt lưới mắt vuông phù hợp với 2 nhóm tàu, phục vụ mô hình ứng dụng

- Xây dựng mô hình ứng dụng đụt mắt lưới vuông cho nghề lưới kéo đáy với 2 loại công suất tàu khác nhau

- Tổ chức Hội thảo: Hoàn thiện thiết kế, quy trình chế tạo và qui trình sử dụng đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy.

- Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu.

 

 

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Báo cáo tổng thuật tài liệu

- Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát.

- Bản thiết kế đụt mắt lưới vuông phù hợp với 2 nhóm tàu (công suất từ 20-<50cv, 50 - <90cv).

- Quy trình thi công, chế tạo, lắp ráp đụt lưới mắt vuông phù hợp với 2 nhóm tàu (công suất từ 20-<50cv, 50 - <90cv

- Đã có Báo cáo tổng thuật tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

- Đã Nghiên cứu thiết kế, cải tiến và thi công các loại thiết bị đụt mắt lưới vuông phục vụ thử nghiệm

+ Có đầy đủ 30 phiếu điều tra (đúng đối tượng, đầy đủ thông tin).

+ Có Báo cáo phân tích, xử lý số liệu điều tra.

+ Có Nhật ký các chuyến đi biển.

+ Có Báo cáo phân tích, xử lý số liệu của các chuyến đi biển.

+ Có 6 bản thiết kế (6 mẫu lưới).

+ Có Qui trình chế tạo và lắp ráp đụt lưới mắt vuông phù hợp với 2 nhóm tàu.

 

- Nghiên cứu thiết kế, cải tiến và thi công các loại thiết bị đụt mắt lưới vuông phục vụ thử nghiệm

+ Thi công chế tạo các loại thiết bị đụt lưới mắt vuông theo 6 mẫu thiết kế x 2 đụt lưới = 12 đụt lưới.

- Thử nghiệm các loại thiết bị đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy Thanh Hóa

- Hoàn thiện quy trình thi công và chế tạo, lắp ráp đụt lưới mắt vuông phù hợp với 2 nhóm tàu, phục vụ mô hình ứng dụng

- Xây dựng mô hình ứng dụng đụt mắt lưới vuông cho nghề lưới kéo đáy với 2 loại công suất tàu khác nhau

- Tổ chức Hội thảo: Hoàn thiện thiết kế, quy trình chế tạo và qui trình sử dụng đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy.

-Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu.

10/2013

-

5/2015

443,02

437,42

107,42

230,000

0

 

2.

Đề tài “Giải pháp Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển (2013-2020)”.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và hợp tác Quốc tế;

- Tăng cường công tác quản lý, gắn với công tác tu bổ, tôn tạo và tổ chức hoạt động có hiệu quả.

 

- Sưu tầm, thuê dịch, tập hợp các nguồn tư liệu về di sản văn hóa tỉnh T.Hóa

- Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn và chỉ ra giá trị nổi bật của di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh

- Khảo sát điền dã di sản vật thể tiêu biểu đã được lựa chọn để bổ sung thêm các tư liệu thực tiễn

- Điều tra, khảo sát di sản văn hóa phi vật thể: Loại hình văn học dân gian

- Nghiên cứu các chuyên đề về các di sản văn hóa tiêu biểu

- Đề xuất các nhóm giải pháp giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa trong phát triển kinh tế du lịch thời kì hội nhập và phát triển (2013 – 2020).

- Xây dựng dự thảo đề án và nghị quyết về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của di sản văn hóa tỉnh Thanh trong phát triển kinh tế du lịch thời kì hội nhập, phát triển

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu

- Bảng tổng hợp kết quả khảo sát, điền dã.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Dự thảo đề án và nghị quyết về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của di sản văn hóa tỉnh Thanh trong phát triển kinh tế du lịch thời kì hội nhập, phát triển.

- Đã có 2 báo cáo chuyên đề

 

- Đã sưu tầm, thuê dịch, tập hợp các nguồn tư liệu về di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa

- Đã Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn và chỉ ra giá trị nổi bật của di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh

- Đã Khảo sát điền dã di sản vật thể tiêu biểu đã được lựa chọn để bổ sung thêm các tư liệu thực tiễn (14/17 điểm)

- Đã Điều tra, khảo sát di sản văn hóa phi vật thể: Loại hình văn học dân gian (15/25 điểm)

- Đã viết được 2 chuyên đề

 

- Khảo sát điền dã di sản vật thể tiêu biểu đã được lựa chọn để bổ sung thêm các tư liệu thực tiễn (3/17 điểm)

- Điều tra, khảo sát di sản văn hóa phi vật thể: Loại hình văn học dân gian (10/25 điểm)

- Nghiên cứu các chuyên đề về các di sản văn hóa tiêu biểu

- Đề xuất các nhóm giải pháp giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa trong phát triển kinh tế du lịch thời kì hội nhập và phát triển (2013 – 2020).

- Xây dựng dự thảo đề án và nghị quyết về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của di sản văn hóa tỉnh Thanh trong phát triển kinh tế du lịch thời kì hội nhập, phát triển

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu

7/2013

-

01/2015

354,97

354,97

144,97

210,000

0

 

3.

Đề tài:

“Nghiên cứu giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công tại các doanh nghiệp ở Thanh Hóa”.

 

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa

Đánh giá thực trạng tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến nay

- Đánh giá thực trạng tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến nay

- Đánh giá thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa

- Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa,

- Thành lập và tổ chức hoạt động của 2 tổ tư vấn pháp luật và đánh giá hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu

 

 

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Tập kết quả điều tra, thu thập các thông tin

- Báo cáo Chuyên đề 1: Thực trạng tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến nay.

- Báo cáo chuyên đề 2: Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa

- Báo cáo chuyên đề 3: Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa.

- Báo cáo về quá trình triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả hoạt động của 2 tổ tư vấn

- Đã có kết quả điều tra, thu thập các thông tin

- Đã có Báo cáo Chuyên đề 1: Thực trạng tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến nay.

- Đã có Báo cáo chuyên đề 2: thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa

- Đã Thành lập 2 tổ tư vấn pháp luật: Đã biên soạn và cấp phát tài liệu cho 2 tổ tư vấn

- Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa,

- Chuyên đề 3: Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa

- Tiếp tục hoạt động của 2 tổ tư vấn pháp luật

Tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của 2 tổ tư vấn pháp luật

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu

- Nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu chính thức đề tài

8/2013

-

01/2015

267,07

267,07

107,07

160,000

0

 

4.

Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh tổ hợp lúa lai 2 dòng TH7-2 đạt năng suất chất lượng cao tại Thanh Hóa”

Trường Đại học Hồng Đức

Ứng dụng thành công công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp TH7-2 đạt năng suất ≥30 tạ/ha và đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng:

QCVN

01-51/BNNPTNT

Xây dựng mô hình thâm canh thương phẩm tổ hợp lúa lai TH7-2 đạt năng suất trên 80 tạ/ha (vụ Xuân) và trên 70 tạ/ha (vụ Mùa) tại Thanh Hóa

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp TH7-2

- Tổng hợp, xử lý số liệu

- Xây dựng chuyên đề 1: “Biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 đạt năng suất ≥3 tấn/ha tại Thanh Hóa”

Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 tổ hợp TH7-2

Xây dựng mô hình trình diễn thâm canh giống lúa TH7-2

- Xây dựng chuyên đề 2: “Biện pháp kỹ thuật thâm canh tổ hợp lúa lai TH7-2 thương phẩm tại Thanh Hóa”.

- Xây dựng bản: “Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa lai TH7-2 thương phẩm tại Thanh Hóa”.

- Hội thảo khoa học Đánh giá hiệu quả mô hình;

- Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả xây dựng mô hình

Tập huấn kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp TH7-2;

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp TH7-2.

Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở và nghiệm thu cấp tỉnh

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: “Biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 đạt năng suất ≥3 tấn/ha tại Thanh Hóa”

+ Chuyên đề 2: “Biện pháp kỹ thuật thâm canh tổ hợp lúa lai TH7-2 thương phẩm tại Thanh Hóa.”

- Bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 tổ hợp TH7-2

- Bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa lai TH7-2 thương phẩm tại Thanh Hóa.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả

- 900 kg hạt giống F1, 75 tấn lúa lai thương phẩm

 

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp TH7-2

Đã bố trí các thí nghiệm trong vụ mùa 2013, có báo cáo kết quả thực hiện trong năm 2013

- Xây dựng mô hình trình diễn thâm canh giống lúa TH7-2

Đã thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai TH7-2 thương phẩm trong vụ Xuân 2014

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp TH7-2

- Bố trí thí nghiệm trong vụ mùa năm 2014.

- Xây dựng chuyên đề: + Chuyên đề 1: “Biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 đạt năng suất ≥3 tấn/ha tại Thanh Hóa”

- Xây dựng Bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 tổ hợp TH7-2

Xây dựng mô hình trình diễn thâm canh giống lúa TH7-2 trong vụ mùa 2014

- Hội thảo khoa học Đánh giá hiệu quả mô hình;

- Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả xây dựng mô hình

- Xây dựng chuyên đề 2: “Biện pháp kỹ thuật thâm canh tổ hợp lúa lai TH7-2 thương phẩm tại Thanh Hóa”.

Xây dựng: “Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa lai TH7-2 thương phẩm tại Thanh Hóa”.

Tập huấn kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp TH7-2;

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp TH7-2.

Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở và nghiệm thu cấp tỉnh

6/2013

-

6/2015

750,645

417,735

147,735

200,000

0

 

5.

Dự án: Xây dựng mô hình phát triển cây đậu xanh ĐX208 và ĐX16 vụ hè thu trên đất cát biển tỉnh Thanh Hoá

 

Công ty CP Khoa học nông nghiệp Miền Bắc

- Nhân thành công 2 giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 từ cấp nguyên chủng thành cấp xác nhận trong vụ hè 2013 trên quy mô 4ha, năng suất đạt 12-14 tạ/ha, sản lượng đạt 4,8-5,6 tấn, sản lượng đậu xanh đủ tiêu chuấn giống xác nhận 3,4-3,9 tấn (70% tổng sản lượng đậu xanh sản xuất ra)

- Xây dựng thành công mô hình sản xuất đậu xanh thương phẩm trên qui mô 20ha, năng suất đạt 12-14 tạ/ha

Sản xuất các giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 cấp xác nhận

- Qui mô: 2 ha/mô hình/huyện x 2 huyện = 4 ha

- Thời gian thực hiện: Vụ hè 2013

Xây dựng mô hình trình diễn giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16

- Địa điểm triển khai: Hoằng Hoá, Nga Sơn

- Qui mô: 10 ha/huyện x 2 huyện = 20 ha

- Thời gian thực hiện: Vụ hè 2014

- Theo dõi các chỉ tiêu KT-KT

- Hội nghị đầu bờ tổng kết đánh giá hiệu quả mô hình

Tập huấn kỹ thuật sản xuất hạt giống đậu xanh, qui trình canh tác giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16

Nghiên cứu giải pháp phát triển 2 giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16

Báo cáo Kết quả sản xuất các giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 cấp xác nhận vụ hè thu trên đất cát ven biển Thanh Hoá

Báo cáo kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 tại Nga Sơn và Hoằng Hoá.

Các báo cáo chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Giải pháp phát triển 2 giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16

+ Chuyên đề 2: Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất 2 giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16

Báo cáo phương án nhân rộng kết quả dự án

Báo cáo khoa học tổng kết dự án

Đĩa DVD ghi hình quá trình triển khai xây dựng mô hình

Đã tổ chức sản xuất giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 cấp xác nhận. Có báo cáo kết quả sản xuất giống.

Đã tập huấn kỹ thuật sản xuất hạt giống đậu xanh, qui trình canh tác giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 (Có danh sách tập huấn)

 

Xây dựng mô hình trình diễn gống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 trong vụ hè 2014.

Tập huấn kỹ thuật thâm canh giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 trong vụ hè 2014

Hội nghị thăm quan mô hình trình diễn giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16 .

Viết chuyên đề 1: Nghiên cứu giải pháp phát triển giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16

Viết chuyên đề 2: Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển giống đậu xanh ĐX208 và ĐX16

Xây dựng phương án nhân rộng kết quả của dự án

Nghiệm thu dự án cấp cơ sở và cấp tỉnh

 

6/2013

-

5/2015

773,84

379,07

179,07

200,000

0

 

6.

Dự án: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất đa canh, đa con tại vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En - Thanh Hóa"

Vườn Quốc gia Bến En

- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Bến En, làm căn cứ xây dựng các tiêu chí mô hình đa canh, đa con.

- Xây dựng thành công 2 mô hình sản xuất đa canh, đa con hiệu quả cao trên đất nông lâm kết hợp và đất chuyên canh nông nghiệp.

 

- Điều tra khảo sát bổ sung điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Bến En.

- Xây dựng các tiêu chí mô hình sản xuất đa canh, đa con phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội các khu vực vùng đệm VQG Bến En.

- Xây dựng mô hình sản xuất đa canh, đa con.

- Chuyển giao công nghệ: Hoàn thiện 13 hướng dẫn kỹ thuật cho đối tượng cây trồng, vật nuôi trong các mô hình..

 

- Sản phẩm dự kiến thu được từ mô hình trên đất chuyên canh nông nghiệp: Ổi trắng số 1: 11,2 (tấn); Ngô lai: 6,75 (tấn); Bương mốc: 12 (tấn); Lợn rừng lai: 200 (con); Gà rừng lai: 28.000 (gà con).

- Sản phẩm dự kiến thu được từ mô hình đa canh, đa con trên đất nông lâm kết hợp: Giổi ăn hạt: 6 (tấn); Bương mốc: 12 (tấn); Hươu sao: 12 (hươu con) và 7,2 (kg nhung); Nhím sinh sản: 50 (nhím con).

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Thực trạng về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Bến En.

+ Mô hình đa canh, đa con trên đất nông lâm kết hợp tại vùng đệm VQG Bến En.

+ Mô hình đa canh, đa con trên đất chuyên canh nông nghiệp tại vùng đệm VQG Bến En.

- 13 bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các đối tượng cây trồng, vật nuôi chuyển giao trong mô hình

- 02 báo cáo đánh giá kết quả của 02 mô hình.

- Báo cáo chuyên đề về phương án nhân rộng kết quả

- Tổng kết khoa học của Dự án.

- Đĩa DVD ghi lại các hoạt động xây dựng, tổ chức, triển khai mô hình của Dự án.

- Điều tra khảo sát bổ sung điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - Xã hội vùng đệm VQG Bến En

- Xây dựng các tiêu chí mô hình sản xuất đa canh, đa con phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội các khu vực vùng đệm VQG Bến En

+ Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai mô hình

+ Thiết kế chi tiết mô hình sản xuất đa canh, đa con hoàn chỉnh cho 6 hộ và Vườn Bến En

+ Xây dựng chuyên đề: mô hình sản xuất đa canh, đa con phù hợp trên đất chuyên canh nông nghiệp và đất nông lâm kết hợp tại vùng đệm VQG Bến En

- Xây dựng mô hình sản xuất đa canh, đa con

+ Đào tạo tập huấn và chuyển giao công nghệ

+ Mua giống cây trồng và vật nuôi

+ Xây dựng chuồng trại:

+ Chỉ đạo tổ chức triển khai các nội dung mô hình.

(Từ tháng 4/2013-4/2014)

Tiếp tục tổ chức triển khai các nội dung mô hình

Hội nghị đầu bờ về kỹ thuật gây trồng, chăm sóc thu hoạch các loài cây trồng vật nuôi tại 02 xã triển khai dự án

- Tổ chức thăm quan học tập các mô hình VQG Cúc Phương, Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Thạch Thành Thanh Hóa

- Tiếp tục tổ chức triển khai các nội dung mô hình

- Hội thảo khoa học về đánh giá kết quả xây dựng mô hình

- Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật

- Tổng kết và xây dựng phương án nhân rộng kết quả

Nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu cấp tỉnh

 

7/2012

-

7/2015

1.708,42

936,32

736,32

200,000

0

 

7.

Dự án: “Hỗ trợ sản xuất thử để công nhận giống quốc gia và trình diễn mô hình thâm canh giống lúa Thanh Hoa 1 đạt năng suất 10 tấn/ha tại Thanh Hóa”

Công ty CP giống cây trồng Thanh Hóa

Xây dựng thành công mô hình trình diễn thâm canh giống Thanh Hoa 1 đạt năng suất 10 tấn/ha ở 6 huyện trọng điểm lúa của tỉnh.

- Sản xuất thử 500ha giống lúa Thanh Hoa 1 trên địa bàn 5 tỉnh trong cả nước theo quy định và hoàn thiện Hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp công nhận giống lúa quốc gia.

- Tổ chức sản xuất hạt lai F1 giống lúa Thanh Hoa 1

- Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa Thanh Hoa 1

- Tổ chức sản xuất thử giống lúa Thanh Hoa 1

- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị Cục trồng trọt- Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống Quốc gia

- Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án

- Qui trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp Thanh Hoa 1 tại Thanh Hóa

- Quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa Thanh Hoa 1

- 3 báo cáo chuyên đề

- Hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống Quốc gia.

- Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án

- Báo cáo tổng kết dự án

- Đĩa DVD ghi dữ liệu dự án

Đã tổ chức sản xuất hạt lai F1 giống lúa Thanh Hoa 1 trong vụ Xuân 2013 và đang thực hiện trong vụ Xuân 2014

- Đã xây dựng mô hình trình diễn giống lúa Thanh Hoa 1 tại 6 huyện trong vụ Mùa 2013 và đang thực hiện mô hình trong vụ Xuân 2014

Hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình (đã tổ chức được 03 hội nghị trong vụ Mùa 2013)

Đã tập huấn sản xuất cho bà con nông dân tại các điểm làm mô hình.

Đã tổ chức sản xuất thử giống lúa Thanh Hoa 1 trong vụ Mùa 2013 và đang thực hiện trong vụ Xuân 2014

- Tiếp tục Tổ chức sản xuất hạt lai F1 giống lúa Thanh Hoa 1 trong vụ Xuân 2014

- Tiếp tục Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa Thanh Hoa 1 trong vụ Xuân 2014

Hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình tại 3 điểm

Tiếp tục Tổ chức sản xuất thử giống lúa Thanh Hoa 1

Trong vụ Xuân 2014

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị Cục trồng trọt- Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống Quốc gia

Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án

Nghiệm thu cơ sở, Nghiệm thu cấp tỉnh

1/2013

-

1/2015

9.889,13

558,38

250,0

308,380

0

 

8.

Đề tài: "Nghiên cứu các giải pháp can thiệp dự phòng, quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở nhóm 40 - 59 tuổi tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa"

Trung tâm Y tế huyện Đông Sơn,

tỉnh Thanh Hóa

- Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở nhóm tuổi 40 - 59 tại huyện Đông Sơn.

- Tìm hiểu được một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

- Đề xuất giải pháp can thiệp dự phòng, quản lý người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

- Nghiên cứu xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở nhóm tuổi 40 - 59 tại huyện Đông Sơn.

- Nghiên cứu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp can thiệp dự phòng và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường tại cộng đồng và trạm y tế xã.

- Triển khai các giải pháp can thiệp.

- Điều tra đánh giá kết quả sau 12 tháng can thiệp.

- Hội thảo khoa học.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu.

- Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài

- Báo cáo xử lý phân tích số liệu điều tra, khám lâm sàng.

- Báo cáo chuyên đề:

- Kỷ yếu Hội thảo.

- Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

- Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí trong nước.

- Đĩa DVD.

- Nghiên cứu xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở nhóm tuổi 40 - 59 tại huyện Đông Sơn.

- Nghiên cứu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp can thiệp dự phòng và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường tại cộng đồng và trạm y tế xã.

- Triển khai các giải pháp can thiệp

 

- Tiếp tục triển khai các biện pháp can thiệp.

- Điều tra đánh giá kết quả sau 12 tháng can thiệp.

- Hội thảo khoa học: Hiệu quả các giải pháp can thiệp dự phòng, quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại cộng đồng và trạm y tế xã và giải pháp nhân rộng ra các xã khác.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu.

- Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

 

7/2013

-

12/2014

324,59

300,81

130,81

170,000

0

 

9.

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp chất lượng cao tại Thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa”

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh

 

- Xây dựng thành công mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp chất lượng cao, quy mô 500 m2, đạt thu nhập 500 trđ/500 m2/năm.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản hoa lan hồ điệp phù hợp với Thanh Hóa.

Chuẩn bị các điều kiện để triển khai mô hình

Chuyển giao, tiếp nhận công nghệ, đào tạo, tập huấn

Chuyển giao, tiếp nhận và hoàn thiện các quy trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật sau:

Kỹ thuật chăm sóc cây từ 6 tháng tuổi đến khi cây trưởng thành chuẩn bị xử lý phân hóa mầm hoa cho hoa lan Hồ điệp.

Kỹ thuật xử lý phân hóa mầm hoa ra đồng loạt cho lan Hồ điệp.

Quy trình chăm sóc thu hái, bảo quản, vận chuyển hoa thương phẩm.

Đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật địa phương và người sản xuất vùng dự án

Đào tạo cán bộ kỹ thuật địa phương có tay nghề cao

Tập huấn cho người sản xuất tham gia thực hiện dự án:

 

- 23.000 cây hoa lan Hồ điệp

- Mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp trong nhà lưới

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản hoa lan Hồ điệp

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: “Mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp trong nhà lưới tại Đông Cương- TP Thanh Hóa”

+ Chuyên đề 2: “Hiệu quả mô hình sản xuất hóa lan Hồ điệp trong nhà lưới tại Đông Cương- TP Thanh Hóa”

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả, tiêu thụ sản phẩm

- Báo cáo tổng kết dự án

- Đĩa DVD ghi dữ liệu dự án

Đã Chuẩn bị các điều kiện để triển khai mô hình

Đã Chuyển giao, tiếp nhận và hoàn thiện các quy trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật sau:

Kỹ thuật chăm sóc cây từ 6 tháng tuổi đến khi cây trưởng thành chuẩn bị xử lý phân hóa mầm hoa cho hoa lan Hồ điệp.

Kỹ thuật xử lý phân hóa mầm hoa ra đồng loạt cho lan Hồ điệp.

Quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản, vận chuyển hoa thương phẩm.

Kỹ thuật chăm sóc cây từ 6 tháng tuổi đến khi cây trưởng thành chuẩn bị xử lý phân hóa mầm hoa cho hoa lan Hồ điệp.

Kỹ thuật xử lý phân hóa mầm hoa ra đồng loạt cho lan Hồ điệp.

Quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản, vận chuyển hoa thương phẩm

Đã đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật địa phương và người sản xuất vùng dự án

Đã đào tạo cán bộ kỹ thuật địa phương có tay nghề cao

Đã tập huấn cho người sản xuất tham gia thực hiện dự án

- Tiếp tục tổ chức sản xuất hoa lan Hồ điệp trong nhà lưới

- Tiếp tục xử lý phân hóa mầm hoa:

Địa điểm: Mộc Châu – Sơn La và Thường Xuân - Thanh Hóa

- Nghiên cứu chuyên đề 1: “Mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp trong nhà lưới tại Đông Cương - TP Thanh Hóa”

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình

- Hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả mô hình

Nghiên cứu chuyên đề 2: “Hiệu quả mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp trong nhà lưới tại Đông Cương - TP Thanh Hóa”

- Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án

- Nghiệm thu cơ sở, Nghiệm thu cấp tỉnh

5/2013

-

5/2015

1.687,38

587,73

250,0

237,730

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

10.

DAKHCN

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện chăn nuôi trên đệm lót sinh học tại Thanh Hóa”

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa

Mục tiêu chung: Áp dụng thành công công nghệ “đệm lót sinh học” trong sản xuất chăn nuôi tại Thanh Hóa nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi, góp phần chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng thành công 24 mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học (12 mô hình nuôi lợn thịt, 3 mô hình nuôi lợn nái, 5 mô hình nuôi gà, 4 mô hình nuôi vịt và ngan)

+ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học và chăn nuôi trên đệm lót sinh học cho từng loại lợn, gà, ngan, vịt phù hợp với tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng tiêu chí, điều kiện; Điều tra, khảo sát lựa chọn các hộ tham gia thực hiện dự án.

- Chuyển giao kỹ thuật làm đệm lót và chăn nuôi trên đệm lót sinh học.

- Đào tạo tập huấn. Cho 6 cán bộ kỹ thuật của Hội TT&LV và 420 người dân

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật của các mô hình.

- Hội thảo khoa học nhân rộng kết quả các mô hình.

- Tổng kết dự án.

- Báo cáo kết quả điều tra khảo sát: Đánh giá tình hình chăn nuôi, phòng chống dịch và bảo vệ môi trường trên địa bàn; xác định được các huyện, các hộ tham gia thực hiện mô hình theo các tiêu chí xây dựng.

- Các mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học đạt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Không ô nhiễm môi trường; Hiệu quả kinh tế mô hình tăng 15-20% so với chăn nuôi bình thường (ghi nhận bằng biên bản nghiệm thu các mô hình và đĩa DVD theo dõi thực hiện các mô hình)

- 6 cán bộ của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh nắm vững kỹ thuật làm đệm lót và chăn nuôi trên đệm lót sinh học được cơ quan chuyển giao cấp giấy chứng nhận.

- 420 nông dân được tập huấn về thực hành kỹ thuật làm đệm lót sinh học và thực hiện theo mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Hội LV&TT tổ chức

- Bản hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học và chăn nuôi trên đệm lót sinh học cho (lợn, gà, ngan, vịt) phù hợp với Thanh Hóa.

- Phương án nhân rộng kết quả dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án.

- Báo cáo kết quả điều tra khảo sát: Đánh giá tình hình chăn nuôi, phòng chống dịch và bảo vệ môi trường trên địa bàn; xác định được các huyện, các hộ tham gia thực hiện mô hình theo các tiêu chí xây dựng.

- Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, đào tạo tập huấn kỹ thuật làm đệm lót và chăn nuôi trên đệm lót sinh học cho 7/6 kỹ thuật viên của Hội LV&TT tỉnh và 210/420 người dân tham gia thực hiện DA.

+ Xây dựng 12 mô hình nuôi lợn con sau cai sữa và lợn thịt trên ĐLSH (diện tích ĐLSH: 500m2), 3 mô hình chăn nuôi lợn nái trên ĐLSH (diện tích ĐLSH: 100m2); 9 mô hình chăn nuôi gia cầm trên ĐLSH (diện tích ĐLSH: 1.800m2).

+ Thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình: viết 5 bài báo, 9 lần phát sóng trên Đài truyền hình Thanh Hóa và trên Websitte của Hội LV&TTr Thanh Hóa.

 

+ Đào tạo tập huấn 420/420 người theo thuyết minh dự án được duyệt;

+ Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của các mô hình;

+ Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót và chăn nuôi trên đệm lót sinh học phù hợp cho từng loại con nuôi (lợn, gà, ngan-vịt) phù hợp với Thanh Hóa.

+ Hội thảo khoa học nhân rộng kết quả các mô hình;

+ Xây dựng phương án nhân rộng kết quả DA, báo cáo tổng kết dự án.

 

7/2013

- 12/2014

2.864,30

469,42

169,42

250,000

0

 

11.

DAKH: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình cải tạo vườn nhãn, vải năng suất, chất lượng thấp thành vườn nhãn năng suất chất lượng cao theo hướng VIETGAP tại Thanh Hóa”

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa

Mục tiêu chung: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng thành công mô hình cải tạo vườn nhãn, vải năng suất chất lượng thấp thành vườn nhãn năng suất, chất lượng cao theo hướng VIETGAP tại Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng 0,5ha vườn cây mẹ đạt tiêu chuẩn làm giống.

+ Xây dựng mô hình cải tạo vườn nhãn, vải tại 2 điểm (Vĩnh Lộc, Hà Trung), mỗi điểm 0,5 ha

+ Đào tạo được 6 kĩ thuật viên.

Điều tra bổ sung điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội vùng triển khai dự án, tập trung vùng có nhãn, vải.

Chuyển giao công nghệ, đào tạo tập huấn.

Xây dựng vườn cây Mẹ (0,5ha), tạo nguồn cành-mắt ghép.

Xác định, lựa chọn vườn cây nhãn, vải để ghép cải tạo.

Tiến hành cải tạo vườn nhãn, vải đã được xác định (quy mô 1ha tại 2 điểm).

Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật của mô hình.

Hội nghị đầu bờ, hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình.

Xây dựng phương án nhân rộng.

Tổng kết dự án.

- Vườn cây mẹ làm giống: 0,5ha (cho 2-4 giống), sau ghép 1 năm cung cấp 50.000 cành ghép/năm

- Mô hình ghép chồi gốc cấp 1 sau cưa đốn phục hồi: 1ha (cho 2-4 giống), sau cải tạo 1 năm đạt năng suất 8-10kg/cây, chất lượng quả tương đương cây mẹ.

- Chứng chỉ đào tạo thành thạo kỹ thuật ghép cành nhãn, vải do Viện nghiên cứu Rau Quả cấp cho 6 kỹ thuật viên.

- Giấy chứng nhận về kĩ thuật ghép cành nhãn, vải do Hội LV&TTr TH cấp cho 240 hội viên.

- Phương án nhân rộng mô hình.

- Hình ảnh toàn bộ quá trình thực hiện dự án (theo giai đoạn kỹ thuật)

- Báo cáo tổng kết dự án.

+ Khảo sát điều tra bổ sung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội vùng triển khai dự án tại các huyện: Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung.

+ Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, đào tạo tập huấn kỹ thuật ghép cành nhãn cho 06 kỹ thuật viên của Hội LV&TT tỉnh và 120 hội viên tham gia thực hiện DA.

+ Xây dựng 0,5ha vườn cây mẹ.

+ Xây dựng mô hình 1ha ghép chồi gốc cấp 1 sau cưa đốn phục hồi (trong đó có 0,5ha được chuyển đổi từ ghép cành sau cắt tỉa tạo tán- QĐ số 2855/QĐ-UBND ngày 13/8/2013).

 

+ Chăm sóc vườn cây mẹ để có thể khai thác 50.000 cành ghép/năm;

+ Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình;

+ Hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả mô hình;

+ Xây dựng phương án nhân rộng,

+ Nghiệm thu, báo cáo tổng kết dự án.

 

5/2012

-

11/2014

1.611,16

567,25

447,25

120,000

0

 

12.

DAKH:Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Hồng Đức vào sản xuất và đời sống”

Trường Đại học Hồng Đức

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Hồng Đức Xây dựng thành công mô hình thâm canh một số giống lúa lai và lúa thuần có năng suất, chất lượng cao theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp và phát triển mô hình trang trại sinh thái tổng hợp, an toàn sinh học lúa-cá-vịt.

 

- Điều tra, khảo sát bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sản xuất lúa, lúa- cá- vịt tại các vùng triển khai dự án.

- Tổ chức xây dựng, thực hiện các mô hình.

- Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho 200 nông dân tham gia mô hình và 120 cán bộ khuyến nông của các huyện tham gia dự án

- Hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả các mô hình.

- Nghiệm thu tại các điểm triển khai mô hình và nghiệm thu cơ sở tại Trường ĐH Hồng Đức

- Xây dựng phương án duy trì nhân rộng kết quả dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án

- Báo cáo điều tra khảo sát bổ sung điều kiện TN-KT-XH hiện trạng sản xuất lúa, lúa- cá- vịt tại các vùng triển khai dự án

- 02 Quy trình thâm canh lúa lai, lúa thuần theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); 01 Quy trình kỹ thuật tổng hợp và an toàn sinh học lúa - cá - vịt.

- Lúa thương phẩm từ các mô hình thâm canh lúa lai, lúa thuần : 156 tấn.

- Lúa, cá, vịt thu được từ mô hình: Lúa: 66 tấn; Cá = 7,2tấn; Vịt: 10,2 tấn.

- Báo cáo chuyên đề kết quả của các mô hình

- Tập huấn kỹ thuật cho 200 nông dân, 120 cán bộ khuyến nông tham gia dự án.

- Đĩa DVD ghi hình toàn bộ quá trình thực hiện dự án và tuyên truyền trên Đài Truyền hình Thanh Hóa.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Báo cáo tổng kết dự án.

- Báo cáo đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sản xuất lúa, lúa-cá-vịt tại các vùng triển khai dự án.

- Tổ chức xây dựng, thực hiện các mô hình (đạt 50% so với khối lượng công việc theo kế hoạch phải thực hiện)

- Sản phẩm thu được từ các mô hình: Lúa thương phẩm từ mô hình thâm canh lúa thuần và lúa lai: 76,3 tấn; Mô hình lúa –cá- vịt: lúa 35,3 tấn, cá 4,75 tấn, vịt 5,88 tấn.

- Đào tạo tập huấn cho 160 nông dân 60 cán bộ khuyến nông

- Xây dựng và áp dụng 02 quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần, giống lúa lai theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và 01 quy trình kỹ thuật (thâm canh giống lúa thuần, nuôi cá, chăn nuôi vịt) trong hệ sinh thái tổng hợp lúa- cá -vịt

- Hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học: đã tổ chức 4 cuộc

- Thông tin, tuyên truyền trên đài PTTH Thanh Hóa thực hiện 03 lượt.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện, theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, báo cáo thống kê xác nhận các chỉ tiêu về năng suất sản lượng thu hoạch, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trong vụ xuân và vụ mùa năm 2014 và toàn bộ thời gian thực hiện dự án.

- Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho 40 nông dân và 60 cán bộ khuyến nông

- Hoàn thiện 02 quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần, giống lúa lai theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và 01 quy trình kỹ thuật (thâm canh giống lúa thuần, nuôi cá, chăn nuôi vịt) trong hệ sinh thái tổng hợp lúa- cá -vịt

- Hội thảo khoa học tại Trường ĐH Hồng Đức

- Đĩa DVD ghi hình toàn bộ quá trình thực hiện dự án

- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Báo cáo tổng kết dự án.

9/2012 -

9/2014

2.874,4

797,166

337,166

460,000

0

 

13.

DAKH: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng xen có hiệu quả trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa”

Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Hồng Đức

Mục tiêu chung: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng thành công các mô hình trồng xen trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản tăng hiệu quả kinh tế so với mô hình trồng xen hiện tại >10%.

Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định được 2-3 loại giống cây trồng xen phù hợp.

+ Xây dựng được các mô hình trồng xen ở giai đoạn mới trồng, sau 1 năm, sau 2 năm.

+ Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng xen cho từng loại cây trồng và mô hình phù hợp điều kiện của huyện Như Xuân..

- Điều tra khảo sát bổ sung điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội vùng triển khai dự án của huyện Như Xuân.

- Lựa chọn xác định 2-3 loại cây trồng xen, mỗi loại 1-2 giống

- Thực nghiệm vụ hè thu năm 2012, sau đó xây dựng các mô hình trồng xen ở giai đoạn mới trồng, sau 1 năm, sau 2 năm vụ xuân và vụ hè thu năm 2013.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng xen phù hợp cho từng cây trồng và mô hình.

- Tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng xen trong vườn cao su thời kỳ KTCB.

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật chính của các mô hình.

- Hội nghị đầu bờ, hội thảo đánh giá hiệu quả các mô hình.

- Xây dựng phương án nhân rộng các mô hình.

- Tổng kết dự án.

- Báo cáo điều tra bổ sung điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội vùng triển khai dự án.

- Lựa chọn được 3 loại giống cây trồng xen (lạc, đậu xanh, ngô) mỗi loại 1-2 giống.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng xen phù hợp cho từng loại cây trồng và mô hình.

- Các mô hình trồng xen trên đất trồng cao su thời kỳ KTCB đạt hiệu quả tăng > 10% so với các mô hình trồng xen hiện tại.

- Các báo cáo chuyên đề.

- Phương án sử dụng kết quả dự án.

- Hình ảnh ghi lại quá trình triển khai thực hiện dự án thành phim tài liệu lưu trong đĩa DVD.

- Báo cáo tổng kết dự án.

- Báo cáo điều tra bổ sung điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội vùng triển khai dự án.

- Lựa chọn được 3 loại giống cây trồng xen gồm các giống: Ngô DK9955, Lạc L26, Đậu xanh ĐX 208.

- Xây dựng các mô hình trồng xen với các giống đã lựa chọn tại các xã Hoá Quỳ, Xuân Hoà, Xuân Bình huyện Như Xuân vụ xuân và vụ hè thu 2013.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng xen phù hợp cho từng cây trồng và mô hình.

- Tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng xen trong vườn cao su thời kỳ KTCB cho 300 người dân tại 3 xã tham gia dự án.

- Hội nghị đầu bờ, hội thảo đánh giá hiệu quả các mô hình.

- Hoàn thiện các báo cáo chuyên đề của dự án.

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng xen phù hợp cho từng cây trồng và mô hình.

- Xây dựng phương án nhân rộng các mô hình.

- Nghiệm thu tổng kết dự án.

 

8/2012

-

8/2014

2.304,28..

759,06

500,00

259,060

0

 

14.

Đề tài: Tuyển chọn một số giống lúa cực ngắn để né tránh thiên tai cho các vùng hay bị lũ sớm tại tỉnh Thanh Hóa”

Trường Đại học Hồng Đức

Mục tiêu chung: Tuyển chọn được các giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn, năng suất đạt ≥ 50 tạ/ha để gieo cấy ở những vùng hay bị lũ sớm của Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

+ Tuyển chọn được 2-3 giống lúa cực ngắn (có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày), năng suất đạt ≥ 50 tạ/ha để gieo cấy ở những vùng hay bị lũ sớm của Thanh Hóa;

+ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác các giống lúa cực ngắn đã tuyển chọn tại Thanh Hóa.

- Thu thập bổ sung thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội và thực trạng sản xuất lúa của các vùng triển khai dự án.

- Khảo nghiệm tuyển chọn các giống lúa cực ngắn tại 2 huyện Thạch Thành và Nông Cống.

- Thí nghiệm: Về các biện pháp kỹ thuật đối với các giống lúa đã được tuyển chọn để xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác.

- Tập huấn kỹ thuật canh tác các giống lúa được tuyển chọn cho nông dân triển khai dự án

- Xây dựng mô hình trình diễn các giống lúa đã tuyển chọn.

- Hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học đánh giá các giống đã được tuyển chọn.

- Nghiệm thu, báo cáo kết quả đề tài.

+ Báo cáo bổ sung về điều kiện tự nhiên KT-XH, thực trạng sản xuất lúa tại các vùng triển khai dự án.

+ 2 -3 giống lúa cực ngắn gieo cấy vụ hè thu để né tránh lũ sớm, năng suất đạt ≥ 50 tạ/ha.

+ Mô hình sản xuất các giống lúa cực ngắn vụ hè thu né tránh lũ sớm, năng suất đạt ≥ 50 tạ/ha tại các huyện Thạch Thành và Nông Cống.

+ Bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác các giống lúa cực ngắn đã tuyển chọn phù hợp với TH.

+ 200 nông dân được tập huấn nắm vững kỹ thuật canh tác các giống lúa cực ngắn né tránh lũ sớm.

+ Phương án sử dụng kết quả đề tài.

+ Báo cáo tổng kết đề tài.

+ Thu thập bổ sung thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội và thực trạng sản xuất lúa của các vùng triển khai dự án,

+ Khảo nghiệm tuyển chọn các giống lúa cực ngắn né lụt vụ mùa 2013 (tại 2 huyện Thạch Thành và Nông Cống): 10 giống lúa khảo nghiệm đã được Sở NN&PTNT đồng ý,

+ Kết quả khảo nghiệm tuyển chọn vụ mùa 2013: lựa chọn được 5 giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày và năng suất đạt > 50 tạ/ha để tiếp tục khảo nghiệm vụ mùa sớm 2014.

- Tiếp tục khảo nghiệm tuyển chọn 10 giống lúa cực ngắn trong vụ mùa sớm năm 2014.

- Bố trí thí nghiệm: các biện pháp kỹ thuật cho các giống lúa đã được tuyển chọn để xây dựng Bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác các giống lúa cực ngắn đã tuyển chọn phù hợp với Thanh Hóa.

- Tập huấn kỹ thuật canh tác các giống lúa cực ngắn né tránh lũ sớm cho 200 nông dân vùng triển khai DA.

- Xây dựng 02 mô hình trình diễn các giống lúa đã tuyển chọn Quy mô: 12ha

- Hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học đánh giá các giống đã được tuyển chọn

- Xây dựng phương án sử dụng kết quả của đề tài, nghiệm thu báo cáo tổng kết đề tài.

 

5/2013 -

5/2015

765,59

374,30

144,300

180,000

 

 

15.

Dự án: "Ứng dụng TBKT xây dựng mô hình trồng mới, thâm canh bưởi Luận Văn đặc sản tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa"

UBND huyện Thọ Xuân

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng thành công mô hình trồng thâm canh bưởi Luận Văn đặc sản theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, an toàn, bền vững tại Thọ Xuân.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng thành công mô hình thâm canh bưởi Luận Văn bằng giống đã được phục tráng, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh với quy mô 6ha.

- Tiếp tục hoàn thiện, hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh bưởi Luận Văn đặc sản Thọ Xuân - Thanh Hóa.

- Khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình;

- Xây dựng tiêu chí kỹ thuật qua các năm trồng làm cơ sở đánh giá (giai đoạn kiến thiết cơ bản)

- Chuẩn bị các cơ sở kỹ thuật theo yêu cầu xây dựng mô hình (chuẩn bị cây trồng sạch bệnh , phân bón, vật tư y tế thiết yếu)

- Tập huấn kỹ thuật cho người dân vùng triển khai dự án

- Thực hiện 3 mô hình tại 3 xã, quy mô 6 ha.

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình

- Tổ chức hội nghị đầu bờ;

- Tổng kết, nghiệm thu dự án.

- Mô hình trồng mới, thâm canh bưởi Luận Văn, quy mô 6ha tại 3 xã, cây sinh trưởng tốt, sạch bệnh.

- 300 nông dân nắm vững quy trình trồng mới thâm canh bưởi Luận Văn phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Thọ Xuân.

- Đĩa DVD ghi lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án và các sản phẩm trung gian khác.

- Báo cáo tổng kết dự án.

- Đã điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình;

- Chuẩn bị các cơ sở kỹ thuật theo yêu cầu xây dựng mô hình (cây trồng sạch bệnh, vật tư thiết yếu...);

- Tổ chức triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật và các hộ nông dân triển khai dự án;

- Thực hiện xây dựng các mô hình (đã tiến hành trồng 6/6 ha);

- Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình.

- Tiếp tục thực hiện các nội dung xây dựng các mô hình trồng mới, thâm canh bưởi Luận Văn (Lắp đặt hệ thống tưới nước, chăm sóc...)

- Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật qua các năm trồng làm cơ sở đánh giá (giai đoạn kiến thiết cơ bản) của dự án;

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng mới, thâm canh bưởi Luận Văn phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Thọ Xuân.

- Nghiệm thu thực tế các mô hình

- Báo cáo tổng kết, nghiệm thu dự án.

 

9/2012

-

9/2014

3.471,226

802,355.

382,355.

420,000

0

 

16.

Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

UBND huyện Bá Thước

1. Mục tiêu chung

Ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN để phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt của huyện bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Phục hồi và lựa chọn nhân thuần, ổn định màu sắc lông và nâng cao năng suất của giống vịt Cổ Lũng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng thành công mô hình:

+ Mô hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng sinh sản theo hướng ATSH, quy mô 1.800 vịt bố mẹ sinh sản tại 30 hộ.

+ Mô hình nuôi vịt thương phẩm theo hướng ATSH, quy mô 3.000 vịt thương phẩm tại 30 hộ đạt trọng lượng trung bình từ 1,5-2,0kg/con.

- Khảo sát, điều tra, bổ sung về điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình chăn nuôi vịt bản địa Cổ Lũng tại huyện Bá Thước.

- Khảo sát, xây dựng tiêu chuẩn về giống vịt bố, mẹ (ngoại hình, tập tính, màu sắc lông, đặc điểm sinh trưởng, trọng lượng...).

- Xác định, lựa chọn các hộ tham gia mô hình của dự án.

- Lựa chọn vịt Cổ Lũng bố, mẹ đạt tiêu chuẩn.

- Tiến hành thực hiện các mô hình: nuôi vịt sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng vịt.

- Theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của các mô hình.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi vịt sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng ATSH.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng ATSH.

- Tổ chức các hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình;

- Báo cáo tổng kết khoa học dự án

- Mô hình chăn nuôi vịt sinh sản, vịt thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng ATSH được ghi hình bằng DVD

- Báo cáo bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng triển khai dự án.

- 1.800 con vịt Cổ Lũng sinh sản.

- 3.000 con vịt thương phẩm đạt trọng lượng trung bình từ 1,5-2kg/con.

- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt Cổ Lũng sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng theo hướng ATSH phù hợp với địa phương.

- 02 kỹ thuật viên được đào tạo và thành thạo tay nghề về chăn nuôi vịt sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng (có giấy chứng nhận do đơn vị đào tạo kèm theo).

- DVD ghi hình toàn bộ quá trình, quy trình xây dựng mô hình (có kịch bản kèm theo).

- Phương án nhân rộng và các tài liệu có liên quan khác.

- Báo cáo tổng kết dự án.

- Khảo sát điều tra, bổ xung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình chăn nuôi vịt bản địa Cổ Lũng tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa;

- Xác định, lựa chọn các hộ tham gia mô hình của dự án;

- Tổ chức triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi vịt sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng an toàn sinh học;

- Khảo sát, xây dựng tiêu chuẩn về giống vịt bố mẹ;

- Lựa chọn được 900 vịt Cổ Lũng bố mẹ đạt tiêu chuẩn;

- Tiến hành thực hiện các mô hình: nuôi vịt sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng vịt;

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình.

- Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho dự án (01 máy ấp trứng);

- Lựa chọn 900 vịt Cổ Lũng bố mẹ đạt tiêu chuẩn;

- Mô hình vịt thương phẩm 3000 con đạt trọng lượng trung bình từ 1,5 – 2 kg/con;

- Xây dựng quy trình kỹ thuật hoàn thiện về chăn nuôi vịt Cổ Lũng sinh sản, thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng an toàn sinh học phù hợp với địa phương.

- Báo cáo tổng kết, nghiệm thu mô hình.

9/2012

-

9/2014

1.446,14

799,94

309,940.

390,000

0

 

17.

Đề tài: "Nghiên cứu sản xuất giống khoai mán vàng Cẩm Thủy (Colocasia esculenta (L) Schott var.esculenta) bằng phương pháp In vitro tại Thanh Hóa"

 

Trường Đại học Hồng Đức

- Mục tiêu chung:

Sản xuất thành công giống khoai mán vàng Cẩm Thủy bằng phương pháp in vitro

- Mục tiêu cụ thể:

Sản xuất được 7.000 - 9.000 cây khoai mán vàng in vitro đạt yêu cầu chất lượng.

- Điều tra về diện tích, năng suất, tập quán sản xuất và một số đặc điểm nông sinh học chủ yếu của cây khoai mán vàng tại huyện Cẩm Thủy;

- Thu thập vật liệu khởi đầu cây khoai mán Vàng

- Nhân giống cây khoai mán vàng Cẩm Thủy bằng phương pháp in vitro (Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu invitro, nghiên cứu môi trường thích hợp, khả năng tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu cấy. Nghiên cứu môi trường nhân nhanh thích hợp, nghiên cứu môi trường ra dễ tạo cây hoàn chỉnh; nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây giống in vitro)

- Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất giống khoai mán vàng bằng phương pháp In vitro;

- Tổ chức huấn luyện cây, bàn giao cây giống cho người trồng thử, tiếp tục theo dõi ngoài thực tế;

Báo cáo tổng kết đề tài.

- 7.000-9.000 cây giống Invitro đồng đều, sạch bệnh.

- Quy trình nhân giống khoai mán vàng bằng phương pháp invitro đảm bảo tính khoa học, rõ ràng chi tiết và dễ áp dụng trong sản xuất.

- Hình ảnh ghi lại toàn bộ quá trình thực hiện đề tài và các sản phẩm trung gian khác.

- Báo cáo kết quả huấn luyện cây, biên bản bàn giao cây cho các xã và cho hộ nông dân và kết quả bước đầu theo dõi ngoài sản xuất thực tế. Báo cáo tổng kết đề tài.

- Điều tra về diện tích, năng suất, tập quán sản xuất và một số đặc điểm nông sinh học chủ yếu của cây khoai mán vàng tại huyện Cẩm Thủy;

- Thu thập vật liệu khởi đầu cây khoai Mán vàng;

- Bố trí các thí nghiệm: nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu, xác định các biện pháp nhân nhanh, nghiên cứu môi trường ra rễ tạo cây hoàn chỉnh.

- Tổ chức hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất giống khoai mán vàng Cẩm Thủy bằng phương pháp In vitro;

 

- Tiếp tục bố trí, theo dõi các thí nghiệm;

- Tổ chức huấn luyện cây, bàn giao cây giống cho người nông dân trồng thử, tiếp tục theo dõi ngoài thực tế;

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây khoai mán vàng Cẩm Thủy bằng phương pháp invitro đảm bảo tính khoa học và dễ áp dụng trong thực tiễn;

- Nghiệm thu cơ sở, báo cáo tổng kết đề tài.

9/2012

-

9/2014

702,393..

702,393..

302,393..

300,000

0

 

Cộng

4.295,170..

 

 

Kinh phí SNKH năm 2014 cấp đợt này cho 31 nhiệm vụ KH&CN là 6.730.824.000 đồng (Sáu tỷ, bảy trăm ba mươi triệu, tám trăm hai mươi bốn ngàn đồng chẵn).

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1644/QĐ-UBND phê duyệt danh mục và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đợt III, năm 2014 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 1644/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/05/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản