Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 488/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA, NĂM 2012

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ vào Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 3170/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định về việc xác định các nhiệm vụ KH, CN hàng năm của tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ vào Công văn số 3295/BKHCN-KHTC ngày 20/12/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nội dung kế hoạch KH&CN năm 2012 của các tỉnh, thành phố;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 39/TTr-KHCN ngày 07/02/2012 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học, công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2012, bao gồm 42 nhiệm vụ

(Có danh mục kèm theo).

Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị tiến hành các thủ tục theo đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các quy định hiện hành, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định. Thời gian hoàn thành các thủ tục để báo cáo UBND tỉnh là 80 ngày kể từ ngày ký quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị chủ trì, chủ nhiệm các đề tài, dự án; Thủ trưởng ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

Phụ biểu:

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2012
(Kèm theo Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Chương trình 2: Ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp cạnh tranh, xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững.

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung

Kết quả dự kiến

Hình thức giao nhiệm vụ

1

2.1

Dự án KHCN:

Ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ.

Mục tiêu:

Xây dựng thành công các mô hình xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

Nội dung:

- Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai mô hình.

- Tổ chức triển khai xây dựng mô hình

- Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng.

- Tập huấn cho nông dân.

- Báo cáo tổng kết khoa học.

- 5 mô hình sản xuất thành công phân bón hữu cơ từ rơm, rạ sử dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR.

- Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm, rạ sử dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR.

Giao trực tiếp Trung tâm Thông tin ứng dụng Chuyển giao KH&CN - Sở KH&CN Thanh Hóa

2

2.2

Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao cho vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao của tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu:

Tuyển chọn được 2-3 giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, năng suất 5,8-6,5 tấn/ha, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính;

Nội dung:

- Nghiên cứu cơ sở khoa học lựa chọn các giống lúa chất lượng cao phù hợp với vùng thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao của tỉnh.

- Thử nghiệm giống lúa chất lượng.

- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng ICM cho các giống đã tuyển chọn;

- 2 - 3 Giống lúa chất lượng phù hợp với Thanh Hóa theo mục tiêu đề tài

- Quy trình thâm canh cho giống lúa chất lượng đã được tuyển chọn;

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

Giao trực tiếp Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

3

2.3

Đề tài:

Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu mặn thích hợp cho vùng đất nhiễm mặn ven biển tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu:

- Tuyển chọn được 2 - 3 giống lúa chịu mặn năng suất cao hơn giống hiện tại 10 - 15% chất lượng tốt thích nghi với điều kiện sinh thái vùng đất nhiễm mặn tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa phù hợp điều kiện sinh thái vùng đất nhiễm mặn tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung:

- Khảo sát đánh giá hiện trạng cơ cấu giống lúa ở một số huyện ven biển đang bị nhiễm mặn của tỉnh Thanh Hóa.

- Phân tích mẫu đất, nước tại một số huyện ven biển đang bị nhiễm mặn của tỉnh Thanh Hóa.

- Bố trí thí nghiệm tuyển chọn giống chịu mặn.

- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật cho các giống lúa đã tuyển chọn được.

- 2 - 3 giống lúa mới năng suất tăng 10 - 15%, chất lượng tốt, thích nghi với vùng đất bị nhiễm mặn tỉnh Thanh Hóa.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa cho mỗi giống lúa.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

Giao trực tiếp Trung tâm thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp.

4

2.4

Dự án KHCN:

Xây dựng mô hình trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Mường Lát

Mục tiêu:

- Chủ động được nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò

- Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Mường Lát, nhằm nâng cao số con trên tổng đàn huyện Mường Lát tăng thu nhập cho đồng bào vùng cao.

Nội dung:

- Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản

- Đánh giá kết quả mô hình

- Mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Mường Lát

- Báo cáo tổng kết dự án

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả

Giao trực tiếp Ban chỉ đạo phát triển KT-XH huyện Mường Lát

5

2.5

Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cao su chịu lạnh, chịu gió phù hợp với điều kiện Thanh Hóa

Mục tiêu:

- Tuyển chọn được 2 - 3 giống cao su chịu lạnh, chịu gió phù hợp với Thanh Hóa.

Nội dung:

- Nghiên cứu cơ sở khoa học lựa chọn một số giống cao su chịu lạnh, chịu gió phù hợp với Thanh Hóa

- Trồng thử các giống cao su được lựa chọn tại một số vùng ở Thanh Hóa

- Theo dõi các chỉ tiêu KT-KT

- Đánh giá lựa chọn 2 - 3 giống có khả năng chịu lạnh, chịu gió, phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa cao hơn so với các giống phổ biến hiện tại.

- 2-3 giống cao su chịu lạnh, chịu gió phù hợp Thanh Hóa

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

6

2.6

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa

Mục tiêu:

Xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa

Nội dung:

- Đánh giá hiện trạng sản xuất mía vùng nguyên liệu của tỉnh Thanh Hóa

- Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các loại cây trồng và xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía

- Xây dựng quy trình xen canh luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía

- Bộ giống cây trồng xen canh và luân canh với mía kèm quy trình xen canh và luân canh bắt buộc cho sản xuất mía tại các vùng nguyên liệu mía của tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

Giao trực tiếp Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

7

2.7

Dự án KHCN: Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh bưởi Luận Văn đặc sản tại Thọ Xuân - Thanh Hóa

Mục tiêu: Xây dựng được mô hình thâm canh bưởi Luận Văn đặc sản có năng suất, chất lượng cao (giống cây đã được phục tráng), theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sạch, bền vững tại Thọ Xuân.

Nội dung:

- Điều tra lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

- Xây dựng mô hình.

- Tổng kết đánh giá, nhân rộng kết quả.

- Mô hình trồng thâm canh bưởi Luận Văn

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi Luận Văn sạch bệnh.

- Báo cáo tổng kết dự án Giao trực tiếp UBND huyện Thọ Xuân

8

2.8

Dự án SXTN: Sản xuất thử nghiệm giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình Dương (Crassostre gigas thunberg) tại Thanh Hóa.

Mục tiêu: Chủ động được công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình Dương tại Thanh Hóa.

Nội dung:

- Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật để sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm

- Hoàn thiện quy trình sản xuất giống, nuôi thương phẩm.

- Quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình Dương

- Sản xuất 170 triệu giống/năm

- Mô hình trình diễn nuôi Hầu thương phẩm

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

Tuyển chọn

9

2.9

Dự án KHCN:

Ứng dụng công nghệ sản xuất nhân tạo giống và nuôi thương phẩm cá Song (Epinephelus) trong ao đất tại Thanh Hóa.

Mục tiêu:

Làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống từ trứng đã thụ tinh và nuôi thương phẩm cá Song trong ao đất tại Thanh Hóa

Nội dung:

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, thiết bị.

- Hợp đồng, mua trứng đã thụ tinh.

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật.

- Vận hành công nghệ sản xuất giống.

- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm trong ao đất

- Quy trình công nghệ sản xuất giống cá Song từ trứng đã thụ tinh và công nghệ ương nuôi cá giống, công nghệ nuôi cá thịt trong ao đất.

- Mô hình thương phẩm trong ao đất 01 (ha), năng suất 10 tấn/ha.

- Sản xuất 200.000 cá bột.

- Ương 20.000 cá giống cỡ 5 - 6cm.

- Cá thịt 10.000kg.

- Báo cáo tổng kết dự án

Giao trực tiếp Hội nghề cá Thanh Hóa.

10

2.10

Dự án KHCN:

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế theo hướng sinh thái tổng hợp tại vùng lõi và vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Mục tiêu:

Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sinh thái tổng hợp có hiệu quả tại vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Nội dung:

- Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại vùng đệm khu bảo tồn, xây dựng mô hình phát triển kinh tế sinh thái tổng hợp

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

- Tổng kết đánh giá, nhân rộng kết quả mô hình.

- Mô hình sản xuất Nông lâm nghiệp theo hướng sinh thái tổng hợp có hiệu quả.

- Báo cáo khoa học tổng kết dự án

- Báo cáo phương án nhân rộng kết quả

Giao trực tiếp Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông

11

2.11

Dự án KHCN:

Xây dựng mô hình sản xuất giống bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu:

Xây dựng thành công mô hình sản xuất giống bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nội dung:

- Lựa chọn đơn vị có điều kiện để xây dựng mô hình.

- Đánh giá thực trạng trang trại, gia trại và các hộ chăn nuôi bò cùng triển khai dự án.

- Xây dựng mô hình

- Hội thảo đánh giá hiệu quả các mô hình.

- 01 mô hình trang trại và 01 mô hình gia trại sản xuất giống bò thịt chất lượng cao.

- 1.200 con bò cái nền thịt F1 Limousine và Chairolais chất lượng cao và 540 tấn thịt bò hơi an toàn thực phẩm

- Báo cáo tổng kết dự án

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả

Tuyển chọn

12

2.12

Dự án KHCN:

Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hồng Đức vào sản xuất và đời sống.

Mục tiêu:

Ứng dụng kết quả nghiên cứu của trường Đại học Hồng Đức, xây dựng thành công:

- Mô hình phát triển và thâm canh giống lúa lai 2 dòng tổ hợp Việt lai 76, TH72 và TH83

- Mô hình cá - lúa - vịt.

Nội dung:

- Điều tra khảo sát tình hình cơ bản của các điểm xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu.

- Tổ chức thực hiện xây dựng các mô hình.

- Đánh giá tổng kết việc xây dựng mô hình và nhân rộng kết quả ứng dụng.

- Hội thảo khoa học: Kết quả nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hồng Đức thành tựu và ứng dụng.

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình

- Các báo cáo chuyên đề

- Báo cáo tổng kết Dự án

Giao trực tiếp trường Đại học Hồng Đức

13

2.13

Dự án KHCN:

Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất đa canh, đa con vùng đệm VQG Bến En - Thanh Hóa

Mục tiêu: Xây dựng thành công mô hình đa canh, đa con 5ha ổn định và nâng cao đời sống cho người dân, bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch sinh thái vùng đệm VQG Bến En.

Nội dung:

- Điều tra, thu thập bổ sung thông tin phục vụ cho xây dựng mô hình

- Xây dựng mô hình

- Tổng kết đánh giá mô hình, nhân rộng kết quả

- Báo cáo kết quả điều tra

- Mô hình 5 ha sản xuất đa cây, đa con hiệu quả cao.

- Các báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo tổng kết dự án.

Giao trực tiếp Vườn Quốc gia Bến En

14

2.14

Dự án KHCN:

Ứng dụng tiến bộ KH&CN phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt của huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu:

- Ứng dụng TBKT trong chăn nuôi để chọn giống, duy trì và sản xuất giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung:

- Khảo sát lựa chọn các hộ tham gia dự án.

- Lựa chọn vịt bố mẹ nuôi theo quy trình ATSH và cho sinh sản 3.000 con.

- Cho sinh sản 3 - 5 lứa để hoàn thiện quy trình sản xuất giống.

- Ứng dụng kết quả công nghệ sản xuất 4.000-5.000 vịt giống cung ứng cho mô hình.

- Nuôi vịt thương phẩm.

- Tổng kết đánh giá mô hình

- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống Vịt Cổ Lũng

- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm vịt Cổ Lũng.

- 3.000 vịt bố mẹ.

- 4.000 vịt nuôi thương phẩm.

- Báo cáo tổng kết dự án.

Giao trực tiếp UBND huyện Bá Thước

15

2.15

Dự án KHCN:

Khảo nghiệm quốc gia giống lúa nếp hạt cau tại Thanh Hóa

Mục tiêu:

Giống lúa nếp hạt cau Thanh Hóa được công nhận là giống mới theo tiểu vùng sinh thái tại 2 xã Thạch Bình và Thạch Đồng, huyện Thạch Thành.

Nội dung:

- Điều tra vùng phân bố và khả năng thích nghi của giống lúa nếp hạt cau tại Thanh Hóa

- Triển khai các khảo nghiệm quốc gia đối với lúa nếp hạt cau.

- Hoàn chỉnh các thủ tục để được công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới theo thủ tục công nhận đặc cách.

- Giống lúa nếp hạt cau Thanh Hóa được Bộ NN&PTNT công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới.

- Báo cáo tổng kết dự án

Giao trực tiếp Đại học Hồng Đức

16

2.16

Đề tài: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống khoai Mán vàng Cẩm Thủy bằng phương pháp in vitro tại Thanh Hóa.

Mục tiêu:

- Xây dựng được quy trình sản xuất giống khoai Mán vàng Cẩm Thủy bằng phương pháp in vitro ứng dụng hiệu quả vào sản xuất.

Nội dung:

- Điều tra bổ sung và lựa chọn địa điểm nghiên cứu.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây khoai Mán vàng Cẩm Thủy

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây khoai Mán vàng Cẩm Thủy bằng phương pháp in vitro.

- Xây dựng mô hình trình diễn.

- Đánh giá kết quả nghiên cứu.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây khoai Mán vàng Cẩm Thủy theo phương pháp in vitro.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất cây khoai Mán vàng Cẩm Thủy

- Báo cáo tổng kết đề tài. Giao trực tiếp trường Đại học Hồng Đức.

17

2.17

Đề tài:

Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen Sến Mật (Madhuca pasquieri) tại Tam Quy, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu:

Bảo tồn, duy trì sự phát triển tự nhiên của loài cây gỗ quý hiếm phục vụ cho nghiên cứu đa dạng sinh học và giữ bền vững sự tồn tại của một loài gỗ quý hiếm nằm trong nhóm tứ thiết: Đinh, Lim, Sến, Táu.

Nội dung:

- Điều tra thực trạng diễn thế Lim - Sến trên diện tích 518,5ha.

- Điều tra, tuyển chọn cây sến, diện tích sến tập trung đủ tiêu chí xây dựng khu vườn giống gốc.

- Nghiên cứu kỹ thuật, quy trình sản xuất cây sến giống từ nguồn giống đã xác định.

- Thử nghiệm một số biện pháp lâm sinh nhằm hạn chế diễn thế Lim - Sến.

- Trồng thử nghiệm, xây dựng quy trình trồng sến bổ sung dưới các độ tàn che khác nhau ở rừng sến và rừng thông.

- Các báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Vườn giống và cây trồng sến đủ tiêu chuẩn theo cơ chế quản lý giống để trồng trước mắt cho 15ha.

Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng KHCN Lâm nghiệp Thanh Hóa

18

2.18

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật của trường Đại học Nông nghiệp để xử lý chất thải cho các trại chăn nuôi lợn tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu: Ứng dụng thành công quy trình xử lý chất thải cho các trại chăn nuôi lợn quy mô 100 - 1000 con đạt tiêu chuẩn môi trường.

Nội dung:

- Điều tra đánh giá về chất thải rắn từ các trại nuôi lợn tập trung ở huyện Hoằng Hóa.

- Nghiên cứu điều chỉnh công nghệ cho phù hợp với hiện trạng tại địa phương, lắp đặt và chạy thử.

- Đánh giá kết quả môi trường

- Công nghệ xử lý chất thải rắn hỗn hợp từ các trại chăn nuôi lợn tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

- Nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường có thể tắm rửa cho lợn.

- Phân hữu cơ sạch sản xuất từ chất thải rắn ở các trang trại lợn.

- Báo cáo tổng kết dự án.

Giao trực tiếp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

19

2.19

Dự án SXTN:

Sản xuất thử chế phẩm BQ01 -10 để bảo quản thóc, ngô ở quy mô các kho dự trữ và nông hộ tại Thanh Hóa.

Mục tiêu: Sản xuất thành công chế phẩm BQ01-10 để bảo quản thóc, ngô ở các kho dự trữ và nông hộ (giảm hao hụt về khối lượng, giảm lượng thuốc trừ sâu định kỳ vẫn phải sử dụng để tiêu diệt chúng trong quá trình bảo quản).

Nội dung:

- Sản xuất chế phẩm Q01-10

- Tổ chức chuyển giao kỹ thuật - công nghệ sản xuất chế phẩm BQ01 - 10.

- Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm

- Ứng dụng chế phẩm BQ01- 10 để bảo quản thóc, ngô.

- Đánh giá kết quả ứng dụng chế phẩm

- Tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, kèm theo nhãn mác theo luật định.

- 01 Quy trình áp dụng BQ01 - 10 để bảo quản thóc dự trữ

- 01 quy trình áp dụng BQ01 - 10 để bảo quản ngô, quy mô hộ gia đình.

- 01 Quy trình áp dụng BQ01 - 10 để bảo quản thóc, quy mô nộ gia đình.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

Giao trực tiếp Công ty TNHH dịch vụ khoa học Kỹ thuật Lam Sơn - Thanh Hóa.

20

2.20

Dự án KHCN:

Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi luân canh, xen canh Rong câu chỉ vàng (Gracilaria verrucosa (Huds Papenf) với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao tại vùng triều tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu: Khai thác tiềm năng vùng triều, phát triển các hình thức nuôi - trồng tổng hợp - hiệu quả, đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

Nội dung:

- Khảo sát một số yếu tố về môi trường, đặc tính loài nuôi, thời vụ sinh trưởng phát triển

- Xây dựng các mô hình nuôi xen canh:

+ Tôm sú - rong câu chỉ vàng.

+ Tôm sú - rong câu chỉ vàng - cua xanh

+ Tôm sú - cua xanh - rong câu chỉ vàng - cá rô phi đơn tính.

- Đánh giá hiệu quả các mô hình

- Mô hình nuôi theo công nghệ nuôi tôm sú kết hợp trồng rau câu chỉ vàng.

- Sản phẩm tôm sú thương phẩm và rong câu chỉ vàng.

- Báo cáo khoa học tổng kết dự án.

Giao trực tiếp doanh nghiệp Sông Xanh

21

2.21

Đề tài: Nghiên cứu chế biến, đóng bánh, bảo quản sản phẩm phụ của ngành trồng trọt làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu:

- Tận thu sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, giải quyết nguồn thức ăn thô xanh dự trữ cho đàn trâu bò, nhất là trâu bò chăn thả theo phương thức tập trung, trang trại.

Nội dung:

- Điều tra thực trạng nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp.

- Xây dựng các quy trình kỹ thuật KH&CN chế biến, đóng bánh, sử dụng nguồn sản phẩm phụ ngành trồng trọt.

- Đánh giá hiệu quả

- Tập huấn và chuyển giao công nghệ.

Quy trình chế biến, đóng bánh sản phẩm phụ ngành trồng trọt làm thức ăn cho trâu bò.

- Các báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa

22

2.22

Dự án KHCN: Xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển Thanh Hóa làm cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Mục tiêu:

- Xác định được mùa vụ sinh sản và ngư trường của một số loài cá có giá trị kinh tế.

- Đề xuất được các giải pháp bảo vệ một số loài cá có giá trị khoa học và kinh tế tại vùng biển tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung:

- Điều tra xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển Thanh Hóa.

- Xây dựng bản đồ phân bố mùa vụ sinh sản, khu vực sinh sản và đường di cư của một số loài cá kinh tế.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ một số loài cá có giá trị khoa học và kinh tế tại vùng biển tỉnh Thanh Hóa.

- Các báo cáo chuyên đề

- Bản đồ phân mùa vụ sinh sản, khu vực sinh sản và đường di cư của một số loài cá kinh tế.

- Báo cáo giải pháp bảo vệ một số loài cá có giá trị khoa học và kinh tế tại vùng biển tỉnh Thanh Hóa

- Báo cáo tổng kết dự án

Giao trực tiếp Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

23

2.23

Dự án KHCN: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi Thỏ Việt - Nhật xuất khẩu tại huyện Nga Sơn - Thanh Hóa

Mục tiêu: Xây dựng thành công mô hình sản xuất giống và nuôi thỏ Việt - Nhật lấy thịt tại huyện Nga Sơn - Thanh Hóa.

Nội dung:

- Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật

- Xây dựng mô hình.

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm thỏ Việt - Nhật

- Theo dõi các chỉ tiêu KT - KT

- Đánh giá hiệu quả mô hình.

- Quy trình sản xuất thỏ giống và nuôi thỏ Việt - Nhật lấy thịt phù hợp với điều kiện Thanh Hóa.

- Sản xuất được 4.300 - 4.500 con thỏ giống/năm và nuôi thỏ lấy thịt đạt khối lượng 2,5 - 3,0 kg/con, sản lượng 13 - 15 tấn thỏ thịt/ năm.

- Báo cáo khoa học tổng kết Dự án.

Giao trực tiếp Công ty CP Đức Thiên Phú - Khu công nghiệp tiểu thủ công Nga Mỹ - huyện Nga Sơn.

24

2.24

Dự án KHCN: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng xen có hiệu quả trên đất cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu:

Xây dựng thành công các mô hình trồng xen với cây cao su, tăng hiệu quả kinh tế từ 10-15% so với đối chứng

Nội dung:

- Khảo sát thực trạng và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xen cao su, cơ cấu trồng xen hiện có tại các xã triển khai dự án.

- Xây dựng mô hình trồng xen có năng suất và có hiệu quả kinh tế trên đất mới trồng cao su.

- Mô hình trồng xen đạt hiệu quả tăng từ 10-15%.

- Báo cáo khoa học tổng kết dự án.

Giao trực tiếp Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Hồng Đức.

Chương trình 3: Ứng dụng KH&CN nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa - dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung

Kết quả dự kiến

Hình thức giao nhiệm vụ

25

3.1

Dự án KHCN: Nâng cấp phần mềm trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh về đất đai.

Mục tiêu: Nâng cấp phần mềm, ứng dụng để nâng cao hiệu quả quản lý điều hành về đất đai tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung:

- Dự án chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Nâng cấp phần mềm và ứng dụng vào thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn và một số huyện, giao cho Trung tâm CNTT (Sở TTTT) chủ trì, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp.

+ Giai đoạn II: Hoàn thiện nguồn CSDL tỉnh Thanh Hóa và quản lý vận hành phần mềm trực tuyến giao cho Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì thực hiện.

Phần mềm hoàn thiện, nâng cấp.

- Cơ sở dữ liệu của 6 - 7 đơn vị thành phố, thị xã và huyện.

Giao trực tiếp Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thanh Hóa.

26

3.2

Dự án KHCN: Hoàn thiện công nghệ sản xuất cốp pha phủ phim xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu gốc tạp, luồng, nứa tại Thanh Hóa.

Mục tiêu:

- Hoàn thiện được công nghệ sản xuất cốp pha phủ phim xuất khẩu với nguyên liệu chính là cót mộc, gỗ tạp, luồng, nứa của Thanh Hóa.

Nội dung:

- Nghiên cứu, tìm hiểu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

- Khảo sát, lựa chọn, tiếp thu chuyển giao công nghệ; đầu tư mua sắm bổ sung dây chuyền thiết bị máy móc.

- Tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ được chuyển giao.

- Hoàn thiện công nghệ được chuyển giao.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

- Báo cáo nghiệm thu kết quả dự án.

- 03 Quy trình công nghệ sản xuất cốp pha phủ phim:

+ Từ cót mộc.

+ Từ gỗ tạp lạng bóc.

+ Luồng thanh.

- Dây chuyền sản xuất công suất 8.000m3 - 10.000m3 sản phẩm/năm đạt doanh thu 3 triệu USD/năm (tương đương 60-63 tỷ đồng/năm).

- 03 Tiêu chuẩn cơ sở cho:

+ Cốp pha phủ phim làm từ cót mộc.

+ Cốp pha phủ phim làm từ gỗ tạp lạng bóc.

+ Cốp pha phủ phim làm từ luồng thanh.

Giao trực tiếp HTX Minh Quang  - huyện Như Xuân

27

3.3

Đề tài:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thanh Hóa trên cơ sở phát triển thương mại điện tử.

Mục tiêu:

Đề xuất được giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở phát triển TMĐT, nâng cấp công nghệ và kết nối được hệ thống TMĐT hiện có của tỉnh với hệ thống TMĐT của Bộ Công thương.

Nội dung:

- Điều tra, đánh giá, phân tích thực trạng phát triển TMĐT và thực trạng năng lực cạnh tranh trên cơ sở phát triển TMĐT của các doanh nghiệp Thanh Hóa.

- Dự báo xu thế phát triển của TMĐT.

- Trên cơ sở những kết quả hiện có của chương trình TMĐT của Thanh Hóa, đề xuất giải pháp phát triển TMĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (có giải pháp cụ thể để nâng cấp công nghệ và kết nối được hệ thống TMĐT hiện có của tỉnh với hệ thống TMĐT của Bộ Công thương).

- Hội thảo khoa học.

- Báo cáo tổng kết đề tài.

- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá, phân tích hiện trạng TMĐT.

- Hệ thống TMĐT hiện có của tỉnh được kết nối với hệ thống TMĐT của Bộ Công thương

- Hệ thống giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp thông qua TMĐT.

- Báo cáo kết quả đề tài.

Giao trực tiếp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương (phối hợp với Sở Công thương, Sở Thông tin Truyền thông).

28

3.4

Dự án KHCN:

Ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất gạch không nung từ bột đá thải làng nghề Đông Hưng - Nhồi

Mục tiêu:

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất sét ruộng.

Nội dung:

- Lựa chọn thiết bị phù hợp.

- Chọn sản phẩm để sản xuất thử nghiệm.

- Xây dựng mô hình sản xuất mới.

- Đăng ký thương hiệu, sở hữu trí tuệ.

- Sản xuất đồng loạt.

- Quy trình công nghệ sản xuất gạch không nung từ bột đá thải.

- 30 triệu viên gạch/năm đạt tiêu chuẩn hiện hành giá thành tương đương hoặc thấp hơn so với gạch Tuynel.

+ Gạch 2 lỗ tròn, độ rỗng đến 40%.

+ Gạch 4 lỗ tròn độ rỗng 40%, 4 lỗ vuông độ rỗng 45%.

+ Gạch 6 lỗ

- Báo cáo tổng kết đề tài

Giao trực tiếp Công ty Cổ phần khoáng sản Thanh Hóa

Chương 4: Khoa học xã hội và nhân văn phục vụ hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và cải cách giáo dục & đào tạo

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung

Kết quả dự kiến

Hình thức giao nhiệm vụ

 

29

4.1

Đề tài: Thực trạng và giải pháp bảo tồn làng cổ khu vực Thành Nhà Hồ

Mục tiêu:

- Đánh giá đúng thực trạng và xác định được các yếu tố cần được bảo tồn và phát huy giá trị của các làng cổ Tây Giai, Đông Môn, làng Bồng và các làng cổ trong không gian văn hóa Thành Nhà Hồ.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ khu vực Thành Nhà Hồ.

Nội dung:

- Làng cổ và những tư liệu lịch sử về làng cổ Tây Giai, Đông Môn, làng Bồng và các làng cổ trong không gian văn hóa Thành Nhà Hồ.

- Nghiên cứu khảo sát thực trạng làng cổ Tây Giai, Đông Môn, làng Bồng và các làng cổ trong không gian văn hóa Thành Nhà Hồ.

- Nghiên cứu các yếu tố cần được bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ khu vực Thành Nhà Hồ.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn làng cổ khu vực Thành Nhà Hồ.

Báo cáo chuyên đề:

+ Cơ sở lý luận về làng cổ và tư liệu liên quan đến làng cổ khu vực Thành Nhà Hồ.

+ Thực trạng làng cổ khu vực Thành Nhà Hồ qua kết quả khảo sát.

+ Giá trị lịch sử - văn hóa và giải pháp bảo tồn làng cổ khu vực Thành Nhà Hồ.

- 02 bài báo khoa học.

- Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học đề tài.

Giao trực tiếp trường Đại học Hồng Đức

 

30

4.2

Đề tài:

Nghiên cứu tiềm năng thế mạnh, giải pháp phát triển không gian văn hóa Hàm Rồng trở thành điểm du lịch trọng điểm của Quốc gia (2012-2020).

Mục tiêu:

- Luận cứ khoa học về tiềm năng không gian văn hóa - du lịch Hàm Rồng, xây dựng Hàm Rồng thành điểm du lịch trọng điểm quốc gia.

Nội dung:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các tiêu chí của “điểm du lịch quốc gia” và thực trạng của không gian văn hóa - du lịch Hàm Rồng.

- Khảo sát, nghiên cứu quy mô, chất lượng không gian “lõi” của khu vực Hàm Rồng đối chiếu với tiêu chuẩn của điểm du lịch trọng điểm quốc gia.

- Khảo sát, nghiên cứu quy mô, chất lượng các di tích văn hóa vùng “vùng đệm” tại không gian văn hóa Hàm Rồng, nhằm xây dựng hệ thống điểm du lịch phụ cận xung quanh khu vực Hàm Rồng hiện nay.

- Đề xuất giải pháp và mô hình xây dựng không gian văn hóa du lịch Hàm Rồng thành điểm du lịch trọng điểm quốc gia.

- Báo cáo chuyên đề: Tiềm năng văn hóa du lịch Hàm Rồng.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

- Luận cứ khoa học về: xây dựng Hàm Rồng trở thành điểm du lịch quốc gia.

- Công bố các bài báo khoa học liên quan đến kết quả nghiên cứu trên các tạp chí hoặc kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên ngành địa phương, quốc gia

Giao trực tiếp trường Đại học VH-TT-DL

 

31

4.3

Đề tài:

Nghiên cứu hệ thống tiêu chí làng, bản văn hóa phát triển bền vững phù hợp với các vùng miền, đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa.

Mục tiêu:

Xác lập được hệ thống tiêu chí làng, bản văn hóa phát triển bền vững phù hợp với các vùng miền, đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa.

Nội dung:

- Điều tra, nghiên cứu xác định đặc trưng văn hóa làng, bản ở các vùng miền của tỉnh Thanh Hóa.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng các làng, bản văn hóa trong mô hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí làng, bản văn hóa phát triển bền vững phù hợp với các vùng miền trong mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa.

- Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng làng, bản văn hóa phát triển bền vững trong mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa.

- Đề xuất các giải pháp xây dựng làng văn hóa phát triển bền vững phù hợp với các vùng miền, đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa.

- Báo cáo tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát.

- Báo cáo các chuyên đề.

- Báo cáo hệ thống tiêu chí làng, bản văn hóa phát triển bền vững phù hợp với các vùng miền trong mô hình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa.

- Báo cáo giải pháp định hướng xây dựng làng, bản văn hóa phát triển bền vững phù hợp với các vùng miền, đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa.

- Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học đề tài.

Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn - trường ĐH Hồng Đức

32

4.4

Đề tài:

Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược phát triển trường Đại học Hồng Đức đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Mục tiêu:

- Nghiên cứu được cơ sở lý luận phục vụ xây dựng chiến lược phát triển trường ĐH Hồng Đức đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghiên cứu được cơ sở thực tiễn phục vụ xây dựng chiến lược phát triển trường ĐH Hồng Đức đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Luận cứ khoa học về những định hướng, mục tiêu và nội dung cơ bản của chiến lược phát triển trường ĐH Hồng Đức đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Nội dung:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn.

- Luận cứ khoa học về những định hướng, mục tiêu, nội dung cơ bản của chiến lược phát triển trường ĐH Hồng Đức; lộ trình và các giải pháp thực hiện.

Báo cáo chuyên đề:

+ Các mô hình và giải pháp phát triển trường đại học.

+ Đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển trường ĐHHĐ.

+ Định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển đào tạo.

+ Định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

+ Định hướng, mục tiêu và các giải pháp xây dựng đội ngũ trường ĐHHĐ.

+ Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐH Hồng Đức.

+ Định hướng xây dựng cơ sở vật chất.

+ Mô hình tổ chức bộ máy và quản lý trường ĐHHĐ đến năm 2020.

- Kỷ yếu hội thảo.

- Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học đề tài.

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức

33

4.5

Đề tài:

Các giải pháp chủ yếu phòng ngừa “điểm nóng”, góp phần bảo đảm ổn định chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu:

- Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân phát sinh các vụ việc có dấu hiệu “Điểm nóng” và cách xử lý ở cơ sở nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong các năm từ 2005-2011.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu, hữu hiệu góp phần bảo đảm ổn định chính trị, phòng ngừa “điểm nóng” ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Dự thảo quy trình xử lý các điểm phức tạp, có dấu hiệu “Điểm nóng ở cơ sở nông thôn”.

Nội dung:

- Điều tra, khảo sát thực trạng, nguyên nhân phát sinh các vụ việc có dấu hiệu “Điểm nóng” và cách xử lý ở cơ sở nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong các năm từ 2005-2011.

- Nghiên cứu lý luận chung và làm rõ khái niệm, đặc điểm về điểm nóng, điểm nóng ở cơ sở nông thôn.

- Xây dựng quy trình giải quyết điểm phức tạp, điểm nóng trên địa bàn toàn tỉnh trong tình hình hiện nay.

+ Báo cáo chuyên đề:

- Thực trạng phát sinh và giải quyết điểm phức tạp và điểm nóng trong 5 năm qua.

- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng quy trình quản lý điểm nóng.

- Báo cáo các giải pháp phòng ngừa.

- Dự thảo quy trình xử lý, các điểm phức tạp, có dấu hiệu “Điểm nóng ở cơ sở nông thôn”.

+ Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

+ Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

34

4.6

Đề tài:

Nghiên cứu thực trạng, giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở Thanh Hóa giai đoạn 2012-2020.

Mục tiêu:

- Nghiên cứu thực tiễn tiết chế văn hóa cơ sở và xu hướng phát triển.

- Nghiên cứu sự tương thích giữa nguồn lực và nội dung hoạt động cho mô hình thiết chế văn hóa cơ sở.

- Nghiên cứu đặc trưng mang tính tích hợp của các hoạt động văn hóa - xã hội ở xã, phường.

- Nghiên cứu mô hình văn hóa - xã hội ở xã, phường Thanh Hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận tiết chế văn hóa, tiết chế văn hóa cơ sở.

- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng.

- Nghiên cứu nhu cầu về các hoạt động Văn hóa - Giáo dục - Thông tin - Thể thao - Du lịch - Dân số và gia đình.

- Nghiên cứu thực tiễn và xu hướng tích hợp các hoạt động.

- Báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

- Bản kiến nghị các giải pháp.

- Mô hình thiết chế văn hóa cơ sở ở miền núi, đồng bằng, ven biển Thanh Hóa.

Giao trực tiếp trường Đại học VH-TT-DL

 

35

4.7

Đề tài:

Thực trạng và giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu:

- Đánh giá đúng thực trạng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất được các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh Thanh Hóa.

- Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn đổi mới, chuyển giao công nghệ, áp dụng ISO, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng Webste riêng cho doanh nghiệp.

Nội dung:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV cấp tỉnh.

- Tổ chức đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh.

- Xây dựng định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Xây dựng hệ thống các giải pháp hỗ trợ.

- Xác định nhu cầu tổ chức thực hiện hỗ trợ DNNVV thực hiện lựa chọn đổi mới, chuyển giao công nghệ, áp dụng ISO.

- Tổ chức hội thảo khoa học.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Tài liệu điều tra, đánh giá, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV Thanh Hóa.

- 03 báo cáo chuyên đề.

- 02 kỷ yếu Hội thảo Khoa học.

- Báo cáo kết quả hỗ trợ DNNVV thực hiện áp dụng ISO, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng Website riêng cho doanh nghiệp; lựa chọn đổi mới, chuyển giao công nghệ.

- Báo cáo tóm tắt và báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Bản kiến nghị đối với các cơ quan chức năng.

Giao trực tiếp Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa

 

Chương trình 5: Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong y dược phục vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung

Kết quả dự kiến

Hình thức giao nhiệm vụ

36

5.1

Đề tài:

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bệnh lý bán phần sau đáy mắt tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.

Mục tiêu:

- Đào tạo được 2 kíp phẫu thuật có kỹ năng cắt dịch kính điều trị bệnh lý bán phần sau đáy mắt.

- Ứng dụng phẫu thuật cắt dịch kính điều trị thành công bệnh lý bán phần sau đáy mắt cho 100 bệnh nhân.

Nội dung:

- Đào tạo nâng cao kiến thức - kỹ năng cho 2 kíp phẫu thuật cắt dịch kính.

- Lựa chọn bệnh nhân để phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bệnh lý bán phần sau đáy mắt.

- Theo dõi đánh giá kết quả phẫu thuật.

- Hội thảo khoa học.

- Chứng nhận đào tạo 2 kíp phẫu thuật cắt dịch kính.

- Kỷ yếu hội thảo.

- Báo cáo tổng kết khoa học.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả

Giao trực tiếp Bệnh viện Mắt Thanh Hóa

37

5.2

Đề tài:

Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh chậm phát triển tâm thần tại Thanh Hóa

Mục tiêu:

- Xác định được tỷ lệ hiện mắc, phân tích được các yếu tố liên quan, đề xuất các giải pháp hạn chế bệnh chậm phát triển tâm thần ở Thanh Hóa.

Nội dung:

- Điều tra theo hộ gia đình, làm test tâm lý và khám lâm sàng cho bệnh nhân chậm phát triển tâm thần ở Thanh Hóa.

- Xử lý phân tích số liệu điều tra, làm test tâm lý và khám lâm sàng.

- Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh chậm phát triển tâm thần ở Thanh Hóa.

- Phân tích các yếu tố liên quan đến bệnh chậm phát triển tâm thần ở Thanh Hóa.

- Hội thảo khoa học cấp tỉnh.

- Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra, test tâm lý và khám lâm sàng.

- Báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo giải pháp hạn chế bệnh chậm phát triển tâm thần.

- Kỷ yếu hội thảo.

- Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

- Đĩa CD.

Giao trực tiếp Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa

38

5.3

Đề tài:

Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ Hor­mone sinh dục ở người lớn đến chất lượng sống trong cộng đồng dân cư.

Mục tiêu:

- Xác định được tỷ lệ dân số bị giảm sút chất lượng sống do ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ Hormone sinh dục và các yếu tố liên quan, đề xuất các giải pháp phòng chống.

Nội dung:

- Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục ở người lớn trong cộng đồng dân cư. Tác động của sự thay đổi trên đến chất lượng sống.

- Phân tích một số yếu tố liên quan.

- Hội thảo khoa học.

- Xây dựng các giải pháp phòng chống.

- Báo cáo chuyên đề.

- Tập số liệu khảo sát điều tra

- Kỷ yếu hội thảo.

- Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả.

Giao trực tiếp Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa

Chương trình 6: Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung

Kết quả dự kiến

Hình thức giao nhiệm vụ

39

6.1

Đề tài:

Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu tồn dư các hóa chất độc hại trong các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu:

- Đề xuất được giải pháp giảm thiểu tồn dư hóa chất độc hại trong các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Nội dung:

- Điều tra hiện trạng tồn dư hóa chất độc hại trong các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản

- Tìm hiểu các quy trình đánh bắt thủy sản, thu hoạch và bảo quản nông sản; thu gom và vận chuyển, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

- Xác định các nguyên nhân tồn dư hóa chất độc hại trong các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu.

- Báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo tổng kết đề tài.

- Đĩa CD

Tuyển chọn

40

6.2

Đề tài:

Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) nghiên cứu thành lập bản đồ trường nhiệt phục vụ công tác cảnh báo và đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020.

Mục tiêu:

- Xác định được hiện trạng và diễn biến nhiệt độ bề mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng tư liệu viễn thám đa thời gian.

- Có được quy trình công nghệ thành lập bản đồ phân vùng có nguy cơ cháy rừng từ tư liệu viễn thám và GIS.

- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu GIS về diễn biến nhiệt độ bề mặt tỉnh Thanh Hóa.

Đề xuất định hướng các giải pháp phòng tránh cháy rừng.

Nội dung:

- Thu thập, xử lý tài liệu.

- Tổng quan về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu cháy rừng.

- Điều tra khảo sát thực địa và xây dựng sơ đồ các điểm chìa khóa.

- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu GIS về diễn biến nhiệt độ bề mặt, phân vùng có nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất một số giải pháp phòng cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020.

- Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho địa phương.

- Cơ sở dữ liệu hiện trạng và diễn biến nhiệt độ bề mặt của tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1:50.000.

- Bản đồ phân vùng có nguy cơ cháy rừng của tỉnh Thanh Hóa.

- Quy trình công nghệ thành lập bản đồ trường nhiệt từ tư liệu viễn thám đa thời gian.

- Quy trình công nghệ thành lập bản đồ phân vùng có nguy cơ cháy rừng từ tư liệu viễn thám và GIS.

- Bản đề xuất định hướng tổng thể phòng tránh cháy rừng theo bản đồ trường nhiệt.

- Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

Giao trực tiếp Viện Địa lý - Viện Khoa học Việt Nam.

41

6.3

Đề tài:

Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường với tràn dầu, đề xuất các biện pháp phòng ngừa và phương án ứng phó sự cố tràn dầu, tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu:

Chủ động ứng phó, khắc phục khi có sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá nguồn gốc có nguy cơ gây sự cố tràn dầu.

- Điều tra xác định dầu trong nước tại các vùng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

- Điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Thanh Hóa.

- Lập bản đồ vùng nhạy cảm, khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố tràn dầu.

- Sử dụng mô hình tính toán xây dựng mô hình lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu.

- Xây dựng mô hình dự báo khả năng lan truyền dầu trên các vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xây dựng phương án ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra.

- Tập số liệu điều tra khảo sát.

- Tập bản đồ phân vùng các khu vực nhạy cảm môi trường với sự cố tràn dầu.

- Biện pháp phòng ngừa, xây dựng phương án ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra.

- Báo cáo tổng kết đề tài.

- Các tài liệu điều tra, khảo sát.

- Báo cáo chuyên đề.

Giao trực tiếp Chi cục Biển và Hải đảo Thanh Hóa.

42

6.4

Dự án SXTN:

Sản xuất thử nghiệm bột nở công nghiệp dùng trong khai thác đá.

Mục tiêu:

- Sản xuất được bột nở công nghiệp phục vụ cho các cơ sở khai thác đá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tăng tỷ lệ tận thu đã xẻ tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn cho người lao động.

Nội dung:

- Đầu tư công nghệ - thiết bị mới của Trung Quốc để sản xuất bột nở công nghiệp.

- Chuyển giao công nghệ - đào tạo công nhân.

- Sản xuất bột nở công nghiệp phục vụ khai thác đá.

Bột nở công nghiệp: 30.000 tấn/ năm.

Giao trực tiếp Công ty CP Phú Thắng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 488/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa, năm 2012

  • Số hiệu: 488/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/02/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/02/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản