Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1603/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan;

Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 109/TTr-SNN ngày 02 tháng 3 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- TTr Tỉnh ủy;
- TTr HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.
KT10

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Quốc

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 29 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 316 triệu m3 nước và 09 đập dâng phục vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp (cấp nước tưới cho 21.327 ha); bên cạnh nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, các công trình trên (chủ yếu là các hồ chứa) còn có nhiệm vụ cấp nước cho sinh hoạt và dịch vụ 158.500 m3/ngày đêm. Trong những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các đập tạo hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hầu hết là đập đất, xây dựng từ thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước. Do hạn chế về kỹ thuật và vốn đầu tư, các hạng mục của đập không được đầu tư xây dựng kiên cố, thời gian sử dụng quá lâu nên xuống cấp, hư hỏng nhiều hạng mục dẫn đến việc không đảm bảo khả năng cấp nước, gây mất an toàn công trình, điển hình như: Hồ Suối Sao, Gia Hoét II, Suối Đôi... Mặt khác, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết ở nước ta hết sức khắc nghiệt, mưa lũ xảy ra với cường độ lớn và rất thất thường; số lượng hồ chứa thủy lợi nhỏ trên địa bàn tỉnh do các xã, huyện quản lý, người quản lý không được đào tạo về chuyên môn tối thiểu, thiếu kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng. Vì vậy, vấn đề an toàn đập, hồ chứa thủy lợi là mối lo của toàn xã hội, cần phải có một giải pháp tổng thể và lâu dài.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đề án được xây dựng dựa trên các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cụ thể:

- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017.

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013.

- Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012.

- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi.

- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

- Định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009).

- Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi.

- Quyết định số 1609/QĐ-BNN-TCTL ngày 9/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi.

- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013); Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư (Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/06/2017).

- Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi (Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014) và Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi (kèm theo Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014).

- Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi hiện có (Quyết định 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014) và Kế hoạch hành động thực hiện “Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi hiện có (Quyết định 785/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014).

- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan.

- Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành tại Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 26/12/2013

- Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối tượng của Đề án

Các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

2. Phạm vi thực hiện

Đề án tập trung thực thi có hiệu quả hệ thống thể chế về quản lý an toàn đập; hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi; đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du.

Phần I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý an toàn đập

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý ngành thủy lợi dần được hoàn chỉnh với việc ban hành Luật Đê điều năm 2006, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Phòng chống thiên tai năm 2013, Luật Thủy lợi năm 2017.

2. Công tác quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước trong phục vụ tưới, cấp nước

Các mô hình tổ chức quản lý khai thác đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh được phân công đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Hầu hết các đập, hồ chứa nước do Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi quản lý đều lập quy trình vận hành; đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy trình vận hành cho 13 hồ chứa nước, 02 đập dâng và 01 cống dưới đê, gồm: Hồ Châu Pha, Xuyên Mộc, Núi Nhan, Gia Hoét 1, Kim Long, Suối Môn, Suối Giàu, Đá Bàng, Tầm Bó, Lồ Ô, Suối Các, Sông Ray, Đá Đen; Cống số 6 Đê Chu Hải; Đập dâng Sông Dinh, Cầu Mới. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, cấp nước bảo đảm số lượng, chất lượng nước, vận hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Công trình hồ chứa nước Sông Ray được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống Scada theo dõi lượng mưa, mực nước tại công trình. Các hồ chứa Đá Đen, Suối Giàu, Đá Bàng, Tầm Bó, Xuyên Mộc và Suối Các được lắp đặt các trạm đo mưa tự động vào năm 2016. Các hồ chứa Lồ Ồ, Sông Hỏa, Châu Pha, Kim Long và Gia Hoét 1 được lắp đặt trạm đo mưa tự động vào năm 2018. Các trạm đo mưa tự động từ khi được lắp đặt và đưa vào sử dụng đến nay, giúp đơn vị quản lý hồ chứa cập nhật nhanh lượng mưa, lượng nước đến công trình, chủ động trong việc vận hành, điều tiết công trình thủy lợi. Trong năm 2018, các hồ Sông Ray, Đá Đen, Sông Hỏa được lắp đặt trạm quan trắc chất lượng nước giúp cho việc theo dõi chất lượng nước tại các hồ này được cập nhật thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi: đã thực hiện đo vẽ lập bản đồ địa chính, địa hình tỷ lệ 1/2000, cắm mốc xác định phạm vi vùng phụ cận, hành lang bảo vệ 15 hồ chứa, gồm: Hồ Đá Đen, Châu Pha, Suối Các, Đá Bàng, Suối Giàu, Lồ Ồ, Suối Môn, Sông Hỏa, Xuyên Mộc, Tầm Bó, Núi Nhan, Kim Long, Gia Hoét 1, Gia Hoét 2, Suối Đôi 1 và 06 đập dâng, gồm: Đập Sông Xoài, Sông Ray, Suối Nghệ, Sông Dinh, đập Bà, đập Suối Sỏi.

Hàng năm, tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, hiện trạng công trình đê điều, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển và phương án hộ đê trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, tổng số vi phạm hành chính trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là 257 vụ; đã xử lý 69/257 vụ, trong đó: 56 trường hợp vận động người dân tự tháo dỡ công trình, trả lại hiện trạng đất ban đầu cho công trình, 13 trường hợp lấn chiếm đất xây dựng công trình trái phép, áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ công trình, trả lại hiện trạng đất ban đầu cho công trình.

3. Cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, và các ngành kinh tế khác, góp phần bảo vệ môi trường, an sinh xã hội

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 53 công trình thủy lợi, đê, kè; bao gồm: 29 hồ chứa, 09 đập dâng, 03 kênh tiêu, 04 đê ngăn mặn, 01 đê ngăn lũ, 04 kè biển, 01 kè sông, 02 trạm bơm; tổng dung tích trữ của các hồ chứa theo thiết kế là 316,31 triệu m3; tổng chiều dài kênh mương được kiên cố là 456,981 km/700,06 km.

Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần bảo vệ môi trường, an sinh xã hội; phục vụ cấp nước cho nông nghiệp với tổng diện tích tưới năm 2017 là 21.326,54 ha (Vụ Đông Xuân năm 2017-2018 là 9.693,3 hạ, vụ Hè Thu năm 2018 là 5.971,85 ha, vụ Mùa năm 2018 là 5.661,39 ha); cấp nước năm 2018 (ước thực hiện hết năm 2018) là 78.120.000 m3.

4. Công tác sửa chữa nâng cao an toàn đập và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công nhân vận hành hồ chứa

Hằng năm, để đảm bảo an toàn công trình phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi theo định kỳ (trước, trong và sau mùa mưa lũ); thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình, phát hiện sự cố, các hư hỏng của hệ thống công trình để kịp thời có biện pháp xử lý, trên cơ sở đó bố trí kinh phí để thực hiện. Cụ thể: Từ năm 2003 đến đến năm 2018, toàn tỉnh đã thực hiện: Đầu tư xây mới 07 công trình đập, hồ chứa thủy lợi, với tổng kinh phí là 3.477.381 triệu đồng; sửa chữa nâng cấp 12 công trình đập, hồ chứa thủy lợi, với tổng kinh phí là 129.531 triệu đồng và chuẩn bị đầu tư kế hoạch 2018 là 7 công trình đập, hồ chứa thủy lợi, với tổng kinh phí là 650 triệu đồng.

II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, khai thác và an toàn đập, hồ chứa nước (Luật Thủy lợi 2017, Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2017, Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018, Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018) tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho đơn vị quản lý, khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có định mức đơn giá trong việc lập quy trình vận hành hồ chứa, lập phương án bảo vệ công trình; lập phương án phòng chống thiên tai...Kiến nghị các Bộ, ngành sớm ban hành bộ định mức đơn giá trong việc lập Quy trình vận hành hồ chứa; lập Phương án bảo vệ công trình; lập phương án phòng chống thiên tai...

Đa số các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh có hình thức tràn tự do, khi hồ đầy nước sẽ tự tràn, gây khó khăn cho việc vận hành điều tiết trong trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế.

2. Công tác quản lý khai thác

Năng lực của lực lượng quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi ở cấp huyện đều là kiêm nhiệm, chưa qua khóa đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi, chưa đáp ứng yêu cầu theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018.

Các tổ chức hợp tác dùng nước được thành lập nhưng hoạt động chưa ổn định, chưa hiệu quả do diện tích phục vụ sản xuất tưới, tiêu ít, do đó kinh phí dịch vụ thủy nông nội đồng do người dùng nước thỏa thuận đóng góp cho các tổ chức hợp tác dùng nước và phí miễn thu thủy lợi phí và cấp bù thủy lợi phí hàng năm rất ít, không đủ để vận hành, duy tu và bảo vệ công trình thủy lợi. Tình hình hoạt động của các tổ chức dùng nước hiện nay chưa đúng với hướng dẫn tại Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tại các công trình đập, hồ chứa thủy lợi chưa được lắp đặt các thiết bị quan trắc như chuyển vị, quan trắc lún, quan trắc thấm... gây khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, kiểm tra công trình.

Các công trình thủy lợi được xây dựng trước năm 1993, khi bàn giao cho Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi quản lý, khai thác và sử dụng không có đủ hồ sơ quản lý công trình theo quy định. Các công trình xây mới như hồ Sông Ray, Đá Đen chủ đầu tư mới bàn giao một phần hồ sơ công trình, chưa chính thức bàn giao toàn bộ công trình, gây khó khăn cho việc thu thập và cập nhật các số liệu liên quan đến công trình, ảnh hưởng đến việc quan trắc theo dõi công trình, nhất là trong mùa mưa lũ.

Đối với các các đập, hồ chứa thủy lợi do UBND các huyện, thị, xã, thành phố quản lý hầu hết chưa lập quy trình vận hành; chưa xây dựng phương án bảo vệ công trình, phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; chưa thực hiện cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ.

3. Hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi

Đối với các các đập, hồ chứa thủy lợi do UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý hầu hết chưa thực hiện công tác kiểm định an toàn.

Qua kết quả kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, hiện trạng công trình đê điều, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển và phương án hộ đê năm 2018 trên địa bàn tỉnh cho thấy các đập, hô chứa thủy lợi: Hồ Châu Pha, Kim Long ổn định ở mức độ trung bình; các hồ Suối Đôi I, Gia Hoét II và Suối Sao không đảm bảo an toàn, không tích nước. Ngoài ra, tại một số hồ chứa, mái thượng, hạ lưu đập bị sạt lở do mưa, cây cỏ mọc nhiều, mặt đập xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2017, công trình hồ chứa nước Gia Hoét I xảy ra sự cố vỡ tràn xả lũ.

4. Nguồn kinh phí đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước

Để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, hằng năm tỉnh đều quan tâm bố trí nguồn kinh phí thu từ tiền nước để nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nguồn kinh phí vẫn còn thiếu chưa đáp ứng để thực hiện đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018.

5. Công tác đào tạo và truyền thông

Hằng năm tỉnh thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi; đê điều và phòng, chống lụt, bão cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên số lượng người dân tham dự và số lớp tổ chức còn ít.

III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ

1. Nguyên nhân khách quan

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, công trình thường xuyên chịu những tác động bất lợi của thiên nhiên nên ngày càng bị xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn đập, nhất là những đập, hồ chứa thủy lợi thiếu khả năng xả lũ dẫn đến nguy cơ mất an toàn đập tăng cao.

Nguồn kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa nước còn hạn chế.

2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn đập, hồ chứa nước còn khó khó khăn do nguồn kinh phí còn hạn chế.

Nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý khai thác công trình thủy lợi ở cấp huyện đều là kiêm nhiệm, chưa qua khóa đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Ý thức của một bộ phận cộng đồng dân cư trong việc thực hiện pháp luật về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi còn hạn chế dẫn đến việc lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

I. QUAN ĐIỂM

- Nghiêm túc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi.

- Đẩy mạnh sửa chữa, nâng cấp hệ thống đập, hồ chứa thủy lợi và phát huy hiệu quả công trình. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong công tác tham gia bảo vệ an toàn đập, hồ chứa thủy lợi. Nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi đảm bảo đáp ứng yêu cầu an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Hoàn thiện và thực thi hiệu quả hệ thống thể chế về quản lý an toàn đập.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp.

- Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi.

- Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

2. Mục tiêu cụ thể

- Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp.

- Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi, tiến dần đến vận hành theo thời gian thực, cụ thể: Rà soát, thực hiện việc lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, hệ thống thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng đối với đập, hồ chứa thủy lợi; lắp đặt thiết bị điều hành trung tâm để quản lý đập, hồ chứa thủy lợi; hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi.

- Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du: Tăng cường phối hợp liên ngành để dự báo, cảnh báo lũ, vận hành hồ chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập. Rà soát, lập danh mục các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn. Tổng hợp, điều chỉnh, đề xuất nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 để xử lý đập, hồ chứa thủy lợi xung yếu, cấp bách; đề xuất bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn 2021- 2025. Rà soát, tổng hợp, bổ sung kinh phí bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; kinh phí bảo trì đập, hồ chứa thủy lợi.

- Bảo đảm 100% cán bộ làm công tác quản lý hồ chứa được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác quản lý hồ chứa nước, đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

III. NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN

1. Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả hệ thống thể chế về quản lý an toàn đập

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

- Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập.

2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp

Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi của các tổ chức quản lý khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, nhất là các đập, hồ chứa thủy lợi do cấp huyện, xã quản lý (theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ).

3. Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi

- Rà soát việc thực hiện quy trình vận hành đập, hồ chứa nước, nhất là với các hồ chứa có cửa van (theo quy định tại khoản 4, Điều 12 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Lập, rà soát điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành đối với đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ và quy định tại khoản 4, Điều 12 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Lắp đặt thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa thủy lợi: Lắp đặt hệ thống cảnh báo mưa, lũ, điều tiết lũ (Scada); lắp đặt trạm đo mưa tự động trên lưu vực các hồ chứa lớn (theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Công tác cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ và tại Chương IV Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý đập hồ chứa nước phục vụ công tác chỉ đạo vận hành (theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các hồ đập trên địa bàn (theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

4. Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du.

- Thực hiện đăng ký an toàn đập (theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Thực hiện kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Lập quy trình bảo trì các đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập (theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Công tác bảo trì, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai (theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp của các đập, hồ chứa thủy lợi (theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

- Kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa bão hàng năm (theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).

5. Bảo đảm 100% cán bộ làm công tác quản lý hồ chứa được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Hoàn thiện thể chế trong quản lý an toàn đập

Ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi.

2. Nâng cao năng lực vận hành bảo đảm an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành đập, hồ chứa thủy lợi, quy trình vận hành cửa van.

- Đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh, phương thức tổ chức quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đập, hồ chứa nước thủy lợi.

3. Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du.

- Thực hiện đăng ký an toàn đập, kiểm định an toàn đập theo các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

- Rà soát, đánh giá hiện trạng của toàn bộ các hồ chứa, đánh giá lại khả năng xả lũ có xét đến biến đổi khí hậu và phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, từng bước nâng mức đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế cho hồ chứa lớn.

- Xây dựng phương án chủ động bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, lập danh mục và sắp xếp thứ tự ưu tiên, lộ trình đầu tư sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp.

- Thực hiện các hạng mục phi công trình:

+ Lắp đặt và vận hành các thiết bị quan trắc, kiểm định an toàn, đào tạo, nâng cao năng lực, truyền thông, cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình...và thực hiện các quy định khác của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn.

+ Bảo trì, sửa chữa, bảo trì công trình đập, hồ chứa thủy lợi.

4. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành đập, hồ chứa thủy lợi.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm để vận hành hồ chứa theo thời gian thực, tối ưu hóa quy trình vận hành hệ thống hồ chứa trên cùng lưu vực sông.

- Ứng dụng công nghệ xây dựng đập tiên tiến như: Công nghệ xử lý nền móng, chống thấm,....

- Ứng dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa thủy lợi và cập nhật toàn bộ cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa nước trên địa bàn lên phần mềm; hồ sơ lưu trữ điện tử cho các đập, hồ chứa nước lớn và vừa.

5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo, nâng cao năng lực, truyền thông

- Củng cố, phát triển lực lượng quản lý chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, đặc biệt là đối với lực lượng quản lý khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ.

- Tuyên truyền sâu rộng cho các đối tượng quản lý, quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

6. Thanh tra, kiểm tra

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhằm phát hiện sớm những ẩn họa có nguy cơ gây sự cố công trình để xử lý sớm; thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” trong xử lý sự cố công trình.

- Tăng cường công tác kiểm tra các đập, hồ chứa thủy lợi bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn công trình phục vụ sản xuất và tính mạng, tài sản của dân cư vùng hạ du, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

- Định kỳ hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Năm 2022 tổ chức tổ chức đánh giá, sơ kết giữa giai đoạn để rút kinh nghiệm.

- Năm 2025 tổng kết đánh giá Đề án và các chính sách liên quan.

(Đính kèm Phụ lục 1. Lộ trình thực hiện)

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

1. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan triển khai, thực hiện Đề án; kịp thời phản ánh các vướng mắc, khó khăn, đề xuất, kiến nghị trong quá trình thực hiện.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng.

- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý đập, hồ chứa thủy lợi đối với cán bộ quản lý nhà nước và lực lượng trực tiếp quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi.

- Chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Đề án quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi, hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, vận hành công trình thủy lợi.

- Định kỳ 06 tháng và cuối năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện; đồng thời tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổ chức đánh giá, sơ kết giữa giai đoạn để rút kinh nghiệm và tổng kết đánh giá Đề án và các chính sách liên quan.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương rà soát, tổng hợp, đề xuất nguồn vốn và bố trí vốn để triển khai thực hiện Đề án; tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch và giao vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp hàng năm theo quy định hiện hành bảo đảm hoàn thành mục tiêu của Đề án.

1.3. Sở Tài chính

Cân đối, bố trí nguồn kinh phí kịp thời để triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng.

1.5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi, hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, vận hành công trình thủy lợi; đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

1.6 Ban Quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp và PTNT

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi thực hiện sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới đối với các công trình, dự án đập, hồ chứa thủy lợi được giao làm chủ đầu tư và quản lý dự án.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung quy định trong Đề án này.

3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung quy định trong Đề án này.

III. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Dự kiến kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp và tăng cường công tác quản lý các đập, hồ chứa thủy lợi giai đoạn đến 2025 là 958,037 tỷ đng, gồm:

- Kinh phí bảo trì, sửa chữa, nâng cấp: 915,230 tỷ đồng;

- Kinh phí tăng cường năng lực quản lý: 42,807 tỷ đồng;

Cơ cấu nguồn vốn

- Nguồn vốn từ NS địa phương: 958,037 tỷ đồng

Trong đó:

+ Nguồn vốn chi thường xuyên: 25,147 tỷ đồng

+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 932,890 tỷ đồng

IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Ý nghĩa thực tiễn của Đề án

Nhằm hoàn thiện thể chế trong quản lý an toàn đập; đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du; củng cố, phát triển lực lượng chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

2. Đối tượng hưởng lợi của Đề án

Đối tượng hưởng lợi của Đề án là nhân dân trong vùng hạ du các đập, hồ chứa thủy lợi và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị

Kiến nghị Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành Định mức đơn giá trong việc lập quy trình vận hành hồ chứa, lập phương án bảo vệ công trình; lập phương án phòng chống thiên tai...để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

2. Kết luận

Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm củng cố, tăng cường vai trò, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

(Đính kèm phụ lục 1, 2, 3)

 

PHỤ LỤC 1. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Đề án: Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Sản phẩm

Dự kiến nguồn lực (triệu đồng)

Ghi chú

Trung ương

Địa phương

I

Hoàn thiện Đề án

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoàn thiện Đề án

Sở Nông nghiệp &PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban ngành; các đơn vị liên quan

2019

Quyết định

 

 

 

II

Hoàn thiện thể chế trong quản lý an toàn đập

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoàn thiện thể chế trong quản lý an toàn đập

Sở Nông nghiệp &PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban ngành; các đơn vị liên quan

2019-2025

Quyết định, kế hoạch

 

 

 

 

- Tổ chức xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Quyết định

 

 

 

III

Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, sắp xếp lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi của các tổ chức quản lý khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, nhất là các đập, hồ chứa thủy lợi do huyện, xã quản lý có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2018-2025

Quyết định thành lập

 

 

 

IV

Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

Rà soát việc thực hiện quy trình vận hành đập, hồ chứa nước, nhất là với các hồ chứa có cửa van

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Báo cáo

 

 

 

 

Lập, rà soát điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành đối với đập, hồ chứa thủy lợi

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Quyết định

 

5.350

 

 

Xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

Tháng 9/2020: Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ Tháng 9/2021: Đối với đập, hồ chứa nước có tràn tự do

Quyết định

 

800

 

 

Lắp đặt hệ thống cảnh báo mưa, lũ, điều tiết lũ (Scada)

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Đơn vị tư vấn chuyên ngành; các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan

2019-2025

Quyết định

 

15.050

 

 

Lắp đặt trạm đo mưa tự động trên lưu vực các hồ chứa thủy lợi

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Đơn vị tư vấn chuyên ngành; các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan

2019-2025

Quyết định

 

 

 

Công tác cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác dập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi

 

1.810

 

 

Xây dựng Đề án quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi, hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, vận hành công trình thủy lợi.

Sở Nông nghiệp &PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

2019-2025

Quyết định

 

 

 

 

Lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các hồ đập trên địa bàn

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2021

Hồ sơ lưu trữ các công trình

 

500

 

V

Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện đăng ký an toàn đập

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019

Tờ khai đăng ký an toàn đập

 

 

 

 

Thực hiện kiểm định an toàn đập

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Quyết định

 

6.300

 

 

Lập quy trình bảo trì các đập, hồ chứa thủy lợi

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2020

Quyết định

 

 

.

 

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Bản đồ ngập lụt vùng hạ du

 

5.870

 

 

Công tác bảo trì, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi và Ban Quản lý dự án chuyên ngành NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Hoàn thành bảo trì, sửa chữa, nâng cấp

 

915.230

 

 

Xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Phương án được duyệt

 

1.750

 

 

Xây dựng phương án ứng phó thiên tai

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Phương án được duyệt

 

3.800

 

 

Xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp của các đập, hồ chứa thủy lợi

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Phương án được duyệt

 

1.000

 

 

Kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa bão hàng năm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban ngành và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Hàng năm

Báo cáo

 

 

 

VI

Bảo đảm 100% cán bộ làm công tác quản lý hồ chứa được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực

 

 

 

 

 

 

 

 

Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, đặc biệt là đối với lực lượng quản lý khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2019-2025

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng trực tiếp quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi tham gia tập huấn, đào tạo

 

577

 

VII

Tổ chức tổ chức đánh giá, sơ kết giữa giai đoạn để rút kinh nghiệm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở ban ngành và đơn vị liên quan

2022

Báo cáo

 

 

 

VIII

Tổng kết đánh giá Đề án và các chính sách liên quan,

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan

2025

Báo cáo

 

 

 

Tổng kinh phí

 

 

0

958.037

 

 

PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI

A. HỒ CHỨA THỦY LỢI

STT

Tên đập/hồ

Địa điểm

Thông số kỹ thuật

Hồ chứa

Đập chính

Cống

Tràn

Flv (km2)

Wc

Ftưới (ha)

Wtoànbộ (triệu m3)

MNC (m)

MNDBT (m)

MNGC (m)

Cao trình đỉnh đập

Hmax (m)

Chiều dài đập L (m)

Đập phụ (slượng)

Kích thước (m)

Hình thức

Kích thước (Btr)

Hình thức

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

I/ Hồ chứa do Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy li quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Sông Ray

Huyện Châu Đức và Xuyên Mộc

770

19,32

9357

215,36

57

72,85

73,2

75

34

1930

1

3,4x2,2

có áp

3x11

Có cửa

2

Hồ Suối Giàu

Huyện Châu Đức

23

0,9

1000

12,20

26

38,90

40,1

41,21

23,8

600

 

1x1,2

có áp

31

Tự do

3

Hồ Đá Đen

Huyện Châu Đức và thị xã Phú Mỹ

149

8,84

444

33,40

39

44,80

45,38

47

22,5

1258

 

1x2

có áp

15,5

Có cửa

4

Hồ Gia Hoét I

Huyện Châu Đức

7

0,1

650

4,00

123,4

137,50

138,73

138,5

21,3

809

 

2ɸ0,35

có áp

8

Tự do

5

Hồ Kim Long

Huyện Châu Đức

10,5

0,52

550,00

2,53

102,50

109,30

110,5

111,5

21

1000

 

ɸ0,4

có áp

19

Tự do

6

Hồ Tầm Bó

Huyện Châu Đức

23,2

0,56

645

5,85

130,44

139,80

141,21

141,8

19,2

680

 

0,8x1,25

có áp

20

Tự do

7

Hồ Lồ Ồ

Huyện Đất Đỏ

34

1

300

6,00

12,5

21,62

22,11

23,4

15,6

600

1

2ɸ0,4

có áp

32; 30

Tự do

8

Hồ Suối Đôi I

Huyện Châu Đức

4,2

 

300

 

160

167,20

167,6

168,6

14,8

251

 

 

 

6,21

Tự do

9

Hồ Đá Bàng

Huyện Châu Đức và Đất Đỏ

24,9

0,3

1300

11,35

27

37,24

38,37

39,2

14,2

941

 

2ɸ0,8

Có áp

38

Tụ do

10

Hồ Núi Nhan

Huyện Châu Đức

1,56

0,03

350

1,12

91

100,80

101,4

103

12,9

345

 

ɸ0,3

có áp

5

Tự do

11

Hồ Suối Các

Huyên Xuyên Mộc,

15

0,2

380

4,30

70,3

77,20

77,89

78,62

12,43

1220

 

0,8x1,2

có áp

6

Tự do

12

Hồ Sông Hỏa

Huyên Xuyên Mộc

67,2

0,66

486

2,22

23,2

25,00

26,6

27,2

12

1650

 

0,7x1,4

Có áp

3x3

Có cửa

13

Hồ Xuyên Mộc

Huyên Xuyên Mộc

20

0,43

350

4,50

13

18,10

18,5

19,1

10,5

1,022

 

0,8x1,2

có áp

15

Tự do

14

Hồ Suối Môn

Huyện Đất Đỏ

5,5

0,2

350

1,60

38,7

43,70

44

45,2

8,7

1105

 

ɸ0,4

Có áp

2,5

Tự do

15

Hồ Châu Pha

Thị xã Phú Mỹ

35

0,71

530

3,52

25

27,16

28,58

29,6

7,5

1010

 

1x1,2

Có áp

25

Tự do

16

Hồ Gia Hoét II

Huyện Châu Đức

 

 

5

 

 

110,00

110,5

111,4

6

128,6

 

 

 

 

 

17

Hồ Suối Sao

Huyện Châu Đức

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Hồ chứa do UBND huyện Long Điền qun lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Bút Thiền

Huyện Long Điền

4

0,1

250

2,40

9,2

15,00

15,26

16,3

8,5

1850

 

ɸ0,4

 

5

Tự do

III/ Hchứa do UBND huyện Đất Đỏ quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Sở Bông

Huyện Đất Đỏ

2,75

0,05

70

0,82

9,17

13,13

13,83

14,4

6,76

1350

 

ɸ0,3

Có áp

10

Tự do

IV/ Hồ chứa do UBND thxã Phú Mỹ quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Nhà Bè

Thị xã Phú Mỹ

0,07

0,002

120

0,21

47,84

51,92

 

53

8,5

150

 

 

 

11x1,9

Có cửa

2

Hồ Suối Đá

Thị xã Phú Mỹ

6,5

0,15

150

0,78

15,1

18,2

18,7

19,2

6

400

 

ɸ0,4

cú áp

12

Tự do

3

Hồ Hải Sơn

Thị xã Phú Mỹ

0,012

 

70

0,03

 

 

 

5,4

4

80

 

ɸ0,6

Có áp

3x2

Có cửa

V/ Hồ chứa do UBND thành phố Bà Rịa quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Bàu Úc

Thành phố Bà Rịa

0,12

0,02

50

0,84

 

 

 

 

14

594

 

ɸ1

có áp

3

Tự do

2

Hồ Lồ Ồ

Thành phố Bà Rịa

0,02

0,005

25

0,04

0,5

1,00

2

 

 

 

 

ɸ1

Không áp

 

 

VI/ Hồ chứa do UBND thành phố Vũng Tàu qun lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Mang Cá

Thành phố Vũng Tàu

0,11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tự do

VII/ Hồ chứa do UBND huyện Côn Đảo quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hồ An Hải

Huyện Côn Đảo

7,24

0,065

 

0,54

0,24

1,60

1,8

2

 

3337

 

 

 

10

Tự do

2

Hồ Quang Trung I

Huyện Côn Đảo

0,65

 

 

0,518

 

2,53

 

4,5

 

3337

 

 

 

10

Tự do

3

Hồ Quang Trung II

Huyện Côn Đảo

1,34

 

 

0,645

-3,00

3,00

3,5

3,5

 

1721

 

1,6

 

8

Tự do

VIII/ Hồ cha do Ban Qun lý Rừng phòng hộ qun lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đập giữ nước PCCC rừng tại khu vực núi Minh Đạm

Huyện Long Điền và Đất Đỏ

0,4

0,00115

 

0,0255

31

36,60

37,53

38,3

8,5

80

 

ɸ 0,3

Có áp

6

Tự do

B. ĐẬP DÂNG

TT

Tên đập

Địa điểm

Flv (km2)

Thông số kỹ thuật

Đập dâng

Cống xảt (nếu có)

Cống láy nước

Dung tích trữ

Cột nước tràn thiết kế

Cao trình đỉnh đập

Chiều cao đập (m)

Chiều dài đập (m)

Số cửa cống

Cao trình ngưỡng

ch thước (m)

Số cửa

Cao trinh ngưỡng

Lưu lượng TK (m3/s)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(12)

(14)

(15)

1

Đập Sông Ray

Huyện Đất Đỏ

 

 

 

 

4,5

39

 

 

 

2

 

 

2

Đập Sông Dinh I

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

 

4,5

27,7

 

 

 

3

 

 

3

Đập Sông Dinh II

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

 

4,5

32

 

 

 

0

 

 

4

Đập Sông Xoài

Huyện Tân Thành

 

 

 

 

4,5

28,8

 

 

 

2

 

 

5

Đập Suối Nghệ

Huyện Châu Đức

 

 

 

 

3,7

14,2

 

 

 

1

 

 

6

Đập Suối Sỏi

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

 

2,5

5,8

 

 

 

1

 

 

7

Đập Bà

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

 

2,5

10,4

 

 

 

1

 

 

8

Đập Cầu Mới

Huyện Xuyên Mộc

13,5

0,839

 

6,91

4

679,8

 

 

 

2

3,15

4

9

Đập Phước An

Huyện Châu Đức

 

 

 

 

4,5

10,5

 

 

 

0

 

 

 

PHỤ LỤC 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐẬP

A. HỒ CHỨA THỦY LỢI

TT

Tên hồ, đập

Địa điểm

Quy trình vận hành

Đăng ký an toàn đập

Báo cáo hiện trạng an toàn đập

Kiểm tra CT trước lũ

Kiểm định an toàn đập

Cắm mốc phạm vi bảo vệ

PA Bảo vệ đập

PA PCLB bảo đảm an toàn

PA PCLL vùng hạ du

Đã có QT

Đang thực hiện

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

I/ Hồ chứa do Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Sông Ray

Huyện Châu Đức và Xuyên Mộc

X

 

X

X

X

 

X

 

 

X

2

Hồ Suối Giàu

Huyện Châu Đức

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

3

Hồ Đá Đen

Huyện Châu Đức và thị xã Phú Mỹ

X

 

X

X

X

X

X

X

X

X

4

Hồ Gia Hoét I

Huyện Châu Đức

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

5

Hồ Kim Long

Huyện Châu Đức

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

6

Hồ Tẩm Bó

Huyện Châu Đức

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

7

Hồ Lồ Ồ

Huyện Đất Đỏ

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

8

Hồ Suối Đôi I

Huyện Châu Đức

 

 

 

X

X

 

X

 

 

 

9

Hồ Đá Bàng

Huyện Châu Đức và Đất Đỏ

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

10

Hồ Núi Nhan

Huyện Châu Đức

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

11

Hồ Suối Các

Huyên Xuyên Mộc,

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

12

Hồ Sông Hỏa

Huyên Xuyên Mộc

 

X

X

X

X

X

X

 

 

Đang thực hiện

13

Hồ Xuyên Mộc

Huyên Xuyên Mộc

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

14

Hồ Suối Môn

Huyện Đất Đỏ

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

15

Hồ Châu Pha

Thị xã Phú Mỹ

X

 

X

X

X

X

X

X

X

Đang thực hiện

16

Hồ Gia Hoét II

Huyện Châu Đức

 

 

 

X

X

 

X

 

 

 

17

Hồ Suối Sao

Huyện Châu Đức

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

II/ Hồ chứa do UBND huyện Long Điền quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Bút Thiền

Huyện Long Điền

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

III/ Hồ chúa do UBND huyện Đất Đỏ quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Sở Bông

Huyện Đất Đỏ

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

IV/ Hồ chứa do UBND thị xã Phú Mỹ quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Nhà Bè

Thị xã Phú Mỹ

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

2

Hồ Suối Đá

Thị xã Phú Mỹ

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

3

Hồ Hải Sơn

Thi xã Phú Mỹ

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

V/ Hồ chứa do UBND thành phố Bà Rịa quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Bàu Úc

Thành phố Bà Rịa

 

 

X

X

X

 

 

 

X

 

2

Hồ Lồ Ồ

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

VI/ Hồ chứa do UBND thành phố Vũng Tàu quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Mang Cá

Thành phố Vũng Tàu

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

VII/ Hồ chứa do UBND huyện Côn Đảo quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ An Hải

Huyện Côn Đảo

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

2

Hồ Quang Trung I

Huyện Côn Đảo

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

3

Hồ Quang Trung II

Huyện Côn Đảo

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

VIII/ Hồ chứa do Ban Quản lý Rừng phòng hộ quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đập giữ nước PCCC rừng tại khu vực núi Minh Đạm

Huyện Long Điền và Đất Đỏ

 

X

X

X

X

 

 

 

X

Đang thực hiện

B. ĐẬP DÂNG

TT

Tên đập

Địa điểm

Quy trình vận hành

Đăng ký an toàn đập

Báo cáo hiện trạng an toàn đập

Kiểm tra CT trước lũ

Kiểm định an toàn đập

Cắm mốc phạm vi bảo vệ đập

PA Bảo vệ đập

PA PCLB bảo đảm an toàn đập

PA PCLL vùng hạ du

Đã có QT

Đang thực hiện

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

`

Đập Sông Ray

Huyện Đất Đỏ

X

 

 

X

X

 

X

 

 

 

2

Đập Sông Dinh 1

Thành phố Bà Rịa

X

 

 

X

X

 

X

 

 

 

3

Đập Sông Dinh II

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

4

Đập Sông Xoài

Huyện Tân Thành

 

X

 

X

X

 

X

 

 

 

5

Đập Suối Nghệ

Huyện Châu Đức

 

 

 

X

X

 

X

 

 

 

6

Đập Suối Sỏi

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

7

Đập Bà

Thành phố Bà Rịa

 

 

 

X

X

 

X

 

 

 

8

Đập Cầu Mới

Huyện Xuyên Mộc

X

 

 

X

X

 

X

 

X

 

9

Đập Phước An

Huyện Châu Đức

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1603/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án "Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu"

  • Số hiệu: 1603/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/06/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Lê Tuấn Quốc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/06/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản