- 1Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 3Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 1Thông tư liên tịch 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4Quyết định 138/2000/QĐ-TTg hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khoá khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160/2003/QĐ-UB | Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 9 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
Căn cứ Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất dự án Định canh - Định cư, dự án Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23 tháng 8 năm 2001 của liên Bộ: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135;
Căn cứ Quyết định số 14/2002/QĐ-UB ngày 04/02/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh tại Tờ Trình số 26/TT-CT 135 ngày 12 tháng 8 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi, ý kiến tham gia của Sở Xây dựng tại Công văn số 559/Sở Xây dựng ngày 29/7/2003, Sở Tư pháp tại Công văn số 171/STP ngày 30/7/2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 14/2002/QĐ-UB ngày 04/02/2002 của UBND tỉnh.
1- Điều 1, khoản 2 sửa đổi như sau:
Cơ chế chỉ áp dụng cho việc quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng có quy mô nhỏ, mức vốn đầu tư từ 01 tỷ đồng trở xuống được thực hiện theo cơ chế đặc biệt quy định tại Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BHK-UBDTMN-BTC-Bộ Xây dựng ngày 23/8/2001 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. Các công trình có quy mô lớn, tổng mức vốn đầu tư trên 01 tỷ đồng thực hiện theo Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999; Nghị định số: 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành, sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
2- Khoản 2 điều 6 được sửa đổi như sau:
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình báo cáo đầu tư để UBND các cấp dưới đây xem xét ra Quyết định:
- Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư các công trình hạ tầng có mức vốn từ 01 tỷ đồng trở xuống.
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư các công trình hạ tầng có mức vốn trên 01 tỷ đồng.
3- Điều 6 khoản 3 gạch đầu dòng thứ 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định sau:
+ Những công trình khai hoang lấy đất làm ruộng, vườn bậc thang, nuôi trồng thủy sản có mức vốn từ 100 triệu đồng trở xuống thì Ban quản lý dự án đầu tư lập danh mục địa điểm khai hoang, khối lượng, dự toán trình UBND huyện quyết định, không lập báo cáo đầu tư.
+ Những công trình có mức vốn từ 01 tỷ đồng trở xuống (trừ công trình khai hoang lấy đất làm ruộng, vườn bậc thang, nuôi trồng thủy sản có mức vốn từ 100 triệu đồng trở xuống) chỉ lập báo cáo đầu tư, qua phòng chức năng của huyện trình UBND huyện quyết định.
+ Những công trình có mức vốn trên 01 tỷ đồng, lập báo cáo đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thời gian kiểm tra và trình phê duyệt đối với huyện tối đa là 10 ngày.
Thời gian thẩm định và trình phê duyệt đối với cấp tỉnh tối đa là 20 ngày.
4- Tiết 4.1.1 điểm 4.1 khoản 4 điều 6 được sửa đổi như sau:
Chủ đầu tư có trách nhiệm ký hoặc ủy quyền cho Trưởng Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện hoặc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng xã ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn lập thiết kế, dự toán, trình các cơ quan sau đây thẩm định và phê duyệt:
- Những công trình khai hoang lấy đất làm ruộng, vườn bậc thang, nuôi trồng thủy sản có mức vốn từ 100 triệu đồng trở xuống chỉ lập dự toán theo khối lượng công việc thực tế, không cần thiết kế chi tiết, trình UBND huyện phê duyệt.
- Những công trình có mức vốn từ 01 tỷ đồng trở xuống (trừ công trình khai hoang lấy đất làm ruộng, vườn bậc thang, nuôi trồng thủy sản có mức vốn từ 100 triệu đồng trở xuống) phải có thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán (1 bước). Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán phải do tổ chức tư vấn thiết kế lập và giao cho các phòng chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng của huyện thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt. Trường hợp có những công trình kỹ thuật phức tạp UBND huyện có văn bản đề nghị Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định và phê duyệt.
- Đơn giá để tính dự toán thực hiện theo quy định của UBND tỉnh. Dự toán công trình phải làm rõ khối lượng vật tư, lao động do xã đảm nhân hay huy động nhân dân thực hiện để giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập.
- Đối với các công trình phòng học, trạm y tế… cần áp dụng thiết kế điển hình (thiết kế mẫu) do UBND tỉnh ban hành và vận dụng vào điều kiện của từng địa phương mà lập thiết kế dự toán cho phù hợp. Dự toán công trình này bao gồm dự toán theo thiết kế điển hình và dự toán phần phát sinh thêm do đặc điểm riêng của từng công trình.
- Thời gian thẩm định thiết kế, dự toán và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo phiếu nhận.
5- Tiết 4.1.2 điểm 4.1 khoản 4 điều 6 được sửa đổi như sau:
Công trình có mức vốn từ 01 tỷ đồng trở xuống, UBND huyện quyết định chỉ thầu, không đấu thầu. Các đơn vị nhân thầu thi công ưu tiên sử dụng lao động của xã và trả công lao động kịp thời, đầy đủ cho người dân tham gia xây dựng công trình dựa trên cơ sở dự toán được duyệt và có sự giám sát của Ban giám sát xã.
Những công trình đơn giản thuộc dự án do huyện làm chủ đầu tư mà xã làm được thì UBND huyện giao cho xã tự tổ chức thi công và tự chịu trách nhiệm.
Chủ đầu tư tạo điều kiện để các lực lượng lao động khác như: Bộ đội Biên phòng, Bộ đội đóng quân tại địa bàn, các đơn vị thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện… được tham gia xây dựng công trình hạ tầng và phát triển kinh tế, văn hoá ở các xã thuộc Chương trình 135.
6- Điều 9 khoản 2 gạch đầu dòng thứ 2 được sửa đổi như sau:
- Thực hiện tạm ứng, thanh toán:
Công trình do nhân dân trong xã tự làm được tạm ứng tối đa 50% giá trị hợp đồng nhưng không được vượt kế hoạch vốn hàng năm của công trình và thanh toán đủ khối lượng hoàn thành được nghiệm thu; Công trình do các doanh nghiệp thi công được tạm ứng tối đa 30% giá trị hợp đồng nhưng không được vượt kế hoạch vốn hàng năm của công trình và thanh toán đủ khối lượng hoàn thành được nghiệm thu.
Tổng số vốn thanh toán không được vượt quá dự toán công trình được duyệt và chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm đã được thông báo.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện có xã thực hiện Chương trình 135, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG NGÃI |
- 1Thông tư liên tịch 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 5Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 6Quyết định 138/2000/QĐ-TTg hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khoá khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
Quyết định 160/2003/QĐ-UB sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 160/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/09/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Kim Hiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/09/2003
- Ngày hết hiệu lực: 10/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực