- 1Quyết định 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1468/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt "Đề án xử lý các tồn tại,yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1621/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1893/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2146/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 707/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020";
Căn cứ Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2017-2020 với các nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU
Bảo đảm Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có cơ cấu hợp lý, tập trung vào các ngành, nghề kinh doanh chính, tập trung sản xuất, kinh doanh hóa chất cơ bản và sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Tập đoàn.
Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có đủ các nguồn lực để phát triển các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty con theo chiến lược phát triển của Tập đoàn.
Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo việc làm, an toàn cho người lao động và sức khỏe cộng đồng.
II. NỘI DUNG
1. Ngành, nghề kinh doanh
a) Ngành, nghề kinh doanh chính
Sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất; sản xuất, kinh doanh phân bón chứa lân; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành hóa chất; công nghiệp cao su; sản xuất hóa chất tiêu dùng; sản xuất phân bón tổng hợp; hóa dược.
2. Vốn điều lệ của Tập đoàn
Vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đến năm 2020 khoảng 20.000 tỷ đồng (nội dung cụ thể do Tập đoàn xây dựng, báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam).
3. Cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Tập đoàn xây dựng kế hoạch, phương án và lộ trình thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ giai đoạn 2018-2019. Sau cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.
4. Kế hoạch sắp xếp, tái cơ cấu các đơn vị thành viên của Vinachem giai đoạn 2017-2020
a) Các đơn vị nằm trong Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
- Văn phòng và các Ban chức năng, tham mưu;
- Trung tâm Thông tin khoa học kỹ thuật Hóa chất;
- Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Hóa chất.
b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
- Thực hiện cổ phần hóa Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối.
- Tái cấu trúc lại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động theo cơ chế tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn, hạch toán như doanh nghiệp. Khuyến khích liên kết, hợp tác trên cơ sở bảo toàn tài sản và mục đích cung cấp dịch vụ công.
c) Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt - Lào
Bộ Công Thương, Vinachem thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ; trong từng giai đoạn, Bộ Công Thương, Vinachem có báo cáo và đề xuất phương án cụ thể.
d) Thực hiện sắp xếp theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương”.
Thực hiện thoái hết vốn sau khi doanh nghiệp hết lỗ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả đối với các doanh nghiệp sau:
- Công ty cổ phần Phân đạm Hóa chất Hà Bắc;
- Công ty cổ phần DAP-Vinachem;
- Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem;
- Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình.
đ) Doanh nghiệp do Vinachem nắm giữ trên 65% vốn điều lệ
Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam giai đoạn 2017-2018, Vinachem nắm giữ trên 65% vốn điều lệ.
e) Doanh nghiệp do Vinachem nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ (7 doanh nghiệp)
- Công ty cổ phần Hơi kỹ nghệ Que hàn;
- Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì;
- Công ty cổ phần Hóa chất cơ bản Miền Nam;
- Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao;
- Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.
- Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình;
- Công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam.
g) Doanh nghiệp do Vinachem nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ (9 doanh nghiệp)
- Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam;
- Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng;
- Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng;
- Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền;
- Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ;
- Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam;
- Công ty cổ phần Bột giặt NET;
- Công ty cổ phần Bột giặt LIX;
- Công ty cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam.
h) Vinachem thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 15 doanh nghiệp sau:
- Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội;
- Công ty cổ phần Pin Ắc quy Vĩnh Phú;
- Công ty cổ phần Ắc quy tia sáng;
- Công ty cổ phần Cao su Inoue Việt Nam;
- Công ty cổ phần Nhựa và Hóa chất TPC Vina;
- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất Miền Nam;
- Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội;
- Công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang;
- Công ty cổ phần Pin Hà Nội;
- Công ty cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất;
- Công ty cổ phần Cảng Đạm Ninh Bình;
- Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất Tây Ninh;
- Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng;
- Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng mỏ;
- Công ty cổ phần Thiết kế công nghiệp Hóa chất.
5. Tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp
Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp, tập trung vào các nội dung sau:
a) Hoàn thiện thể chế quản lý;
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, điều hành;
c) Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán;
d) Quản lý sử dụng lao động hiệu quả, cải cách cơ chế tiền lương;
đ) Phát triển, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nhân kỹ thuật;
e) Tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và chỉ đạo của Tập đoàn đối với Người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp thành viên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền;
c) Chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam xây dựng phương án cổ phần hóa Công ty mẹ -Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong giai đoạn 2018-2019 và các đơn vị thành viên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định.
2. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 phần III Điều này.
3. Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt các quan điểm, mục tiêu và các nội dung Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020 trong toàn Tập đoàn nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao từ Vinachem đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai thực hiện.
b) Xây dựng phương án và lộ trình cụ thể đối với công tác cổ phần hóa, thoái vốn của Vinachem, báo cáo Bộ Công Thương để thực hiện theo quy định.
c) Triển khai thực hiện công tác sắp xếp các doanh nghiệp thuộc Vinachem giai đoạn 2017-2020 phù hợp với nội dung Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Nghiêm túc triển khai thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con, của cán bộ quản lý, người đại diện theo quy định.
đ) Định kỳ hàng quý báo cáo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kết quả thực hiện Đề án này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Thông báo 203/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 852/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2006/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 3714/VPCP-V.I năm 2024 thực hiện Kết luận thanh tra 147/KL-TTCP tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1621/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1893/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2146/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 203/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 707/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 852/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1468/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt "Đề án xử lý các tồn tại,yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 2006/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 3714/VPCP-V.I năm 2024 thực hiện Kết luận thanh tra 147/KL-TTCP tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 16/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 16/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/01/2018
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực