Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-HĐBT | Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 1987 |
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG CỦA HUYỆN LONG THÀNH VÀ THỊ XÃ VĨNH AN THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ điều 16 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Quyết định số 214-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 21-11-1970;
Căn cứ Quyết định số 64b-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-9-1981;
Xét đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và Ban Tổ chức của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
A. Huyện Long Thành.
Sáp nhập xã An Hoà và xã Long Hưng thành một xã lấy tên là xã Hoà Hưng.
Xã Hoà Hưng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.940 hécta với 11.110 nhân khẩu.
Địa giới xã Hoà Hưng ở phía đông giáp xã Phước Tân; phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh; phía nam giáp xã Tam Phước; phía bắc giáp thành phố Biên Hoà.
B. Thị xã Vĩnh An.
1. Sáp nhập ba xã Bình Phước, Bình Ý và Tân Triều thành một xã lấy tên là xã Tân Bình.
Xã Tân Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 1.169,33 hécta với 6090 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân Bình ở phía đông giáp xã Thạnh Phú; phía tây giáp tỉnh Sông Bé; phía nam giáp xã Bình Hoà; phía bắc giáp xã Bình Lợi.
2. Sáp nhập hai xã Bình Long và Lợi Hoà thành một xã lấy tên là xã Bình Lợi.
Xã Bình Lợi có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.352,45 hécta với 5.062 nhân khẩu.
Địa giới xã Bình Lợi ở phía đông giáp xã Thạnh Phú; phía tây và phía bắc giáp tỉnh Sông Bé; phía nam giáp xã Tân Bình.
3. Sáp nhập hai xã Bình Thạnh và xã Tân Phú thành một xã lấy tên là xã Thạnh Phú.
Xã Thạnh Phú có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.368,48 hécta với 6.843 nhân khẩu.
Địa giới xã Thạnh Phú ở phía đông giáp xã Thiện Tân; phía tây giáp xã Tân Bình; phía nam giáp thành phố Biên Hoà; phía bắc giáp xã Bình Lợi.
4. Sáp nhập hai xã Đại An và xã Tân Định thành một xã lấy tên là xã Tân An.
Xã Tân An có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.358,27 hécta với 4.825 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân An ở phía đông giáp huyện Thống Nhất; phía tây giáp tỉnh Sông Bé; phía nam giáp xã Thiện Tân; phía bắc giáp phường Trị An.
5. Chia phường Cây Gáo thành hai đơn vị hành chính lấy tên là phường Cây Gáo và xã Vĩnh Tân.
a) Phường Cây Gáo có 3.264 hécta diện tích đất tự nhiên với 6.275 nhân khẩu.
Địa giới phường Cây Gáo ở phía đông giáp huyện Thống Nhất; phía tây giáp xã Tân An; phía nam giáp xã Vĩnh Tân; phía bắc giáp phường Trị An.
b) Xã Vĩnh Tân có 2.100 hécta diện tích đất tự nhiên với 5.690 nhân khẩu.
Địa giới xã Vĩnh Tân ở phía đông và phía nam giáp huyện Thống Nhất; phía tây giáp xã Tân An; phía bắc giáp phường Cây Gáo.
| Đoàn Trọng Truyến (Đã ký) |
- 1Quyết định 214-CP năm 1970 về việc ủy nhiệm cho Phủ Thủ tướng phê chuẩn việc phân vạch địa giới có liên quan đến các đơn vị hành chính xã và thị trấn do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Hiến pháp năm 1980
- 3Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 4Nghị định 97/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc, thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Quyết định 16-HĐBT năm 1987 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Long thành và thị xã Vĩnh an thuộc tỉnh Đồng nai do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 16-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/02/1987
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Đoàn Trọng Truyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra