Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2011/CT-UBND | Ninh Thuận, ngày 22 tháng 7 năm 2011 |
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định trên các lĩnh vực như: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; kiện toàn, xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách thủ tục hành chính; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; xây dựng bảng giá đất; công tác kiểm kê, thống kê đất đai từng bước được nâng cao về chất lượng, đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại và hạn chế như: việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt chất lượng thấp; nhất là quy hoạch sử dụng đất cấp xã; một số thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo; tiến độ cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức chưa cao; nhiều dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng quá 12 tháng không đưa đất vào sử dụng; tiến độ thực hiện dự án còn chậm; sử dụng đất không hiệu quả hoặc sai mục đích, cho thuê lại, cho mượn sai quy định; việc xử lý thu hồi đất đối với các dự án có vi phạm Luật Đất đai thiếu kiên quyết; việc lấn chiếm đất chưa sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý để yêu cầu bồi thường, hỗ trợ khi có dự án đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp mà mang tính đầu cơ khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn diễn ra phức tạp; công tác quản lý quỹ đất công ích ở một số địa phương còn buông lỏng, ...
Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên là do: việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai hiệu quả chưa cao; các ngành, các cấp chưa quan tâm đúng mức đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác kiểm tra, thanh tra các dự án sau khi giao đất, cho thuê đất còn hạn chế; Ủy ban nhân dân một số huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn chưa coi trọng công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương; một số nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, …
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (Sở Tư pháp), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân hiểu và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đất đai; việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả;
b) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất nhằm quản lý và khai thác sử dụng đất có hiệu quả, đúng quy định pháp luật; tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy định của pháp luật về đất đai cho cán bộ, công chức làm công tác liên quan đến đất đai tại các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh;
c) Rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn theo hướng tinh gọn về thủ tục hành chính; công bố công khai trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để cán bộ và nhân dân trong tỉnh biết, thực hiện; đồng thời tạo điều kiện để nhân dân giám sát đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai. Xây dựng thủ tục hành chính về đất đai theo hướng “một cửa liên thông” hiệu quả;
d) Khẩn trương hoàn thành, nâng cao chất lượng công tác lập Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015); chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung thực hiện việc lập, thẩm định, xét duyệt và trình xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã (giai đọan 2011 - 2020) và Kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015); lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính, theo dõi chặt chẽ các biến động về đất đai trên địa bàn toàn tỉnh;
đ) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố rà soát, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng đất, thực hiện dự án đầu tư sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, nhất là đối với các dự án đầu tư không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng theo tiến độ dự án đầu tư đã đăng ký, phê duyệt; chuyển nhượng dự án trái quy định của pháp luật;
e) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đất đai nhằm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền, nhất là các vụ việc kéo dài; kiểm tra việc sử dụng đất sau khi giao đất, cho thuê đất và việc thực hiện kết luận thanh tra của cấp có thẩm quyền;
f) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai;
g) Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức đang sử dụng đất; phấn đấu đến hết năm 2011 cơ bản các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
h) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tư pháp rà soát, nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định quy định chi tiết các loại giấy tờ hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 khi người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
k) Chủ động rà soát, nghiên cứu và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn bất cập, chưa phù hợp thực tế, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật; thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ về nghiệp vụ cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ quỹ đất thuộc phạm vi quy hoạch xây dựng các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: lấn chiếm đất đai; xây dựng nhà ở, công trình không phép, trái phép trên đất nông nghiệp; chuyển nhượng đất trái pháp luật theo đúng quy định pháp luật;
l) Thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật về đất đai trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ xử lý vi phạm về đất đai (từ khi mới phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đến khi tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) để cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai tại các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nắm vững và triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; khi xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, nhất là cán bộ địa chính cấp xã;
m) Phối hợp với Sở Nội vụ kịp thời biểu dương, có hình thức khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai; đồng thời tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai hoặc thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai.
a) Rà soát lại các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng trung tâm cụm xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư trên địa bàn tỉnh, … nhằm đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh những quy hoạch đã đến thời hạn phải điều chỉnh do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ lập, xét duyệt các quy hoạch xây dựng chi tiết và các quy hoạch xây dựng chuyên ngành đảm bảo theo quy định Nhà nước hiện hành, chú trọng nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển, hạn chế chuyển đất trồng lúa nước 2 vụ, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang mục đích phi nông nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh đúng theo quy hoạch;
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục công bố, công khai, cắm mốc giới các khu quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khu vực dự án phải thu hồi đất theo quy hoạch để tổ chức, cá nhân biết.
a) Chủ động phối hợp vớc các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiên quyết xử lý hủy bỏ chủ trương đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự án không triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ quy định mà không có lý do chính đáng;
b) Trong quá trình tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư phải yêu cầu các chủ đầu tư ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án theo quy định tại Quyết định số 278/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh, hạn chế tình trạng nhà đầu tư không đảm bảo khả năng triển khai dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hoàn thành việc rà roát quỹ đất, quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; đôn đốc các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc rà soát ranh giới sử dụng đất, cắm mốc ranh giới để lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất lúa nước đến năm 2020, có tính đến năm 2030, trong đó cần xác định rõ diện tích lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cắm mốc ranh giới và giao trách nhiệm quản lý đối với khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước;
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác đúng quy định, phù hợp với yêu cầu thực tế.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, công khai cắm mốc lộ giới các tuyến đường giao thông trên địa bàn để quản lý hành lang an toàn giao thông;
b) Chỉ đạo Thanh tra Giao thông phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ tỉnh, Trung ương và chính quyền địa phương các cấp thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý các hành vi lấn chiếm, tái lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông theo đúng quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Khẩn trương hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015); chỉ đạo và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tập trung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; trọng tâm là đất sản xuất nông nghiệp, đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn theo hướng cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người sử dụng đất; kiên quyết loại bỏ các điều kiện kèm theo khi lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương như: đợi quy hoạch, hộ khẩu, thu thêm các khoản phí, lệ phí của người dân mà pháp luật về đất đai không quy định, …; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn công khai thực hiện việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất và thời điểm bắt đầu sử dụng đất để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất;
c) Kết hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với việc hiện đại hoá hệ thống hồ sơ địa chính, lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính; thực hiện nghiêm quy trình cập nhật biến động về sử dụng đất tại các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Về chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn tại địa phương quản lý chặt chẽ quỹ đất, không cho phép chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước trong các trường hợp sau:
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Không được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất đối với các khu vực đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt mà đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (nơi có đất) phải có biện pháp xử lý nghiêm theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định, trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc cố ý làm trái thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
- Đối với đất do Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng (bao gồm: đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất làm trụ sở Ủy ban nhân dân, đất xây dựng các công trình phúc lợi tại xã) và đất do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý (bao gồm: đất công ích, đất chưa sử dụng, đất đã có mục đích sử dụng nhưng chưa giao, chưa cho thuê, đất do Nhà nước thu hồi tại khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị): yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất xác định rõ trên bản đồ và thực địa, tiến hành lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền giao cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn quản lý và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng đất; kiên quyết không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất trái phép sau đó đăng ký hợp thức hoá quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền (chuyển nhượng, chuyển mục đích) sử dụng đất hoặc khi Nhà nước thu hồi đất thì yêu cầu bồi thường, hỗ trợ theo loại đất hợp pháp để hưởng lợi bất chính.
Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý quỹ đất nói trên; có biện pháp bảo vệ, ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai trên địa bàn do cấp mình quản lý.
- Căn cứ vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 Luật Đất đai năm 2003, Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách các hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố để lập thủ tục cho thuê theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ;
đ) Tổ chức kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất với mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp nhưng không lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề xuất xử lý các trường hợp vượt thẩm quyền.
- Đối với trường hợp đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định thì hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đối với trường hợp không đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định thì buộc khôi phục lại tình trạng đất đai như trước khi vi phạm;
e) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn kịp thời chấn chỉnh việc xác nhận các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sai quy định; xác nhận nguồn gốc đất sử dụng đất sai nhằm hưởng lợi bất chính khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư;
f) Kiểm tra, rà soát việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình, cá nhân trên địa điểm đất nông nghiệp mà chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp để có biện pháp xử lý hoặc đề xuất xử lý nếu vượt thẩm quyền;
g) Sắp xếp, bổ sung, tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức cho các phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất và cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn đảm bảo đủ số lượng, đúng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
h) Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, nhất là các khu vực đã được quy hoạch xây dựng các dự án trọng điểm của tỉnh hoặc báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật;
i) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể kịp thời tổ chức hoà giải các vụ việc tranh chấp đất đai trên địa bàn; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai; hạn chế khiếu nại vượt cấp, phát sinh điểm nóng; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
k) Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Trung tâm Phát triển quỹ đất cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng và đạt hiệu quả;
l) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cắm mốc, xác định ranh giới, diện tích đất lúa của từng xã theo quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực;
m) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng công bố, công khai và cắm mốc giới quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các khu vực dự án phải thu hồi đất theo quy hoạch để các tổ chức, cá nhân được biết;
o) Thường xuyên tổ chức Hội nghị tập huấn việc áp dụng quy định của pháp luật về đất đai, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ xử lý vi phạm về đất đai (từ khi mới phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đến khi tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) để cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai tại các cơ quan chuyên môn, đơn vị cấp huyện (phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) nắm bắt, hiễu rõ và triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật khi xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.
a) Không được xem xét, giải quyết hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các thủ tục về giao dịch quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp tự ý chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân để lập dự án đầu tư khi chưa có ý kiến chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
c) Khi nhận được thông báo của tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án về việc vận động cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý chấp hành quyết định thu hồi đất, nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng thì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tham gia vận động người có đất bị thu hồi là cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý gương mẫu chấp hành quyết định thu hồi đất, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng theo đúng thời hạn quy định; trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý không chấp hành thì tổ chức kiểm điểm hoặc có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của pháp luật.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận tổ chức tuyên truyền nội dung Chỉ thị này để cán bộ và nhân dân trong tỉnh biết và thực hiện.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia phối hợp với các cấp chính quyền làm tốt công tác hoà giải về tranh chấp đất đai, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai đối với các tầng lớp nhân dân, tham gia giám sát việc thực hiện Luật Đất đai của các cấp chính quyền và cán bộ, công chức nhằm kịp thời phản ánh với chính quyền các vấn đề vi phạm pháp luật về đất đai.
10. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành; giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức quán triệt và nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Chỉ thị 06/2000/CT-UB về thực hiện các biện pháp cấp bách chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Chỉ thị 08/CT-UB năm 1994 tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở và đất đai tại các đô thị trong toàn tỉnh Quảng Bình
- 1Luật Đất đai 2003
- 2Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 3Quyết định 278/2009/QĐ-UBND quy định ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2010 chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Chỉ thị 06/2000/CT-UB về thực hiện các biện pháp cấp bách chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Chỉ thị 08/CT-UB năm 1994 tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở và đất đai tại các đô thị trong toàn tỉnh Quảng Bình
Quyết định 16/2011/CT-UBND về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 16/2011/CT-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Đỗ Hữu Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra