Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 3 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Chỉ thị số 1405/CT-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 và Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 08/TTr- SGTVT ngày 09/02/2009; Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 227/BC- STP ngày 04/12/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ các Quyết định:
1. Quyết định số 101/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định tạm thời về quản lý xe vận tải tự độ chế tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
2. Quyết định số 254/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều tại Quy định tạm thời về quản lý xe vận tải tự độ chế tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định 101/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi;
3. Quyết định 05/2005/QĐ-UB ngày 13/01/2005 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc điều chỉnh thời hạn được tham gia giao thông của xe vận tải tự độ chế tại Quy định tạm thời về quản lý xe vận tải tự độ chế tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định 101/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XE MÁY KÉO, RƠ MOÓC, XE CƠ GIỚI BA BÁNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 23/3/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy đ này quy định về quản lý hoạt động xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý đăng ký, kiểm định và sử dụng xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh.
Quy định này không áp dụng đối với xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh được sản xuất, lắp ráp để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu máy).
2. Xe cơ giới ba bánh gồm xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ba bánh và các loại xe tương tự.
3. Cở sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định hiện hành.
4. Hệ thống gồm có hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu.
5. Chiều dài xe là khoảng cách giữa hai mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng đối xứng dọc xe, đi qua hai điểm ngoài cùng phía trước và phía sau của xe.
6. Chiều rộng xe là khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song với mặt phẳng đối xứng dọc của xe, đi qua hai điểm ngoài cùng của hai bên xe.
7. Chiều cao xe là khoảng cách giữa mặt tựa nằm ngang và mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với phần cao nhất của xe. Chiều cao được xác định khi xe trong điều kiện sẵn sàng hoạt động và không chất tải.
8. Chiều dài đuôi xe là khoảng cách giữa mặt thẳng đứng đi qua tâm của các bánh xe sau cùng tới điểm ngoài cùng phía sau của xe.
9. Chu kỳ kiểm định là khoảng thời gian giữa hai lần kiểm định, tính theo đơn vị tháng.
Xe máy kéo được phân làm hai loại sau:
1. Loại xe máy kéo có 04 bánh lốp, lái bằng vô lăng, lắp động cơ từ 01 đến 04 xi lanh, sử dụng kéo rơ moóc để vận chuyển hàng hóa, nông sản.
2. Loại xe máy kéo có 02 bánh lốp, lái bằng càng hoặc vô lăng, lắp động cơ từ 01 đến 02 xi lanh, sử dụng kéo rơ moóc để vận chuyển hàng hóa, nông sản.
Điều 4. Điều kiện tham gia giao thông đối với xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh
1. Xe máy kéo, rơ moóc khi tham gia giao thông phải có Giấy chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số theo quy định; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực; người điều khiển phải có Giấy phép lái xe phù hợp theo quy định.
2. Xe cơ giới ba bánh khi tham gia giao thông phải có Giấy chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số theo quy định; người điều khiển phải có Giấy phép lái xe phù hợp theo quy định.
QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, CẤP BIỂN SỐ
Điều 5. Đăng ký, cấp biển số xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật)
1. Cơ quan đăng ký xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật).
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh đăng ký xe máy kéo, rơ moóc của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Công an huyện, thành phố đăng ký xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật) đang cư trú tại huyện, thành phố.
Đối với Công an các huyện, thành phố chưa phân cấp công tác đăng ký xe mô tô, xe gắn máy thì xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật) được đăng ký tại Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh.
2. Các loại xe máy kéo 04 bánh và máy kéo Bông sen kéo theo rơ moóc đã được đăng ký trước ngày 31/12/2005 theo quy định tại Quyết định số 101/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND tỉnh phải làm thủ tục đăng ký, cấp biển số lại và kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định này.
3. Thủ tục cấp đăng ký, biển số xe máy kéo, rơ moóc xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật).
Thủ tục đăng ký, cấp biển số xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BCA(C11) ngày 02/01/2007 của Bộ Công an Quy định về tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Thông tư số 12/2008/TT-BCA(C11) ngày 20/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BCA(C11) ngày 02/01/2007 của Bộ Công an.
4. Thời gian cấp, đổi giấy chứng nhận đăng ký, biển số; các giấy tờ về sang tên đổi chủ, di chuyển:
Giải quyết trong ngày đối với các trường hợp đăng ký, cấp biển số mới; xe sang tên đổi chủ, di chuyển.
Sau 3 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký. Sau 5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại biển số bị mất.
5. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đến làm thủ tục đăng ký, cấp biển số xe phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc Giấy ủy quyền của chủ xe có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc công chứng Nhà nước.
Điều 6. Quản lý hồ sơ đăng ký, biển số xe
1. Hồ sơ đăng ký xe được quản lý theo quy định của Bộ Công an.
2. Biển số xe máy kéo và rơ moóc kéo theo được cấp có nền màu trắng, chữ và số màu đen, gồm 2 biển số: 01 biển số gắn phía trước phần đầu máy kéo có ký hiệu “M” và 01 biển số gắn phía sau rơ moóc có ký hiệu “R”.
Điều 7. Hồ sơ xóa sổ đăng ký, thu hồi biển số xe
1. Trường hợp chủ xe làm thủ tục xóa sổ, nộp lại biển số xe:
Chủ xe phải tự khai giấy khai xóa sổ đăng ký theo mẫu quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BCA(C11) ngày 02/01/2007 của Bộ Công an và nộp lại giấy đăng ký, biển số và giấy khai xóa sổ đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe.
2. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ xe đã hết thời hạn lưu hành hoặc xe tai nạn bị phá hủy không sử dụng được:
a) Công văn thông báo của cơ quan tạm giữ.
b) Biên bản vi phạm hành chính hoặc Quyết định tạm giữ đăng ký, biển số xe (kèm theo biển số và giấy đăng ký xe đó).
Điều 8. Quản lý hồ sơ xóa sổ đăng ký xe và biển số xe thu hồi
1. Hồ sơ xóa sổ xe tự chế hết hạn lưu hành, xe bị tai nạn phá huỷ không sử dụng được lưu trữ theo quy định của Bộ Công an.
2. Quản lý biển số thu theo Quy trình sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1370/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 07/11/2007 của Bộ Công an về cấp, đăng ký, quản lý biển số phương tiện giao thông cơ giới đường.
QUY ĐỊNH KIỂM TRA AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY KÉO, RƠ MOÓC
Điều 9. Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe máy kéo, rơ moóc
1. Kiểm tra tổng quát.
a) Hình dáng, kích thước, trọng lượng và kết cấu chung đúng với hồ sơ kỹ thuật. b) Các thông số nhận dạng: Số động cơ, số khung đúng ký tự ghi trong tờ khai hải quan hoặc hồ sơ gốc; các ký tự phải rõ ràng, không tẩy xóa, không bị đóng lại (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền đóng lại); màu sơn đúng với màu sơn ghi trong hồ sơ kỹ thuật hoặc Giấy chứng nhận đăng ký; trọng lượng toàn bộ đúng với hồ sơ gốc.
c) Kiểm tra bộ phận giảm thanh, giảm khói: Bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải không thủng.
d) Ghế người lái: Phải được định vị đúng và chắc chắn.
đ) Rơ moóc: Các dầm dọc và ngang rơ moóc không cong vênh hoặc nứt, gẫy, rỉ, thủng ở mức phân biệt bằng mắt thường.
e) Hệ thống treo: Phần giảm chấn của rơ moóc phải đúng chủng loại, đầy đủ các bộ phận, chi tiết, không gãy nứt, xô lệch, không mòn thành gờ ở mặt tiếp giáp giữa các lá nhíp; định vị đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật.
2. Hệ thống lái.
a) Lái bằng vô lăng: Vô lăng lái phải đúng thiết kế, không nứt, vỡ, độ dơ góc không lớn hơn 15 độ hoặc nằm trong giới hạn quy định tại hồ sơ kỹ thuật; trục lái định vị đúng, độ dơ dọc trục nằm trong giới hạn quy định tại hồ sơ kỹ thuật; thanh và đòn dẫn động lái không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
b) Lái bằng càng: Cần lái đúng kiểu, loại, không cong vênh, điều khiển linh hoạt, dứt khoát; đảm bảo không tự thay đổi vị trí khi xe máy kéo hoạt động; tay nắm điều khiển cần lái hành trình tự do phải nằm trong giới hạn quy định tại hồ sơ kỹ thuật.
3. Hệ thống di chuyển.
a) Hệ truyền lực di chuyển: Các cụm, tổng thành của hệ truyền lực di chuyển đúng với hồ sơ kỹ thuật và phải hoạt động bình thường, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
b) Bánh xe: vành không biến dạng, nứt, vỡ; moay ơ quay trơn. Độ dơ trục và hướng kính của moay ơ nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật; lốp đủ áp suất theo quy định của nhà chế tạo, không phồng rộp, nứt.
4. Hệ thống phanh.
a) Cơ cấu điều khiển cơ khí của hệ thống phanh và phanh đỗ phải hoạt động bình thường, có hiệu lực.
b) Hành trình bàn đạp phanh phải đúng với quy định tại hồ sơ kỹ thuật. c) Lực điều khiển phanh không vượt quá quy định sau:
- Kiểu điều khiển phanh tay, lực điểu khiển lớn nhất 400N.
- Kiểu điều khiển đạp chân, lực điểu khiển lớn nhất 700N.
d) Thử phanh: Đường thử phanh chính đối với xe máy kéo phải cứng, khô, bằng phẳng và có độ dốc tối đa là 3%; vận tốc thử phanh bằng 25Km/h; quãng đường phanh nhỏ hơn hoặc bằng: 0,14V+0,02V2 (V là vận tốc di chuyển); hiệu quả của phanh đỗ phải giữ được ở trên đường có độ dốc tối thiểu là 20% hoặc độ dốc tối đa di chuyển được theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật.
5. Hiệu thống chiếu sáng và tín hiệu.
a) Đèn chiếu sáng phải đủ số lượng, định vị đúng vị trí, không nứt vỡ; cường độ chiếu sáng phải đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật.
b) Đèn tín hiệu phải đủ số lượng, đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và được định vị chắc chắn; đèn xin đường có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút (từ 1 đến 2HZ); khi quan sát bằng mắt phải phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20m đối với đèn phanh, đèn xin đường và khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác trong điều kiện ban ngày.
Điều 10. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe máy kéo, rơ moóc
1. Kích thước cho phép lớn nhất của xe máy kéo.
a) Loại xe máy kéo 04 bánh kéo theo rơ moóc.
a.1) Chiều dài : 5,50m.
a.2) Chiều rộng : 1,70m.
a.3) Chiều cao : 1,80m.
b) Loại xe máy kéo 02 bánh kéo theo rơ moóc.
b.1) Chiều dài : 4,50m.
b.2) Chiều rộng : 1,60m.
b.3) Chiều cao : 1,80m.
2. Kích thước cho phép lớn nhất của rơ moóc.
a) Rơ moóc sử dụng kéo theo máy kéo 04 bánh.
a.1) Chiều dài : 2,60m.
a.2) Chiều rộng : 1,70m.
a.3) Chiều cao : 0,60m.
b) Rơ moóc sử dụng kéo theo máy kéo 02 bánh.
b.1) Chiều dài : 2,20m.
b.2) Chiều rộng : 1,60m.
b.3) Chiều cao : 0,60m.
3. Chiều dài đuôi xe máy kéo cho phép lớn nhất không quá 50% chiều dài thùng rơ moóc.
4. Bán kính vòng quay nhỏ nhất của bánh xe trước phía ngoài không quá 12,0m.
5. Trọng tải hàng hóa cho phép lớn nhất của xe máy kéo phù hợp với sức kéo của động cơ và tối đa bằng tự trọng đầu kéo nhưng không vượt quá quy định sau:
a) Đối với loại máy kéo 04 bánh kéo rơ moóc không quá 1.000 Kg.
b) Đối với loại máy kéo 02 bánh kéo rơ moóc không quá 500 Kg.
6. Vận tốc cho phép lớn nhất của xe máy kéo.
a) Đối với loại máy kéo 04 bánh kéo rơ moóc không quá 25km/h.
b) Đối với loại máy kéo 02 bánh kéo rơ moóc không quá 20km/h.
1. Chu kỳ kiểm định:
a) Chu kỳ kiểm định là 12 tháng đối với xe máy kéo, rơ moóc chưa qua sử dụng.
b) Chu kỳ kiểm định là 6 tháng đối với xe máy kéo, rơ moóc đã qua sử dụng.
2. Địa điểm kiểm định:
Xe máy kéo, rơ moóc được kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại nơi chủ xe đăng ký hộ khẩu thường trú và phải phù hợp với điều kiện kiểm định bán cơ giới.
Điều 12. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật
1. Xe máy kéo, rơ moóc sau khi được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật có kết quả đạt yêu cầu thì được cơ quan đăng kiểm xe cơ giới cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe để làm cơ sở cho việc đăng ký, cấp biển số tham gia giao thông.
2. Xe máy kéo, rơ moóc sau khi được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật không đạt yêu cầu, cơ quan đăng kiểm xe cơ giới phải thông báo và nêu rõ lý do không đạt cho chủ phương tiện biết.
Điều 13. Điều kiện sử dụng xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh để kinh doanh vận tải
Các tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây mới được sử dụng xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh để kinh doanh vận tải hàng hóa:
1. Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Quy định này.
2. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực hiện kê khai thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Phạm vi, thời gian hoạt động của xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh
1. Được phép hoạt động trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã.
2. Được phép hoạt động trên các tuyến đường Quốc lộ vào các khoảng thời gian: từ 5 giờ đến 6 giờ; từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 16 giờ đến 17 giờ trong ngày.
3. Không được phép hoạt động tại các khu vực thị trấn, nội thành, nội thị và các tuyến đường, khu vực cấm do cơ quan có thẩm quyền quy định (trừ xe cơ giới ba bánh dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật).
4. Nghiêm cấm hoạt động đối với xe cơ giới ba bánh không có đăng ký, biển số theo quy định và xe vận tải nhỏ được lắp ráp từ các động cơ diezen một xi lanh và tận dụng các tổng thành ô tô còn gọi là xe đầu ngang, xe độ chế có kiểu dáng kết cấu như ô tô đã được đăng ký trước ngày 31/12/2005 theo quy định tại Quyết định số 101/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND tỉnh.
5. Đình chỉ hoạt động đối với xe cơ giới ba bánh dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật chưa được đăng ký, đăng kiểm hoặc để chuyên chở hàng hoá.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHỦ XE MÁY KÉO, RƠ MOÓC, XE CƠ GIỚI BA BÁNH
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Giao thông vận tải.
a) Chỉ đạo cơ quan đăng kiểm thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ đối với xe máy kéo, rơ moóc và hướng dẫn cho chủ xe máy kéo, rơ moóc làm thủ tục kiểm tra theo đúng quy định.
b) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo và thực hiện việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho các đối tượng lái xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật) theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải.
c) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với xe máy kéo, rơ moóc có trên địa bàn quản lý; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe máy kéo, rơ moóc được kiểm tra an toàn kỹ thuật tại địa phương.
d) Tổ chức lắp đặt bổ sung biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường quốc lộ, khu vực cấm hoạt động đối với xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh theo đúng quy định.
e) Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về tổ chức quản lý hoạt động của xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh.
2. Công an tỉnh.
a) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Công an các huyện, thành phố thực hiện việc đăng ký, cấp biển số xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật) và xe cơ giới ba bánh nhập khẩu trước ngày 26/02/2008 và xe cơ giới ba bánh sản xuất trong nước đã được ngành Giao thông vận tải kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước ngày 01/5/2008 trên địa bàn tỉnh theo Quy định này và quy định của Bộ Công an.
b) Chỉ đạo Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Công an các huyện, thành phố tuần tra, kiểm soát, xử lý người điều kiển xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh (dùng cho người khuyết tật) và xe cơ giới ba bánh nhập khẩu trước ngày 26/02/2008 và xe cơ giới ba bánh sản xuất trong nước đã được ngành Giao thông vận tải kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước ngày 01/5/2008 vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải và các Sở ngành liên quan, UBND các địa phương rà soát các đối tượng có phương tiện bị đình chỉ tham gia giao thông, đặc biệt các đối tượng là người khuyết tật, nghiên cứu xây dựng trình UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi phương tiện cho các đối tượng này.
4. Cục Thuế tỉnh: Chỉ đạo Chi Cục thuế các huyện, thành phố hướng dẫn các chủ xe sử dụng xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh để kinh doanh vận tải phải kê khai nghĩa vụ thuế và tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe thực hiện nghĩa vụ thuế.
5. Trách nhiệm của Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Quảng Ngãi.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo và huy động các cơ quan thông tin, tuyên truyền các địa phương tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân biết và thực hiện nghiêm túc Quy định này.
6. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố.
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân địa phương thực hiện đúng các chủ trương về quản lý hoạt động xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh của Chính phủ và Quy định này.
b) Chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức thống kê, lập danh sách xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh trên địa bàn quản lý và phối hợp với cơ quan kiểm định tổ chức kiểm tra an toàn kỹ thuật để làm cơ sở cho việc đăng ký, cấp biển số theo Quy định này.
c) Chỉ đạo Phòng chuyên môn hướng dẫn chủ xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
d) Chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ sở sản xuất, chủ xe và người điều khiển xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh.
e) Giám sát và có biện pháp đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở đóng mới, lắp ráp trái phép xe độ chế trên địa bàn quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh
1. Cở sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm do cơ sở sản xuất, lắp ráp.
2. Thực hiện đúng quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe sản xuất, lắp ráp.
Điều 17. Trách nhiệm của chủ xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh
1. Làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ và xe đến đăng ký, đăng kiểm. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký, đăng kiểm.
2. Khai báo với cơ quan đăng ký, đăng kiểm đối với xe máy kéo, rơ moóc, bị hỏng do tai nạn giao thông, không còn khả năng phục hồi được, xe hết hạn sử dụng để làm thủ tục xóa sổ đăng ký, thu hồi biển số.
3. Nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số và đăng kiểm theo quy định hiện hành.
4. Thường xuyên kiểm tra để duy trì, đảm bảo tình trạng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy kéo, rơ moóc giữa hai kỳ kiểm tra an toàn kỹ thuật.
5. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải và thực hiện việc kê khai nghĩa vụ thuế theo quy định.
6. Đưa xe ra hoạt động phải đảm bảo đúng phạm vi tuyến đường và thời gian hoạt động trong ngày theo Quy định này.
7. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Điều 18. Thanh tra, kiểm tra và khiếu nại tố cáo
1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải của xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý hoạt động vận tải của xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chủ xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh và tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về việc cơ quan quản lý nhà nước, cá nhân thi hành công vụ có những hành vi vi phạm Quy định này.
Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ
bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải của xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp ./.
- 1Quyết định 05/2005/QĐ-UB điều chỉnh thời hạn được tham gia giao thông của xe vận tải tự độ chế tại Quy định tạm thời về quản lý xe vận tải tự độ chế tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 101/2004/QĐ-UB do Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Quyết định 25/2008/QĐ-UBND về quản lý, hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe cơ giới ba bánh, xe lôi máy, xe máy kéo nhỏ vận chuyển hành khách, hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 24/2010/QĐ-UBND quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, gắn máy, môtô hai bánh, môtô ba bánh, máy kéo nhỏ để vận chuyển hành khách, hàng hoá và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 1282/2000/QĐ-UB sửa đổi Quy định tạm thời về quản lý hoạt động vận tải hành khách - hàng hoá bằng xe lôi máy và ba gác gắn máy trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5Quyết định 350/QĐ-UBND năm 2015 Quy định về tổ chức, quản lý, phạm vi và thời gian hoạt động đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế trên địa bàn Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 36/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 16/2009/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 7Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 8Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 05/2005/QĐ-UB điều chỉnh thời hạn được tham gia giao thông của xe vận tải tự độ chế tại Quy định tạm thời về quản lý xe vận tải tự độ chế tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 101/2004/QĐ-UB do Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Quyết định 36/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 16/2009/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 4Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 01/2007/TT-BCA-C11 về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công An ban hành
- 2Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP về việc phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2008 do Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 12/2008/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2007/TT-BCA-C11 về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công an ban hành
- 6Chỉ thị 1405/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo Nghị quyết 32/2007/NQ-C và Nghị quyết 05/2008/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật giao thông đường bộ 2008
- 8Quyết định 25/2008/QĐ-UBND về quản lý, hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe cơ giới ba bánh, xe lôi máy, xe máy kéo nhỏ vận chuyển hành khách, hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 9Quyết định 1370/2007/QĐ-BCA(C11) về quy trình đăng ký, cấp biển số và quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 10Quyết định 24/2010/QĐ-UBND quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, gắn máy, môtô hai bánh, môtô ba bánh, máy kéo nhỏ để vận chuyển hành khách, hàng hoá và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 11Quyết định 1282/2000/QĐ-UB sửa đổi Quy định tạm thời về quản lý hoạt động vận tải hành khách - hàng hoá bằng xe lôi máy và ba gác gắn máy trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 12Quyết định 350/QĐ-UBND năm 2015 Quy định về tổ chức, quản lý, phạm vi và thời gian hoạt động đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế trên địa bàn Thừa Thiên Huế
Quyết định 16/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động xe máy kéo, rơ moóc, xe cơ giới ba bánh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 16/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/03/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Xuân Huế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra