Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1588/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 22 tháng 5 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh về Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 31/01/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình công tác năm 2020 của UBND tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1408/TTr-SNN.KHTC ngày 11/5/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025.
(Có đề cương nhiệm vụ kèm theo).
2. Giao Sở Tài chính trên cơ sở đề cương nhiệm vụ được duyệt, thẩm định dự toán kinh phí xây dựng Đề án do Sở Nông nghiệp và PTNT lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong vùng xây dựng Đề án; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẶC SẢN NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 22/5/2020 của UBND tỉnh Nghệ An)
1. Mục đích
Xây dựng Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025 là cơ sở cho việc xác định được tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nước,...để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa theo hướng sản xuất thâm canh, chất lượng, nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích; thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa nói riêng, trong đó tập trung đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa và thị trường tiêu thụ.
- Phân tích hiệu quả nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa.
- Xác định phạm vi, quy mô có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa thủy sản đặc sản nội địa có giá trị kinh tế, cạnh tranh.
- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện Đề án khả thi, hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Các đối tượng nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa (cá Lăng, cá Leo, cá Chình, Chép giòn, Trắm giòn (Trắm đen), Lươn, Ốc bươu, Ba ba ), các hình thức tổ chức sản xuất, các địa phương có khả năng thích nghi phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa có hiệu quả.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đặc sản nội địa.
2. Phạm vi nghiên cứu
- 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh
- Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2020-2025.
1. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, đề cương, dự toán kinh phí
Căn cứ các thông tư, văn bản quy định lập đề cương, nhiệm vụ và xây dựng dự toán kinh phí.
2. Lập báo cáo tổng hợp
Căn cứ các quy định hiện hành về công tác lập quy hoạch, kế hoạch, đề án và căn cứ theo đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí được phê duyệt.
3. Thẩm định, trình, phê duyệt đề án
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án.
4. Phân công thực hiện nhiệm vụ
- Cơ quan lập đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Đơn vị tư vấn: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp & Thủy lợi Nghệ An
5. Tiến độ thực hiện
- Tháng 4-5/2020: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí và trình UBND tỉnh, Sở Tài Chính thẩm định, phê duyệt.
- Tháng 5-6/2020: Triển khai điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo đề án.
- Tháng 6-7/2020: xin ý kiến các ngành, địa phương, tổ chức hội thảo, hoàn thiện báo cáo, trình thẩm định.
- Tháng 7- 8/2020: trình phê duyệt đề án.
1. Báo cáo tổng hợp: 31 bộ (lưu tại Sở Nông nghiệp và PTNT 10 bộ, gửi các Sở ngành, địa phương 21 bộ), bao gồm:
- Thuyết minh tổng hợp.
- Quyết định phê duyệt Đề án.
- Các văn bản liên quan.
2. Bản đồ màu tỷ lệ 1/100.000: 02 bộ
- Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2020;
- Bản đồ định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025.
3. File điện tử: 02 đĩa CD lưu file dữ liệu gồm: Báo cáo Thuyết minh tổng hợp, bảng biểu, báo cáo tóm tắt và bản đồ các loại.
Phần mở đầu
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghệ An là tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có 06 cửa Lạch và có nhiều sông suối, hồ đập chứa nước phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản lớn.
- Tiềm năng diện tích có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản (thủy đặc sản nội địa) là 52.092 ha (nuôi ngọt: 46.920 ha; nuôi mặn, lợ: 3.872, có gần 1.000 hồ đập các loại (có 520 hồ thủy lợi, thủy điện với 9.350 ha).
- Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Nhu cầu thị trường ngày càng cao về những sản phẩm thủy sản có chất lượng, có giá trị cao về dinh dưỡng.
- Đa dạng hóa sản phẩm thủy sản đặc sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng cao.
- Tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi trồng.
- Giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dần, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ Phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An V/v phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2020;
- Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án phát triển cây, con chủ yếu, gắn với cơ chế quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An V/v phê duyệt Quy hoạch sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 6343/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 4454/QĐ-UBND ngày 01/10/2015 của UBND tỉnh Nghệ An V/v phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
2. Căn cứ khác
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên - Môi trường (khí hậu, thời tiết, chế độ thủy văn, địa hình, địa chất, chất lượng và nguồn nước cung cấp)
- Căn cứ vào đặc điểm sinh học của các đổi tượng nuôi thủy đặc sản nội địa
- Căn cứ vào tiềm năng thị trường tiêu thụ của các loài thủy sản có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu trong nước và trên thế giới.
III. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1. Tên gọi: Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025.
2. Cơ quan lập Đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT.
3. Đơn vị tư vấn: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.
KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
I. KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
2. Khí hậu, thời tiết
3. Địa hình, thổ nhưỡng
4. Thủy văn, nguồn nước
5. Môi trường (môi trường nước, môi trường trầm tích)
6. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa.
II. KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI
1. Dân số, lao động.
2. Hiện trạng sử dụng đất.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẶC SẢN NỘI ĐỊA GIAI ĐOẠN 2015-2019
I. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẶC SẢN NỘI ĐỊA
1. Nuôi Ao hồ, nuôi lồng trên sông, suối, bể,...
(Diện tích nuôi, lồng nuôi, bể nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi, năng suất và sản lượng, công nghệ nuôi, giống, dịch bệnh,...).
2. Hiệu quả kinh tế các đối tượng nuôi.
3. Lao động tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa.
4. Các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương.
II. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẬU CẦN DỊCH VỤ PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY ĐẶC SẢN NỘI ĐỊA.
1. Hệ thống cung ứng giống thủy sản.
2. Hệ thống cung ứng thức ăn và thiết bị phục vụ sản xuất thủy sản
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
III. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẶC SẢN NỘI ĐỊA.
1. Hiện trạng các ao hồ nhỏ.
2. Hiện trạng các hồ chứa thủy lợi, thủy điện
3. Hiện trạng hệ thống lồng nuôi, bể nuôi
4. Hệ thống giao thông
5. Hệ thống kênh mương cấp và tiêu thoát nước
6. Hệ thống cung cấp điện và thông tin liên lạc
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đạt được
2. Tồn tại và nguyên nhân
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Khách quan
- Chủ quan.
IV. DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ THỊ TRƯỜNG
1. Thuận lợi và khó khăn
2. Dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
II. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
III. CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NTTS ĐẶC SẢN NỘI ĐỊA
1. Hiệu quả kinh tế
2. Xu hướng thị trường
3. Giá trị dinh dưỡng
4. Phù hợp với các tiểu vùng sinh thái; đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi
IV. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NTTS ĐẶC SẢN NỘI ĐỊA
1. Xác định đối tượng nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa.
2. Quy mô diện tích mặt nước và địa bàn phân bố (theo đối tượng và hình thức thả nuôi)
3. Dự kiến kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa (Diện tích, sản lượng, giống và cơ cấu giống,...)
4. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống đặc sản nội địa
V. NHU CẦU VỐN VÀ CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN
1. Dự kiến kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí:
- Nguồn vốn:
2. Đề xuất các Dự án ưu tiên
VI. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội
3. Hiệu quả môi trường
VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ
2. Giải pháp về quản lý chất lượng sản phẩm
3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
4. Giải pháp về vốn đầu tư
5. Giải pháp về nguồn nhân lực
6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
7. Giải pháp về xây dựng thương hiệu một số loài thủy sản đặc sản nội địa
8. Giải pháp về môi trường
9. Giải pháp về tổ chức sản xuất
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phân công, phân nhiệm tổ chức thực hiện đề án, nêu rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị trong tổ chức thực hiện đề án và các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có liên quan.
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
- 1Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định Cơ chế khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 4Quyết định 31/2020/QĐ-UBND về Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại Quảng Ninh
- 5Quyết định 3214/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- 6Quyết định 3456/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025
- 7Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 1Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2013 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Quyết định 6593/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013 – 2020
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 3396/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 4454/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 6Quyết định 6343/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định Cơ chế khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 10Quyết định 31/2020/QĐ-UBND về Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại Quảng Ninh
- 11Quyết định 3214/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- 12Quyết định 3456/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025
- 13Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025
- Số hiệu: 1588/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra