Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1578/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÃ CHUẨN HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư 05/2014/TT-BTP, ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2165/TTr-SVHTTDL, ngày 12 tháng 12 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 13 thủ tục hành chính lĩnh vực Di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã chuẩn hóa.

(Có danh mục và nội dung cụ thể kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các quy định tương ứng trước đây đã ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÃ CHUẨN HÓA

(Ban hành theo Quyết định số:1578 /QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.

Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2.

Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3.

Thủ tục xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

4.

Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

5.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

6.

Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

7.

Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

8.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

9.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10.

Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

11.

Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

12.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

13.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân (chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Sau khi nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia  (mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT, ngày 19 tháng 2 năm 2004 của Bộ Văn hóa-Thông tin).

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký trong thời hạn 15 ngày làm việc.

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

- Lệ phí (nếu có):

Chưa ban hành văn bản phí, lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19 tháng 2 năm 2004 của Bộ Văn hóa-Thông tin).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

+ Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19 tháng 2 năm 2004 của Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ
DI VẬT, CỔ VẬT VÀ BẢO VẬT QUỐC GIA

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh…………

Họ và tên chủ sở hữu:

Địa chỉ:

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

- Nơi đang cư trú:

(ghi rõ số nhà, ngõ (xóm, làng, ấp, bản), phố (thôn), phường (xã, thị trấn), quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố))

Điện thoại:

Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh……………….… xem xét tổ chức đăng ký…………………....(số lượng) di vật (hoặc cổ vật hoặc bảo vật quốc gia) thuộc sở hữu hợp pháp của tôi.

Tôi cam kết chấp hành đầy đủ các quy định về phí, lệ phí và yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ khi tổ chức đăng ký các di vật (cổ vật hoặc bảo vật quốc gia) nêu trên.

 

Tên tỉnh (thành phố), ngày… tháng… năm…

Xác nhận địa chỉ của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

2. Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

+ Đề án nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

+ Đề án nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

+ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ)

Địa điểm, ngày…… tháng…… năm ……

Location, date …… month …… year ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

APPLICATION FOR

Cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể

A license to research on and collect intangible cultural heritage

Kính gửi/To:

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đối với trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên)
Minister of Culture, Sports and Tourism of the Socialist Republic of Viet Nam (in the case that research and collection sites are carried out in more than one province/city under national/governmental authority)
- Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố...
Director of Department of Culture, Sports and Tourism of ... Province

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa)/ Name of Applicant (Organization and/or Individual (in capital letters): ..............................................

- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân)/ Date of birth (for individual): .................................................................................................................................

- Nơi sinh (đối với cá nhân)/ Place of birth (for individual): .........................

Quốc tịch (đối với cá nhân)/ Nationality (for individual): .............................

- Hộ chiếu (đối với cá nhân): Số:...................... Ngày cấp:.............................

Nơi cấp:..................................... Ngày hết hạn:.......................................................

Passport (for individual): No:................................ Date of issue:................

Place of issue:.......................................  Date of expiry:.........................................

- Địa chỉ (trụ sở chính đối với tổ chức/nơi thường trú đối với cá nhân)/ Address (headquarter of organization/residential address of individual): ............................................. 

Điện thoại/Tel: .........................................................

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức)/ Legal representative (of organization):

- Họ và tên (viết chữ in hoa)/ Full name (in capital letters): .........................

- Chức vụ/Position: .........................................................................................

- Quốc tịch/Nationality: ................................... Điện thoại/Tel: ....................

3. Loại hình, đối tượng di sản văn hóa phi vật thể đề nghị được nghiên cứu, sưu tầm/Types, objects of intangible cultural heritage that are applied for research and collection: ..........................................................................................

4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu, sưu tầm/ Research and collection site: .............................................................................................................................

5. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố... cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể/ We propose that the Minister of Culture, Sports and Tourism/ the Director of Department of Culture, Sport and Tourism issue a license for the research on and/or collection of the intangible cultural heritage.

6. Cam kết/ We hereby commit: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và sẽ thực hiện nghiên cứu, sưu tầm theo quy định của pháp luật Việt Nam/ To take full responsibility for the accuracy of the content of this application and we will undertake the research and collection in accordance with the Vietnamese laws.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
ORGANIZATION OR INDIVIDUALS APPLYING FOR THE LICENSE
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Signed, sealed, and name (in case of organization)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Signed, sealed, and full name (in case of individuals)

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ)

Địa điểm, ngày … tháng … năm ….
Location, date … month … year …

 

ĐỀ ÁN
PROJECT ON

Nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
Research and collection of intangible cultural heritage

1. Tên gọi Đề án/Project name: ......................................................................

2. Nội dung Đề án/Content of project:

- Loại hình, đối tượng nghiên cứu, sưu tầm/Types and objects of collection and research.

- Mục đích nghiên cứu, sưu tầm/Objectives/Aims of the research and collection.

- Địa điểm nghiên cứu, sưu tầm/Research and collection site.

- Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm/Research and collection methods.

- Kế hoạch, thời gian và kinh phí nghiên cứu, sưu tầm/Plan, timeline and budget for the research and collection.

- Thông tin về tổ chức/cá nhân nghiên cứu, sưu tầm/Information about organization/individual who undertakes the research and collection.

- Đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm (nếu có)/Vietnamese partner involved in the research and collection (if applicable).

3. Dự kiến kết quả của Đề án/Expected outcomes of the project.

4. Đánh giá tác động của Đề án đối với di sản văn hóa phi vật thể và cộng đồng chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể/An assessment of the impacts of the project on the intangible cultural heritage and owners of the intangible cultural heritage.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN LẬP ĐỀ ÁN
ORGANIZATION/INDIVIDUAL DESIGNING THE PROJECT
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Signed, sealed, and full name (in case of organization)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Signed, sealed, and full name (in case of individuals)

 

3. Thủ tục xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

+ Đề án hoạt động bảo tàng (Mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản xác nhận.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

+ Đề án hoạt động bảo tàng (Mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề.

+ Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản.

+ Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

+ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố.......

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ..........................................

- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ......................................................

- Nơi sinh (đối với cá nhân): ............. Quốc tịch (đối với cá nhân): ..............

- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân người Việt Nam): Số............ Ngày cấp................................................ Nơi cấp....................................................

- Hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài): Số...................................... Ngày cấp......................  Nơi cấp..............................  Ngày hết hạn........................

- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): ....................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):

- Họ và tên (viết chữ in hoa): ..........................................................................

- Chức vụ: .......................................................................................................

- Quốc tịch: ................................... Điện thoại: ..............................................

3. Địa điểm đặt trụ sở bảo tàng đề nghị cấp giấy phép hoạt động: .................

(ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).

4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố… xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho.... (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).

5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ tổ chức các hoạt động của bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật khi được cấp giấy phép./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)

 

PHỤ LỤC VI

(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

ĐỀ ÁN

Hoạt động bảo tàng (tên bảo tàng) …………………..

1. Tên gọi, địa chỉ, địa bàn hoạt động: ...........................................................

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của (tên bảo tàng): ......................................................

3. Nội dung trưng bày chính: ..........................................................................

4. Danh sách hiện vật (sưu tập chính): ...........................................................

5. Đối tượng phục vụ: .....................................................................................

6. Phương án và kế hoạch hoạt động của (tên bảo tàng): ...............................

7. Tổ chức bộ máy, nhân sự: ..........................................................................

8. Trụ sở làm việc (địa điểm, diện tích nhà làm việc; diện tích nhà trưng bày, diện tích kho bảo quản, …) và trang thiết bị, phương tiện phục vụ: ..............

9. Kinh phí: .....................................................................................................

10. Kiến nghị của tổ chức/cá nhân xây dựng đề án cấp giấy phép hoạt động (tên bảo tàng)...........................................................................................................

(Đối với việc cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập thuộc doanh nghiệp, ngoài các nội dung trên đây, đề án còn có các nội dung khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và hướng dẫn của các cơ quan có liên quan)

 

XÁC NHẬN
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
NƠI ĐẶT TRỤ SỞ CỦA BẢO TÀNG

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)

 

4. Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức xin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp gửi 01 bộ hồ sơ đến đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp.

Bước 2. Phòng chuyên môn thẩm định hồ sơ, tham mưu Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cấp giấy phép khai quật khẩn cấp. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cấp giấy phép khai quật khẩn cấp và báo cáo ngay cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạn cấp giấy phép khai quật khẩn cấp không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; trường hợp không cấp giấy phép, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 4. Tiếp nhận kết quả từ Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả cho tổ chức yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ (mẫu phụ lục 3, ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

+ Sơ đồ tỉ lệ 1:500, thể hiện rõ vị trí, diện tích địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp.

+ Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.      

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ (mẫu phụ lục 3, ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

+ Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại.

+ Các tổ chức được thăm dò, khai quật khảo cổ:

a) Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.

b) Trường đại học có bộ môn khảo cổ học.

c) Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.

d) Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở trung ương.

+ Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây:

a) Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học.

b) Có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;

c) Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

+ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế khai quật khảo cổ học.

 

Mẫu phụ lục 3

(ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Tên cơ quan, tổ chức
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ...........................

Tên tỉnh (thành phố), ngày ...... tháng ...... năm ...

 

Kính gửi: ..................................................................................

1. Giới thiệu về vị trí địa lý, tọa độ, ý nghĩa, giá trị của địa điểm khảo cổ.

2. Nguyên nhân đe dọa sự tồn tại của địa điểm khảo cổ đang có nguy cơ bị hủy hoại.

3. Ước đoán niên đại của di chỉ, di vật (kèm theo ảnh của di chỉ, di vật và các tài liệu có liên quan).

4. Mục đích khai quật khẩn cấp.

5. Tổ chức chủ trì khai quật khẩn cấp.

6. Người chủ trì khai quật khẩn cấp.

7. Tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).

8. Vị trí địa điểm dự kiến khai quật khẩn cấp.

8. Diện tích khai quật khẩn cấp.

9. Thời gian khai quật khẩn cấp.

10. Đề xuất cơ quan, tổ chức được giao lưu giữ hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khẩn cấp.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên (kèm sơ đồ vị trí khai quật khẩn cấp);
- ..................................................;
- Lưu ........................................

Thủ trưởng đơn vị
(ghi rõ chức danh)
(Ký tên và đóng dấu)
Họ và tên của người ký

 

5. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

+ Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan.

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Chứng chỉ hành nghề.   

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.

+ Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

+ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố.....

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ..........................................

- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ......................................................

- Nơi sinh (đối với cá nhân): ..........................................................................

- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số..........................................

Ngày cấp............................... Nơi cấp.....................................................................

- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): ....................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):

- Họ và tên (viết chữ in hoa): ..........................................................................

- Chức vụ: .......................................................... Điện thoại: .........................

3. (Nêu chi tiết về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm liên quan tới di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ).

4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố … cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho.... (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).

5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đúng quy định của pháp luật sau khi được cấp chứng chỉ./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)

 

6. Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích gửi văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.

Bước 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bước 5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

Bước 6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

Bước 7. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

Bước 8. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức có yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

1. Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

2. Hồ sơ hiện vật, gồm:

a) Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

b) Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số.

c) Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa).

d) Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật.

đ) Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Số lượng hồ sơ:

04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

+ Văn bản đề nghị làm thủ tục công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:

+ Là hiện vật gốc độc bản.

+ Là hiện vật có hình thức độc đáo.

+ Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

+ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

 

Mẫu số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):

2. Tên khác (nếu có):

3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:

4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định

5. Chất liệu: Chất liệu chính

6. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

7. Trọng lượng (gram):

8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.

9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).

10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.

11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.

12. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).

13. Ghi chú:

14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:

- Hiện vật gốc độc bản;

- Hiện vật có hình thức độc đáo;

- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.

 

 

…….., ngày …. tháng …. năm ...
TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)

 

Mẫu số 2a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:
V/v làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

........., ngày... tháng... năm.......

 

Kính gửi:  ...........................................................................

Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,

(Tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị ….. (như kính gửi) xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho … (số lượng) hiện vật thuộc quyền quản lý, sở hữu của..... (tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:

STT

Tên hiện vật

Đặc điểm chính của hiện vật

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

(Tên tổ chức  đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

Tài liệu kèm theo

- Hồ sơ hiện vật;

- Văn bản thẩm định của Hội đồng khoa học của Bảo tàng (nếu có);

- .....................................

- .....................................

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
BẢO VẬT QUỐC GIA
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ người ký)

 

7. Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật gửi văn bản đề nghị và hồ sơ hiện vật đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật.

Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.

Bước 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bước 5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

Bước 6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

Bước 7. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

Bước 8. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

2. Hồ sơ hiện vật, gồm:

a) Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

b) Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số.

c) Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa).

d) Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật.

đ) Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Số lượng hồ sơ:

04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

+ Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:

+ Là hiện vật gốc độc bản.

+ Là hiện vật có hình thức độc đáo.

+ Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

+ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

 

Mẫu số 1

(ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):

2. Tên khác (nếu có):

3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:

4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định

5. Chất liệu: Chất liệu chính

6. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

7. Trọng lượng (gram):

8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.

9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).

10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.

11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.

12. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).

13. Ghi chú:

14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:

- Hiện vật gốc độc bản;

- Hiện vật có hình thức độc đáo;

- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.

 

 

…….., ngày …. tháng …. năm ...
TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức  thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)

 

Mẫu số 2b

(ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH VÀ LÀM THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

Kính gửi:  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...................

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Số chứng minh thư: ……………. Ngày cấp …….. Nơi cấp…………...

- Chức danh trong tổ chức (nếu có):

là chủ sở hữu hiện vật/người đại diện của .....(tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) đang quản lý hợp pháp hiện vật.

Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  …. thẩm định và làm thủ tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia cho … (số lượng) hiện vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ..... (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:

STT

Tên hiện vật

Đặc điểm chính của hiện vật

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của nội dung Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, và cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

Tài liệu kèm theo

- Hồ sơ hiện hiện vật;

- .....................................

- .....................................

………, ngày … tháng … năm …
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
BẢO VẬT QUỐC GIA
(Ký tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)

 

8. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho cơ sở kinh doanh giám định cổ vật.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý.

+ Danh sách kèm theo lý lịch khoa học của chuyên gia giám định cổ vật (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa cơ sở kinh doanh giám định cổ vật và các chuyên gia.

+ Danh mục trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định.

+ Danh mục các nguồn tài liệu về cổ vật để phục vụ hoạt động giám định.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

+ Lý lịch khoa học của chuyên gia giám định cổ vật (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định.

+ Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký.

+ Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật.

+ Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

 

Mẫu số 01

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

TÊN CƠ SỞ KINH DOANH
GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT

Kính gửi:  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../Sở Văn hóa và Thể thao...........

1. Tên cơ sở kinh doanh giám định cổ vật (viết bằng chữ in hoa):….........

- Địa chỉ: ........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp):…………………………………………………………...................

2. Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): .............................................................

- Năm sinh: ...............................................................................................

- Chức danh: .............................................................................................

- Giấy CMND hoặc Mã số định danh cá nhân: Số ... ngày cấp.../.../....
nơi cấp……………………………………………………………………………..

Căn cứ Điều kiện kinh doanh giám định cổ vật quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, ..... (tên cơ sở giám định cổ vật) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../Sở Văn hóa và Thể thao..... xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.

3. Hồ sơ gửi kèm:

-.................................................................................................................

-..................................................................................................................

4. Cam kết:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật;

- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KINH DOANH
GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký)

 

Mẫu số 02

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

TÊN CƠ SỞ KINH DOANH
GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

LÝ LỊCH KHOA HỌC
CỦA CHUYÊN GIA GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT

1. Thông tin cá nhân:

- Họ và tên: ……………….. Năm sinh: …………; Giới tính: ...…………...

- Giấy CMND hoặc Mã số định danh cá nhân: Số....ngày cấp...../.../....nơi cấp..

- Địa chỉ: …………………………….………………………………………

- Điện thoại: ……..…..; Fax: ………; E-mail: ……………………………..

2. Học hàm, học vị:

- Học hàm (giáo sư, phó giáo sư): ………………………..…………………

- Học vị (tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, ………………….): ………………….……

3. Quá trình công tác:

- Từ năm ……..đến năm…….. (làm việc ở đâu):………………….………..

- Từ năm ……..đến năm…….. (làm việc ở đâu):………………….………..

4. Kinh nghiệm chuyên môn về giám định cổ vật:

a) Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giám định cổ vật: …………….….

b) Một số công trình/dự án đã thực hiện liên quan đến giám định cổ vật:….

5. Cam kết:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung khai;

- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

……ngày …. tháng …… năm……

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KINH DOANH
GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký)

NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ tên)

 

9. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Khi bị mất, bị hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đã cấp, cơ sở kinh doanh giám định cổ vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên (Sở đã cấp Giấy chứng nhận) để đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho cơ sở kinh doanh giám định cổ vật .

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

+ Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đã được cấp đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin.

Trường hợp thay đổi thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đã cấp thì phải gửi kèm theo bản sao các giấy tờ có liên quan đến sự thay đổi thông tin.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

 

Mẫu số 04

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

TÊN CƠ SỞ KINH DOANH
GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao…..

1. Tên cơ sở kinh doanh giám định cổ vật đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh giám định cổ vật (viết bằng chữ in hoa):…………………………….

- Địa chỉ: .................................................................................................

- Điện thoại: .............................................................................................

2. Nội dung: Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.

Số Giấy chứng nhận đã cấp:.......................................................................

Ngày cấp:....................................................................................................

Lý do cấp lại:

- Giấy chứng nhận đã được cấp bị mất (nêu rõ lý do bị mất);

- Giấy chứng nhận đã được cấp bị hỏng (nêu rõ lý do bị hỏng);

- Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận đã được cấp (nêu rõ những thông tin đề nghị thay đổi).

3. Hồ sơ gửi kèm:

- ................................................................................................................

- ..................................................................................................................

- .................................................................................................................

4. Cam kết:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề giám định cổ vật;

- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KINH DOANH
GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký)

 

10. Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho cá nhân.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

2. Bản sao Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.

b) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng.

c) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng.

d) Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

+ Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích.

+ 02 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm đề nghị cấp.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân khi đáp ứng các điều kiện đối với từng trường hợp cụ thể sau:

1. Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

 

Mẫu số 05

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

……, ngày…..tháng…..năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../
 Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao…..

1. Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..............................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................

- Nơi sinh: .......................................................................................................

- Quốc tịch: .....................................................................................................

- Giấy CMND hoặc Mã số định danh cá nhân: Số…………………………..

ngày cấp……………./…………….../……….nơi cấp……………………………

- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................

2. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành đào tạo được ghi trong văn bằng, chứng chỉ đã được cấp): ................................................................................

3. Kinh nghiệm chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề (ghi theo bản khai kinh nghiệm chuyên môn đã được tổ chức nơi đã làm việc hoặc đang làm việc xác nhận):...............................................................................................................

Căn cứ quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, tôi trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao…..xem xét, cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho các hoạt động sau: (căn cứ vào quy định tại Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP để xác định hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề).

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (gửi kèm hồ sơ); cam kết hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo đúng nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề được cấp,thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

 

CÁ NHÂN LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

11. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên (Sở đã cấp Chứng chỉ hành nghề).

Bước 2. Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho cá nhân.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

2. Bản chính Chứng chỉ hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng.

3. 02 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm đề nghị cấp lại.

Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Chứng chỉ hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao chứng chỉ, chứng nhận:

a) Bản sao Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề:

+ Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.

+ Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng.

+ Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng.

+ Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

b) Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

 

Mẫu số 07

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

……, ngày…..tháng…..năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao…..

1. Tên cá nhân đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề (viết bằng chữ in hoa):………………………………………………………………………………...

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Giấy CMND hoặc Mã số định danh cá nhân: Số ............. ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp (đối với trường hợp cá nhân đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề):…………………………..

2. Nội dung:

Đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề.

- Số Chứng chỉ hành nghề đã cấp: ..................................................................

- Ngày, tháng, năm cấp: ..................................................................................

- Lý do cấp lại:

+ Bổ sung nội dung hành nghề (nêu rõ những thông tin đề nghị bổ sung nội dung hành nghề).

+ Chứng chỉ hành nghề đã được cấp bị hỏng (nêu rõ lý do bị hỏng);

+ Chứng chỉ hành nghề đã được cấp bị mất (nêu rõ lý do bị mất).

3. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề (gửi kèm hồ sơ); thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

 

CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
(Ký, ghi rõ họ, tên đối với cá nhân)

 

12. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

2. Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề:

+ Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

3. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận hành nghề) được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định đối với từng trường hợp cụ thể sau:

1. Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

2. Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật.

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng.

c) Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

3. Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật.

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng.

c) Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

4. Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật.

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng.

c) Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

 

Mẫu số 08

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao…..

1. Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề (viết bằng chữ in hoa):.........................................................................................................................

- Địa chỉ: .......................................................................................................

- Điện thoại: ..................................................................................................

- Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp):...........................................................................................................

2. Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): .................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................

- Chức danh: ..................................................................................................

- Giấy CMND hoặc Mã số định danh cá nhân:

Số ............. ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp............................................................

Căn cứ quy định tại nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định Điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, ....... (tên tổ chức) trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao…..xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho các hoạt động sau: (căn cứ vào quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP để xác định hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề).

3. Cam kết: ................ (tên tổ chức) chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (gửi kèm hồ sơ); thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

 

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ người ký, đóng dấu)

 

13. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (Sở đã cấp Giấy chứng nhận).

Bước 2. Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trả kết quả cho tổ chức.

- Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

2. Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng.

Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao:

a) Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề:

+ Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.

- Lệ phí (nếu có):

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

+ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

 

Mẫu số 07

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đối với trường hợp tổ chức yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề)

........., ngày... tháng... năm.......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN HÀNH NGHỀ
BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…../
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao…..

1. Tên tổ chức đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề (viết bằng chữ in hoa):………………………..........................................................................

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

2. Nội dung:

Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề.

- Số Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp: .......................................................

- Ngày, tháng, năm cấp: ..................................................................................

- Lý do cấp lại:

+ Bổ sung nội dung hành nghề (nêu rõ những thông tin đề nghị bổ sung nội dung hành nghề).

+ Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp bị hỏng (nêu rõ lý do bị hỏng);

+ Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp bị mất (nêu rõ lý do bị mất).

3. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề (gửi kèm hồ sơ); thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

 

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ
(Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ người ký,
đóng dấu đối với tổ chức)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1578/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã chuẩn hóa

  • Số hiệu: 1578/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Mùa A Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản