Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1568/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 11 tháng 7 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

 

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2011-2015”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

Căn cứ Thông báo số 508-TB/TU ngày 22/5/2012 của Tỉnh ủy Hải Dương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 340/TTr-SCT ngày 06/6/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án “Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011- 2015”, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Đề án: Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011- 2015;

2. Địa điểm và quy mô thực hiện Đề án: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2015;

4. Mục tiêu Đề án:

Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại, bền vững; tập trung đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, quy trình công nghệ hiện đại, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực đạt tỷ trọng 75% - 80% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, tăng bình quân trên 16%/năm, tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

5. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

a) Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và công tác quản lý nhà nước.

b) Nâng cao chất luợng công tác quy hoạch, tăng cường thu hút đầu tư.

c) Phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo công nghiệp phát triển nhanh.

d) Cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

f) Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đảm bảo môi trường cho phát triển công nghiệp bền vững.

Điều 2: Giao Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung Đề án để triển khai thực hiện;

Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các Doanh nghiệp và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Thừa

 

ĐỀ ÁN

“PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2011 – 2015”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1568/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Hải Dương)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đề án “Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao” là 1 trong 3 đề án của Chương trình "Phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2006-2010" cần được đánh giá và bổ sung, hoàn thiện để tiếp tục triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011-2015.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I. Kết quả phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010

1. Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị SXCN qua 5 năm 2006 - 2010 đều tăng, nhưng chưa đạt mục tiêu. Năm 2010 đạt 22.158 tỷ đồng (đạt 76,6% mục tiêu); bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tăng 13,7%/năm (mục tiêu tăng 20%/năm). Trong đó:

- Công nghiệp nhà nước đạt 7.132 tỷ đồng, tăng 3,3%/năm (mục tiêu tăng 10,8%/năm).

- Công nghiệp ngoài nhà nước đạt 5.151 tỷ đồng, tăng 19,9%/năm (mục tiêu tăng 22,5%/năm).

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9.875 tỷ đồng, tăng 22,9%/năm (mục tiêu tăng 29,9%/năm).

2. Chuyển dịch cơ cấu và lao động

- Phát triển sản xuất công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng chưa cao. Năm 2005 cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ là 27,1% - 43,6% - 29,3%; năm 2010 cơ cấu tương ứng là 23,0% - 45,4% - 31,6%. (Nông, lâm, ngư nghiệp giảm 4,1%, Công nghiệp, xây dựng tăng 1,8%, Dịch vụ tăng 2,3%). Trong đó, công nghiệp chiếm 39,0% đạt 92,8% mục tiêu.

- Chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp: Xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005 tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước - ngoài nhà nước - có vốn đầu tư nước ngoài là 52,0% - 17,8% - 30,2%; năm 2010 tỷ trọng tương ứng là 35,7% - 21,7% - 42,6%.

- Năm 2006 số lao động tham gia SXCN trên địa bàn là 113.833 người, tăng thêm gần 3 ngàn người so với năm 2005. Năm 2010 số lao động công nghiệp trên địa bàn đạt 199.262 người, tăng thêm 88 ngàn người so với năm 2005. Bình quân mỗi năm tăng thêm gần 1,8 vạn lao động/năm. (mục tiêu tăng 2 vạn lao động/năm). Số lao động được đào tạo và đào tạo lại còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp còn thấp cả về năng lực quản lý, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, năng lực công nghệ và trình độ tay nghề của công nhân.

3. Kim ngạch xuất nhập khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 2005 đạt 112,5 triệu USD, năm 2010 đạt 1.042,7 triệu USD (mục tiêu 300 triệu USD, vượt 247,6%). Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 56,1%/năm (mục tiêu 26%/năm). Trong đó kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 là 289,4 triệu USD, năm 2010 là 1.076,6 triệu USD (nhập siêu gần 34 triệu USD). Tăng bình quân 30,1%/năm; chủ yếu nhập nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

4. Phát triển các khu, cụm công nghiệp

- Năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 4 khu công nghiệp, tổng diện tích qui hoạch 952 ha. Đến nay đã có 8 khu công nghiệp đang đầu tư xây dựng, tổng diện tích qui hoạch 2.350 ha. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đạt 6.915 tỷ đồng, đã thực hiện được 3.031 tỷ đồng, đạt 43,8%. Tính đến hết tháng 6/2010 đã có 122 dự án trong và ngoài nước được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó 94 dự án đã đi vào hoạt động, 25 dự án đang xây dựng. Tổng số vốn đăng ký của các dự án là 1.756 triệu USD. Số lao động tham gia trong các khu công nghiệp gần 4 vạn lao động. Doanh thu xuất khẩu đạt 500 triệu USD. Các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy tương đối nhanh, năm 2005 đạt 17,7%, năm 2010 là 59,0%. Nhiều khu công nghiệp đã lấp đầy như khu công nghiệp Nam Sách, Phúc Điền, Đại An (giai đoạn 1), Tân Trường (giai đoạn 1). Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp chủ yếu là dự án vốn FDI của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

- Số cụm công nghiệp được phê duyệt năm 2005 là 23 cụm, tổng diện tích 983 ha. Năm 2010 đã có 38 cụm công nghiệp được qui hoạch, tổng diện tích 1.765,7 ha, số dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp là 296 dự án, thu hút 5,6 vạn lao động. Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt trên 50%. Một số cụm đã cho thuê hết diện tích như cụm công nghiệp Cẩm Thượng (Hải Dương), Kim Lương (Kim Thành), Duy Tân (Kinh Môn), Ven đường 20 (Bình Giang)…

5. Phát triển hệ thống điện

Cơ bản đã hoàn thành Qui hoạch phát triển điện lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2010 và xây dựng xong quy hoạch điện lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 kịp thời đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hệ thống lưới điện trung, cao áp đã xây dựng xong trạm 220 KV Hải Dương I (Đức Chính, Cẩm Giàng); đang triển khai đầu tư trạm 220 KV Hải Dương II tại Kinh Môn. Đã xây dựng xong các trạm 110 KV cấp điện cho các khu công nghiệp và dân sinh như trạm Đại An, Nhị Chiểu, Thanh Miện, Ngọc Sơn, Hoà Phát nâng công suất trạm Phả Lại từ 6,3 MVA lên 25 MVA, trạm Chí Linh từ 25 MVA lên 40 MVA; tiếp tục hoàn thiện xây dựng các trạm 110 KV còn lại trong qui hoạch như trạm Tiền Trung (Nam Sách). Xây dựng gần 300 trạm biến áp phân phối 35 - 22/0,4 KV, xây dựng mới 102 km đường dây 110 - 220 KV cung cấp điện cho các trạm và tạo mạch vòng cấp điện ổn định. Thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy điện chạy than 1.200 MVA tại Phúc Thành, Kinh Môn.

Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng và cải tạo 742 km đường dây hạ áp nông thôn tại 60 xã trong tỉnh thuộc dự án năng lượng nông thôn II. Huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn.

II. Tình hình phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp công nghệ cao.

1. Đánh giá chung

Giai đoạn 2006-2010 các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao từng bước vượt qua khó khăn và duy trì được sự tăng trưởng. Giá trị sản xuất năm 2009 đạt 14.150 tỷ đồng, năm 2010 đạt 16.277 tỷ đồng, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2005 (năm 2005 là 7.984,9 tỷ đồng), bằng 70,6% mục tiêu (23.030 tỷ đồng); tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 2006-2010 đạt 13,7%/năm (mục tiêu là 24,4%/năm). Các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp công nghệ cao đang từng bước khẳng định là những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2005 chiếm 68%, năm 2010 chiếm 73,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Từ năm 2006 đến hết năm 2010 đã thu hút được 220 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư của các dự án là 29.381 tỷ đồng, vượt cao so với mục tiêu (mục tiêu 20.000 tỷ đồng).

2. Các ngành chủ yếu

a) Công nghiệp cơ khí, điện tử

Công nghiệp cơ khí, điện tử là ngành chiếm vị trí quan trọng, nhưng do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Năm 2010, giá trị sản xuất đạt 5.760 tỷ đồng, so với mục tiêu đạt 48%; tăng trưởng bình quân 17,5% (mục tiêu 36,8%). Một số sản phẩm chủ yếu sản lượng đạt thấp: lắp ráp ôtô đạt 7.406 chiếc (bằng 67,3% mục tiêu); nhôm thanh, nhôm hình đạt 5.700 tấn (mục tiêu 10.000 tấn); máy bơm nước đạt 7.000 chiếc (mục tiêu 15.000 chiếc)…

b) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã phát huy lợi thế, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất 2010 đạt 7.100 tỷ đồng, vượt 18% so với mục tiêu; tăng trưởng bình quân đạt 13,9% (mục tiêu 11,9%). Các sản phẩm chủ yếu: xi măng 6,7 triệu tấn (mục tiêu 7 triệu tấn); gạch xây 665 triệu viên (mục tiêu 580 triệu viên); gạch ceramic 11,2 triệu m2 (mục tiêu 8 triệu m2)…

c) Công nghiệp may, giầy

Đây là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới. Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.367 tỷ đồng, chỉ bằng 62,1% so với mục tiêu. Trong đó may mặc là 667 tỷ đồng (mục tiêu 1.200 tỷ đồng); giầy dép đạt 700 tỷ đồng (mục tiêu 1.000 tỷ đồng). Sản phẩm may mặc 95,9 triệu sản phẩm, tăng 67,1% so với mục tiêu; sản lượng giầy dép đạt 9,8 triệu đôi (mục tiêu 15 triệu đôi).

d) Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm (có đề án riêng)

Các sản phẩm chế biến: Rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, rượu, bia, nước giải khát, bánh bún các loại, thức ăn chăn nuôi … bước đầu được đầu tư quan tâm phát triển.

III. Một số hạn chế và nguyên nhân.

1. Hạn chế.

- Các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp công nghệ cao của Hải Dương tuy đã bước đầu phát triển nhưng chưa mạnh và chưa bền vững; các mục tiêu của Đề án như giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng và một số sản phẩm chủ yếu chưa đạt. Sản phẩm chủ yếu là gia công như lắp ráp ôtô, linh kiện điện tử, thiết bị in, máy tính, máy Fax, điện thoại, may, giầy … nên giá trị gia tăng thấp.

- Việc quán triệt, cụ thể hoá Đề án của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa kịp thời, triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, lúng túng, chỉ đạo chưa cụ thể, chưa nghiêm; chưa cụ thể chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có công nghệ cao.

- Công tác quản lý môi trường còn hạn chế trong hoạt động tiếp nhận, thẩm định đầu tư mới các dự án. Việc kiểm tra xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải của các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa thường xuyên, chưa kiên quyết. Việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng nhiều cụm công nghiệp, hệ thống giao thông, trạm lưới điện, cấp thoát nước, dịch vụ bưu chính, viễn thông… chưa được quan tâm đầu tư.

- Chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại các doanh nghiệp còn hạn chế về trình độ tay nghề, năng lực công nghệ và quản trị doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Nguyên nhân

- Tình hình thế giới diễn biến phức tạp về chính trị, khủng hoảng tài chính lan rộng gây ra suy giảm kinh tế thế giới, lạm ph át t ăng cao… ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nền kinh tế. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, tai tệ nạn xã hội cũng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất kinh doanh.

- Công tác vận động, xúc tiến đầu t­ư và xúc tiến thương mại trong và ngoài nước của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và các doanh nghiệp chưa thật chủ động, chư­a có ch­ương trình kế hoạch cụ thể. Việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, thực hiện quảng bá đầu t­ư, tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, cũng như­ sự phối hợp với các tổ chức xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại­ trong và ngoài nư­ớc… chưa thường xuyên, liên tục.

- Các ngành chức năng chưa tích cực, chủ động phối hợp tham mưu các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, chưa có quy hoạch chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể.

- Cơ sở hạ tầng một số khu công nghiệp, các cụm công nghiệp chậm được đầu tư xây dựng đồng bộ. Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp.

- Các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh về chất lượng, nội dung đào tạo; chưa đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực trong lĩnh vực dậy nghề. Nguồn kinh phí cho đào tạo công nhân, nhất là công nhân có yêu cầu trình độ kỹ thật cao còn hạn chế. Sự lan toả về công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước còn mờ nhạt, thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hàng hoá.

- Trình độ, năng lực khoa học công nghệ của nhiều doanh nghiệp ở mức trung bình yếu ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ, xây dựng chiến lược để phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong việc đầu tư, ứng dụng khoa học – công nghệ, nghiên cứu mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp chậm được đổi mới. Công nghiệp phụ trợ (hỗ trợ) chưa được quan tâm đầu tư phát triển

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

I. Dự báo tình hình giai đoạn 2011 - 2015

Xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao hiện nay là công nghệ thông tin, phần mềm điện tử, các ngành công nghiệp sử dụng vật liệu, năng lượng mới và ngành cơ khí chế tạo vẫn được coi là ngành then chốt. Giai đoạn 2011- 2015 và những năm tiếp theo các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghệ cao của Hải Dương, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, sản xuất sản phẩm mới vật liệu xây dựng và chế biến nông sản thực phẩm vẫn là những ngành chủ lực và thực sự có vai trò then chốt, ảnh hưởng quyết định sự phát triển công nghiệp của tỉnh.

Căn cứ Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ban hành ngày 12/11/2008 công nghiệp công nghệ cao là những ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá. Ngày 01/6/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 842/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020”.

Về công nghiệp lợi thế, có nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý như Quyết đinh 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ… Giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, những lợi thế của Hải Dương được tiếp tục phát huy để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững. Ngoài thuận lợi nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thuận lợi giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. Tỉnh ta còn có nhiều cơ sở công nghiệp có cơ sở vật chất và quy trình công nghệ hiện đại đã hình thành và ngày càng phát triển. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Cơ khí như sản xuất và lắp ráp ôtô Ford, chế tạo bơm Ebra, lắp máy 69-3, sản xuất các linh kiện điện tử, linh kiện ôtô, linh kiện tự động hóa (ka fi cô), sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu, sản xuất phụ trợ, dịch vụ… cho sản xuất công nghiệp. Điện, điện tử như dây và cáp điện Sumidenso, Taya, Brothe… Về sản xuất vật liệu xây dựng trong những năm tới vẫn có ưu thế nguồn nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản để sản xuất xi măng, Về chế biến nông sản thực phẩm mặc dù có nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển, nhưng xuất phát điểm từ tỉnh nông nghiệp, có thuận lợi về nguồn nông sản ưu tiên cho chế biến nông sản thực phẩm sâu hơn, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm: Nước uống, nước hoa quả, sản phẩm nông sản thực phẩm từ hoa quả đến thịt cá.

Dự tính đến năm 2015 giá trị sản xuất các ngành công nghiệp có lợi thế và công nghệ cao đạt trên 36.050 tỷ đồng, chiếm 81% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,2%/năm.

II. Mục tiêu

Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại, bền vững; tập trung đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, quy trình công nghệ hiện đại, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao; các sản phẩm là máy móc thiết bị hoàn chỉnh, linh kiện điện tử, linh kiện tự động hoá có hàm lượng công nghệ cao. Phấn đấu giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực đạt tỷ trọng 75% - 80% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, tăng bình quân trên 16%/năm, tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

III. Nhiệm vụ cụ thể

1. Công nghiệp cơ khí - điện - điện tử

Đây là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra giá trị gia tăng cao, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Duy trì tốt hoạt động và phát huy tối đa công suất Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (1.040 MW); đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Dương tại Kinh Môn (1.200 MW). Triển khai thực hiện Qui hoạch hệ thống lưới điện đến năm 2015 có xét đến năm 2020, nâng cấp và mở rộng các trạm biến áp. Ưu tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ cao (sản xuất các linh kiện, thiết bị viễn thông, phần mềm, máy in, máy Fax, điện tử, điện lạnh, phụ tùng ôtô, tầu biển, cơ khí chính xác...) vào các khu, cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp hiện có duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy hết công suất: ôtô Ford, thép Hòa Phát, lắp máy 69-3 ... Giá trị sản xuất năm 2015 đạt 17.450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm.

Một số sản phẩm chủ yếu cần tập trung phát triển đến năm 2015 là:

- Sản xuất lắp ráp ôtô:        13.000 chiếc

- Máy bơm nước:               15.000 chiếc

- Máy Fax:                     4.000.000 chiếc

- Sản xuất thép và kết cấu thép:

+ Thép cán:                          700.000 tấn

+ Kết cấu thép:                    400.000 tấn

- Nhôm thanh, nhôm hình:       12.000 tấn

- Dây cáp điện:                      15.000 tấn

- Chế tạo và sửa chữa tầu biển; các thiết bị điện tử, điện lạnh, các thiết bị thông tin viễn thông, phần mềm ...

2. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, giá trị sản xuất năm 2015 đạt 11.500 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 10,1%/năm.

- Khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất xi măng. Sản lượng xi măng đạt 9 - 10 triệu tấn vào năm 2015.

- Phát huy tối đa công suất các nhà máy gạch tuynel, giải quyết tốt vấn đề môi trường, đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu phát triển. Sớm xoá bỏ các lò gạch thủ công và lò liên tục kiểu đứng gây ô nhiễm môi trường. Sản lượng gạch xây 1.200 - 1.400 triệu viên/năm.

- Duy trì và phát huy công suất các cơ sở sản xuất gạch lát Ceramic, sản lượng đạt 13 triệu m2 vào năm 2015.

- Khuyến khích đầu tư sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới như gạch không nung chất lượng cao, gạch nhẹ chưng áp AAC, sơn, vữa, bột bả tường, phụ gia bê tông đầm lăn, các-bua si-lic (SiC)... Đến năm 2015 tăng tỷ lệ gạch không nung trong cơ cấu sử dụng gạch xây của tỉnh là 15 – 20%.

3. Công nghiệp May – Giầy

- Tiếp tục duy trì và phát huy năng lực của các cơ sở may - giầy hiện có, dự kiến năm 2015 giá trị sản xuất ngành may - giầy đạt 2.950 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 16,6%/năm. Sản lượng may đạt 120 triệu sản phẩm/năm, giầy đạt 15 triệu đôi/năm. Đây là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, (khoảng 6 vạn lao động, trong đó 80% lao động nữ).

- Thực hiện tốt chính sách xã hội cho công nhân, nhất là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện nhà ở cho người lao động.

- Tiếp tục thu hút đầu tư và di dời các cơ sở may, giầy ở các đô thị về các cụm công nghiệp nông thôn, nhất là trên các địa bàn huyện Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Thanh Miện...

4. Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm

Dự kiến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 4.150 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 15,1%/năm. (chi tiết có đề án riêng)

IV. Các giải pháp chính

1. Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và công tác quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển công nghiệp.

- Các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải quan tâm hơn nữa đến phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp có lợi thế và công nghiệp công nghệ cao để nhanh chóng đưa tỉnh nhà cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào 2020; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, khắc phục kịp thời những hạn chế tập trung cho công nghiệp phát triển bền vững.

- Xây dựng kế hoạch quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hoá Đề án kịp thời và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của đề án.

2. Nâng cao chất luợng công tác quy hoạch, tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đảm bảo đồng bộ, đáp ứng chiến lược phát triển lâu dài đi đôi với tăng cường công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình phát triển công nghiệp trong bối cảnh mới, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung, quy hoạch phát triển vùng kinh tế Thủ đô, vùng Bắc bộ...

- Hoàn thiện quy hoạch các khu và cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, thu hút các dự án lấp đầy diện tích các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch; thực hiện quy hoạch điện, quy hoạch tài nguyên khoáng sản, năng lượng sạch. Không chấp thuận thuê đất cho các dự án ngoài các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch.

- Coi trọng công tác giám sát, quản lý công nghiệp theo quy hoạch được duyệt, thực hiện tốt quy chế quản lý các khu công nghiệp, quy chế quản lý các cụm công nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của UBND tỉnh.

- Ưu tiên thu hút và có chính sách ưu đãi các cơ sở sản xuất công nghiệp có công nghệ cao, thân thiện môi trường.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo công nghiệp phát triển nhanh.

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, điện, nước... quan tâm vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện phát triển công nghiệp nông thôn.

- Đầu tư và cải tạo hệ thống điện (trạm, đường dây) đảm bảo cấp điện đầy đủ, thường xuyên, đảm bảo chất lượng cho các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp tiêu thụ điện lớn (cơ khí, thép, xi măng, các-bua si-lic...).

- Có cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể hợp lý cho đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đăc biệt là các cụm công nghiệp để thu hút nhanh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh vào các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch.

- Đảm bảo các dịch vụ bưu chính, viễn thông, cấp, thoát nước... cho các khu, cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải đầu tư xử lý đồng bộ ô nhiễm môi trường, lựa chọn khi tiếp nhận các dự án mới phải có công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

4. Cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong chấp thuận dự án đầu tư theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông".

- Giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để các dự án đã được chấp thuận đầu tư nhanh chóng triển khai xây dựng và sản xuất kinh doanh.

- Hỗ trợ và đào tạo nghề cho công nhân ở doanh nghiệp có công nghệ cao, mức hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân được đào tạo.

- Hỗ trợ 50% chi phí tham gia chương trình xúc tiến thương mại; đẩy mạnh việc khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ 100% các hoạt động tư vấn xuất khẩu, đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu. Hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng tham gia hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu và chi phí cho quảng bá thương hiệu và sản phẩm xuất khẩu trong nước.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh phí để thiết kế đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, kinh phí tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và kinh phí tư vấn, lệ phí quốc gia cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, hoặc kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp.

- Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 2011-2015 khoảng 70 ngàn tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh trên 50 ngàn tỷ đồng. Huy động mọi nguồn vốn từ các doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn khác, chủ yếu nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ 100% chi phí bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp và đội ngũ doanh nhân trong tỉnh.

- Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo lại nâng cao tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng thi nâng bậc, thi thợ giỏi, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất trong các doanh nghiệp, gắn kết giữa đào tạo ở trường với nhu cầu đào tạo tại các doanh nghiệp có công nghệ cao.

- Tăng cường cập nhật thông tin, kiến thức mới về tiến bộ công nghệ, thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đến các doanh nghiệp công nghiệp.

- Tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành công nghiệp công nghệ cao: cơ khí, điện tử, điện lạnh, ôtô, công nghệ thông tin, công nghiệp viễn thông...

6. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đảm bảo môi trường cho phát triển công nghiệp bền vững.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp công nghệ cao được tham gia vào các chương trình phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học công nghệ và Chương trình khoa học công nghệ của tỉnh. Hằng năm giành 30% kinh phí phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu hàng hoá.

- Xã hội hoá việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các phương tiện thông tin của tỉnh, các chương trình phổ biến kiến thức khoa học trong lĩnh vực sản xuất.

- Lựa chọn chấp thuận đầu tư các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường. Kiên quyết từ chối các dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm.

- Ưu tiên đầu tư cải tiến và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong xử lý môi trường sản xuất công nghiệp ở từng doanh nghiệp.

- Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất vi phạm vệ sinh môi trường.

- Miễn giảm tiền thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp cho những dự án đầu tư xử lý nước thải, chất thải rắn ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề...

- Triển khai mạnh sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, phát triển thương mại điện tử trong tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển công nghiệp do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối sản xuất là Trưởng ban, Giám đốc sở Công Thương là Phó ban thường trự; thành viên Ban chỉ đạo bao gồm các đồng chí là lãnh đạo các Sở, Ngành có liên quan.

2. Sở Công Thương là cơ quan thường trực thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện đề án với Ban chỉ đạo và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để kịp thời bổ sung, điều chỉnh các giải pháp trong quá trình thực hiện đề án sát với thực tế. Phối hợp với các ngành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đề án và giúp Ban chỉ đạo sơ kết vào năm 2013 và tổng kết thực hiện đề án vào quý IV năm 2015.

3. Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan:

a) Sở Kế hoạch đầu tư, sở Tài chính và sở Công Thương phối hợp với các ngành, các địa phương cụ thể hoá đề án bằng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện tốt đề án; thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư để tăng cường thu hút các dự án đầu tư theo định hướng của Đề án. Xây dựng quy chế đầu tư, quản lý các cụm công nghiệp. Quy hoạch phát triển từng nhóm ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Thu hút đầu tư vào các vùng có lợi thế, tạo điều kiện ưu đãi cho các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thu hút đầu tư và di dời các doanh nghiệp may - giầy về khu vực nông thôn, giải quyết lao động tại chỗ, giảm lao động tập trung ở khu vực thành phố.

b) Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước bao gồm: kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý hàng hoá; giành kinh phí khoa học để nghiên cứu các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ mới; hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận tiêu chuẩn môi trường và thẩm định đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả và có giải pháp hỗ trợ các làng nghề, các doanh nghiệp xử lý ô nhiễm môi trường.

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện chương trình đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là doanh nghiệp có công nghệ cao.

đ) Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng phát triển của tỉnh và các Ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện và có trách nhiệm tiếp nhận, huy động nguồn vốn phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của đề án. Các quỹ tín dụng khai thác các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi, có chế độ ưu đãi cho vay kịp thời đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm công nghiệp chủ lực, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

e) Các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo, lập kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả đề án và chịu trách nhiệm về phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của địa phương mình, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cho phát triển kinh tế địa phương. Các cấp chính quyền phải coi đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ 2011 - 2015, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, khắc phục kịp thời những hạn chế để tập trung cho các ngành công nghiệp phát triển đồng bộ, nhanh và bền vững.

g) Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị xã hội tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện đề án, coi đây là hướng đi chiến lược để sớm đưa Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp giầu mạnh.

h) Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp tục đổi mới công nghệ, trang thiết bị, tìm kiếm thị truờng, cải tiến mẫu mã, sản xuất sản phẩm mới, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xử lý ô nhiễm môi trường, đào tạo công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, tích cực, chủ động hội nhập trong phát triển sản xuất kinh doanh.

k) Các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền để động viên doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao của tỉnh./.

 


PHỤ LỤC 1.

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 05

TH 06

TH 07

TH 08

TH 09

TH 2010

Tốc độ tăng bình quân 5 năm (2006-2010)

KH giai đoạn 2011-2015

Mục tiêu

Thực hiện

Bình quân %

Năm 2015

%

Năm 2010

%

Năm 2010

I

Tổng GTSX (giá CĐ)

Tỷ.đ

11,672.2

13,757.7

15,771.6

18,099.5

18,735.0

22,158.0

20.0

28,920

13.68

22,158.0

15.0

44,500

1

Theo TP kinh tế

Tỷ.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- CN nhà nước

 

6,070.1

6,403.6

6,443.7

6,908.6

6,930.0

7,132.0

10.8

10,150

3.277

7,132.0

9.3

11,100

 

+ CN TW

"

5,817.9

6,220.1

6,176.1

6,690.4

6,760.0

6,993.5

 

9,900

 

6,993.5

9.4

10,970

 

+ Nhà nước ĐP

"

252.1

183.5

267.7

218.2

170.0

138.5

 

250

 

138.5

-1.3

130

 

- Ngoài nhà nước

"

2,078.4

2,598.0

3,224.0

3,743.6

4,004.0

5,151.0

22.5

5,350

19.9

5,151.0

16.4

11,000

 

- Công nghiệp ĐTNN

"

3,523.7

4,756.2

6,103.9

7,447.3

7,801.0

9,875.0

29.9

13,420

22.89

9,875.0

17.8

22,400

2

Theo ngành CN

Tỷ.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- CN khai thác

"

148.0

139.5

241.3

238.3

200.0

245.0

 

 

10.61

245.0

12.9

450

 

- CN chế biến

"

8,548.1

10,478.6

12,500.0

14,831.0

15,735.0

18,596.0

 

 

16.82

18,596.0

14.8

37,050

 

- CN điện nước

"

2,976.1

3,139.6

3,030.3

3,030.3

2,800.0

3,317.0

 

 

2.192

3,317.0

16.1

7,000

II

Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 Xi măng

Ng. tấn

3,892.0

5,845.0

5,625.0

5,760.0

7,200.0

6,701.0

 

7,000

11.48

6,701.0

7.2

9,500

2

Điện phát ra

Tr.Kwh

6,766.0

7,254.0

7,028.0

6,927.0

6,500.0

6,855.0

 

 

0.262

6,855.0

15.4

14,000

3

Quần áo các loại

Ng.cái

24,098.0

60,448.0

77,548.0

89,893.0

7,100.0

95,915.0

 

55,000

31.82

95,915.0

4.6

120,000

4

Giầy dép các loại

Ng.đôi

5,580.0

10,511.0

10,714.0

11,833.0

9,000.0

9,844.0

 

15,000

12.02

9,844.0

8.8

15,000

5

Máy bơm nước

Chiếc

10,418.0

6,822.0

8,678.0

4,199.0

5,000.0

7,250.0

 

15,000

-6.99

7,250.0

15.7

15,000

6

Ôtô lắp ráp

Chiếc

6,281.0

3,904.0

5,082.0

6,941.0

4,500.0

7,406.0

 

11,000

3.35

7,406.0

11.9

13,000

7

Nhôm hình

Tấn

5,110.0

5,556.0

4,837.2

5,321.6

5,390.0

5,700.0

 

10,000

2.209

5,700.0

16.1

12,000

8

Thức ăn chăn nuôi

Tấn

108,324.0

171,439.0

309,758.0

310,650.0

311,243.0

310,000.0

 

300,000

23.4

310,000.0

7.7

450,000

9

Thịt lợn cấp đông

Tấn

3,706.0

4,520.0

2,463.0

2,093.0

1,895.0

3,250.0

 

6,000

-2.59

3,250.0

14.9

6,500

10

Đá khai thác

Ng. m3

2,192.0

1,460.0

3,999.0

2,034.0

1,350.0

1,970.0

 

 

-2.11

1,970.0

-1.8

1,800

11

Nước máy sản xuất

Ng.m3

9,894.0

10,740.0

12,323.0

14,409.0

16,119.0

14,632.0

 

 

8.14

14,632.0

7.5

21,000

12

Bia các loại

Ng.lít

27,232.0

27,312.0

44,604.0

49,939.0

59,093.0

57,040.0

 

55,000

15.94

57,040.0

17.9

130,000

13

Dây cáp điện

Tấn

3,229.1

3,599.0

4,957.0

5,928.3

4,250.0

11,281.0

 

10,000

28.43

11,281.0

5.9

15,000

14

Gạch nung

Ng. viên

500,455.0

295,198.0

406,712.0

565,374.0

600,000.0

665,000.0

 

580

5.85

665,000.0

14.3

1,300,000

15

Gạch Ceramic

Ng.m2

2,887.0

5,415.0

7,376.0

9,680.0

8,000.0

11,180.0

 

8,000

31.1

11,180.0

3.1

13,000

III

Gía trị KNXK

Tr.USD

112.5

224.6

336.8

620.0

722.0

1042.7

21.67

300

56.1

1042.7

17.0

2,290

IV

Số cơ sở SXCN

Cơ sở

24,934

25,581

27,147

26,836

26,015

24,657

 

 

 

24,657

 

28,017

1

Nhà nước

"

19

16

16

17

18

16

 

 

 

16

 

17

 

- TW

"

14

13

13

14

12

12

 

 

 

12

 

15

 

- Địa phương

"

5

3

3

3

6

4

 

 

 

4

 

2

2

Ngoài nhà nước

"

24,867

25,512

27,057

26,731

25,881

24,509

 

 

 

24,509

 

27,770

 

- Dân doanh

"

265

359

444

492

601

691

 

 

 

691

 

1,100

 

- Hộ SX cá thể

"

24,553

25,108

26,401

26,048

25,158

23,714

 

 

 

23,714

 

26,500

 

- Hợp tác xã

"

49

45

212

191

122

104

 

 

 

104

 

170

3

DN có vốn ĐTNN

"

48

53

74

88

116

132

 

 

 

132

 

230

 

PHỤ LỤC 2.

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

(Giai đoạn 2006-2010, dự kiến 2015)

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 05

TH 06

TH 07

TH 08

TH 09

TH 2010

Tốc độ tăng bình quân 5 năm (2006-2010)

DK giai đoạn
2011-2015

Mục tiêu

Thực hiện

Năm 2015

Bình quân

Năm 2010

%

Năm 2010

%

Tỷ đồng

%

Tổng GTSX (giá CĐ)

Tỷ.đ

11,672.2

13,757.7

15,771.6

18,099.5

18,735.0

22,158.0

28,920

20.0

22,158.0

13.7

44,500

15.0

1- GTSX các ngành công nghiệp có lợi thế

Tỷ.đ

7,984.9

9,893.4

11,480.0

13,510.8

14,150.0

16,277.0

23,030

24.4

16,277.0

15.3

36,050

17.2

 - Cơ khí điện tử

"

2,570.2

2,318.6

3,302.2

4,529.5

4,800.0

5,760.0

12,000

36.8

5,760.0

17.5

17,450

24.8

 - CN sản xuất VLXD

"

3,698.4

5,222.2

5,231.8

5,773.5

6,300.0

7,100.0

6,000

11.9

7,100.0

13.9

11,500

10.1

 - CN may, da giầy

"

691.7

1,013.5

995.7

1,248.1

1,080.0

1,367.0

2,200

26.0

1,367.0

14.6

2,950

16.6

 + May (giá CĐ)

"

292.0

466.8

566.4

581.9

530.0

667.0

1,200

32.7

667.0

18.0

1,750

21.3

 + Da giầy (giá CĐ)

"

399.7

546.7

429.3

666.2

550.0

700.0

1,000

20.1

700.0

11.9

1,200

11.4

 - CN chế biến NSTP

"

1,024.6

1,339.1

1,950.3

1,959.7

1,970.0

2,050.0

2,830

22.0

2,050.0

14.9

4,150

15.1

2- GTSX ngành CN khác

Tỷ.đ

3,687.3

3,864.3

4,291.6

4,588.7

4,585.0

5,881.0

5,890

9.8

5,881.0

9.8

8,450

7.5

 

PHỤ LỤC 3.

MỘT SỐ DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ

(Giai đoạn 2011-2015)

STT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

MỘT SỐ CHỈ TIÊU

(quy hoạch- kiến trúc; đất đai, vốn đầu tư ...)

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

1

Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng các CCN tỉnh Hải Dương.

Các CCN tại địa bàn các huyện trong tỉnh.

+ Về diện tích, vốn đầu tư trên cơ sở quy hoạch của từng CCN đã được UBND tỉnh phê duyệt, nhà đầu tư có thể lựa chọn từng dự án cụ thể.

+ Cơ chế đầu tư:

- Đấu thầu dự án nếu có từ hai nhà đầu tư quan tâm.

- Chỉ định thầu nếu chỉ có một nhà đầu tư quan tâm.

100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc trong nước hoặc các hình thức khác.

2

Dự án sản xuất điện tử, điện lạnh.

+ Các KCN.

+ Các CCN: Cao An (Cẩm Giàng); Nguyên Giáp (Tứ kỳ); Đoàn Thượng, Thạch Khôi (Gia Lộc); Thái Học (Bình Giang).

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 50 triệu USD trở lên. (Tương đương: 1.000 tỷ VNĐ trở lên).

100% vốn n­ước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn trong nước.

3

Dự án sản xuất vật liệu xây dựng mới.

+ Các KCN.

+ Các CCN trên địa bàn huyện Kinh Môn, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Chí Linh.

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 20 triệu USD trở lên, (Tương đương: 400 tỷ VNĐ trở lên).

100% vốn nư­ớc ngoài; liên doanh hoặc 100% vốn trong nước.

4

Dự án nhà máy sản xuất thuỷ tinh cao cấp.

CCN Văn An I, CCN Chí Minh (huyện Chí Linh).

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 100 triệu USD trở lên., tương đương: 1.600 tỷ VNĐ trở lên.

100% vốn n­ước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trong nước.

5

Dự án sản xuất vật liệu công nghiệp.

+ Các KCN;

+ Các CCN trên địa bàn tỉnh.

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 10 triệu USD trở lên, (Tương đương: 200 tỷ VNĐ trở lên).

100% vốn n­ước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trong nước.

6

Dự án sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị và máy xây dựng, máy phục vụ ngành nông nghiệp.

+ Các KCN;

+ Các CCN trên địa bàn huyện Thanh Miện, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Bình Giang, Tứ Kỳ.

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 30 triệu USD trở lên, (Tương đương: 600 tỷ VNĐ).

 

100% vốn n­ước ngoài; liên doanh hoặc 100% vốn trong nước.

7

Dự án sản xuất các loại động cơ điện, động cơ diezel.

+ Các KCN;

+ Các CCN: An Đồng (Nam Sách); Nguyên Giáp (Tứ Kỳ).

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 10 triệu USD trở lên, (Tương đương: 200 tỷ VNĐ trở lên).

100% vốn n­ước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn trong nước.

8

Dự án sản xuất, lắp ráp máy giặt dõn dụng và cụng nghiệp.

+ Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn.

+ Quy mô: Vốn đầu tư: 10 triệu USD trở lên,

(Tương đương 200 tỷ VNĐ)

Do Nhà đầu tư tự lựa chọn.

9

Dự án sản xuất thiết bị chiếu sỏng tiết kiệm điện năng.

+ Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn.

+ Quy mô: Vốn đầu tư: 10 triệu USD trở lên,

(Tương đương 200 tỷ VNĐ).

Do Nhà đầu tư tự lựa chọn.

10

Dự án sản xuất và lắp ráp thiết bị nghe, nhìn kỹ thuật số.

+ Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn.

+ Quy mô: Vốn đầu tư: 30 triệu USD trở lên,

(Tương đương 600 tỷ VNĐ).

Do Nhà đầu tư tự lựa chọn.

11

Dự án sản xuất thiết bị công nghệ thông tin.

+ Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn.

+ Quy mô: Vốn đầu tư: 20 triệu USD trở lên,

(Tương đương 400 tỷ VNĐ).

Do Nhà đầu tư tự lựa chọn.

12

Dự án chế biến rác thải.

Số dự án: 2-3 dự án.

Bãi Sói (h. Tứ Kỳ); Huyện Chí Linh; Huyện Cẩm Giàng.

+ Xử lý rác thải đô thị và công nghiệp 150 – 200 tấn/ngày đêm.

+ Vốn đầu tư cần thu hút: Từ 4 triệu USD,

(Tương đương 80 tỷ đồng).

+ Cơ chế đầu tư:

- Đấu thầu dự án nếu có từ hai nhà đầu tư quan tâm.

- Chỉ định thầu nếu chỉ có một nhà đầu tư quan tâm.

Vốn ngoài ngân sách.

13

Dự án sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế.

- Tại các KCN; hoặc các CCN do nhà đầu tư lựa chọn.

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 20 triệu USD trở lên, (Tương đương: 400 tỷ VNĐ trở lên).

100% vốn n­ước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trong nước.

14

Dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế công nghệ cao.

Số lượng: 01 dự án.

+ Các KCN.

+ Các CCN: Thái Học (Bình Giang); Tứ Cường (Thanh Miện); Nghĩa An, Đồng Tâm (h. Ninh Giang); Nguyên Giáp (Tứ Kỳ)...

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 30 triệu USD trở lên, (Tương đương: 600 tỷ VNĐ trở lên).

100% vốn n­ước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn trong nước.

15

Dự án chế biến rau quả hộp, nước uống từ rau quả, gia vị.

Số dự án: 01.

+ Tại các KCN; hoặc các CCN: Hồng Lạc, Tiền Tiến (Thanh Hà); Nguyên Giáp (Tứ Kỳ); Đoàn Thượng (Gia Lộc); Cao An, Lai Cách (Cẩm Giàng).

+ Quy mô: Vốn đầu tư cần thu hút: 5 triệu - 10 triệu USD trở lên, (Tương đương: 100-0 tỷ VNĐ trở lên).

100% vốn n­ước ngoài, liên doanh, 100% vốn trong nước.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011- 2015” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành

  • Số hiệu: 1568/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/07/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
  • Người ký: Nguyễn Trọng Thừa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/07/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản