Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1524/QĐ-BNNMT | Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25/02/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định:
- Quyết định số 3499/QĐ-BNN-PCTT ngày 11/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 1957/QĐ-BNN-PCTT ngày 01/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 3461/QĐ-BNN-PCTT ngày 04/8/2021 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các nội dung công bố tại các số thứ tự 11, 12, 13, 14 mục 2 phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2466/QĐ-BNN-VP ngày 20/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản, Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1524/QĐ-BNNMT ngày 20 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Mã số TTHC | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện |
A | Thủ tục hành chính cấp trung ương |
|
| ||
1 | 1.010093 | Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 | Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai |
2 | 1.008407 | Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam. |
3 | 1.008406 | Điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai |
4 | 1.008404 | Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội Hội chữ thập đỏ Việt Nam. |
5 | 1.008401 | Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai |
6 | 1.008403 | Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai |
7 | 1.008402 | Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ không thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam. |
B | Thủ tục hành chính cấp tỉnh | ||||
1 | 1.008410 | Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
2 | 1.008409 | Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
3 | 1.008408 | Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
4 |
| Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020 | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
C | Thủ tục hành chính cấp xã | ||||
1 | 1.010091 | Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 | Ủy ban nhân dân cấp xã |
2 | 1.010092 | Trợ cấp tiền tuất, tai nạn (đối với trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên) cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội. | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 | Ủy ban nhân dân cấp xã |
3 | 2.002163 | Đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản ban đầu | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/01/2025; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 | Ủy ban nhân dân cấp xã |
4 | 2.002162 | Hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh | Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/01/2025; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 | Ủy ban nhân dân cấp xã |
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
I. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trước khi vào Việt Nam thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai gửi 01 hồ sơ đăng ký đến Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý hồ sơ đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký và các cơ quan liên quan.
2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam theo mẫu Phụ lục I ban hành tại Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Danh mục hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ và các văn bản khác liên quan (nếu có) theo mẫu Phụ lục II ban hành tại Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Danh sách người tham gia theo mẫu Phụ lục III ban hành tại Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Tổ chức quốc tế.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
7. Kết quả thực hiện TTHC: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam: theo mẫu Phụ lục I Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Danh mục hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ và các văn bản khác liên quan (nếu có): theo mẫu Phụ lục II Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Danh sách người tham gia: theo mẫu Phụ lục III Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Điều 22 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Mẫu
Phụ lục I
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Regist to do the disaster response and recovery activity in Viet Nam)
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
To: Ministry of Agriculture & Rural Development
- Tên tổ chức, cá nhân: ................................................................................................
Full name of Agency/person
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
Address
- Số điện thoại, Email: .................................................................................................
Telephone/Email
- Mục đích của hoạt động: ...........................................................................................
Purpose of your activity
- Thời gian dự kiến thực hiện: ......................................................................................
Intend time
- Địa điểm dự kiến thực hiện: .......................................................................................
Place
| Ngày/Date/…/…/…. (DD/MM/YY) |
Mẫu
Phụ lục II
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)
DANH MỤC HÀNG HÓA, TRANG THIẾT BỊ HỖ TRỢ
Goods, equipment:
TT | Danh mục hàng hóa, thiết bị (chi tiết nhãn hiệu) Goods, equipment (detail the branch): | Số lượng Quantity |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu
Phụ lục III
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)
DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA
Participants
TT | Danh sách người tham gia Participants | Số Hộ chiếu/CMTND Passport/ID No. |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Khi có sự thay đổi về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 3: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Tại điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
III. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung của Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 2: Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 3: Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp các ý kiến và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 4: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung của Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
b) Số lượng: không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan có văn bản trả lời.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội;
c) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Điều 14 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
IV. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan để có căn cứ phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
Nội dung ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ.
Bước 3: Trên cơ sở các ý kiến; Cơ quan chủ quan giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 4: Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan.
Bước 5: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ;
- Văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ);
- Dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP
b) Số lượng: không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Khoản 2 Điều 13, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Mẫu
Phụ lục II
MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Tên khoản viện trợ
2. Bên viện trợ
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ
4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ
5. Địa điểm thực hiện
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Cơ sở pháp lý
2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ
III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG VIỆN TRỢ
Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...
V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ
2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ
3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ
VII. TỔNG VỐN VIỆN TRỢ
1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)
- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
+ Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
+ Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ
Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ
Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.
V. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi văn bản kèm theo hồ sơ trình phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đến Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan thông qua hình thức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc các hình thức lấy ý kiến khác và tổng hợp ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 3: Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2020/NĐ-CP);
- Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);
- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
b) Số lượng: không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội;
c) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Mẫu
Phụ lục I
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ
II. BÊN VIỆN TRỢ
III. CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản
IV. CHỦ KHOẢN VIỆN TRỢ
Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ
V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ
- Bối cảnh thực hiện viện trợ
- Sự cần thiết của khoản viện trợ
VI. NỘI DUNG KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Mục tiêu của khoản viện trợ
2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)
3. Phương án phân bổ
Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ
4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ
5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)
VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.
IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
VI. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ kèm theo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường để thẩm định.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về những nội dung chính gồm: sự cần thiết, mục tiêu, nguồn vốn viện trợ, điều kiện của Bên viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam. Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
Bước 3: Sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai hoặc trả lời cơ quan chủ quản trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan đối với trường hợp dự thảo Văn kiện cần giải trình, chỉnh sửa.
Bước 4: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cơ quan chủ quản thực hiện giải trình, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Nông nghiệp và và Môi trường.
Bước 5: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 6: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;
- Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị định số 50/2020/NĐ-CP;
b) Số lượng: không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đối với trường hợp không cần giải trình, chỉnh sửa: 13 ngày làm việc;
- Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp cần giải trình, chỉnh sửa: 23 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và và Môi trường).
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Điều 12 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Mẫu
Phụ lục II
MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Tên khoản viện trợ
2. Bên viện trợ
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ
4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ
5. Địa điểm thực hiện
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Cơ sở pháp lý
2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ
III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG VIỆN TRỢ
Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...
V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ
2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ
3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ
VII. TỔNG VỐN VIỆN TRỢ
1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)
- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
+ Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
+ Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ
Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ
Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.
VII. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ không thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập hồ sơ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ và trình cơ quan chủ quản.
Bước 2: Cơ quan chủ quản chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2020/NĐ-CP);
- Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);
- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ khoản viện trợ
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Mẫu
Phụ lục I
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ
II. BÊN VIỆN TRỢ
III. CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản
IV. CHỦ KHOẢN VIỆN TRỢ
Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ
V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ
- Bối cảnh thực hiện viện trợ
- Sự cần thiết của khoản viện trợ
VI. NỘI DUNG KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Mục tiêu của khoản viện trợ
2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)
3. Phương án phân bổ
Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ
4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ
5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)
VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.
IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ (cấp Tỉnh).
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Khi có sự thay đổi về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 3: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Tại điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
II. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ (cấp Tỉnh).
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan để có căn cứ phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan thôn trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
Nội dung ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ.
Bước 3: Trên cơ sở các ý kiến; Cơ quan chủ quản giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 4: Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan.
Bước 5: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ;
- Văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ);
- Dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP
b) Số lượng: không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Khoản 2 Điều 13, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Mẫu
Phụ lục II
MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Tên khoản viện trợ
2. Bên viện trợ
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ
4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ
5. Địa điểm thực hiện
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Cơ sở pháp lý
2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ
III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG VIỆN TRỢ
Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...
V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ
2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ
3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ
VII. TỔNG VỐN VIỆN TRỢ
1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)
- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
+ Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
+ Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ
Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ
Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.
III. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chủ khoản viện trợ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I Nghị định 50/2020/NĐ-CP);
- Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);
- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
b. Số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Chủ khoản viện trợ
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Mẫu
Phụ lục I
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ
II. BÊN VIỆN TRỢ
III. CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản
IV. CHỦ KHOẢN VIỆN TRỢ
Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ
V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ
- Bối cảnh thực hiện viện trợ
- Sự cần thiết của khoản viện trợ
VI. NỘI DUNG KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Mục tiêu của khoản viện trợ
2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)
3. Phương án phân bổ
Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ
4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ
5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)
VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.
IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
IV. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xin cấp phép cho những hoạt động liên quan đến đê điều quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đê điều bao gồm:
- Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
- Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;
- Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;
- Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;
- Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;
- Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;
- Để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;
- Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin cấp giấy phép.
Bước 3: Xem xét, quyết định cấp phép
Căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép.
(Trình tự thực hiện cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).
2. Cách thức thực hiện: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
7. Kết quả thực hiện TTHC: Cấp giấy phép, không cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều hoặc văn bản đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép
8. Phí, lệ phí: Không quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có): Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020.
I. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám chữa bệnh cho đối tượng được hưởng; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.
Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Trường hợp hỗ trợ khám chữa bệnh
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân xã, thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.
3.2. Trường hợp trợ cấp tai nạn
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
3.3. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:
- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;
- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- UBND cấp xã chi trả kinh phí khám chữa bệnh cho đối tượng được hưởng: 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định trợ cấp.
Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho đối tượng được hưởng.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho đối tượng được hưởng.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
10. Điều kiện thực hiện TTHC:
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, tai nạn, bị thương trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, bị thương do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 2, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều.
Mẫu
Phụ lục VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: …………………(1)……………….
Họ và tên người đề nghị: …………………………………(2) ..............................................
Địa chỉ thường trú: ………………………………. Số điện thoại: ........................................
Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): ...........................................................
Số tài khoản: ..............................................................................................................
(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi khám bệnh, chữa bệnh...)
Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho ………………………………………… (3) .........................................................................
Số tiền đề nghị thanh toán là: ....................................................................................... đồng.
Bằng chữ ....................................................................................................................
Xin gửi kèm theo Đơn này: Phiếu xét nghiệm; đơn thuốc; hóa đơn thu tiền; giấy ra viện.
Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
| .... (4) .... ngày.... tháng.... năm…. |
(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được hưởng chính sách.
(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.
(4) Địa danh.
Mẫu
Phụ lục VII
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP TAI NẠN, TIỀN TUẤT
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Trợ cấp tai nạn, tiền tuất
Kính gửi: ………………..(1) ………………….
Họ và tên người đề nghị: ……………………………..(2) ....................................................
Địa chỉ thường trú: ………………………………. Số điện thoại: ..........................................
Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): .............................................................
Số tài khoản: ................................................................................................................
(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi bị tai nạn hoặc chết)
Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán trợ cấp tai nạn (tiền tuất) cho ……………………………………………… (3) .....................................................................
Số tiền đề nghị thanh toán là: ......................................................................................... đồng.
Bằng chữ ......................................................................................................................
Xin gửi kèm theo Đơn này: Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử (nếu chết); Bản sao Chứng minh nhân dân (căn cước công dân).
Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
| .... (4) .... ngày.... tháng.... năm…. |
(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được hưởng chính sách.
(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.
(4) Địa danh.
II. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Trợ cấp tiền tuất, tai nạn (đối với trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên) cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho người tham gia lực lượng xung kích.
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng được hưởng; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.
Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1 Trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp huyện lập hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
3.2 Trường hợp trợ cấp tiền tuất:
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp huyện lập hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
3.3. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:
- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;
- 05 ngày làm việc đối Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp xã chi trả trợ cấp cho đối tượng được hưởng: 10 ngày làm việc.
Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho đối tượng được trợ cấp;
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định trợ cấp tai nạn, tiền tuất cho đối tượng được trợ cấp.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, tiền tuất theo mẫu quy định tại phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
10. Điều kiện thực hiện TTHC:
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị tai nạn, bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền được trợ cấp theo khoản 3, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị tai nạn, bị chết do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 3, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều.
Mẫu
Phụ lục VII
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP TAI NẠN, TIỀN TUẤT
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Trợ cấp tai nạn, tiền tuất
Kính gửi: ………….. (1) ………………
Họ và tên người đề nghị: ……………………………… (2) ................................................
Địa chỉ thường trú: ………………………………………… Số điện thoại: ............................
Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): ...........................................................
Số tài khoản: ..............................................................................................................
(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi bị tai nạn hoặc chết)
Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán trợ cấp tai nạn (tiền tuất) cho ……………………(3)……………………
Số tiền đề nghị thanh toán là: .............................................................................. đồng.
Bằng chữ ....................................................................................................................
Xin gửi kèm theo Đơn này: Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử (nếu chết); Bản sao Chứng minh nhân dân (căn cước công dân).
Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
| .... (4) .... ngày.... tháng.... năm ….. |
(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được hưởng chính sách.
(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.
(4) Địa danh.
III. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản ban đầu.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi và gửi bản đăng ký kê khai đến UBND cấp xã.
Các hộ nuôi trồng thủy sản kê khai khi thực hiện nuôi trồng thủy sản và bản gửi đăng ký kê khai đến UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận kê khai đối với các hộ chăn nuôi tập trung. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai, UBND xã xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản kê khai theo Mẫu số 6 Phụ lục 1 Nghị định 02/2017/NĐ-CP
b) Số lượng: không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Các hộ chăn nuôi tập trung, các hộ nuôi trồng thủy sản
6. Cơ quan giải quyết TTHC: UBND cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: UBND cấp xã xác nhận vào bản kê khai.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Mẫu số 6 Phụ lục I Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
Khoản 2, Điều 4, Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Nghị định 9/2025/NĐ-CP ngày 10/01/2025 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Mẫu
Phụ lục I
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THIỆT HẠI DO DỊCH BỆNH
(Kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ)
Mẫu số 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI
Số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường ………………
Họ, tên chủ cơ sở: ......................................................................................................
Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................................
Số điện thoại …………………….., Fax ………………….. Email (nếu có):..........................
Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:
TT | Đối tượng nuôi | Địa điểm | Diện tích nuôi (m2) | Thời gian bắt đầu nuôi (ngày, tháng) (dự kiến đối với thủy sản) | Số lượng giống dự kiến nuôi/thả (con) | Thời gian thu hoạch/xuất chuồng dự kiến (tháng, năm) | Sản lượng dự kiến | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Những vấn đề khác:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.
…… , ngày … tháng …. năm …. | …… , ngày … tháng …. năm …. |
…… , ngày … tháng …. năm …. |
IV. TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ và gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương
Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương
Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh theo Mẫu số 1, 2, 3, 4 Phụ lục 1 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo Mẫu số 6 Phụ lục 1 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
- Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do dịch bệnh (Mẫu số 1,2,3,4,6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với huyện, cấp xã)
b) Số lượng: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Các hộ sản xuất bị thiệt hại do dịch bệnh
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản trả lời hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Mẫu số 1, 2, 3, 4, 6 Phụ lục 1 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với huyện, cấp xã)
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:.
- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
- Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
- Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
- Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Nghị định 9/2025/NĐ-CP ngày 10/01/2025 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Mẫu
Phụ lục I
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THIỆT HẠI DO DỊCH BỆNH
(Kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ)
Mẫu số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do dịch bệnh
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân xã, phường ……..
Tôi tên là: ....................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Kê khai diện tích cây trồng bị thiệt hại dịch bệnh như sau:
Đợt dịch bệnh: ............................................................................................................
1. Đối tượng: ..............................................................................................................
Thời điểm gieo, trồng: .................................................................................................
Diện tích thiệt hại: …………………………………. ha
Vị trí đất gieo, trồng: ...................................................................................................
Thiệt hại từ 30 - 70% là: …………………………………. ha
Thiệt hại trên 70% là: …………………………………. ha
2. Đối tượng: ..............................................................................................................
Thời điểm gieo, trồng: .................................................................................................
Diện tích thiệt hại: …………………………………. ha
Vị trí đất gieo, trồng: ...................................................................................................
Thiệt hại từ 30 - 70% là: …………………………………. ha
Thiệt hại trên 70% là: …………………………………. ha
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của……………
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | ……., ngày …. tháng ….năm 20…. |
Mẫu số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do dịch bệnh
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân xã, phường ……………
Tôi tên là: ....................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Kê khai diện tích bị thiệt hại trong sản xuất lâm nghiệp như sau:
Đợt dịch bệnh: ............................................................................................................
1. Đối với diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại:
a) Đối với diện tích cây rừng:
Đối tượng trồng: ………………………………. Tuổi rừng:.................................................
Thời điểm trồng: ..........................................................................................................
Diện tích thiệt hại: …………………….. ha.
Vị trí trồng rừng: ..........................................................................................................
Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………….. ha
Thiệt hại trên 70% là: …………………… ha
b) Đối với các loài cây lâm sản ngoài gỗ:
Vị trí: ..........................................................................................................................
Thời điểm trồng: ..........................................................................................................
Loài cây: .....................................................................................................................
Số lượng thiệt hại: ……………………………. ha
Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………… ha
Thiệt hại trên 70% là: …………………………. ha
c) Đối với vườn giống:
Thời điểm xây dựng: ...................................................................................................
Diện tích thiệt hại: ……………………………… ha
Vị trí: ..........................................................................................................................
Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………………… ha
Thiệt hại trên 70% là: …………………………….. ha
d) Đối với rừng giống:
Thời điểm xây dựng: ...................................................................................................
Loại rừng giống: .........................................................................................................
Diện tích thiệt hại: ……………………………….. ha
Vị trí: ..........................................................................................................................
Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………………. ha
Thiệt hại trên 70% là: ………………………………… ha
2. Đối với cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:
Vị trí: ..........................................................................................................................
Thời điểm trồng: ..........................................................................................................
Loài cây: .....................................................................................................................
Diện tích thiệt hại: ……………………………… ha
Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………….. ha
Thiệt hại trên 70% là: …………………………… ha
3. Đối với trồng cây phân tán:
Vị trí: ..........................................................................................................................
Loài cây: .....................................................................................................................
Số lượng thiệt hại: ……………………… cây
Hồ sơ lưu gồm có: ......................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của..............
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn, toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | …….,ngày …. tháng …. năm 20…. |
Mẫu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân xã, phường …….. (đối với dịch bệnh).
Tôi tên là: ....................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Kê khai diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích bị thiệt hại do dịch bệnh như sau:
Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): .....................................................................................
Loài thủy sản nuôi: ......................................................................................................
Tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản: ………………….. ha.
Vị trí khu vực nuôi: ......................................................................................................
Thời điểm thả giống: ...................................................................................................
Số lượng giống thả nuôi: ………………………… con, nguồn gốc: ..................................
Hồ sơ lưu về giống gồm có: ........................................................................................
Hình thức nuôi: ............................................................................................................
Thiệt hại từ 30 - 70% là: …………………………………….. ha hoặc ……………… m3 lồng.
Thiệt hại trên 70% là: …………………………………….. ha hoặc ………………….. m3 lồng.
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của..............
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | ……., ngày …. tháng ….năm 20…. |
Mẫu số 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do dịch bệnh
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân xã, phường…… (đối với dịch bệnh).
Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
Kê khai số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do dịch bệnh như sau:
Đợt thiên tai: ………………………………………………………………………….
1. Đối tượng nuôi 1: ……………………………………. Tuổi vật nuôi: ………………………………
Số lượng: …………………………….. con.
2. Đối tượng nuôi 2: …………………………………. Tuổi vật nuôi: ………………………………..
Số lượng: ………………………… con.
3. Đối tượng nuôi 3: ………………………………….. Tuổi vật nuôi: ……………………………….
Số lượng: …………………………con.
Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của ……………..
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | ………,ngày ….. tháng ….. năm 20……… |
Mẫu số 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI
Số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường …………………..
Họ, tên chủ cơ sở: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………………
Số điện thoại ………………., Fax …………………..Email (nếu có):......................................
Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:
TT | Đối tượng nuôi | Địa điểm | Diện tích nuôi (m2) | Thời gian bắt đầu nuôi (ngày, tháng) (dự kiến đối với thủy sản) | Số lượng giống dự kiến nuôi/thả (con) | Thời gian thu hoạch/xuất chuồng dự kiến (tháng, năm) | Sản lượng dự kiến | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Những vấn đề khác:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.
…………, ngày ……. tháng ……. năm ……… | …………, ngày ……. tháng ……. năm ……… |
…………, ngày ……. tháng ……. năm ……… |
Phụ lục II
Mẫu số 1
ỦY BAN NHÂN DÂN …..
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
(Từ ngày…..tháng...năm…. đến ngày....tháng …năm …..)
STT | Địa phương (tỉnh, huyện, xã) | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ | ||||||||||||||||||
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ) | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70% | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70% | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | Trong đó | |||||||||||||||||
Lúa thuần (ha) | Mạ lúa thuần (ha) | Lúa lai (ha) | Mạ lúa lai (ha) | Ngô và rau màu (ha) | Cây công nghiệp (ha) | Cây ăn quả lâu năm (ha) | Lúa thuần (ha) | Mạ lúa thuần (ha) | Lúa lai (ha) | Mạ lúa lai (ha) | Ngô và rau màu (ha) | Cây công nghiệp (ha) | Cây ăn quả lâu năm (ha) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THEO ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Mẫu số 2
ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)
STT | Địa phương (tỉnh, huyện, xã) | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ | ||||||||||||
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ) | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70% | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70% | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | Trong đó | |||||||||||
Diện tích cây rừng (ha) | Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha) | Diện tích vườn giống, rừng giống (ha) | Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha) | Diện tích cây rừng (ha) | Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha) | Diện tích vườn giống, rừng giống (ha) | Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| (CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Mẫu số 3
ỦY BAN NHÂN DÂN …………………..
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ NUÔI THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)
STT | Địa phương (tỉnh, huyện, xã) | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỐNG | ||||||||||||||||||||||||||
Tổng giá trị (thiệt hại (tr.đ) | Thiệt hại hơn 70% | Thiệt hại từ 30 - 70% | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền (tr.đ) | ||||||||||||||||||||||
Diện tích nuôi tôm quảng canh (ha) | Diện tích nuôi cá truyền thống cá bản địa (ha) | Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi nhuyễn thể (ha) | Diện tích nuôi cá tra thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi nước ngọt (100 m3) | Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh (ha) | Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (100 m3) | Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác (ha) | Diện tích nuôi tôm quảng canh (ha) | Diện tích nuôi cá truyền thống, cá bản địa (ha) | Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi nhuyễn thể (ha) | Diện tích nuôi cá tra thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi nước ngọt (100 m3) | Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh (ha) | Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (100 m3) | Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác (ha) | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THEO ĐỊA PHƯƠNG) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Mẫu số 4
ỦY BAN NHÂN DÂN ………………….
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ CHĂN NUÔI ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Từ ngày.... tháng.... năm ……. đến ngày ….. tháng.... năm....)
STT | Địa phương (tỉnh, huyện, xã) | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ | |||||||||||||
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ) | Gia cầm đến 28 ngày tuổi (con) | Gia cầm trên 28 ngày tuổi (con) | Lợn đến 28 ngày tuổi (con) | Lợn trên 28 ngày tuổi (con) | Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi (con) | Bò sữa trên 6 tháng tuổi (con) | Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi (con) | Trâu, bò thịt, ngựa trên 6 tháng tuổi (con) | Hươu, cừu, dê (con) | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền (tr.đ) | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| (CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Mẫu số 5
ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN)
HỖ TRỢ SẢN XUẤT MUỐI ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI DỊCH BỆNH
(Từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....)
STT | Địa phương (tỉnh, huyện, xã) | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ | ||||
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ) | Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70% (ha) | Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại từ 30% - 70% (ha) | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | Trong đó | |||
NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
1 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
2 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
3 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
| (CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Mẫu số 6
ỦY BAN NHÂN DÂN ……………
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH (ĐẾN THỜI ĐIỂM BÁO CÁO)
Đơn vị: Triệu đồng
STT | Địa phương (tỉnh, huyện, xã) | Tổng số tiền hỗ trợ | Trong đó: | ||||||
Giống cây trồng | Lâm nghiệp | Giống thủy, hải sản | Giống vật nuôi | Sản xuất muối | Ghi chú | ||||
Quyết định hỗ trợ kinh phí (Số QĐ, ngày, tháng, năm) | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
| (CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG) |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
- 1Quyết định 3499/QĐ-BNN-PCTT năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 1957/QĐ-BNN-PCTT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 3461/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 1215/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- 5Quyết định 1261/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- 6Quyết định 1411/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực Giảm nghèo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Quyết định 1524/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố chuẩn hoá thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- Số hiệu: 1524/QĐ-BNNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/05/2025
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra