Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1509/2003/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2003 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ quyết định số 453/QĐ-TTg ngày 14/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành Trái phiếu của Chính phủ để cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước giai đoạn 2002 - 2004;
Sau khi đã thống nhất các nội dung liên quan với Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
| Lê Đức Thuý (Đã ký) |
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC CÓ BẢO ĐẢM BẰNG CẦM CỐ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Quy chế này hướng dẫn nghiệp vụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước (sau đây viết tắt là các ngân hàng) dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.
Các ngân hàng được vay theo quy định của Quy chế này là các ngân hàng được cấp bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2002 - 2004 theo Quyết định số 453/QĐ-TTg ngày 14/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
1. Ngân hàng Công thương Việt Nam;
2. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
3. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam;
4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam;
5. Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trái phiếu đặc biệt là Trái phiếu của Chính được sử dụng để cấp bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước giai đoạn 2002 - 2004 theo Quyết định số 453/QĐ-TTg ngày 14/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt (sau đây gọi tắt là cho vay) là hình thức cho vay của Ngân hnàg Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng trên cơ sở cầm cố Trái phiếu đặc biệt để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong thời gian ngân hàng có nợ.
3. Cầm cố Trái phiếu đặc biệt là việc Ngân hàng Việt Nam giữ Bản gốc Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt của ngân hàng có nợ tại Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước với tổng các khoản vay này không vượt quá mức cho vay tối đa đối với giá trị gốc của Trái phiếu đặc biệt được chấp nhận cầm cố.
Mức cho vay tối đa bằng 20% giá trị gốc Trái phiếu đặc biệt được chấp nhận cầm cố.
1. Cho vay có bảo đảm;
2. Cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng;
3. Hoàn trả nợ gốc và tiền lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn;
4. Trái phiếu đặc biệt có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho nhiều khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổng các khoản vay này không vượt quá mức cho vay tối đa.
1. Áp dụng lãi suất tái cấp vốn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong cùng thời kỳ;
2. Số nợ vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt quá hạn thanh toán bị chuyển nợ quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Điều 7. Phân cấp thực hiện cho vay
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội.
2. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt theo sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
Điều 8. Điều kiện chấp nhận cho vay
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và quyết định chấp thuận cho vay khi ngân hàng đề nghị vay vốn có đủ điều kiện sau đây:
1. Là người thụ hưởng và là người nắm giữ hợp pháp Trái phiếu đặc biệt;
2. Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến ngày đề nghị vay vốn;
3. Không còn nắm giữ các giấy tờ có giá nào khác đủ điều kiện để vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trừ Trái phiếu đặc biệt;
4. Có nguy cơ mất khả năng chi trả.
Ngân hàng đề nghị vay vốn gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, bao gồm:
1. Đơn xin vay vốn theo Mẫu 01/CC-TPĐB;
2. Bảng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn kèm theo giải trình về nguồn vốn và sử dụng vốn đến thời điểm gần nhất;
3. Bản gốc Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt.
1. Trường hợp ngân hàng có đủ điều kiện quy định tại Điều 8, có nhu cầu vay vốn và gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào giá trị gốc của Trái phiếu đặc biệt để xác định mức cho vay theo quy định tại Điều 4.
2. Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thông báo cho Ngân hàng đề nghị vay vốn việc chấp thuận hay không chấp thuận cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt (theo Mẫu số 02/CC-TPĐB hoặc Mẫu số 03/CC-TPĐB).
Điều 11. Xác định thời hạn cầm cố, kỳ hạn trả nợ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng đề nghị vay thoả thuận về thời hạn cho vay và xác định các kỳ hạn trả nợ trên cơ sở mục đích của việc vay vốn và khả năng thanh toán của Ngân hàng đề nghị nay vốn, tối đa là 12 tháng nhưng không quá thời hạn thanh toán còn lại của Trái phiếu đặc biệt. Các thảo thuận cụ thể về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phải được thể hiện trên Hợp đồng cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt.
1. Sau khi nhận được Thông báo chấp thuận cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng đề nghị vay lập Hợp đồng cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt (4 bản chính theo mẫu số 04/CC-TPĐB) gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh);
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng đề nghị vay vốn căn cứ thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận cho vay để làm thủ tục ký Hợp đồng cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt (4 bản chính). Mỗi bên giữ 2 bản để làm căn cứ hạch toán, chuyển tiền và theo dõi.
3. Số tiền cho vay được chuyển vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng được vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
4. Sau khi chấp thuận và thực hiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện lưu giữ, bảo quản hồ sơ đề nghị vay theo quy định.
Điều 13. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
1. Ngân hàng có nợ vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt có trách nhiệm và chủ động thực hiện trả nợ theo đúng thời hạn và kỳ hạn đã ghi trong Hợp đồng cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không xem xét gia hạn đối với các khoản nợ cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt.
Trường hợp đến hạn thanh toán mà Ngân hàng có nợ vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt không trả được nợ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp sau:
1. Trích ngay tiền trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của ngân hàng đó để thực hiện thu nợ bắt buộc đối với số nợ đến hạn (gốc và lãi tương ứng);
2. Trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng không đủ để thu nợ bắt buộc, sau khi trích hết tiền trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng để thu hồi nợ, số nợ gốc còn lại bị chuyển quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tính từ thời điểm chuyển nợ quá hạn đến khi thu hết nợ (gốc và lãi). Trong thời gian bị chuyển nợ quá hạn khoản vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện trích tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của ngân hàng đó để thu hồi nợ cho đến khi thu hồi hết số nợ gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn).
Điều 15. Chấm dứt quan hệ cho vay
1. Quan hệ cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với ngân hàng vay vốn chấm dứt trong các trường hợp: Ngân hàng vay vốn trả hết nợ vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu nợ bắt buộc hết số nợ (gốc và lãi) khoản cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt.
2. Khi chấm dứt quan hệ cho vay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm thủ tục giao trả Bản gốc Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt cho ngân hàng vay vốn.
Điều 16. Trách nhiệm của ngân hàng vay vốn
1. Ngân hàng đề nghị vay vốn gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, cụ thể:
1.1. Đối với các ngân hàng đặt trụ sở chính tại Hà Nội: Gửi tới Vụ Tín dụng 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại Điều 9.
1.2. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long:
a. Gửi Vụ Tín dụng qua máy FAX và gửi qua Bưu điện 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2 Điều 9 và bản sao Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt;
b. Sau khi nhận được Thông báo về việc chấp thuận cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng gửi tới Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh bản gốc Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt để làm tài sản cầm cố.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Quy chế này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của số liệu, hồ sơ và tài liệu cung cấp;
3. Thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hợp đồng cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt, sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn;
4. Thực hiện đầy đủ thủ tục để vay vốn và chấm dứt quan hệ vay vốn.
Điều 17. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Vụ Chính sách tiền tệ:
a. Xác định mức cung ứng tiền cho mục tiêu tái cấp vốn hàng quý, hàng năm, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, bao gồm cả mức cung ứng dành cho nghiệp vụ cầm cố Trái phiếu đặc biệt và thông báo tới các đơn vị liên quan;
b. Phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt.
2. Vụ Tín dụng:
a. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của Ngân hàng;
b. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề nghị vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt của các Ngân hàng; thông báo ý kiến của Thống đốc về việc cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt và chuyển bản gốc bộ hồ sơ đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đến đơn vị liên quan;
c. Thông báo tới ngân hàng đề nghị vay vốn về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt và thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định tại Quy chế này;
d. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tình hình cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng gửi các đơn vị có liên quan;
e. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện việc cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt.
3. Sở Giao dịch:
a. Tiếp nhận bộ hồ sơ đã được Thống đốc phê duyệt (do Vụ Tín dụng gửi);
b. Căn cứ vào bộ hồ sơ đã được Thống đốc phê duyệt, làm thủ tục ký hợp đồng cho vay cấm cố Trái phiếu đặc biệt, thực hiện cho vay và thu hồi nợ gốc và lãi theo quy định của Quy chế này;
c. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sau khi thực hiện nghiệp vụ cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt, đồng thời gửi Vụ Tín dụng;
d. Thực hiện việc lưu giữ, bảo quản, bàn giao an toàn hồ sơ, tài liệu, tài sản cầm cố và thực hiện hạch toán theo quy định;
e. Hàng tháng tổng hợp các thông tin, số liệu về nghiệp vụ cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt, phát hiện kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện gửi Vụ Tín dụng để tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Vụ Kế toán - Tài chính hướng dẫn hạch toán cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt;
5. Vụ Tổng kiểm soát kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của Thống đốc về cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt tại các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng và nhiệm vụ được giao;
6. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh:
a. Tiếp nhận bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của ngân hàng (do Vụ Tín dụng gửi); văn bản uỷ quyền cho vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bản gốc Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt đối với Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long;
b. Làm thủ tục ký hợp đồng cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt và thực hiện cho vay khi nhận được văn bản uỷ quyền cho vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (bản FAX); thu hồi nợ gốc, lãi theo quy định tại Quy chế này;
c. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sau khi thực hiện nghiệp vụ cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt, đồng thời gửi Vụ Tín dụng;
d. Thực hiện việc lưu giữ, bảo quản, bàn giao an toàn hồ sơ, tài liệu, tài sản cầm cố và thực hiện hạch toán theo quy định.
e. Hàng tháng tổng hợp các thông tin, số liệu về nghiệp vụ cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt, phát hiện kịp thời các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện gửi Vụ Tín dụng để tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng)
Chúng tôi, Ngân hàng:............................................. Mã số:..................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Số hiệu tài khoản tiền gửi:.....................................................................................
Số hiệu tài khoản tiền vay:........................... tại:...................................................
Căn cứ Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt ban hành theo Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Căn cứ tình hình cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn (theo cân đối đến ngày..... tháng...... năm 200... gửi kèm Công văn này), nhu cầu nguồn vốn hoạt động và khối lượng Trái phiếu đặc biệt đang nắm giữ;
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt cho Ngân hàng....... theo các nội dung sau:
Số tiền xin vay:......................................... Bằng chữ:............................................
Lãi suất vay vốn:...................................................................................................
Thời hạn vay vốn:.................................................................................................
Mục đích vay vốn:................................................................................................
Trái phiếu đặc biệt sử dụng làm tài sản cầm cố
Loại Trái phiếu | Khối lượng | Ngày phát hành | Kỳ hạn | Lãi suất | Ngày đáo hạn | Ngày thanh toán lãi hàng năm |
1. |
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam đoan không còn nắm giữ bất kỳ giấy tờ có giá nào đủ điều kiện để vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cam kết thực hiện đúng các quy định tại Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt ban hành theo Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
........, ngày........ tháng....... năm 200....
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Số:........./TB-CCTPĐB | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày....... tháng...... năm 200..... |
VỀ VIỆC CHẤP THUẬN CHO VAY CẦM CỐ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT
Kính gửi: Ngân hàng................................
Căn cứ Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt ban hành theo Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị cầm cố Trái phiếu đặc biệt của Quý Ngân hàng ngày.... tháng..... năm 200..., Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt đối với Ngân hàng....... với các nội dung sau:
1. Số tiền cho vay:
2. Lãi suất cho vay:
3. Thời hạn cho vay là............ với các kỳ hạn trả nợ như sau:
3.1.
3.2.
3.3.
......................
4. Trái phiếu đặc biệt được chấp nhận làm tài sản cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước với các nội dung chủ yếu sau:
Loại Trái phiếu | Khối lượng | Ngày phát hành | Kỳ hạn | Lãi suất | Ngày đáo hạn | Ngày thanh toán lãi hàng năm |
1. |
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Quý Ngân hàng biết và thực hiện.
Nơi nhận: - Như đề gửi, - Thống đốc NHNN (để b/c) - Sở Giao dịch, CN TPHCM (để th/h) - Các Vụ: CSTT, CLPTNH, KTTC, Thanh tra, - Lưu VP,.... | T/L THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
Số:........./TB-CCTPĐB | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày....... tháng...... năm 200..... |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC KHÔNG CHẤP THUẬN CHO VAY CẦM CỐ
TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT
Kính gửi: Ngân hàng................................
Căn cứ Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt ban hành theo Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị vay vốn cầm cố Trái phiếu đặc biệt của Quý Ngân hàng ngày.... tháng..... năm 200..., Ngân hàng Nhà nước không chấp nhận cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt đối với Ngân hàng....... với các nội dung sau:
1.
2.
3.
......
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Quý Ngân hàng biết và thực hiện.
Nơi nhận: - Như đề gửi, - Thống đốc NHNN (để b/c) - Các Vụ: CSTT, CLPTNH, KTTC, Thanh tra, - Lưu VP,.... | T/L THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO VAY CẦM CỐ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT
(Kiêm Khế ước nhận nợ)
Số:.............................
Căn cứ quy định tại Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt ban hành theo Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Căn cứ nội dung Thông báo số...... ngày...... tháng..... năm 200.... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt và Hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng;
Hôm nay, ngày...... tháng....... năm 200.... tại......., chúng tôi gồm:
BÊN CHO VAY (BÊN A):
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Sở Giao dịch/Chi nhánh NHNN thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ:............................................................................................................
- Điện thoại:...................................... FAX:.......................................................
- Người đại diện:................................Chức vụ:.................................................
BÊN ĐI VAY (BÊN B):
Ngân hàng:....................................... Mã số:.....................................................
- Số hiệu tài khoản tiền gửi:....................... Số hiệu tài khoản tiền vay:............
Mở tại:...............................................................................................................
- Địa chỉ:...........................................................................................................
- Điện thoại:...................................... FAX:......................................................
- Người đại diện:................................Chức vụ:................................................
- Giấy uỷ quyền số:.......................... ngày............. tháng............ năm.............
do Ông (Bà)........................Tổng Giám đốc Ngân hàng............................... ký.
Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay tiền theo nội dung thoả thuận dưới đây:
1. Số tiền vay:...................................................................................................
Bằng chữ ..........................................................................................................
2. Lãi xuất vay vốn:..........................................................................................
3. Thời hạn vay vốn:................... kể từ ngày nhận tiền vay với các kỳ hạn trả nợ tại Bảng theo dõi cho vay thu nợ kèm Hợp đồng này.
4. Mục đích vay vốn:.........................................................................................
5. Tài sản cầm cố: Là Trái phiếu đặc biệt với các nội dung như sau:
Loại Trái phiếu | Khối lượng | Ngày phát hành | Kỳ hạn | Lãi suất | Ngày đáo hạn | Ngày thanh toán lãi hàng năm |
1. |
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
Hai bên xin cam kết thực hiện đúng các quy định tại Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt ban hành theo Quyết định số........./2003/QĐ-NHNN ngày.... tháng 11 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
BÊN CHO VAY | BÊN ĐI VAY | ||
TRƯỞNG PHÒNG ....................... (Ký tên, họ tên) | TL/THỐNG ĐỐC GIÁM ĐỐC (Ký tên, họ tên đóng dấu) | TRƯỞNG PHÒNG ............ (Ký tên, họ tên) | TỔNG GIÁM ĐỐC (Ký tên, họ tên đóng dấu) |
|
|
|
|
BẢNG THEO DÕI CHO VAY - THU NỢ
(Kèm theo Hợp đồng cho vay cầm cố Trái phiếu đặc biệt số......., ngày........)
NHẬN NỢ VÀ KỲ HẠN TRẢ NỢ
Phát tiền vay | Kỳ hạn trả nợ | |||
Ngày, tháng, năm | Số tiền cho vay cầm cố | Ký nhận | Ngày, tháng, năm | Số tiền trả nợ |
|
|
|
|
|
THEO DÕI TRẢ NỢ VÀ NỢ QUÁ HẠN
Ngày, tháng, năm | Số tiền trả nợ | Số tiền chuyển | Dư nợ | |
|
| nợ quá hạn | Tổng số | Quá hạn |
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 1035/2003/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Công văn 7031/NHNN-TTGSNH năm 2019 về cảnh báo cho vay cầm cố số tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 2Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 5Công văn 7031/NHNN-TTGSNH năm 2019 về cảnh báo cho vay cầm cố số tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 1509/2003/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố trái phiếu đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1509/2003/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/11/2003
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 189
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra