Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1481/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 22 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY QUẾ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;

Căn cứ Quyết định 992/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 92/TTr-SNNPTNT ngày 28/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, với nội dung cụ thể như sau:

1. Tên Đề án: Đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020.

2. Mục tiêu của Đề án

2.1. Mục tiêu chung

Hình thành vùng trồng Quế tập trung, ưu tiên địa bàn huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, một số địa bàn phù hợp của huyện Lục Yên, Yên Bình theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, quảng bá thương hiệu Quế và các sản phẩm chế biến từ Quế đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kì 2015-2020; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020. Đưa sản xuất lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020 hình thành vùng Quế ổn định 76.000 ha, trong đó: duy trì 56.500 ha rừng Quế hiện có, dự kiến trồng mới 19.500 ha (diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp có giá trị kinh tế thấp của vùng quy hoạch sang trồng Quế) tại 5 huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên.

3. Nội dung của Đề án

3.1. Phạm vi, quy mô

Tổng quy mô diện tích Quế đến năm 2020 là: 76.000 ha, trong đó trồng mới là: 19.500 ha tập trung chủ yếu tại 5 huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên và Văn Chấn, cụ thể như sau:

- Huyện Trấn Yên: Phát triển 15.266 ha, trong đó duy trì diện tích hiện có: 10.266 ha, trồng mới: 5.000 ha tại 19 xã, gồm: Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Hòa Cuông, Minh Quán, Cường Thịnh, Minh Quân, Bảo Hưng, Việt Cường, Vân Hội, Việt Hồng, Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Minh Tiến, Y Can, Quy Mông, Kiên Thành.

- Huyện Văn Yên: Phát triển 47.715 ha, trong đó duy trì diện tích hiện có: 40.015 ha, trồng mới: 7.700 ha tại 27 xã, thị trấn: An Bình, An Thịnh, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Đại Phác, Đại Sơn, Đông An, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Lâm Giang, Lang Thíp, Mậu Đông, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Ngòi A, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Quang Minh, Tân Hợp, thị trấn Mậu A, Viễn Sơn, Xuân Ái, Xuân Tầm, Yên Hợp, Yên Hưng, Yên Phú, Yên Thái.

- Huyện Yên Bình: Phát triển 1.419 ha, trong đó duy trì diện tích hiện có: 369 ha, trồng mới: 1.050 ha tại 5 xã: Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Tân Nguyên, Bảo Ái.

- Huyện Lục Yên: Phát triển 4.540 ha, trong đó duy trì diện tích hiện có 1.290 ha, trồng mới: 3.250 ha tại 23 xã, thị trấn: Thị trấn Yên Thế, Tân Phượng, Lâm Thượng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Khai Trung, Mường Lai, An Lạc, Minh Xuân, Tô Mậu, Tân Lĩnh, Khánh Hòa, Vĩnh Lạc, Động Quan, Tân Lập, Minh Tiến, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Phan Thanh, An Phú, Mai Sơn, Yên Thắng, Trung Tâm.

- Huyện Văn Chấn: Phát triển 7.060 ha, trong đó duy trì diện tích hiện có: 4.560 ha, trồng mới: 2.500 ha trên địa bàn 24 xã, thị trấn gồm: An Lương, Bình Thuận, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Đồng Khê, Gia Hội, thị trấn nông trường Liên Sơn, Minh An, Nậm Búng, Nậm Lành, Nậm Mười, Nghĩa Tâm, Phù Nham, Sơn A, Sơn Lương, Sơn Thịnh, Sùng Đô, Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, Tân Thịnh, Thượng Bằng La, thị trấn nông trường Trần Phú.

3.2. Đối tượng của Đề án: Hộ gia đình có diện tích trồng mới Quế từ 0,5 ha trở lên trong phạm vi thực hiện Đề án.

3.3. Nhiệm vụ của Đề án

- Đầu tư phát triển để duy trì và hình thành vùng nguyên liệu với tổng diện tích là: 76.000 ha Quế, gồm:

+ Trồng mới: 19.500 ha Quế;

+ Chăm sóc diện tích hiện có: 56.500 ha Quế.

- Kế hoạch trồng mới tại các huyện như sau:

Số TT

Địa phương (huyện)

Diện tích trồng mới theo năm (ha)

Cộng

2016

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

19.500

4.085

4.585

3.750

3.690

3.390

1

Văn Yên

7.700

1.500

1.550

1.550

1.550

1.550

2

Yên Bình

1.050

250

200

200

200

200

3

Văn Chấn

2.500

500

1.000

400

400

200

4

Lục Yên

3.250

600

800

600

650

600

5

Trấn Yên

5.000

1.235

1.035

1.000

890

840

(Khuyến khích đẩy nhanh tiến độ trồng hàng năm để phấn đấu đến năm 2018 hoàn thành kế hoạch trồng mới, bước đầu có sản phẩm)

4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Giải pháp về đất đai

- Để phát triển vùng trồng Quế tập trung, thuận lợi cho việc quản lý điều hành cần phải điều tra, xác định ranh giới, diện tích giữa thực địa và bản đồ, chủ quản lý, sử dụng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương. Rà soát, thực hiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất để người dân yên tâm sản xuất ổn định, lâu dài.

- Nghiên cứu, hỗ trợ chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả (bồ đề, mỡ, keo, sắn) sang trồng Quế.

- Nghiên cứu giao đất chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang sản xuất.

4.2. Giải pháp về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch

- Về giống: Giống Quế được đưa vào trồng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cây giống được sản xuất tại các vườn ươm giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vườn và cây giống đủ điều kiện.

- Về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch: Thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN 23-2000, Quy phạm kỹ thuật trồng quế (Ban hành theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN/KHCN, ngày 25/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và điều kiện thực tế tại địa phương.

4.3. Giải pháp về lao động

Khai thác nguồn lao động tại chỗ là phương án thích hợp nhất. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho người lao động.

4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

Hỗ trợ 1 lần kinh phí để mua cây giống cho hộ gia đình có diện tích trồng mới Quế tập trung từ 0,5 ha trở lên. Mức hỗ trợ là: 1,0 triệu đồng/ha đối với huyện Văn Yên; 3,0 triệu đồng/ha đối với các huyện: Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn.

4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản hàng hóa, để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các mặt hàng chế biến và xuất khẩu.

5. Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư

- Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư thực hiện Đề án là: 1.324.628,88 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 43.100 triệu đồng, bằng 3,25% tổng vốn đầu tư.

+ Vốn tự có của dân: 1.281.528,88 triệu đồng, bằng 96,75% tổng vốn đầu tư.

- Tiến độ đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Địa phương
(huyện)

Tổng nhu cầu

Vốn chia theo giai đoạn 2016-2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng cộng

43.100

9.255

10.655

8.150

7.970

7.070

1

Văn Yên

7.700

1.500

1.550

1.550

1.550

1.550

2

Yên Bình

3.150

750

600

600

600

600

3

Văn Chấn

7.500

1.500

3.000

1.200

1.200

600

4

Lục Yên

9.750

1.800

2.400

1.800

1.950

1.800

5

Trấn Yên

15.000

3.705

3.105

3.000

2.670

2.520

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các địa phương có liên quan để triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn, giúp đỡ các huyện xây dựng và thực hiện các nội dung chi tiết trong Đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện Đề án định kỳ hàng năm và 5 năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các sở, ngành có liên quan: Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để thực hiện nội dung của Đề án.

3. Ủy ban nhân dân các huyện: Chỉ đạo các xã, các đơn vị, các tổ chức của địa phương lập kế hoạch chi tiết, đồng thời phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Đề án. Hoàn thiện các thủ tục về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tham gia phát triển vùng nguyên liệu. Huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp để phát triển sản xuất.

4. Ủy ban nhân dân các xã triển khai Đề án: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và tổ chức triển khai kế hoạch trồng, chăm sóc và thu hoạch theo đúng tiến độ, đúng kỹ thuật.

5. Các hộ gia đình tham gia Đề án: Các hộ trồng Quế làm thủ tục đăng ký với xã. Tham gia thực hiện đúng quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... do cán bộ kỹ thuật phụ trách hướng dẫn. Trực tiếp nhận vốn hỗ trợ và sử dụng đúng mục đích.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh:
- Cổng thông tin điện tử;
- Như Điều 3 QĐ;
- Lưu: VT, TH, TC, NLN.

CHỦ TỊCH




Phạm Thị Thanh Trà

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1481/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 1481/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/07/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Phạm Thị Thanh Trà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản