Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/2004/QĐ-UB | Pleiku , ngày 21 tháng 12 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
- Căn cứ điều 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
- Căn cứ Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6-84) ban hành kèm theo Quyết định số 682B/QĐ-KT ngày 01/8/1984; Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp đụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92) ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993 Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004; Quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây và búa kiểm lâm ban hành kèm theo Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ;
- Căn cứ công văn số 1083CV/LN-SDR ngày 01/12/2004 của Cục Lâm nghiệp về việc thẩm định quy trình kỹ thuật tạm thời nuôi dưỡng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ;
- Theo đề nghị của giám đốc Sở NN&PTNT Gia Lai.
QUYẾT ĐỊNH
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
NUÔI DƯỠNG RỪNG GỖ TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH VÀ NỬA RỤNG LÁ KINH DOANH GỖ LỚN (QTT 10-04)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 147/2004/QĐ-UB ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai )
1. Điều chỉnh và tạo cấu trúc hợp lý rừng giai đoạn nuôi dưỡng.
2. Loại trừ cây phẩm chất xấu, cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, cây chèn ép cây cần nuôi dưỡng.
Điều 4: Đối tượng rừng tự nhiên đưa vào nuôi dưỡng bao gồm:
1. Rừng tự nhiên tương đối đều tuổi, ở tuổi từ sau khi rừng khép tán đến 2/3 thời gian của chu kỳ kinh doanh.
2. Rừng phục hồi trên đất bị chặt trắng, trên nương rẫy bỏ hoang hoặc trên trảng cỏ cây bụi, nhưng phải là rừng hỗn loài và không đều tuổi (ở độ tuổi như trường hợp 1-Điều 4), phải bảo đảm các chỉ tiêu sau đây:
Tầng cây cao có ≥ 200 cây/ ha phù hợp mục đích kinh doanh và có phẩm chất tốt; hoặc tầng cây tái sinh có cây tái sinh triển vọng (cây phù hợp mục đích kinh doanh có chiều cao > 2 m) trên 600 cây/ha.
3. Rừng tự nhiên hỗn loại không đều tuổi sau khai thác chọn trong khoảng thời gian từ 1/3 đến 2/3 luân kỳ chặt chọn, nếu thế hệ kế cận và dự trữ có đủ số cây mục đích và có phẩm chất tốt. Cụ thể có ≥ 200 /ha cây mục đích có phẩm chất tốt .
4. Rừng hỗn loài tự nhiên không đều tuổi sau khai thác chọn không đúng kỹ thuật nhưng có đủ số lượng cây ở tầng cây cao và cây tái sinh thuộc các loài mục đích có triển vọng và phân bố đều như tại điểm 2-Điều 4 trên đây.
NUÔI DƯỠNG RỪNG TỰ NHIÊN ĐỀU TUỔI
1. Điều chỉnh và tạo tổ thành hợp lý cho rừng hỗn loại;
2. Loại trừ cây phạm chất xấu, cây cong queo, sâu bệnh, cây chèn ép cây cần nuôi dưỡng .
3. Điều chỉnh và tạo mật độ hợp lý cho rừng giai đoạn tuổi để rừng đạt năng suất và giá trị thương phẩm cao;
Rừng tự nhiên đều tuổi được nuôi dưỡng từ khi rừng non khép tán đến trước kỳ khai thác 8-12 năm .
Điều 7: Nguyên tắc bài cây chặt nuôi dưỡng:
Biện pháp nuôi dưỡng chủ yếu của đối tượng này là chặt tỉa thưa. Được áp dụng các biện pháp luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tươi, tỉa cành. Việc bài cây phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Đối tượng cây nuôi dưỡng: Là những cây sinh trưởng bình thường, có phẩm chất tốt, tán lá cân đối, ít cành mắt lớn, không có biểu hiện sâu bệnh và phân bố đều.
2. Đối tượng cây bài chặt: Là những cây sinh trưởng xấu, sắp bị đào thải, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, cây giá trị kinh tế thấp, cây nhiều cành mắt đang chèn ép cây cần nuôi dưỡng .
Điều 8: Các yêu cầu về chặt nuôi dưỡng:
1. Mùa chặt nuôi dưỡng tốt nhất là trước mùa sinh trưởng.
Từ khi năng khép tán đến lúc khai thác chặt nuôi dưỡng 1-3 lần. Lần thứ nhất tiến hành sau khi rừng đã khép tán được l - 2 năm. Nội dung kỹ thuật chủ yếu là luỗng phát dây leo, cây bụi, loại trừ cây phẩm chất xấu, tỉa cành, mở rộng không gian dinh dưỡng tạo điều kiện cho rừng sinh trưởng. Lần thứ 2, 3 nội dung chủ yếu là chặt cây sinh trưởng kém, sắp bị đào thủ, cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, nhiều cành mắt, cây chèn ép cây cần nuôi dưỡng mở rộng không gian dinh dưỡng và điều chỉnh cấu trúc rừng cho phù hợp.
Trong trường hợp chu kỳ kinh doanh ngắn hoặc rừng có mật độ hợp lý thì không cần chặt.
2. Phải bảo đảm cho rừng có mật độ hợp lý, tán cây mục đích có đủ không gian dinh dưỡng nhưng không tạo ra khoảng trống lớn trong mỗi lần nuôi dưỡng .
Điều 9: Cường độ chặt nuôi dưỡng:
Cường độ chặt theo trữ lượng không quá 15%.
Điều 10: Thời điểm chặt nuôi dưỡng:
Phải xác định cụ thể tùy theo đặc điểm sinh thái của từng loài cây, điều kiện lập địa, mật độ và mục tiêu sản xuất.
Đối với loài cây ưa sáng mọc nhanh, có trục thân thẳng, cần chặt sớm.
Nghiêm cấm việc lợi dụng chặt nuôi dưỡng để khai thác lạm dụng lâm sản.
Điều 11: Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng.
1. Luỗng phát dây leo, cây bụi: Luỗng các loại dây leo có hại và phát cây bụi, thảm tươi chèn ép cây tái sinh. Với dây leo (trừ một số đây leo có giá trị kinh tế phải giữ lại) phải chặt đứt ở hai vị trí: sát gốc và ngang tầm với;
2. Ken hoặc chặt toàn bộ cây nằm trong đối tượng bài chặt. Trong trường hợp ken cây dấu ken phải rộng 20 cm theo chiều độc thân cây và sau vào phần gỗ 3 - 5 cm. Dấu ken phải khép kín chu vi thân cây.
3. Tỉa cành các cây tỉa cành tự nhiên kém, có nhiều cành sát đất;
4. Vệ sinh rừng: Phần còn lại tại rừng của những cây đã chặt phải được chặt thành nhiều đoạn nhỏ, dập sát đất không được để thành ụ, đống nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, lửa rừng.
NUÔI DƯỠNG RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TRÊN TRẢNG CỎ CÂY BỤI VÀ NƯƠNG RẪY
1. Loại trừ cây kém phẩm chất;
2. Điều chỉnh và tinh giản tổ thành;
3. Tạo điều kiện cho các loài cây mục đích tái sinh, sinh trưởng và phát triển nhanh và dẫn dắt rừng theo cấu trúc định hướng.
1. Chọn cây nuôi dưỡng là những cây sinh trưởng khỏe mạnh, thuộc nhóm loài cây mục đích, có giá trị kinh doanh.
2. Chọn cây phù trợ là những cây ít giá trị nhưng không có biểu hiện chèn ép những cây nuôi dưỡng.
3. Cây cần bài chặt là những cây phẩm chất xấu, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, cây hoại sinh thắt nghẹt, cây có giá trị kinh tế thấp chèn ép cây nuôi dưỡng
Điều 14: Cường độ, số lần chặt nuôi dưỡng:
1. Cường độ ken, chặt tuỳ đặc điểm điều kiện lập địa, mật độ hiện tại và mục tiêu sản xuất, nhưng cường độ chặt không quá 15 % trữ lượng và độ tàn che của rừng không xuống thấp hơn 0,5.
2. Số lần chặt: Từ 1 đến 2 lần từ khi rừng mới khép tán cho đến khi rừng đạt tuổi trung niên. Nội dung chủ yếu là luỗng phát dây leo, tỉa cành, ken, chặt cây phẩm chất kém tạo điều kiện cho rừng sinh trưởng và điều chỉnh cấu trúc rừng hợp lý kết hợp tận đụng sản phẩm trung gian.
1. Lần nuôi dưỡng đầu tiên hạ độ tàn che của tầng cây cao xuống 0,2 - 0,3 theo trình tự bài cây từ cây có hại đến cây phù trợ cho đến khi đạt độ tàn che thích hợp.
2. Luỗng dây leo có hại, phát cây bụi thảm tươi chèn ép cây mục đích.
3. Các lần chặt tiếp theo từ 1-2 lần với nội đUng kỹ thuật cụ thể như sau:
3.1. Luỗng phát dây leo, cây bụi: Luỗng các loại dây leo có hại và phát cây bụi, thảm tươi chèn ép cây tái sinh. Với dây leo (trừ một số dây leo có giá trị kinh tế phải giữ lại) phải chặt đứt ở hai vị trí: sát gốc và ngang tầm với.
3.2. Ken hoặc chặt toàn bộ cây nằn tương đối tượng bài chặt. Trong trường hợp ken cây, dấu ken phải rộng 20 cm khép kín theo chiều dọc thân cây và sâu và phần gỗ 3 - 5 cm. Dấu kên phải khép kín chu vi thân cây.
3.3. Tỉa cành các cây tỉa cành tự nhiên kém, có nhiều cành sát đất;
3.4. Vệ sinh rừng: Phần còn lại tại rừng của nhĩmg cây đã chặt phải được chặt thành nhiều đoạn nhỏ, đập sát đất không được để thành ụ, đống nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, lửa rừng.
NUÔI DƯỞNG RỪNG SAU KHAI THÁC CHỌN
1. Loại trừ cây phẩm chất xấu, tạo điều kiện cho những cây mục đích còn lại sinh trưởng, phát triển thuận lợi .
2. Hình thành cấu trúc rừng có đủ các thế hệ: Thành thục, kế cận, dự trữ, tái sinh; đồng thời tận dụng lâm sản và cải thiện vệ sinh rừng.
Điều 17: Kỹ thuật bài cây và điều chỉnh cấu trúc rừng:
1. Chọn cây nuôi dưỡng: Là cây sinh trưởng khoẻ mạnh, phẩm chất tốt, thuộc nhóm loài cây mục đích mọi thế hệ.
2. Chọn cây phù trợ: Các loài cây kém giá trị kinh tế, nhưng khỏe mạnh và có tác dụng hỗ trợ cây mục đích.
3. Cây bài chặt: Cây phẩm chất xấu, cong queo, sâu bệnh, thắt nghẹt, hoại sinh, cây tạp chèn ép cây mục đích.
4, Điều chỉnh cấu trúc rừng: Đường kính (D 1,3) tối thiểu cây bài chặt để điều chỉnh cấu trúc rừng thế hệ thành thục quy định như sau:
- Xoan mộc, Trám trắng, Trám hồng, Sữa, Sao cát, Chò chi, Xoay, Vảy ốc ≥60 cm.
- Giổi, Gội, Re gừng, Thông nàng, Choại, Chay, Mít nài, Giẻ đỏ, Cà ổi ≥ 50 cm.
- Các loại cây khác ≥ 48 cm.
Cấu trúc rừng sau nuôi dưỡng phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các lớp: Dự trữ (D = 8 - 35 cm)- Kế cận (D = 36 - 48 cm) - Thành thục (D > 48 cm).
Định hướng cấu trúc rừng (phân bố sớ cây theo cỡ đường kính-thế hệ) sau nuôi dưỡng đối với rừng kinh doanh gỗ lớn đạt được như sau:
Đơn vị tính:Cây
Tái sinh triển vọng | Thế hệ dự trữ | Thế hệ kế cận | Thế hệ thành thục | Trong đó cây gieo giống | Tổng cộng |
600 | 220-250 | 80-100 | 25-30 | 25-30 | 325-380 |
Điều 18: Cường độ chặt nuôi dưỡng:
Cường độ chặt theo trữ lượng không quá 15%. Gỗ tận dụng các loại không quá l0 m3/ha. Củi không quá 15 m3/ha.
Không được hạ độ tàn che của rừng sau nuôi dưỡng xuống dưới 0,5.
Nghiêm cấm việc biến chặt nuôi dưỡng thành một lần khai thác làm hạ cấp rừng và ảnh hưởng tới sự ổn định sản xuất trong luân kỳ.
Điều 19: Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng.
1. Luồng phát dây leo, cây bụi: Luồng các loại dây leo có hại và phát cây bụi, thảm tươi chèn ép cây tái sinh. Với dây leo (trừ một số dây leo có giá trị kinh tế phải giữ lại) phải chặt đứt ở hai vị trí: sát gốc và ngang tầm với.
2. Ken hoặc chặt toàn bộ cây nằm trong đối tượng bài chặt. Trong trường hợp ken cây, dấu ken phải rộng 20 cm theo chiều dọc thân cây và sâu vào phần gỗ 3 - 5 cm. Dấu ken phải khép kín chu vi thân cây.
3. Vệ sinh rừng : Phần còn lại tại rừng của những cây đã chặt phải được chặt thành nhiều đoạn nhỏ, dập sát đất không được để thành ụ, đống nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, lửa rừng.
Điều 20: Số lần chặt và thời điểm chặt:
1. Rừng sau khai thác chọn hợp lý: Việc chặt nuôi dưỡng được thực hiện 1 - 2 lần trong khoảng thời gian 1/2 đến 2/3 luân kỳ chặt chọn.
2. Rừng sau khai thác chọn không hợp lý: Việc chặt nuôi dưỡng được thực hiện 1 - 3 lần, lần đầu càng sớm càng tốt, lần cuối không muộn hơn 2/3 luân kỳ chặt chọn
3. Thời gian giữa 2 lần chặt từ 7-10 năm.
Điều 22: Thiết kế ngoại nghiệp :
1. Sơ thám.
Căn cứ Phương án điều chế rừng đơn giản, Phương án sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt, tiến hành khảo sát thực địa, xem xét sự phân bố của tài nguyên rừng, đánh giá mức độ phù hợp về đối tượng nuôi dưỡng, địa hình làm cơ sở cho việc phân chia các lô rừng nuôi dưỡng.
2. Phát đường ranh giới tiểu khu ( đường bao khu nuôi dưỡng), khoảnh, lô (tuỳ quy mô diện tích để xác định các cấp phân chia cho phù hợp), đo đạc xây dựng bàn đồ ngoại nghiệp.
2.1. Đường tiểu khu, bao khu nuôi dưỡng: Rộng 1,5 m, phát sát gốc và dọn sạch tất cả các cây có Dl,3 nhỏ hơn 6 cm, thảm tươi, kết hợp đánh 04 dấu năm ngang vào thân cây có đường kính lớn hơn vị trí 1,3 m cả 2 mặt thân cây đối diện nhau theo hướng đi của đường ranh giới.
2.2.Đường khoảnh: Rộng 1,2m. Cách phát và đánh dấu vào thân cây như đường tiểu khu nhưng đánh 3 dấu.
Đường ranh giới tiểu khu, bao khu nuôi dưỡng, khoảnh phải theo đúng đường ranh giới tiểu khu, khoảnh trên bản đồ kèm theo Phương án điều chế rừng, Phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2.3.Đường lô:
2.3.1. Cơ sở phân chia lô:
- Kế thừa đường phân chia lô của hồ sơ thiết kế khai thác, nuôi dưỡng đã có, có thể khắc phục những điểm bất hợp lý.
- Đối với các hiện trường mới, tuân thủ theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6-84) ban hành kèm theo Quyết định số 682B/QĐ-KT ngày 01/8/1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3.2. Diện tích lô 8 - 12 ha.
2.3.3. Đường ranh giới lô rộng 1 m. Cách phát và đánh đấu vào thân cây như đường khoảnh nhưng chi đánh 2 dấu.
3. Đo đạc lên bản đồ ngoại nghiệp: Dùng địa bàn 3 chân và mia hoặc thước dây đo đạc toàn bộ đường ranh giới bao khu vực thiết kế, khoảnh, lô. Các điểm đo đạc phải có mốc đo đạc. Đường đo phải xuất phát và kết thúc tại các điểm khống chế được xác định đúng trên bản đồ và thực địa.
Xây dựng bản đồ mặt phẳng khu vực thiết kế theo tỷ lệ 1/5.000 thể hiện toàn bộ đường bao khu vực thiết kế, khoảnh, lô đã đo đạc lên bàn đồ địa hình. Sai số khép kín cho phép trong quá trình đo, vẽ là ≤ 1/100 đối với bao khu vực thiết kế, khoảnh; ≤ 1/50 đối với đường lô .
Tính diện tích lô bằng cầu tích hoặc lưới ô vuông. Tính 2 lần lấy bình quân Sai số cho phép giữa tầng diện tích lô với khoảnh nhỏ hơn 1/50. Diện tích lô tính bằng ha và lấy 1 số lẻ.
4. Cọc mốc: Tại các điểm đường lô giao nhau, đường lô với đường khoảnh hoặc tiểu khu phải tiến hành đóng mốc. Bảo đảm đúng vị trí trên bản đồ và trên thực địa. Trên mốc phải thể hiện các yếu tố sau:
Tên tiểu khu: Bằng số Ả Rập theo đúng số hiệu tiểu khu của tỉnh đã công bố;
- Tên khoảnh: Bằng số La Mã;
- Tên lô : Bằng chữ cái La Tinh viết thường.
- Diện tích lô: ha
Mốc khoảnh dùng loại gỗ cứng đường kính 15 cm, cao 1,2 m, chôn sâu 0,5 m. Mốc lô đường kính 10 cm, cao 1 m, chôn sâu 0,5 m.
Tỷ lệ rút mẫu: 3 - 5% diện tích thiết kế.
Diện tích ô tiêu chuẩn đo đếm tầng cây gỗ lớn: 500 m2 (20 x 25 m). Đặt 4 ô dạng bản 4 m2 (2 x 2 m) ô 4 góc của ô tiêu chuẩn đo đếm cây gỗ lớn để đo đếm cây tái sinh.
Bố trí ô tiêu chuẩn: Có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp
- Ô tiêu chuẩn điển hình.
- Ô tiêu chuẩn hệ thống: Trên lô bố trí một số tuyến song song cách đều. Trên tuyến đánh dấu lên thân cây như đính dấu đường lô nhưng chỉ đánh l dấu . Xác định cự ly giữa các ô theo công thức:
I = | L |
n+1 |
L: Tổng chiều dài các tuyến trong lô
n: Số ô cần điều tra
Điều 24: Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn
1. Ghi chép vào phần mô tả các yếu tố sau: Vị trí, hướng phơi, độ cao tuyệt đối, độ dốc, loại đất, kiểu rừng, trạng thái, độ tàn che tán rừng, tình hình dây leo cây bụi , thảm tươi và độ nhiều, tình hình tác động và các đặc điềm khác của rừng ( nếu có )
2. Đo đếm toàn bộ cây gỗ có đường kính D l,3 ≥ 9 cm. Xác định tên cây, phẩm chất từng cây theo 3 cấp
Phẩm chất a: Cây thẳng đẹp, sinh trưởng tốt.
Phạm chất b: Cây sinh trưởng bình thường.
Phẩm chất c: Cây phẩm chất xấu, cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn
3. Đo chiều cao vút ngọn của 3 cây ở tâm ô tiêu chuẩn để tổng hợp vẽ đường cong chiều cao làm cơ sở cho việc tính toán trữ lượng rừng.
4. Đo đếm toàn bộ cây tái sinh ở các ô dạng bản 4m2, phân ra cây tái sinh mục đích, cây tái sinh mục đích có chiều cao ≥ 2 m.
5. Trong ô dạng bản điều tra cây tái sinh, tiến hành điều tra tình hình dây leo , cây bụi , thảm tươi bao gồm :
- Loài cây bụi, dây leo, thảm tươi;
- Số lượng;
- Chiều cao;
- Về độ nhiều của thảm tươi đánh giá theo thang:
soc: Cây phủ kín hoặc gần phủ kín ô đo đếm, bộ phận trên đất lồng vào nhau
cop3: Cây rất nhiều nhưng cá thể không lồng vào nhau toàn bộ.
cop2: Cây tương đối nhiều.
cop1: Cây hơi nhiều.
sp: Cây mọc phân tán, số lượng không nhiều.
sol: Thỉnh thoáng gặp vài cây.
Un: Chỉ có một cây trong ô đo đếm.
- Độ che phủ: Là tỷ lệ phần trăm diện tích đất rừng ở ô đo đếm bị che khuất. Ghi chung cho tất cả các loài.
Điều 25: Xác định sơ bộ các biện pháp kỹ thuật
Trên cơ sở tình hình rừng đã điều tra, xác định sơ bộ các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và mức độ tác động của từng biện pháp.
Điều 26: Bài cây ken, chặt thải loại, điều chỉnh cấu trúc.
Từ số liệu thu thập, đối chiếu số cây tối thiểu và tỷ lệ cần có của mỗi thế hệ, cây phẩm chất xấu, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, cây chèn ép cây cần nuôi dưỡng, tiến hành bài cây ken, chặt trên toàn bộ diện tích nuôi dưỡng. Trong bài cây phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc: bài cây chặt đúng đối tượng, không hạ độ tàn che tán rừng xuống dưới mức quy định.
Những cây chặt thải loại, chặt điều chỉnh cấu trúc có khả năng tên dụng gỗ có đường kính từ 25 cm trở lên phải được đóng búa bài cây. Việc đóng búa bài cây thực hiện đúng theo điểm 1 Điều 10 Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây và búa kiểm lâm.
Những cây thuộc đối tượng chặt thải loại, điều chỉnh cấu trúc nhưng không tận dụng sản phẩm bài cây bằng sơn đỏ ở vị trí D1,3<13 cm trên thân cây. Phải chặt những cây Dl.3 > 13 cm, dấu bài là một vạch ngang và ken những cây có Dl,3 > 13 cm. dấu bài là một dấu nhân.
Điều 27: Thành quả công tác thiết kế ngoại nghiệp.
Bản đồ ngoại nghiệp thể hiện địa hình, đường bao, khoảnh, lô theo đo đạc, diện tích các lô nuôi dưỡng, trạng thái rừng, tuyến điều tra (Điều tra ô hệ thống), vị trí các ô tiêu chuẩn.
Phiếu đo đạc địa bàn;
Phiếu điều tra ô tiêu chuẩn;
Phiếu bài cây lấy sản phẩm và không lấy sản phẩm;
Số liệu thiết kế sơ bộ các công trình phục vụ trong khu nuôi dưỡng.
Sau khi được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra chấp nhận số liệu ngoại nghiệp, đơn vị mới tiến hành tính toán nội nghiệp.
Trên cơ sở kết quả ngoại nghiệp đã được chấp nhận, đơn vị thiết kế tổng hợp, chinh lý số liệu để xây đựng hồ sơ thiết kế, dự toán việc nuôi dưỡng rừng.Việc tính toán khai thác tận dụng thực hiện theo quy định về thiết kế khai thác
Điều 29: Hồ sơ thành quả thiết kế nuôi dưỡng rừng tự nhiên gồm:
- Hồ sơ thiết kề, dự toán nuôi đường rừng tự nhiên kèm theo Tờ trình gởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghi Phê duyệt thiết kế, dự toán nuôi dưỡng rừng tự nhiên
- Bản đồ thiết kế nuôi dưỡng rừng tỷ lệ 1/5.000
Hồ sơ thiết kế, dự toán nuôi dưỡng rừng tự nhiên được Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn phê duyệt là cơ sở pháp lý đề các chủ rừng tổ chức thực hiện
Việc khai thác tận dụng gỗ trong nuôi dưỡng được thực hiện bằng giấy phép khai thác tận dụng của Uỷ ban nhân dân tỉnh (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền) sau khi có thẩm định bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 30: Tổ chức thực hiện, giám sát thi công nuôi dưỡng rừng tự nhiên
Theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hoặc các phương án sản xuất đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt có xác định biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên (Phương án khoán rừng và hưởng lợi từ rừng,...) mà kinh phí được cân đối từ gỗ tận dụng trong nuôi đường, các chủ rừng hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành thiết kế và tổ chức nuôi dưỡng rừng, tận dụng gỗ sau khi hồ sơ thiết kế được duyệt và cấp phép khai thác tận dụng (nếu có tận dụng).
Chủ rừng phải tổ chức kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện.Sau khi nuôi dưỡng xong, chủ rừng phải thành lập Hội đồng của cơ sở để nghiệm thu kết quả nuôi dưỡng. Các tác động kỹ thuật nuôi dưỡng phải được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ quản lý rừng, Mỗi đối tượng hay công thức xử lý phải để lại 0,5-1 ha để làm đối chứng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các ngành liên quan kiểm tra kết quả sau khi công trình nuôi dưỡng hoàn thành.
Rừng sau nuôi dưỡng phải được bảo vệ tốt và thường xuyên theo dõi ghi chép diễn biến vào hồ sơ quản lý rừng.
Điều 33: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, các Sở,
Ngành, địa phương có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy trình này./.
Nơi nhận | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI |
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2016 phát triển gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 14/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Quyết định 64/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai năm 2020
- 5Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 14/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 64/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai năm 2020
- 3Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 04/2004/QĐ-BNN về Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 69/2001/QĐ-BNN-KL về Quy chế quản lý, sử dụng búa Bài cây và búa Kiểm lâm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 200-QĐ/KT năm 1993 về quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14 - 92) do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ban hành
- 4Quyết định 08/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2016 phát triển gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
Quyết định 147/2004/QĐ-UB về Quy trình kỹ thuật tạm thời nuôi dưỡng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nữa rụng lá kinh doanh gỗ lớn do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 147/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Phạm Thế Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra