- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bạch phòng, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 568/CT-BNN-TCLN năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2015 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2015-2016 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 7Công điện 04/CĐ-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Bính Thân do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Gia Lai, ngày 04 tháng 02 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đã đạt được một số kết quả đáng kể; nhiều dự án, kế hoạch, các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện; đã chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn cũng như các hoạt động gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, góp phần bảo vệ vốn rừng hiện có.
Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra; đặc biệt là ở các huyện biên giới, huyện giáp ranh với các tỉnh lân cận như Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai, Kbang, Krông Pa..., cuối năm 2015 đã xảy ra một vụ cháy rừng gây thiệt hại 13,7 ha rừng thông mới trồng năm 2015 ở huyện Ia Grai.
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện Chỉ thị số 568/CT-BNN-TCLN ngày 20/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 568/CT-BNN-TCLN này 20/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân, năm 2016; chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 4754/UBND-NL ngày 28/10/2015 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 20/11/2015 về việc triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2015-2016; Công điện số 04/CĐ-UBND ngày 01/02/2016 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016; trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, chỉ đạo chính quyền cấp xã nâng cao vai trò trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của cấp huyện, đặc biệt các huyện biên giới và các huyện có vùng giáp ranh với các tỉnh lân cận; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về diện tích rừng được giao quản lý trên địa bàn;
- Thường xuyên chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư, nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng ở địa phương;
- Chỉ đạo công tác tuần tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng, cương quyết thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật để thực hiện trồng rừng;
- Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do từ nơi khác đến địa phương; vận động người dân trở về nơi ở cũ, kiên quyết không được để dân di cư tự do phá rừng để lấy đất sản xuất và định cư;
- Chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, sẵn sàng chuẩn bị lực lượng, phương tiện để chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra, kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn;
Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng xảy ra trên địa bàn được giao quản lý.
2. Các đơn vị chủ rừng:
- Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Giám đốc các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và thủ trưởng các đơn vị chủ rừng khác có trách nhiệm quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng để nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư sống gần rừng tích cực tham gia bảo vệ rừng; kiểm tra, đôn đốc các hộ dân, cộng đồng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thực hiện tốt các cam kết bảo vệ rừng;
- Bố trí lực lượng bảo vệ rừng phối hợp với Kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm đất rừng, khai thác, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép ngay tại gốc; tổ chức lực lượng trực phòng cháy chữa cháy rừng tại cơ quan và các vùng trọng điểm cháy 24/24 giờ các ngày cao điểm trong mùa khô (kể cả ngày lễ, tết) để ứng cứu kịp thời nếu có cháy rừng xảy ra; cập nhật theo dõi mọi diễn biến về tài nguyên rừng của đơn vị được giao quản lý;
Thủ trưởng đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên lâm phần được giao quản lý.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đã được phê duyệt để trồng rừng và phát triển rừng.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
+ Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng trên địa bàn tỉnh; xây dựng các phương án quản lý bảo vệ rừng và tổ chức triển khai thực hiện để quản lý có hiệu quả diện tích rừng, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
+ Bố trí lực lượng Kiểm lâm tăng cường về tuyến xã; tổ chức tuần tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời, ngăn chặn các hành vi vi phạm ngay từ cơ sở; bố trí lực lượng Tuần tra, kiểm soát trên các khu rừng trọng điểm có nhiều loài gỗ quý hiếm, các vị trí có diễn biến phức tạp về tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định.
+ Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, các Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR chủ động tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo chủ rừng, các lực lượng liên quan, chính quyền cấp xã thực hiện quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng; giám sát chặt chẽ việc đưa phương tiện, công cụ, cơ giới vào rừng; quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ theo đúng quy định.
+ Kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm; đặc biệt là những cán bộ kiểm lâm thiếu trách nhiệm, tiêu cực, bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Tổ chức lực lượng trực để tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; phòng cháy chữa cháy rừng trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý sử dụng rừng và đất rừng; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về đất đai và bảo vệ môi trường; xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về đất đai và bảo vệ môi trường.
5. Công an tỉnh:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng: kiên quyết xử lý các đối tượng có xe độ chế, các xe đã hết niên hạn lưu hành vận chuyển lâm sản trái phép: chỉ đạo công tác điều tra, xử lý các vụ án chống người thi hành công, vụ xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua; chỉ đạo lực lượng Công an cấp huyện, cấp xã quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu, tránh tình trạng lợi dụng việc di dân tự do để phá rừng, khai thác lâm sản trái phép; chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chặt phá rừng, lấn chiếm rừng theo đúng quy định của pháp luật.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quân sự địa phương, lực lượng dân quân tự vệ và các đơn vị đóng quân trên địa bàn tham gia tích cực vào công tác bảo vệ rừng, chữa cháy rừng; đồng thời hỗ trợ và phối hợp với lực lượng kiểm lâm tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về bảo vệ rừng.
Chỉ đạo các đơn vị bộ đội biên phòng tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng trên tuyến biên giới; phối hợp, hỗ trợ lực lượng kiểm lâm tuần tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về bảo vệ rừng tại gốc; thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý người và phương tiện ra vào khu vực biên giới.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Phối hợp hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các chương trình, dự án phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; chủ động đề xuất bố trí các nguồn vốn kịp thời để các đơn vị triển khai nhiệm vụ được giao, bảo đảm công tác bảo vệ và phát triển rừng thực sự có hiệu quả.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai:
Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò, chức năng, tác dụng của rừng, đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền về các chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy định của UBND tỉnh về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: đưa tin biểu dương kịp thời những mô hình sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp có hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến; đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chỉ thị này. Sở, ngành, đơn vị nào để xảy ra chậm trễ đối với công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành mình thì thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc các địa phương, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất về UBND tỉnh để chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 147/2004/QĐ-UB về Quy trình kỹ thuật tạm thời nuôi dưỡng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nữa rụng lá kinh doanh gỗ lớn do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Chỉ thị 05/2011/CT-UBND về triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014 - 2015 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Kế hoạch 1998/KH-UBND năm 2012 thực hiện Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Kế hoạch 5234/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND về tiếp tục tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2016
- 7Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2016-2017 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Quyết định 147/2004/QĐ-UB về Quy trình kỹ thuật tạm thời nuôi dưỡng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nữa rụng lá kinh doanh gỗ lớn do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bạch phòng, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 05/2011/CT-UBND về triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014 - 2015 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 8Kế hoạch 1998/KH-UBND năm 2012 thực hiện Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Chỉ thị 568/CT-BNN-TCLN năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Kế hoạch 5234/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 11Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2015 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2015-2016 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 12Công điện 04/CĐ-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Bính Thân do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 13Chỉ thị 08/CT-UBND về tiếp tục tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2016
- 14Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2016-2017 do tỉnh Phú Thọ ban hành
Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 03/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Kpă Thuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực