Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1465/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 16/11/2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Căn cứ Công văn số 2055/BTTTT-THH ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Căn cứ Quyết định số 4679/QD-UBND ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách địa phương;

Căn cứ Quyết định số 4668/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 66/QĐ-BCĐ ngày 26/3/2020 của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định ban hành chương trình công tác năm 2020 của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 14/TTr-STTTT ngày 14/4/2020 (kèm theo Biên bản làm việc của Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông ngày 01/4/2020).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định năm 2020.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định năm 2020 cho UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo kịp thời.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Phi Long

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 Chủ tịch của UBND tỉnh Bình Định )

I. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh nhằm đảm bảo triển khai các ứng dụng hệ thống thông tin của tỉnh; duy trì bảo dưỡng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định. Tăng cường công tác ứng dụng các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cấp các tính năng phần mềm Văn phòng điện tử đáp ứng theo quy định của Chính phủ và của Bộ Nội vụ về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quy trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.

- Triển khai Hệ thống thống tin báo cáo quốc gia và triển khai các dịch vụ công trực tuyến thực hiện thanh toán điện tử bắt buộc (trừ các khoản chi bí mật về an ninh, quốc phòng) theo tiến độ kế hoạch của Văn phòng Chính phủ (do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì).

- Đảm bảo chất lượng dịch vụ Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan nhà nước kết nối đến cấp huyện và tương đương. 100% cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan nhà nước.

- 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính toàn tỉnh đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh. Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) dưới dạng điện tử; Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

- Tiếp tục nâng cao mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử; phấn đấu đến hết năm 2020, tỉnh Bình Định nằm trong nhóm 20 tỉnh đứng đầu về Chỉ số mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm

1.1. Dự án: Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng của mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

1.1.1. Tên dự án: Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng của mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

- Hạng mục: Đầu tư, nâng cấp Hệ thống giao ban trực tuyến tỉnh.

1.1.2. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định.

1.1.3. Nguồn vốn: Vốn đầu tư theo Quyết định số 4679/QD-UBND ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh Bình Định.

1.1.4. Sự cần thiết phải đầu tư:

Hệ thống giao ban trực tuyến cũ được UBND tỉnh đầu tư từ năm 2012. Đến nay, hệ thống đã không còn đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các cuộc họp trực tuyến, nhiều điểm cầu thiết bị đã bị xuống cấp, hư hỏng, không còn hoạt động, các đơn vị tự bổ sung thay thế các thiết bị của các hãng sản xuất khác nhau, các công nghệ khác nhau, ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống vì không đảm bảo tương thích kỹ thuật công nghệ. Hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, điều hành của lãnh đạo tỉnh, do đó việc triển khai giải pháp nâng cấp hội nghị truyền hình trực tuyến đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn trong cuộc cách mạng 4.0 là hết sức cần thiết, không những đạt được mục tiêu của dự án mà còn đem lại các lợi ích sau:

+ Giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại, hội họp;

+ Tận dụng được các cơ sở hạ tầng mạng sẵn có;

+ Mang lại khả năng ứng biến tức thời, quyết định nhanh chóng, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo UBND tỉnh;

+ Lưu lại toàn bộ nội dung cuộc họp ở dạng biên bản điện tử;

+ Khả năng bảo mật cao, tương thích với các chuẩn bảo mật khác nhau.

1.1.5. Mục tiêu đầu tư:

Triển khai Giải pháp Hệ thống hội nghị truyền hình đạt được mục tiêu tổng quát là góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh trong những năm tiếp theo mà còn phải đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:

- Xây dựng thành công, hiệu quả giải pháp Hội nghị truyền hình, giải pháp có chất lượng tốt và dễ dàng sử dụng cho các cơ quan nhà nước.

- Nâng cao, đẩy mạnh công tác quản lý hành chính, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.

- Có khả năng mở rộng trong tương lai và mang tính kế thừa để phục vụ cho việc phát triển hệ thống tới các cơ quan, ban, ngành, đơn vị trực thuộc liên quan. Dễ dàng cho việc vận hành quản lý. Có tính mềm dẻo, dịch chuyển khi thay đổi địa điểm phòng họp; tăng cường tính thẩm mỹ, tính công nghệ cho phòng họp của các cơ quan hành chính.

- Có khả năng tương thích, nâng cấp đồng bộ với các thiết bị đã có của tỉnh, trở thành một hệ thống thống nhất, có thể quản lý tập trung hoặc hoạt động độc lập theo từng nhu cầu cụ thể, phù hợp với yêu cầu định hướng xây dựng thành phố thông minh.

- Có khả năng kết nối với hệ thống thiết bị hội nghị trực tuyến của các đơn vị khác. Hỗ trợ tích hợp giải pháp, thiết bị bảo mật của Ban Cơ yếu chính phủ.

1.1.6. Nội dung, quy mô đầu tư:

Quy mô triển khai giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến tại UBND tỉnh Bình Định, bao gồm:

Số TT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

I

HỆ THỐNG KHIỂN TRUNG TÂM

 

 

1

Bản quyền kích hoạt

Gói

1

2

Thiết bị quản lý đa điểm (MCU)

Bộ

1

3

Thiết bị quản lý cuộc gọi, tài nguyên

Bộ

1

4

Laptop khiển hội nghị truyền hình

Cái

1

II

ĐIỂM CẦU TRUNG TÂM CẤP TỈNH

 

 

1

Bộ Thiết bị đầu cuối

Bộ

1

1.1

Bộ thiết bị codec

Bộ

1

1.2

Camera

Cái

1

1.3

Microphone

Cái

1

1.4

Remote điều khiển

Cái

1

2

Camera mở rộng

Cái

1

3

Thiết bị kéo dài Cable Camera

Bộ

1

4

Cable Camera 10m

Cái

1

III

ĐIỂM CẦU DỰ PHÒNG CẤP TỈNH

 

 

1

Bộ thiết bị đầu cuối

Bộ

1

1.1

Bộ thiết bị codec

Bộ

1

1.2

Camera

Cái

1

1.3

Microphone

Cái

1

1.4

Remote điều khiển

Cái

1

2

Hệ thống âm thanh phòng họp

Bộ

1

2.1

Bộ điều khiển trung tâm

Cái

1

2.2

Micro chủ tọa

Cái

1

2.3

Micro đại biểu

Cái

14

2.4

Cáp kéo dài 15m

Dây

1

2.5

Tủ Rack âm thanh chuyên dụng 12U

Cái

1

2.6

Amply

Cái

1

2.7

Loa gắn tường

Cái

4

2.8

Phụ kiện

Bộ

1

IV

ĐIỂM CẦU PHÒNG HỌP CẤP HUYỆN

Bộ

10

1

Bộ thiết bị codec

Bộ

1

2

Camera

Cái

1

3

Microphone

Cái

1

4

Remote điều khiển

Cái

1

1.1.7. Địa điểm đầu tư:

Số TT

Địa điểm đầu tư

I

Hệ thống điều khiển trung tâm

 

Tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Bình Định

II

Điểm cầu Trung tâm cấp tỉnh

 

Tại Văn phòng UBND tỉnh

III

Điểm cầu dự phòng cấp tỉnh

 

Tại Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

IV

Điểm cầu phòng họp cấp huyện

1

UBND thị xã An Nhơn

2

UBND huyện Tuy Phước

3

UBND huyện Vân Canh

4

UBND huyện Tây Sơn

5

UBND huyện Vĩnh Thạnh

6

UBND huyện Phù Cát

7

UBND huyện Phù Mỹ

8

UBND huyện Hoài Nhơn

9

UBND huyện Hoài Ân

10

UBND huyện An Lão

1.1.8. Tổng mức đầu tư: 4.500.000.000 đồng.

Bằng chữ: Bốn tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn.

Trong đó:

+ Chi phí lắp đặt, thiết bị, phần mềm: 4.317.112.000 đồng.

+ Chi phí QLDA: 87.888.000 đồng.

+ Chi phí tư vấn: 43.126.300 đồng.

+ Chi phí khác:  43.005.000 đồng.

+ Chi phí dự phòng: 8.868.700 dồng.

1.1.9. Thời gian thực hiện: Năm 2020.

1.2. Hạng mục: Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, bản quyền phần mềm tại Trung tâm CNTT và TT.

1.2.1. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định.

1.2.2. Địa điểm đầu tư: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông.

1.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư:

Nhằm đảm bảo an toàn bảo mật thông tin ngày càng cao cho Trung tâm tích hợp dữ liệu phục vụ công tác triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, kết nối với Trung tâm điều hành đô thị thông minh của tỉnh, đồng thời xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ quy mô cấp tỉnh, đảm bảo khả năng kết nối liên thông, tích hợp các hệ thống thông tin, chia sẻ thông tin qua mạng giữa các cơ quan nhà nước trên cơ sở Khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (phiên bản 2.0) sẽ được ban hành trong năm 2020. Do đó, phải tiếp tục đầu tư, nâng cấp mua sắm các trang thiết bị CNTT và bản quyền phần mềm.

1.2.4. Mục tiêu đầu tư:

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, gồm: Đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị bảo mật, an toàn an ninh thông tin, lưu trữ; đầu tư, nâng cấp bản quyền các phần mềm. Nhằm đảm bảo các hệ thống thông tin của tỉnh hoạt động thông suốt và ổn định trong thời gian tới.

1.2.5. Nội dung, quy mô đầu tư:

- Thiết bị lưu trữ dữ liệu tập trung: 01 bộ.

- Bộ lưu điện APC: 01 bộ.

- Bình Ắc quy (Battery) mở rộng cho UPS: 01 cái.

- Card mạng tốc độ 10Gb HP Ethernet 10Gb 2-port Adapter for Svr Gen8, Gen9 & Gen10: 10 cái.

- Card mạng tốc độ 10Gb IBM Dual Port 10G BaseT Adapter: 04 cái

- Module quang + Cable quang 5m: 06 bộ.

- License chống các loại tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat - APT, unknown malware) cho tường lửa Palo Alto 3020: 01 license/năm.

- Gia hạn License cho FortiMail 400F: 01 năm.

- Phần mềm Anti Malware dành cho máy chủ Server Security: 90 license.

- Thanh quản lý cáp PATCH PANEL CAT6 24 PORT: 06 thanh.

- Dây nhảy cáp mạng, UTP, cat6

1.2.6. Thời gian thực hiện: Năm 2020.

1.3. Hạng mục: Nâng cấp phần mềm Văn phòng điện tử.

1.3.1. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định.

1.3.2. Địa điểm đầu tư: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông.

1.3.3. Sự cần thiết phải đầu tư:

Nhằm đảm bảo phần mềm Văn phòng điện tử đáp ứng quy trình về trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư và các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử, xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.

1.3.4. Mục tiêu đầu tư:

Nâng cấp phần mềm Văn phòng điện tử đáp ứng theo quy định của Chính phủ và của Bộ Nội vụ về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư để đáp ứng theo quy định.

1.3.5. Nội dung, quy mô đầu tư:

Thực hiện hoàn chỉnh lưu trữ điện tử và hồ sơ công việc; tích hợp chứng thư số (SSL), chuyển tên miền cấp 5 thành tên miền cấp 4; phân tách dữ liệu lưu trữ cũ theo giai đoạn; kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP đáp ứng theo quy định của Chính phủ và của Bộ Nội vụ về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quy trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.

1.3.6. Thời gian thực hiện: Năm 2020.

1.4. Hạng mục: Xây dựng trục liên thông LGSP giai đoạn 1

1.4.1. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định.

1.4.2. Địa điểm đầu tư: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Bình Định.

1.4.3. Sự cần thiết phải đầu tư:

Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) giai đoạn 1 nhằm tạo tính kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, tạo sự đồng bộ và thống nhất trong việc tổ chức, liên thông tác nghiệp vụ giữa các đơn vị.

1.4.4. Mục tiêu đầu tư:

Đảm bảo mục tiêu theo Nghị quyết số 121/NQ-CP và Quyết định số 153/QĐ- TTg, đến hết năm 2020, 100% các bộ, địa phương phải có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/cấp tỉnh (LGSP) và kết nối, liên thông với Hệ thống thông tin ở Trung ương (NGSP).

1.4.5. Nội dung, quy mô đầu tư:

Xây dựng và triển khai nền tảng liên thông kết nối tập trung cho toàn bộ các hệ thống; hỗ trợ giao tiếp tương tác và tích hợp dịch vụ, xử lý thông điệp, kiểm soát truy cập dịch vụ, định tuyến thông điệp; kết nối với NGSP, cung cấp dịch vụ Lý lịch tư pháp thông qua NGSP; kết trục liên thông văn bản tỉnh; quản lý dịch vụ API/HTTP. Nền tảng xác thực định danh đối với người dùng là cán bộ, công chức; cho phép các hệ thống xác thực tập trung, cung cấp định danh, hỗ trợ đăng nhập một lần. Nền tảng hỗ trợ thanh toán trực tuyến hỗ trợ và quản lý các hoạt động thanh toán trực tuyến tập trung. Nền tảng danh mục dùng chung hỗ trợ và quản lý các bộ danh mục dùng chung sử dụng trên địa bàn tỉnh.

1.4.6. Thời gian thực hiện: Năm 2020.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện chuyển đổi ứng dụng từ IPv4 sang IPv6 giai đoạn 1 cho mạng lưới, dịch vụ CNTT (máy chủ DNS, Router, Firewall, Switch... tại Datacenter) tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông nhằm đảm bảo sự phát triển, tính sẵn sàng tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của các xu hướng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Cập nhật, triển khai Khung Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Định lên phiên bản 2.0 đáp ứng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0; đảm bảo theo đúng thời hạn của Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định được ban hành tại Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 12/4/2019 của UBND tỉnh Bình Định.

- Triển khai Hệ thống thống tin báo cáo quốc gia theo tiến độ kế hoạch của Văn phòng Chính phủ.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý lưu trú trực tuyến nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý của các cơ quan, đơn vị quản lý (công an, thuế, du lịch), góp phần thực hiện tốt công tác quản lý về thuế và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các dịch vụ công trực tuyến thực hiện thanh toán điện tử bắt buộc (trừ các khoản chi bí mật về an ninh, quốc phòng) theo tiến độ kế hoạch của Văn phòng Chính phủ.

III. CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN CỦA KẾ HOẠCH

(Danh mục các nhiệm vụ, dự án cụ thể theo các Phụ lục I, II đính kèm)

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp môi trường chính sách

Triển khai, duy trì và cập nhật Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Định phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; xây dựng các văn bản triển khai Khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.

2. Giải pháp tài chính

- Đảm bảo công tác đầu tư, nội dung triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm và có tính kế thừa từ các hạ tầng kỹ thuật CNTT sẵn có, chú trọng nâng cấp các hệ thống thông tin đã triển khai trước đây.

- Vốn ngân sách tỉnh bố trí chi cho ứng dụng CNTT phù hợp với lộ trình triển khai Kế hoạch này.

3. Giải pháp triển khai

- Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành. Người đứng đầu các cơ quan phải chủ động, có quyết tâm và ủng hộ quá trình ứng dụng CNTT vào cơ quan, đơn vị mình. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT với hoạt động cải cách hành chính.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về các lợi ích trong việc xây dựng Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về phát triển và ứng dụng CNTT. Đặc biệt bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước.

- Tăng cường công tác ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, cải tiến quy trình làm việc, chuẩn hóa nghiệp vụ.

4. Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Tập trung vào đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo cho các hệ thống hoạt động ổn định, an toàn.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; phối hợp kịp thời với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) để xử lý những sự cố có thể xảy ra.

- Duy trì hoạt động Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 10.179.000.000 đồng

(Bằng chữ: Mười tỷ, một trăm bảy mươi chín triệu đồng)

Trong đó:

+ Nguồn vốn đầu tư: 4.500.000.000 đồng (tại Quyết định số 4679/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách địa phương)

+ Nguồn vốn sự nghiệp: 5.679.000.000 đồng (tại Quyết định số 4668/QĐ- UBND ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh việc đảm bảo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo đối với các nội dung khó khăn, vướng mắc vượt thẩm (nếu có).

2. Văn phòng UBND tỉnh

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn, đẩy mạnh việc triển khai sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo đúng kế hoạch của Văn phòng Chính phủ.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đúng mục tiêu và tiến độ đề ra.

- Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đồng bộ hệ thống Văn phòng điện tử kết nối liên thông của tỉnh; đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử gửi/nhận liên thông giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong việc xử lý hồ

sơ, văn bản của cơ quan, đơn vị mình; tăng cường việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.

- Tăng cường triển khai sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại cơ quan, đơn vị mình. Thực hiện việc cập nhật thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh, theo dõi và xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ, công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính trễ hẹn.

- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống Văn phòng điện tử kết nối liên thông đến cấp xã tại địa phương; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các đơn vị cấp xã dự kiến triển khai áp dụng trong năm 2020./.

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

Số TT

Nhiệm vụ/ dự án

Nội dung thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm

 

 

 

1

Dự án: Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng của mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

Hạng mục: Đầu tư, nâng cấp Hệ thống giao ban trực tuyến tỉnh

Đầu tư, nâng cấp hệ thống giao ban trực tuyến từ tỉnh đến các huyện, thị xã.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

 

2

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, bản quyền phần mềm tại Trung tâm CNTT và TT

Đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị bảo mật, an toàn an ninh thông tin, lưu trữ, bản quyền các phần mềm.

Sở Thông tin và Truyền thông

Trung tâm CNTT&TT

 

3

Nâng cấp phần mềm Văn phòng điện tử

Nâng cấp tính năng phần mềm hệ thống Văn phòng điện tử (hoàn chỉnh lưu trữ điện tử và hồ sơ công việc; tích hợp SSL; phân tách dữ liệu lưu trữ cũ theo giai đoạn) đáp ứng theo quy định của Chính phủ và của Bộ Nội vụ

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

 

4

Xây dựng trục liên thông LGSP giai đoạn 1

Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) giai đoạn 1

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

 

5

Triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc tại HĐND, UBND tỉnh và cấp huyện

 

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

 

II

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

 

 

 

1

Thuê bao dịch vụ ký số phần mềm Văn phòng điện tử trên thiết bị di động (mobile CA) cho CBCC các CQNN của tỉnh

Thuê bao SIM PKI ký số (Viettel, Vinaphone) trên phần mềm Văn phòng điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

 

2

Xây dựng, cập nhật Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh (Phiên bản 2.0)

Xây dựng, nâng cấp Khung Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh lên phiên bản 2.0

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

 

3

Triển khai chuyển đổi IPv6 giai đoạn I

Xây dựng, triển khai ứng dụng IPv6 giai đoạn 1 tại Trung tâm dữ liệu tỉnh và Sở TT&TT

Sở Thông tin và Truyền thông

Trung tâm CNTT và Truyền thông

 

4

Triển khai Hệ thống thống tin báo cáo quốc gia theo kế hoạch của Trung ương

 

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

III

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

 

 

1

Duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý lưu trú trực tuyến

 

Trung tâm CNTT và Truyền thông

Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

 

2

Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4

Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã

 

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kế hoạch triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định năm 2020

(Kèm theo Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

Số TT

Tên dự án/ nhiệm vụ

Chủ đầu tư

Địa điểm đầu tư

Tổng mức đầu tư (đồng)

Ghi chú

I

ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP HẠ TẦNG KỸ THUẬT,

PHẦN MỀM

 

 

 

 

1

Dự án: Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng của mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

Hạng mục: Đầu tư, nâng cấp Hệ thống giao ban trực tuyến tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

Văn phòng UBND tỉnh,

Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT - TT và 10 UBND cấp huyện

4.500.000.000

 

1.1

Chi phí lắp đặt, thiết bị, phần mềm

 

 

4.317.112.000

 

1.2

Chi phí quản lý dự án

 

 

87.888.000

 

1.3

Chi phí tư vấn đầu tư

 

 

43.126.300

 

1.4

Chi phí khác

 

 

43.005.000

 

1.5

Chi phí dự phòng

 

 

8.868.700

 

2

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, bản quyền phần mềm tại Trung tâm CNTT - TT

Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

Trung tâm CNTT - TT

5.087.022.000

 

3

Nâng cấp phần mềm Văn phòng điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

Trung tâm CNTT -TT

 

4

Xây dựng trục liên thông LGSP giai đoạn 1

Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

Trung tâm CNTT - TT

 

II

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, TƯ VẤN VÀ THUÊ DỊCH VỤ CNTT

 

 

591.978.000

 

1

Thuê bao dịch vụ ký số phần mềm Văn phòng điện tử trên thiết bị di động (mobile CA) cho CBCC các CQNN của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

90.000.000

 

2

Xây dựng, nâng cấp Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh (phiên bản 2.0)

Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

150.180.000

 

3

Triển khai chuyển đổi IPv6 giai đoạn 1

Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định

208.370.000

 

4

Duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý lưu trú trực tuyến

Trung tâm CNTT -TT

143.428.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1465/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định năm 2020

  • Số hiệu: 1465/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/04/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Phi Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/04/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản