Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1456/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phát triển nghệ thuật biểu diễn nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Phát triển nghệ thuật biểu diễn theo định hướng ưu tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, từng vùng; bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật thế giới, xây dựng và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nghệ thuật biểu diễn. Rà soát nâng cấp, cải tạo một số nhà hát đang xuống cấp tại các địa phương, tập trung đầu tư nâng cấp và trang bị mới hệ thống phương tiện kỹ thuật phù hợp. Xây dựng trung tâm biểu diễn nghệ thuật hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật công lập theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật; từng bước, nâng cao năng lực tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc.
3. Đào tạo, phát triển nhân lực ngành nghệ thuật biểu diễn có năng lực sáng tạo, bảo đảm cân đối về các chuyên ngành theo nhu cầu của xã hội.
4. Sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, nhân văn và giáo dục cao; tăng cường quảng bá, phổ biến các chương trình, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn trong nước và quốc tế.
1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách
a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về nghệ thuật biểu diễn phù hợp với sự phát triển của xã hội, khuyến khích tiềm năng sáng tạo của nghệ sỹ.
b) Xây dựng cơ chế khuyến khích huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế, các nguồn tài trợ hợp pháp, các tổ chức, cá nhân ;đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật biểu diễn; bố trí đất đai, mặt bằng có quy mô phù hợp để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; tăng cường tự chủ hoạt động của các đơn vị nghệ thuật.
c) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị nghệ thuật biểu diễn với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức, sản xuất, phát sóng, phổ biến các tác phẩm và các chương trình nghệ thuật.
d) Xây dựng các chính sách sưu tầm, phục hồi và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; khuyến khích, động viên và vinh danh các nghệ nhân trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
2. Đào tạo nguồn nhân lực
a) Nâng cao trình độ đào tạo trong các bậc học và hệ thống trường văn hóa nghệ thuật; gắn đào tạo chính quy với đào tạo ngắn hạn, đào tạo thông qua thực tiễn hoạt động nghề; mời các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kỹ năng tiên tiến trên thế giới.
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về sáng tác, thể hiện tác phẩm cho đội ngũ sáng tạo, nghệ sỹ biểu diễn và kỹ thuật viên trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cho các trường, viện nghiên cứu; đội ngũ sáng tạo, nghệ sỹ biểu diễn, kỹ thuật viên tại các đơn vị nghệ thuật; phát triển lực lượng lý luận phê bình nghệ thuật biểu diễn có trình độ chuyên môn cao; đội ngũ quản lý được đào tạo bài bản, chuyên sâu có đủ trình độ và năng lực làm công tác tham mưu, hoạch định chính sách.
b) Tuyển chọn, cử đi đào tạo chính quy dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài, trong đó ưu tiên đối với một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn mang tính đặc thù,
3. Tăng cường huy động các nguồn lực
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, cải tạo các công trình nghệ thuật biểu diễn có quy mô phù hợp, trong đó ưu tiên cho các địa phương thuộc các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực.
b) Các địa phương chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương kết hợp với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương để đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà hát biểu diễn nghệ thuật, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật.
c) Khuyến khích toàn xã hội, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
d) Nhà nước hỗ trợ việc sáng tác các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị.
4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về vai trò của nghệ thuật biểu diễn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b) Tăng cường công tác giáo dục và định hướng thẩm mỹ, bảo đảm quyền tiếp cận và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân.
5. Hợp tác quốc tế
a) Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước, tổ chức quốc tế; chú trọng lồng ghép chương trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật gắn với các sự kiện ngoại giao, giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế.
b) Tăng cường giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam ra thế giới và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị của nước ngoài vào Việt Nam.
c) Mở rộng hợp tác liên doanh với các tổ chức nước ngoài trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật và đào tạo nguồn nhân lực.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện Quy hoạch.
b) Rà soát, xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phát triển nghệ thuật biểu diễn.
c) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Quy hoạch theo quy định Luật Ngân sách nhà nước.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn, định mức đất dành cho xây dựng công trình nghệ thuật biểu diễn; hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó dành quỹ đất xây dựng công trình nghệ thuật biểu diễn.
4. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Quy hoạch trong phạm vi quản lý của địa phương.
b) Bố trí đất đai và mặt bằng phù hợp xây dựng công trình nghệ thuật biểu diễn.
c) Cân đối nguồn lực, sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình nghệ thuật biểu diễn.
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này/
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 288/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ do Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 79/2012/NĐ-CP về Quy định biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
- 4Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 288/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 1456/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1456/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/08/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra