- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Thủy lợi 2017
- 3Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 4Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 2692/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 20 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và
Căn cứ Luật Thủy lợi sô 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy định về phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quyết định số 2692/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”;
Xét Tờ trình 01/TTr-SNN&PTNT ngày 06/01/2022 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch được ban hành tại
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 2022-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh)
Căn cứ Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy định về phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quyết định số 2692/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”;
Thực hiện Quyết định số 3619/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2030;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2022-2030” với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi và trách nhiệm nghề nghiệp của công chức, viên chức, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 1, từ năm 2022-2025:
- Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó:
Cập nhật kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khai thác công trình thủy lợi và kỹ năng thực thi công vụ theo vị trí việc làm.
Nâng cao năng lực khai thác, vận hành công trình thủy lợi của nhân viên thuộc đơn vị khai thác công trình thủy lợi theo nhiệm vụ được giao.
Cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các đối tượng tham gia quản lý, vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm nghề nghiệp cho viên chức, nhân viên kỹ thuật chuyên trách tại các đơn vị khai thác công trình thủy lợi; nhân viên kỹ thuật của các tổ chức thủy lợi cơ sở được giao công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp cho viên chức, công chức làm công tác quản lý liên quan đến an toàn quản lý, vận hành công trình thủy lợi;
Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý, khai thác công trình thủy lợi; quản lý và vận hành an toàn công trình thủy lợi cho học viên lớp tiểu giáo viên là công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước; quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Giai đoạn 2, từ 2026-2030:
Tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi đáp ứng được yêu cầu về năng lực trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Đối tượng
- Công chức đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi từ cấp tỉnh đến cấp xã; viên chức là lãnh đạo, quản lý thuộc đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
- Cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
- Viên chức, nhân viên kỹ thuật tại các đơn vị khai thác công trình thủy lợi và tổ chức thủy lợi cơ sở được giao trực tiếp vận hành khai thác công trình thủy lợi.
- Chủ sở công trình thủy lợi; công chức, viên chức chuyên trách về thủy lợi và phòng, chống thiên tai tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Kế hoạch bồi dưỡng (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)
Tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Về chương trình bồi dưỡng: Theo quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị đào tạo và theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Về tài liệu đào tạo, bồi dưỡng: Do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở nghiên cứu khoa học (gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng) tổ chức xây dựng, ban hành phù hợp với chương trình đã được quy định. Trong quá trình bồi dưỡng, thường xuyên cập nhật kiến thức mới để đảm bảo hiệu quả công tác bồi dưỡng.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Áp dụng linh hoạt các hình thức bồi dưỡng, gồm: tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng từ xa, trực tuyến.
1. Giai đoạn 2022-2025
- Năm 2022 - 2025: Triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi. Đồng thời hàng năm có sơ kết, đánh giá công tác bồi dưỡng quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên toàn tỉnh.
- Năm 2025, tổ chức Tổng kết đánh giá công tác bồi dưỡng quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên toàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, đồng thời đề xuất điều chỉnh Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
2. Giai đoạn 2026-2030
- Tiếp tục triển khai mở rộng các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời hàng năm có sơ kết, đánh giá công tác bồi dưỡng quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên toàn tỉnh.
- Năm 2030, tổ chức Tổng kết đánh giá công tác bồi dưỡng quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên toàn tỉnh giai đoạn 2022-2030 và đề xuất, kiến nghị.
- Tổng kinh phí: 5.130 triệu đồng, trong đó:
Giai đoạn 2022-2025: 2.210 triệu đồng;
Giai đoạn 2026-2030: 2.920 triệu đồng
- Nguồn kinh phí :
Từ Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Quyết định số 2692/QĐ- UBND ngày 08/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”;
Kinh phí thực hiện được lồng ghép từ: Kinh phí đào tạo từ các dự án; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi;
Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch;
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2022-2030 nhằm giúp cho các ngành, các cấp hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện Kế hoạch này, qua đó thống nhất cách hiểu, cách làm và tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện;
- Phối hợp với Sở Nội vụ trong đào tạo, bồi dưỡng nhân sự quản lý, khai thác công trình thủy lợi đảm bảo đủ để thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy để quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi phạm vi toàn tỉnh theo quy định của Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan;
- Hàng năm chủ động chỉ đạo các địa phương vận hành, quản lý, khai thác các công trình thủy hiệu quả góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
- Hàng năm có tổng hợp, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch khi cần thiết. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh ủy và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí nguồn lực theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách để thực hiện Kế hoạch này theo quy định của pháp luật.
3. Chi cục Thủy lợi, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng đủ nhân lực cho việc kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Kế hoạch này nhằm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã hiểu được tầm quan trọng của Kế hoạch và đồng thuận thực hiện;
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
- Đảm bảo đủ nhân lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho việc kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Định kỳ báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Căn cứ Kế hoạch này các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công (theo Phụ lục đính kèm), đảm bảo kịp thời, hiệu quả./.
- 1Quyết định 39/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 2713/KH-UBND năm 2021 về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Quyết định 05/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 1378/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án: Nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2023 về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Thủy lợi 2017
- 3Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 4Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 2692/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Quyết định 39/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 9Kế hoạch 2713/KH-UBND năm 2021 về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 3619/QĐ-BNN-TCCB năm 2021 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 05/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 1378/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án: Nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 14Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2023 về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025
Quyết định 145/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Số hiệu: 145/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Liệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực