Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2018/QĐ-UBND

 Vĩnh Long, ngày 29 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 26/6/2015;

Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 21; Điểm b Khoản 3 Điều 24; Khoản 7 Điều 40; Điểm b Khoản 3 Điều 41 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày09/11/2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- Bộ NN&PTNT;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh Vĩnh Long;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trung tâm Công báo tỉnh;
- Các phòng NC;
- Lưu: VT.4.05.05

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tựu

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:19/2018/QĐ-UBND ngày29/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định phân cấp quản lý đối với các công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi; công tác vận hành và bảo vệ các công trình, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân do nhà nước quản lý đã được đưa vào khai thác, sử dụng; trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kênh: Bao gồm kênh đào và sông, rạch được đầu tư duy tu, sửa chữa, cải tạo, khai thác làm công trình thủy lợi (trừ sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít).

2. Kênh chính (hay kênh trục): Là kênh có lưu vực liên tỉnh hoặc liên huyện, nối từ sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Măng Thít, như: Cần Thơ - Huyện Hàm, Nha Mân - Từ Tải, Xẻo Mát - Cái Vồn, Xã Tàu - Sóc Tro, sông Long Hồ - Cái Sao, sông Vũng Liêm, kênh Trà Ngoa, sông Cái Ngang - Ba Kè, rạch Cái Cá - Mây Tức.

3. Kênh cấp I: Là các kênh, rạch nối trực tiếp với kênh chính hoặc nối trực tiếp với sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít làm nhiệm vụ dẫn nước tưới, tiêu cho hệ thống kênh cấp II (có lưu vực trong một huyện hoặc liên huyện hoặc có diện tích phục vụ trên 2.000 ha, trong đó kể cả phục vụ cho vùng lân cận ngoài tỉnh).

4. Kênh cấp II: Là các kênh, rạch nối trực tiếp với kênh chính, kênh cấp I, hoặc nối trực tiếp với sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít làm nhiệm vụ dẫn nước tưới, tiêu cho hệ thống kênh cấp III và kênh nội đồng (có lưu vực trong một xã hoặc liên huyện, liên xã hoặc có diện tích phục vụ từ 500 ha đến 2.000 ha, trong đó kể cả phục vụ cho vùng lân cận ngoài tỉnh).

5. Kênh cấp III: là các kênh, rạch nối trực tiếp với kênh cấp II, hoặc với kênh chính, kênh cấp I làm nhiệm vụ dẫn nước tưới, tiêu cho hệ thống kênh nội đồng (có lưu vực trong một ô bao thủy lợi khép kín ở một xã hoặc liên xã hoặc có diện tích phục vụ từ 100 ha đến 500 ha). Đây là kênh nội đồng dẫn nước trực tiếp từ kênh cấp I hoặc cấp II qua các công trình điều tiết nước như: cống các loại và trạm bơm.

6. Kênh nội đồng là các kênh, rạch tưới trực tiếp vào ruộng (có diện tích phục vụ nhỏ hơn 100 ha).

7. Khoảng cách lưu không của bờ bao: Là khoảng cách được tính từ chân bờ bao đến chân mái ngoài của kênh (hay đến mép kênh).

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi

Việc phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi phải ưu tiên theo từng vùng, từng hệ thống công trình để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc khai thác, nhằm phục vụ theo yêu cầu sản xuất và đa mục tiêu.

Điều 4. Phân loại công trình thủy lợi

1. Đối với kênh

a) Kênh lớn: Bao gồm kênh chính, kênh cấp I;

b) Kênh vừa: Bao gồm các kênh cấp II;

c) Kênh nhỏ: Bao gồm các kênh cấp III, kênh nội đồng.

2. Đối với bờ bao thủy lợi

a) Bờ bao lớn là bờ bao dọc sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, các tuyến kênh lớn, bờ bao bao quanh các cù lao trên sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên;

b) Bờ bao vừa là bờ bao dọc theo kênh vừa;

c) Bờ bao nhỏ là bờ bao dọc theo kênh nhỏ.

3. Đối với đập: Đập nằm ở đầu kênh loại nào thì cùng loại với kênh đó, tức là:

a) Đập lớn: Là đập nằm ở đầu kênh lớn;

b) Đập vừa: Là đập nằm ở đầu kênh vừa;

c) Đập nhỏ: Là đập nằm ở đầu kênh nhỏ.

4. Đối với cống dưới đập (cống ngầm): Cống nằm trong loại đập nào thì cùng loại với đập đó.

5. Đối với cống hở

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 4 Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, cụ thể như sau:

a) Cống lớn: Là cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 30 m trở lên;

b) Cống vừa: Là cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 10 m đến dưới 30 m;

c) Cống nhỏ: Là cống có tổng chiều rộng thoát nước dưới 10m.

6. Đối với trạm bơm

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 4 Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, cụ thể như sau:

a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;

b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên;

c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.

7. Đối với kè (tường chắn) kiên cố (bằng bêtông cốt thép hoặc các loại vật liệu khác được đánh giá là tương đương về chất lượng, tuổi thọ công trình).

a) Kè lớn: Là kè bảo vệ các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, tuyến kênh lớn và có chiều dài tuyến kè từ 500 m trở lên;

b) Kè vừa: Là kè bảo vệ các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, tuyến kênh lớn, tuyến kè nằm trong hệ thống công trình thủy lợi lớn và có chiều dài tuyến kè dưới 500 m; kè bảo vệ các tuyến kênh vừa;

c) Kè nhỏ: Là kè bảo vệ các tuyến kênh nhỏ.

Chương II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 5. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các công trình, hệ thống công trình:

a) Hệ thống công trình thủy lợi đầu mối do trung ương, tỉnh đầu tư;

b) Hệ thống kênh lớn;

c) Bờ bao lớn;

d) Đập lớn, cống dưới đập lớn đã được kiên cố hóa;

đ) Cống hở lớn, cống hở vừa, cống hở nhỏ có tổng chiều rộng thoát nước lớn hơn 3 m;

e) Trạm bơm lớn, trạm bơm vừa;

g) Kè lớn.

(Các công trình thủy lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý được nêu cụ thể tại phụ lục I, II, III, IV kèm theo quy định này).

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các công trình:

a) Kênh vừa, kênh nhỏ;

b) Bờ bao vừa, bờ bao nhỏ;

c) Đập lớn, cống dưới đập lớn (trừ các đập, cống dưới đập được quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều này); đập vừa, đập nhỏ, cống dưới đập vừa, cống dưới đập nhỏ;

d) Cống hở nhỏ có tổng chiều rộng thoát nước từ 3 m trở xuống;

đ) Trạm bơm nhỏ;

e) Kè vừa, kè nhỏ.

3. Theo phân cấp quản lý, đối với các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác. Trường hợp địa phương chưa có Tổ chức thủy lợi cơ sở thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, khai thác trong thời gian chờ thành lập Tổ chức thủy lợi cơ sở.

Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình vận hành các công trình thủy lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy trình vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình được quy định tại Khoản 1 Điều này và các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ.

3. Các tổ chức, cá nhân được cấp thẩm quyền giao khai thác công trình thủy lợi, thì cấp nào giao khai thác sẽ do cấp đó phê duyệt quy trình vận hành các công trình.

Điều 7. Trách nhiệm lập và thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi

1. Tổ chức, cá nhân được giao khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trừ các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ do tổ chức, cá nhân tự quyết định phương án bảo vệ.

2. Tổ chức, cá nhân được giao khai thác công trình thủy lợi, có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi đã được phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình được quy định tại Khoản 3 Điều này và các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ.

5. Các tổ chức, cá nhân được cấp thẩm quyền giao khai thác công trình thủy lợi, thì cấp nào giao khai thác sẽ do cấp đó phê duyệt phương án bảo vệ công trình.

Điều 8. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận được quy định như sau:

a) Đối với kênh (kênh chìm)

- Kênh lớn: Tính từ chân mái ngoài của kênh (tức là từ mép kênh) trở ra phía đồng từ 06 - 08m;

- Kênh vừa: Tính từ chân mái ngoài trở ra phía đồng từ 04 - 06m;

- Kênh nhỏ: Tính từ chân mái ngoài trở ra phía đồng từ 02 - 04m.

b) Đối với bờ bao thủy lợi

- Bờ bao lớn: Tính từ chân bờ bao về phía kênh tối thiểu là 08m và về phía đồng không nhỏ hơn khoảng cách lưu không của bờ bao;

- Bờ bao vừa: Tính từ chân bờ bao về phía kênh tối thiểu là 06m và về phía đồng không nhỏ hơn khoảng cách lưu không của bờ bao;

- Bờ bao nhỏ: Tính từ chân bờ bao về phía kênh tối thiểu là 04m và về phía đồng không nhỏ hơn khoảng cách lưu không của bờ bao.

c) Đối với đập

- Đập lớn: Tính từ chân đập trở ra mỗi phía 20m (đối với đập đất); tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 20m (đối với đập kiên cố hóa);

- Đập vừa: Tính từ chân đập trở ra mỗi phía 10m (đối với đập đất); tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 10m (đối với đập kiên cố hóa);

- Đập nhỏ: Tính từ chân đập trở ra mỗi phía 5m (đối với đập đất); tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 5m (đối với đập kiên cố hóa).

d) Đối với cống hở

- Cống lớn: Tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50m;

- Cống vừa: Tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 20m;

- Cống nhỏ: Tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 10m.

đ) Đối với trạm bơm

- Trạm bơm không có hàng rào: Tính từ phạm vi sử dụng đất của trạm bơm cộng thêm hành lang ra bốn phía, mỗi phía là 03 m;

- Trạm bơm có hàng rào: Tính từ hàng rào trở ra bốn phía, mỗi phía là 03 m.

e) Đối với kè

- Kè lớn: Tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50m;

- Kè vừa: Tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 30m;

- Kè nhỏ: Tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 20m.

2. Đối với những công trình thủy lợi có vùng phụ cận trùng lắp với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: Phải có sự thỏa thuận giữa các ngành có liên quan để xác định vùng phụ cận và phạm vi bảo vệ công trình.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh trong việc quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;

b) Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi được phân cấp và tổng hợp kế hoạch duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi hàng năm, giai đoạn trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định;

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Tổ chức lập, thực hiện các dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp công trình, hệ thống công trình thủy lợi;

đ) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp công trình, hệ thống công trình thủy lợi;

e) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình vận hành, phương án bảo vệ công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo điều hòa, phân phối nước trong trường hợp xảy ra hạn hán;

g) Tổ chức thanh tra chuyên ngành về vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, phối hợp với địa phương có liên quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi;

h) Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, đào tạo cán bộ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi;

i) Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thành lập các đơn vị khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

2. Các sở, ban, ngành liên quan

a) Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng, đấu nối hệ thống giao thông đồng bộ với công trình, hệ thống công trình thủy lợi để đảm bảo yêu cầu cấp, thoát nước và phục vụ giao thông thủy, bộ;

b) Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan trong công tác lập, thẩm định quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh có lồng ghép và xem xét đến hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thủy lợi đảm bảo theo quy định;

c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập phương án khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước;

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi từ các nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đầu tư;

đ) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân đánh giá đúng tài sản đối với từng công trình, hệ thống công trình thủy lợi tại thời điểm bàn giao cho công tác quản lý khai thác; hướng dẫn cụ thể công tác bàn giao tài sản, vốn theo đúng quy định của pháp luật; xem xét và bố trí kinh phí sự nghiệp thủy lợi, kinh phí hỗ trợ từ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, kinh phí phòng chống thiên tai, hạn, mặn, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và các nguồn vốn tài trợ khác trên cơ sở tổng hợp kế hoạch từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

e) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thành lập đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Tổ chức lập, phê duyệt hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện các dự án đầu tư bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện công trình, hệ thống công trình thủy lợi;

b) Lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý theo năm, giai đoạn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp theo quy định;

c ) Báo cáo tình hình hoạt động quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ các công trình thủy lợi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm, hoặc đột xuất khi có yêu cầu;

d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi;

đ) Phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc địa bàn quản lý;

e) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý các trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố, điều hòa, phân phối nước trong trường hợp xảy ra hạn hán;

g) Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc thành lập các đơn vị khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;

h) Tổ chức thanh, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác, quy trình vận hành, phương án bảo vệ các công trình thủy lợi được giao;

b) Đề xuất cấp thẩm quyền đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất trên địa bàn quản lý;

c) Tham gia thanh, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;

d) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong giải quyết sự cố trong hoạt động quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, điều hòa, phân phối nước trong trường hợp xảy ra hạn hán;

đ) Giám sát việc thực hiện kế hoạch khai thác, quy trình vận hành, phương án bảo vệ các công trình thủy lợi do Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý trên địa bàn.

Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí thực hiện việc quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nguồn sau:

a) Kinh phí sự nghiệp hàng năm do ngân sách nhà nước cấp;

b) Kinh phí từ nguồn thu sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, dịch vụ thủy lợi khác;

c) Ngân sách nhà nước cấp cho việc duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, khôi phục công trình thuỷ lợi do bị thiên tai phá hoại;

d) Các khoản thu từ khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi được tự chủ trong việc sử dụng kinh phí để cân đối chi phí hoạt động hàng năm, bao gồm các chi phí quản lý, vận hành, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá công trình thuỷ lợi do đơn vị quản lý theo quy định hiện hành, sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao kế hoạch, dự toán, kinh phí hoạt động hàng năm.

3. Việc cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hoạt động của các đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn hiện hành./.

 

PHỤ LỤC IV

CÁC TUYẾN KÈ DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số: 19/2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Tên công trình

Địa điểm đầu tư

Chiều dài kè (m)

Tình trạng sau khi hoàn thành

Năm đầu tư

 

 

 

Tổng: 07 tuyến kè

 

 12.689,7

 

 

 

1

Kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên
 (khu vực Phường 1, TPVL)

Phường 1, TP.Vĩnh Long

 643,0

Sửa chữa lại PĐ 5, 6 vào năm 2006

1997-2000

 

2

Kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên
(khu vực Phường 5, TPVL)

Phường 5, TP.Vĩnh Long

 719,0

 

2005-2009

 

3

Kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên
(từ cầu Cái Cá đến cầu Mỹ Thuận)

Phường 1, 2, 5, 9, xã Trường An, Tân Ngãi, Tân Hòa

 9.075,0

(L=10.775m, đã thực hiện: 9.075m, đang thi công phần bổ sung: 1.700m

2009-2017

 

4

Kè thị trấn Cái Nhum

Thị trấn Cái Nhum

 750,0

Thuộc dự án thủy lợi Nam MT gđ 1

2005

 

5

Kè thị trấn Trà Ôn
(Khu 1, thị trấn Trà Ôn)

Thị trấn Trà Ôn

 680,0

Duy tu năm 2010

1998-2000

 

6

Kè thị trấn Tam Bình

Thị trấn Tam Bình

 298,7

(L= 1.173,6m, đã thực hiện 298,7 m, 12,108 tỷ đồng)

2009

 

7

Kè thị trấn Cái Vồn

Thị trấn Cái Vồn

 524,0

 

2008-2009

 

* Ghi chú: Trường hợp phát sinh danh mục mới, căn cứ Quyết định ban hành Quy định phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh của cấp thẩm quyền để tiến hành phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình.

 

PHỤ LỤC III

CÁC CỐNG HỞ DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số: 19/2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Tên công trình

Địa điểm

Quy mô công trình

Năm đầu tư

Diện tích phục vụ (ha)

B cửa
(m)

Cao trình đáy (m)

1

Sáu Luốc

Xã Trung Chánh, huyện Vũng Liêm

3,2

-2

2002

90

2

Tư Ty

Xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm

3,2

-1,8

2007

150

3

Đập Giông

Xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm

3,2

-1,8

2007

150

4

Cống Nàng Âm

Xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm

20,0

-4

2007

2.790

5

Ba Thanh

Xã Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm

3,4

-1,6

2015

350

6

Bà Vại

Xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm

3,4

-1,6

2015

300

7

Đồn II

Xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình

3,3

-1,8

2014

450

8

Rạch Đình-Bến xe

Xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình

4,0

-1,6

2015

350

9

Kênh Đào

Xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn

3,3

-1,6

2015

250

* Ghi chú: Trường hợp phát sinh danh mục mới, căn cứ Quyết định ban hành Quy định phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh của cấp thẩm quyền để tiến hành phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình.

 

PHỤ LỤC II

CÁC TUYẾN BỜ BAO DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số: 19 /2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Tuyến bờ bao

Điểm khởi đầu/kết thúc

Địa điểm

Chiều dài (m)

Diện tích bảo vệ (ha)

 

 

 

Tổng số: 63 tuyến bờ bao

 

 

1.222.620

90.781

 

I

Ven sông chính

 

 

144.775

6.450

 

1

Sông Hậu

Từ ranh Đồng Tháp - vàm Trà Mòn

 Bình Tân

19.275

400

 

2

Sông Hậu

Từ rạch Từ Tải - sông Đông Thành

TX.Bình Minh

19.500

450

 

3

Sông Tiền

Thuộc xã Tân Ngãi - Tân Hòa

TP.Vĩnh Long

8.000

100

 

4

Sông Cổ Chiên

Thuộc xã Chánh An - An Phước

Mang Thít

18.000

500

 

5

Sông Măng (2 bờ)

Từ sông Cổ Chiên - sông Hậu

 Mang Thít - Vũng Liêm - Tam Bình - Trà Ôn

80.000

5.000

 

II

Ven kênh trục

 

 

288.640

20.463

 

1

Kênh Xã Tàu Sóc Tro

Từ ranh Đồng Tháp - sông Trà Ôn

Long Hồ - Tam Bình

38.300

2.500

 

2

Kênh Cần Thơ - Huyện Hàm

Từ ranh Đồng Tháp - sông Hậu

Bình Tân

20.000

1.000

 

3

Kênh Nha Mân - Từ Tải

Từ ranh Đồng Tháp - Quốc Lộ 54

TX.Bình Minh-Bình Tân

20.300

1.500

 

4

Kênh Xẻo Mát-Cái Vồn

Từ ranh Đồng Tháp - sông Hậu

TX.Bình Minh-Bình Tân

31.200

2.150

 

5

Rạch Cái Cao - Giáp Nước

Từ sông Long Hồ - kênh Quan Vệ

Long Hồ - Tam Bình

16.240

1.500

 

6

Sông Long Hồ

Từ sông Cổ Chiên - rạch Cái Cao

TP.Vĩnh Long - Long Hồ

10.600

600

 

7

Kênh Mương Lộ

Từ sông Cổ Chiên - sông Tiền

Long Hồ

11.500

1.000

 

8

Kênh Thầy Cai - rạch Cái Nhum

Từ Sông Cổ Chiên - Sông Măng Thít

Mang Thít

21.000

1.500

 

9

Rạch Hòa Mỹ

Từ Sông Cổ Chiên - Sông Long Hồ

Mang Thít

14.000

1.713

 

10

Sông Vũng Liêm - Bưng Trường- Ngã Chánh

Từ sông Cổ Chiên - Quốc lộ 53

 Vũng Liêm

30.500

2.000

 

11

Sông Cái Ngang

Từ sông Măng - cầu Ba Càng

Tam Bình

30.000

2.000

 

12

Kênh Chà Và Lớn

Từ ranh Bình Minh - UBND xã Tân Phú

TX.Bình Minh- Tam Bình

15.000

1.000

 

13

Kênh Trà Ngoa

Từ sông Măng - Ranh Trà Vinh

Vũng Liêm- Trà Ôn

30.000

2.000

 

III

Ven các cù lao

 

 

98.600

4.270

 

1

Cù lao 4 xã Long Hồ

Sông Tiền - Sông Cổ Chiên

Long Hồ

23.000

2.500

 

2

Cù lao Dài

Sông Cổ Chiên

Vũng Liêm

35.000

1.100

 

3

Cù lao Lục Sỹ Thành- Phú Thành

Sông Hậu

Trà Ôn

30.000

600

 

4

Cồn Sừng

Rạch Cái Tranh - sông Hậu

TX.Bình Minh- Tam Bình

3.600

70

 

5

Cồn Tích Phước

 

Trà Ôn

7.000

 

 

IV

Ven kênh cấp 1

 

 

690.605

59.598

 

1

Rạch Cái Da Lớn

Từ QL1A - ranhTỉnh Đồng Tháp

TP.Vĩnh Long:

5.300

700

 

2

Rạch Cái Đôi Lớn

Từ sông Tiền - rạch Đường Cày

TP.Vĩnh Long:

10.100

600

 

3

Rạch Cái Côn đến rạch Bà Điểu

Từ Vàm Xếp Ông Thiệt - sông Cái Cam đến rạch Bà Điểu

TP.Vĩnh Long:

11.000

400

 

4

Sông Cái Cam

Từ sông Cổ Chiên - ranh xã Tân Hạnh

TP.Vĩnh Long:

18.500

700

 

5

Kênh Đội Hổ +k.Bảo Kê

Từ ranh F8 - rạch Ông Me Nhỏ

Long Hồ

21.000

2.000

 

6

Rạch Ông Me Lớn + r.Ông Me Nhỏ

Từ sông Long Hồ - giáp ranh Đồng Tháp

Long Hồ

29.600

3.500

 

7

Rạch Cái Tài - Tức Nở

Từ cầu Bà Vú - cầu Tất Cát - Cầu Ngang

Long Hồ

14.000

500

 

8

Rạch Bà Vú - Ngã Tắc - Rạch Chùa

Từ cầu Bà Vú - sông Cổ Chiên

Long Hồ

11.000

700

 

9

Sông Tức Nở + sông Hòa Ninh

Từ Vàm Giang - sông Tiền

Long Hồ

18.000

750

 

10

Kênh Cái Muối

Từ kênh Mương Lộ - sông Cổ Chiên

Long Hồ

17.000

615

 

11

Rạch Lung - Rạch Bà Phong

Từ Sông Măng Thít - rạch Cái Sao

Mang Thít:

30.720

2.650

 

12

Sông Tân Quy

Từ Sông Măng Thít - Đường tỉnh 903

Mang Thít:

23.000

2.750

 

13

Kênh Cái Kè - rạch Phú Hội

Từ Sông Cổ Chiên - Rạch Cái Nhum

Mang Thít:

22.000

1.798

 

14

Rạch Cái Lóc - Cái Nứa

Từ Sông Cổ Chiên - Sông Long Hồ

Mang Thít:

19.200

1.285

 

15

Kênh Ngã Hậu - Mây Tức

Từ rạch Mây Tức - K.Trà Ngoa

Vũng Liêm

38.700

1.500

 

16

Cồn Thanh Long

Sông Cổ Chiên

Vũng Liêm

3.000

50

 

17

Kênh Bảo Kê

Từ ranh Long Hồ - kênh Ba Càng

Tam Bình

12.000

900

 

18

Kênh Xáng

Từ UBND xã Tân Phú - sông Măng

Tam Bình

13.375

3.000

 

19

Kênh Ông Nam

Từ sông Măng - cầu Cống

Tam Bình

14.610

1.500

 

20

Kênh Ba Phố + Tổng Hưng

Từ sông Măng - kênh Bình Phú

Tam Bình

17.600

2.500

 

21

Kênh Ông Đệ

Từ sông Măng - kênh Ông Cớ

Tam Bình

8.000

3.000

 

22

Kênh Cái Vồn

Từ ngã ba Vàm Tắt Chà Và - ranh Tam Bình

TX.Bình Minh

12.250

2.500

 

23

Kênh Vàm Tắt - Cái Vồn - Tầm Vu

Từ sông Hậu - Mười Thới

TX.Bình Minh

20.500

3.000

 

24

Kênh Chà Và lớn

Kênh Cái Vồn - ranh Tam Bình

TX.Bình Minh

7.500

1.500

 

25

Kênh Phó Chất - Giáo Mẹo

Kênh Chà Và - ranh Tam Bình

TX.Bình Minh

14.500

1.400

 

26

Kênh Khoáng Tiết - kênh Mới

Kênh Cái Vồn - ranh Đồng Tháp

TX.Bình Minh

18.570

1.500

 

27

Kênh Trà Mơn

Sông Hậu - Kênh Xã Hời

Bình Tân

27.750

2.100

 

28

Kênh Chú Bèn - Câu Dụng

Kênh Trà Mơn - ranh Đồng Tháp

Bình Tân

21.360

1.500

 

29

Kênh Xã Khánh

Kênh Trà Mơn - kênh Tuổi Trẻ

Bình Tân

15.520

700

 

30

Kênh Xã Hời

Kênh Trà Mơn - kênh Tuổi Trẻ

Bình Tân

18.000

1.000

 

31

Kênh Đòn Dong

Kênh Trà Mơn - kênh Tuổi Trẻ

Bình Tân

14.500

750

 

32

Kênh Bờ Dòng - Mười Thới

Kênh Trà Mơn - kênh Tuổi Trẻ

Bình Tân

22.360

1.500

 

33

Kênh Sông Sép

Sông Hậu - ranh Đồng Tháp

Bình Tân

6.500

1.000

 

34

kênh Cái Cá - Ranh Tổng

Từ sông Măng - Kênh Trà Ngoa

Trà Ôn

33.400

2.500

 

35

Kênh Trà Côn

Từ sông Măng - huyện Cầu Kè

Trà Ôn

24.280

2.200

 

36

Kênh Tân Dinh - La Ghì

Từ Sông Hậu - kênh Trà Côn

Trà Ôn

34.000

1.350

 

37

Kênh Sa Rày - rạch Bần

Từ sông Măng - kênh ranh Tổng

Trà Ôn

22.110

2.300

 

38

Kênh Mái Dầm

Từ sông Hậu

Trà Ôn

9.400

600

 

39

Kênh Xáng Ngay - Xáng Xéo

Từ sông Hậu - sông Hậu

Trà Ôn

3.400

700

 

40

Cồn Tích Khánh

Từ sông Hậu

Trà Ôn

7.000

100

 

* Ghi chú: Trường hợp phát sinh danh mục mới, căn cứ Quyết định ban hành Quy định phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh của cấp thẩm quyền để tiến hành phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình.

 

PHỤ LỤC I

CÁC TUYẾN KÊNH DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số: 19 /2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Tuyến kênh

Điểm khởi đầu/kết thúc

L

B (m)

F (tưới, tiêu) (ha)

(m)

Đáy

Mặt

 

Tổng số: 56 tuyến kênh

 

 498.441

 

 

 206.171

I

THÀNH PHỐ VĨNH LONG

 

 23.920

 

 

 6.450

1

Rạch Cái Da Lớn

Từ QL1A đến ranh Tỉnh Đồng Tháp

 2.600

9,0

23,5

 1.400

2

Rạch Cái Đôi Lớn

Từ sông Tiền đến rạch Đường Cày

 5.100

20,0

40,0

 1.200

3

Rạch Cái Côn đến rạch Bà Điểu

Từ Vàm Xếp Ông Thiệt đến sông Cái Cam

 7.300

10,0

25,0

 800

4

Sông Cái Cam

Từ sông Cổ Chiên đến ranh xã Tân Hạnh, từ rạch Bà Điểu đến kênh Ông Me Nhỏ

 8.920

35,0

60,0

 3.050

II

HUYỆN LONG HỒ

 

 69.171

 

 

 30.529

5

Kênh Đội Hổ + k.Bảo Kê

Từ ranh phường 8 đến rạch Ông Me Nhỏ

 10.430

22,5

35,0

 4.000

6

Rạch Ông Me Lớn + r.Ông Me Nhỏ

Từ sông Long Hồ đến giáp ranh Đồng Tháp

 11.800

15,0

32,5

 7.000

7

Rạch Cái Cao

Từ sông Long Hồ đến k.Ông Vệ

 7.620

18,0

28,0

 5.400

8

Rạch Xã Tàu Sóc Tro

Từ ranh Đồng Tháp đến k.Cườm Nga

 6.810

20,0

32,5

 4.400

9

Sông Long Hồ

Từ bến chợ Phường 1 đến sông Cái Cao với sông Hòa Tịnh TT.Long Hồ

 8.500

40,0

75,0

 1.200

10

Rạch Cái Tài - Tức Nở

Từ cầu Bà Vú đến cầu Tất Cát- Cầu Ngang

 3.900

10,0

30,0

 1.000

11

Rạch Bà Vú - Ngã Tắc Rạch Chùa

Từ cầu Bà Vú đến sông Cổ Chiên

 4.361

10,0

34,0

 1.400

12

Sông Tức Nở + sông Hòa Ninh

Từ Vàm Giang đến sông Tiền

 5.250

30,0

60,0

 1.500

13

Kênh Mương Lộ

Từ sông Cổ Chiên đến sông Tiền

 5.750

40,0

50,0

 3.400

14

Kênh Cái Muối

Từ kênh Mương Lộ đến sông Cổ Chiên

 4.750

17,0

32,0

 1.229

III

HUYỆN MANG THÍT

 

 47.750

 

 

 25.692

15

Rạch Lung - Rạch Bà Phong

Từ Sông Măng Thít - rạch Cái Sao

 7.250

40,0

65,0

 5.300

16

Sông Tân Quy

Từ Sông Măng Thít - Tỉnh lộ 32

 10.200

45,0

60,0

 5.500

17

Kênh Thầy Cai - rạch Cái Nhum

Từ Sông Cổ Chiên - Sông Măng Thít

 10.000

40,0

46,0

 5.300

18

Kênh Cái Kè - rạch Phú Hội

Từ Sông Cổ Chiên - Rạch Cái Nhum

 7.500

38,0

40,0

 3.596

19

Rạch Cái Lóc - Cái Nứa

Từ Sông Cổ Chiên - Sông Long Hồ

 6.300

43,0

46,0

 2.570

20

Rạch Cái Ngay - Vời Voi

Từ Sông Cổ Chiên - Sông Long Hồ

 6.500

39,0

43,0

 3.426

IV

HUYỆN VŨNG LIÊM

 

 50.850

 

 

 19.200

21

Sông Vũng Liêm

Từ sông Cổ Chiên

 14.750

30,0

70,0

 9.000

22

Rạch Bưng Trường

Từ sông Vũng Liêm

 8.000

18,5

22,5

 2.000

23

Kênh Ngã Chánh

Từ sông Vũng Liêm đến K.Trà Ngoa

 8.750

20,0

30,0

 2.500

24

Rạch Mây Tức

Từ rạch Giồng Tròn

 9.100

25,0

35,0

 2.700

25

Kênh Ngã Hậu

Từ rạch Mây Tức đến K.Trà Ngoa

 10.250

16,0

25,0

 3.000

V

HUYỆN TAM BÌNH

 

 95.805

 

 

 56.100

26

Sông Cái Ngang

Từ sông Măng đến cầu Ba Càng

 20.000

11,0

45,0

 13.000

27

Sông Ba Càng + Kênh Chà Và

Từ sông Măng đến ranh Long Hồ

 20.685

15,0

40,0

 10.500

28

Kênh Bảo Kê

Từ ranh Long Hồ đến kênh Ba Càng

 4.250

10,0

30,0

 1.800

29

Kênh Xáng

Từ UBND xã Tân Phú đến sông Măng

 13.375

10,0

35,0

 6.000

30

Kênh Chà Và

Từ ranh Bình Minh đến UBND xã Tân Phú

 3.125

20,0

45,0

 2.000

31

Kênh Giáp Nước

Từ kênh Cái Ngang đến ranh Long Hồ

 5.000

8,0

38,0

 2.800

32

Kênh Ông Nam

Từ sông Măng đến cầu Cống

 7.500

3,5

9,0

 3.000

33

Kênh Sóc Tro + Đường Trâu

Giao sông Măng Thít với kênh Cái Sơn và kênh Còng Cọc (ngã 3 Còng Cọc)

 9.000

6,0

30,0

 6.000

34

Kênh Ba Phố + Tổng Hưng

Từ sông Măng đến kênh Bình Phú

 8.870

8,0

35,0

 5.000

35

Kênh Ông Đệ

Từ sông Măng đến kênh Ông Cớ

 4.000

15,0

50,0

 6.000

VI

TX BÌNH MINH

 

 47.250

 

 

 16.200

36

Kênh Cái Vồn

Từ ngã ba Vàm Tắt Chà Và - ranh Tam Bình

 12.250

45,0

75,0

 6.000

37

Kênh Hai Quí - Từ Tải

Sông Hậu - ranh Đồng Tháp

 10.750

25,0

30,0

 3.000

38

Kênh Vàm Tắt - Cái Vồn - Tầm Vu

Từ sông Hậu - Mười Thới

 20.500

34,0

46,0

 4.200

39

Kênh Chà Và

Kênh Cái Vồn - ranh Tam Bình

 3.750

54,0

61,0

 3.000

VII

HUYỆN BÌNH TÂN

 

 84.570

 

 

 28.700

40

Kênh Đòn Dong

Kênh Trà Mơn - kênh Tuổi Trẻ

 7.125

8,0

10,0

 5.000

41

Kênh Xã Khánh

Kênh Trà Mơn - kênh Tuổi Trẻ

 7.375

16,0

22,0

 6.000

42

Kênh Huyện Hàm

Kênh Trà Mơn - kênh 30/4

 8.875

20,0

26,0

 3.000

43

Kênh Bờ Dòng - Mười Thới

Kênh Trà Mơn - kênh 30/4

 9.875

37,0

42,0

 2.800

44

Kênh Phó Chất - Giáo Mẹo

Kênh Chà Và - ranh Tam Bình

 7.250

21,0

26,0

 2.000

45

Kênh Khoáng Tiết - kênh Mới

Kênh Cái Vồn - ranh Đồng Tháp

 8.570

20,0

27,0

 1.400

46

Kênh Trà Mơn

Sông Hậu - Kênh Xã Hời

 13.750

32,0

36,0

 2.000

47

Kênh Chú Bèn - Câu Dụng

Kênh Trà Mơn - ranh Đồng Tháp

 10.125

32,0

37,0

 1.500

48

Kênh Xã Hời

Kênh Trà Mơn - ranh Đồng Tháp

 8.375

13,5

15,5

 3.000

49

Kênh Sông Sép

Sông Hậu - ranh Đồng Tháp

 3.250

37,0

42,0

 2.000

VIII

HUYỆN TRÀ ÔN

 

 79.125

 

 

 23.300

50

Kênh Trà Ngoa

Từ sông Măng - Ngã Chánh

 14.900

16,0

40,0

 4.000

51

kênh Cả cá - Ranh Tổng

Từ sông Măng - Kênh Trà Ngoa

 15.500

25,0

45,0

 5.000

52

Kênh Trà Côn

Từ sông Măng - huyện Cầu Kè

 13.750

10,0

23,0

 4.400

53

Kênh Tân Dinh - La Ghì

Từ Sông Hậu - kênh Trà Côn

 17.625

8,0

14,0

 2.700

54

Kênh Sa Rày - rạch Bần

Từ sông Măng - kênh ranh Tổng

 11.750

5,0

15,0

 4.600

55

Kênh Mái Dầm

Từ sông Hậu

 3.900

25,0

40,0

 1.200

56

Kênh Xáng

Từ sông Hậu

 1.700

50,0

80,0

 1.400

* Ghi chú: Trường hợp phát sinh danh mục mới, căn cứ Quyết định ban hành Quy định phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh của cấp thẩm quyền để tiến hành phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình. 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

  • Số hiệu: 19/2018/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/10/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trần Hoàng Tựu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/11/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản