Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 26 tháng 3 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 153/TTr-SKHCN ngày 12/3/2012, kèm theo biên bản cuộc họp liên ngành ngày 20/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020”, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ:
a. Mục tiêu.
- Nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng (NSCL), thúc đẩy phong trào NSCL, ứng dụng đồng bộ các giải pháp, công cụ, kinh nghiệm tiên tiến nhằm nâng cao NSCL trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh.
- Tạo bước chuyển biến rõ rệt về NSCL các sản phẩm, hàng hóa (SPHH) chủ lực của địa phương, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và phát triển ở địa phương.
b. Các nhiệm vụ chủ yếu.
- Xác định các SPHH chủ lực của tỉnh; lựa chọn các DN sản xuất các SPHH chủ lực tham gia Dự án NSCL của tỉnh; tổ chức xây dựng và thực hiện Dự án NSCL của DN đáp ứng với nhu cầu phát triển và phù hợp với đặc thù của tỉnh, DN.
- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về NSCL cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động trong các DN, các cơ quan. Thành lập các tổ chức tư vấn NSCL chuyên nghiệp và xây dựng mạng lưới tư vấn, hỗ trợ NSCL tại các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho các nhóm SPHH đặc thù của tỉnh, DN; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ; áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL tại các DN.
- Xây dựng các phòng thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các SPHH chủ lực của tỉnh; thành lập tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, hệ thống quản lý.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về NSCL tại tỉnh; xây dựng phong trào NSCL; đánh giá trình độ chất lượng của SPHH; đo lường năng suất của tỉnh và DN.
2. Phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện
a. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Bình Định.
b. Đối tượng thực hiện:
- Doanh nghiệp: Các DN sản xuất SPHH chủ lực của tỉnh; các DN khác tham gia dự án NSCL trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải.
- Các SPHH chủ lực của tỉnh.
c. Thời gian thực hiện Dự án: Từ năm 2011 đến 2020.
3. Nguồn vốn thực hiện
- Vốn của Trung ương.
- Vốn của địa phương:
+ Nguồn sự nghiệp KH&CN;
+ Nguồn đầu tư tiềm lực;
Ngoài ra vốn để thực hiện các Dự án năng suất và chất lượng của DN, do DN tự cân đối.
4. Tổ chức thực hiện
a. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh quản lý, điều hành Dự án; Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ giúp Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, điều hành thực hiện Dự án.
b. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở liên quan tương ứng với các Bộ có các Dự án trong Quyết định 712/QĐ-TTg phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai có hiệu quả Dự án này trong phạm vi phụ trách.
c. Các doanh nghiệp tham gia Dự án có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các Dự án NSCL ở DN mình.
d. Các phòng thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn trong quy hoạch lập các Dự án đầu tư về nhà xưởng, thiết bị theo lĩnh vực được phân công, quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
đ. Căn cứ các nhiệm vụ đã nêu trong dự án được duyệt, hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí và đề xuất nguồn thực hiện, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
(Có Dự án kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức triển khai; định kỳ 03 tháng, 06 tháng và hàng năm báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Dự án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
1. Tên Dự án: “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHỦ LỰC CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020”, gọi tắt là Dự án NSCL.
2. Thuộc Chương trình: CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” được phê duyệt tại Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ quan chủ trì Dự án: UBND tỉnh Bình Định.
4. Cơ quan quản lý Dự án: Sở Khoa học và Công nghệ.
5. Phạm vi, đối tượng thực hiện Dự án:
5.1 Phạm vi thực hiện dự án: từ năm 2011 đến năm 2020.
5.2 Đối tượng thực hiện Dự án:
a. Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp (DN) sản xuất sản phẩm, hàng hóa (SPHH) chủ lực của tỉnh; các DN khác tham gia dự án năng suất và chất lượng (NSCL) trên địa bàn tỉnh Bình Định;
b. Các cơ quan, tổ chức có liên quan: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải.
c. Các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.
1. Đánh giá hiện trạng về năng suất và chất lượng
1.1 Giới thiệu về tình hình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh
Bình Định là tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía đông giáp Biển Đông, phía tây dựa vào Tây Nguyên với một địa bàn trọng yếu và nhiều tài nguyên phong phú. Cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu làm cho Bình Định đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư…và nhiều tài nguyên khoáng sản như đá granite, ilmenite, cát, đất sét, suối khoáng.
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Bình Định không ngừng phát triển. Kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2005-2010) là 10,7%, trong đó: nông, lâm, thủy sản là 7,1%; công nghiệp, xây dựng là 15,2%; dịch vụ là 11,2%. Cơ cấu kinh tế năm 2010, khu vực 1: 35%, khu vực 2: 27,4%, khu vực 3: 37,6%. GDP bình quân đầu người đạt 901 USD. Đến năm 2010, Bình Định có khoảng 4.000 DN đăng ký hoạt động, với số vốn là 19.000 tỉ, tăng trung bình 15 %/năm, trong đó 97% DN vừa và nhỏ.
Những sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với lợi thế của địa phương gồm: thủy hải sản, nông lâm sản, vật liệu xây dựng, tân dược, giày da, may mặc, phân bón…Một số nhóm sản phẩm có sản lượng và giá trị cao như: chế biến gỗ đạt khoảng 8 triệu sản phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2006-2010) là 1.100 triệu USD (chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu của tỉnh); chế biến thủy sản năm 2010 là 8.787 tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 42 triệu USD. Các DN sản xuất SPHH chủ lực từng bước xây dựng thương hiệu, có khả năng cạnh tranh cao với quy mô sản xuất mở rộng và xây dựng một điểm đến là thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
1.2 Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, hàng hóa
- Các sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế bao gồm: Thủy sản đông lạnh xuất khẩu, xi măng, gạch, ngói đất sét nung, phân bón, cột điện bê tông ly tâm, một số sản phẩm về dược. Đến nay đã có 07 DN công bố 06 sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (các TCVN);
- Các sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) bao gồm: Nước mắm, sản phẩm các làng nghề truyền thống, một số sản phẩm của dược phẩm;
- Các sản phẩm sản xuất theo yêu cầu hợp đồng: Đồ gỗ xuất khẩu, đá granite, giày da, may mặc, một số sản phẩm thủy sản đã qua chế biến khác;
- Bên cạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, các DN đã quan tâm xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, cả tỉnh đã có 56 DN xây dựng và áp dụng thành công các hệ thống quản lý, trong đó ISO 9001 có 49 DN; ISO 14001 có 02 DN, HACCP có 03 DN, ISO 22000 có 01 DN, ISM - code có 01 DN và 06 DN đạt 10 lượt Giải thưởng chất lượng quốc gia, một số DN đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
Nhìn chung công tác TCH ở các DN có xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP…hoạt động tương đối tốt và có hiệu quả. Các sản phẩm xuất khẩu đều tuân thủ theo yêu cầu tiêu chuẩn của khách hàng, một số sản phẩm quan trọng khác đều áp dụng tiêu chuẩn các cấp. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm một số mặt hàng chưa ổn định, việc cập nhật và chủ động áp dụng tiêu chuẩn còn hạn chế, tính đồng bộ của tiêu chuẩn chưa cao, một số sản phẩm xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng (theo mẫu), các sản phẩm đặc sản địa phương còn thiếu tiêu chuẩn hoặc đã có tiêu chuẩn song các tiêu chuẩn chưa đề cập được các đặc tính nổi trội thể hiện bản chất “đặc sản” của các sản phẩm.
1.3 Về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
- Thống kê về năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008 như sau:
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đóng góp của lao động Việt Nam vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 - 2008 là 21,46%. Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam tăng trung bình hằng năm thời kỳ 2000-2008 là 4,73%. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, so với các nước khác trong khu vực, mức tăng NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn này chưa bằng một nửa mức tăng NSLĐ của Trung Quốc. Tính bằng đô-la Mỹ cho thấy: sản lượng trung bình của Việt Nam trên mỗi lao động là 5.702 USD năm 2008, tương đương với 61,4% mức trung bình của các nước ASEAN, 22% của Ma-lay-xi-a, 12,4% của Xinh-ga-po. Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam được cho là thấp so với các nước trong khu vực.
- Thống kê về năng suất lao động tại Bình Định giai đoạn 2005-2009 như sau:
Năm | Năng suất chung | Năng suất công nghiệp | |||
Tổng sản phẩm (tỉ) | Năng suất/người (đ) | Tỉ lệ tăng năng suất hằng năm (%) | Năng suất/ người (đ) | Tỉ lệ tăng năng suất hằng năm (%) | |
2005 | 5.607,7 | 12.940.000 |
| 19.840.000 |
|
2006 | 6.287,6 | 15.110.000 | 16,7 | 23.470.000 | 18,2 |
2007 | 7.086,4 | 18.380.000 | 21,6 | 33.270.000 | 41,7 |
2008 | 7.810,7 | 23.100.000 | 25,6 | 34.170.000 | 2,7 |
2009 | 8.467,1 | 25.180.000 | 9,0 | 34.740.000 | 1,6 |
(Theo Niên giám thống kê 2009, Cục Thống kê Bình Định).
Nhìn chung năng suất lao động thấp hơn mức trung bình cả nước, việc tăng năng suất hàng năm không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn vốn đầu tư.
- Thời gian qua thực hiện nền kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập kinh tế nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu, dược phẩm và một số mặt hàng có lợi thế về nguyên liệu địa phương đã từng bước tạo được uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít DN chưa tạo được thương hiệu riêng cho mình, chủ yếu tập trung vào gia công hoặc nhiều DN vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong quá trình tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và cạnh tranh với các DN khác.
1.4 Các nguyên nhân của những hạn chế về năng suất và chất lượng
- Hầu hết các doanh nghiệp Bình Định đều là DN vừa và nhỏ (trên 97%), do vậy điểm xuất phát về vốn, nguồn nhân lực, thiết bị công nghệ thường rất thấp;
- Nhận thức về năng suất và chất lượng trong lãnh đạo, quản lý và công nhân ở DN còn hạn chế; phong trào NSCL còn chung chung, thiếu mục tiêu và các giải pháp cụ thể;
- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) tại các DN chưa được quan tâm thực hiện; việc nghiên cứu cải tiến sản phẩm, đổi mới sản phẩm chưa theo kịp nhu cầu thị trường;
- Việc ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, các kinh nghiệm và công cụ nâng cao năng suất và chất lượng chưa được triển khai có hiệu quả ở doanh nghiệp. Chưa tạo ra đội ngũ chuyên gia, tư vấn có năng lực, nhiệt tình để hỗ trợ, tác động đến các DN nhằm nâng cao NSCL;
- Trình độ tiêu chuẩn hóa ở DN nhìn chung còn thấp, việc cập nhật và áp dụng tiêu chuẩn còn chắp vá, thiếu đồng bộ;
- Công tác quản lý chất lượng, kiểm soát hàng hóa tiêu thụ trên thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ.
2. Định hướng phát triển về năng suất và chất lượng
2.1 Định hướng chiến lược phát triển đối với SPHH chủ lực của địa phương. Định hướng phát triển cho 5 năm 2011 - 2015 là: “…tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả và bền vững…tạo tiền đề để đến năm 2020 Bình Định cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”. Các mục tiêu phát triển kinh tế chủ yếu: tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân hàng năm 13-14%; GDP bình quân đầu người năm 2015 trên 2.000 USD; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân hàng năm của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,6%, dịch vụ tăng 12,7%; cơ cấu kinh tế (năm 2015): nông - lâm - ngư nghiệp 26,2%, công nghiệp và xây dựng 36,1%, dịch vụ 37,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 2,8 tỷ USD. (Báo cáo trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII).
Nhằm thực hiện định hướng chiến lược và các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh nhà nêu trên, Dự án NSCL, tập trung:
- Xác định danh mục SPHH chủ lực của tỉnh trên cơ sở lợi thế về giá trị đóng góp GDP cho tỉnh; xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu; nguyên liệu, nhân lực tại chỗ.
- Căn cứ vào danh mục SPHH chủ lực của tỉnh sẽ lập danh sách các DN sản xuất SPHH chủ lực của tỉnh để thực hiện các giải pháp hỗ trợ nâng cao NSCL. Danh sách các DN sản xuất SPHH chủ lực sẽ được xem xét bổ sung định kỳ hằng năm.
- Xem xét lại các chính sách, cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các DN sản xuất SPHH chủ lực tham gia Dự án NSCL của tỉnh và hỗ trợ triển khai có hiệu quả các Dự án nâng cao NSCL tại DN.
2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao NSCL các SPHH chủ lực của địa phương nói chung và tại các DN nói riêng
- Yếu tố NSCL là điều kiện và cơ sở cho việc phát triển có hiệu quả của nền kinh tế tỉnh nhà, đặc biệt là nâng cao NSCL đối với những SPHH chủ lực của địa phương. Thực hiện Dự án NSCL sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra.
- Nâng cao NSCL các SPHH sẽ mang lại tăng trưởng và giá trị gia tăng đột biến cho nền kinh tế nói chung và DN nói riêng, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững nền kinh tế địa phương.
- Nâng cao NSCL các SPHH sẽ góp phần tiết kiệm xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức về NSCL, thúc đẩy phong trào NSCL, ứng dụng đồng bộ các giải pháp, công cụ, kinh nghiệm tiên tiến nhằm nâng cao NSCL trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các DN trên địa bàn tỉnh.
Tạo bước chuyển biến rõ rệt về NSCL các SPHH chủ lực của địa phương, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và phát triển ở địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
2.1 Giai đoạn 2011-2015
a. 50 DN sản xuất các SPHH chủ lực xây dựng và thực hiện các Dự án NSCL bằng các giải pháp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL.
b. Lựa chọn 02 DN trong số 50 DN để xây dựng mô hình điểm về việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp để nâng cao NSCL.
c. 100 % sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, hợp đồng chất lượng của khách hàng); 100% SPHH thuộc diện áp dụng quy chuẩn kỹ thuật được chứng nhận và công bố hợp quy; 20 SPHH được chứng nhận và công bố hợp chuẩn; 10 DN tham gia và đạt giải thưởng chất lượng quốc gia.
d. Đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về NSCL: 50 người; xây dựng 02 - 03 tổ chức có chức năng tư vấn về NSCL; xây dựng mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan (các sở chuyên ngành, các chi cục) để thúc đẩy phong trào và hỗ trợ thực hiện Dự án NSCL thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
đ. Xây dựng hệ thống đánh giá sự phù hợp và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy:
- Xây dựng từ 01 tổ chức chứng nhận có đủ năng lực và được công nhận để thực hiện việc chứng nhận hệ thống, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy;
- Xây dựng từ 03 phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm định có đủ năng lực và được công nhận (đạt chuẩn ISO 17025), để tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp và được chỉ định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước;
e. Nâng cao chỉ tiêu cạnh tranh của DN thông qua các chỉ số: tăng trưởng DN, mở rộng thị trường, tăng trưởng GDP của tỉnh và chỉ số cạnh tranh chung của tỉnh (xếp loại PCI của VCCI);
g. Nâng tỉ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh lên 30 % vào năm 2015;
h. Nâng cao năng lực quản lý chương trình dự án cho CBCC, xây dựng đội ngũ chuyên gia tại chỗ cho địa phương và xây dựng văn hóa cải tiến NSCL cho DN.
2.2 Giai đoạn 2016-2020:
a. Duy trì 50 DN ở giai đoạn trước và mở rộng thêm 50 DN (tổng số 100 DN) sản xuất các SPHH chủ lực xây dựng và thực hiện các Dự án NSCL bằng các giải pháp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL.
b. Lựa chọn 03 DN trong số 50 DN để xây dựng mô hình điểm về việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp để nâng cao NSCL.
c. 100 % sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, hợp đồng chất lượng của khách hàng); 100% SPHH thuộc diện áp dụng quy chuẩn kỹ thuật được chứng nhận và công bố hợp quy; 30 SPHH được chứng nhận và công bố hợp chuẩn; 10 DN tham gia và đạt giải thưởng chất lượng quốc gia;
d. Đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về NSCL: 100 người; xây dựng 03 - 05 tổ chức có chức năng tư vấn về NSCL; củng cố và xây dựng mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan để thúc đẩy phong trào và hỗ trợ thực hiện Dự án NSCL thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
đ. Xây dựng hệ thống đánh giá sự phù hợp và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy:
- Củng cố và mở rộng lĩnh vực chứng nhận cho tổ chức chứng nhận được thành lập ở giai đoạn 2011-2015. Xem xét nhu cầu có thể thành lập mới từ 01 - 02 tổ chức chứng nhận.
- Xây dựng từ 05 phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm định có đủ năng lực và được công nhận (đạt chuẩn ISO 17025), để tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp và được chỉ định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước; Mở rộng thêm một số lĩnh vực, phạm vi, tổ chức nếu có các nhu cầu mới;
e. Tiếp tục nâng cao chỉ tiêu cạnh tranh của DN thông qua các chỉ số: tăng trưởng DN, mở rộng thị trường, tăng trưởng GDP của tỉnh và chỉ số cạnh tranh chung của tỉnh (xếp loại PCI của VCCI);
g. Nâng tỉ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh lên 35 % vào năm 2020;
h. Nâng cao năng lực quản lý chương trình dự án cho CBCC, xây dựng đội ngũ chuyên gia tại chỗ cho địa phương và xây dựng văn hóa cải tiến NSCL cho DN.
IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
1. Nhiệm vụ 1: Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng tại địa phương.
1.1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về NSCL tại tỉnh.
1.1.1 Mức độ, khối lượng công việc:
a. Tổ chức hội thảo về NSCL: 01 lần/năm;
b. Xây dựng các phóng sự điển hình về NSCL: 01- 02 phóng sự/năm;
c. Viết các bài tuyên truyền về NSCL trên đài, báo, tạp chí.
d. Tổ chức tham quan học tập.
1.1.2 Kết quả đạt được:
a. Duy trì các nội dung, khối lượng công việc nêu trên;
b. Nâng cao nhận thức về NSCL trong hầu hết mọi hoạt động.
1.1.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện;
b. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền phối hợp thực hiện;
c. Các DN tham gia thực hiện.
1.1.4 Tiến độ: Theo từng năm kế hoạch từ 01/2012 đến 12/2020.
1.1.5 Nguồn kinh phí thực hiện: Sự nghiệp KHCN hằng năm.
1.2 Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về NSCL cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động trong các DN, các cơ quan.
1.2.1 Mức độ, khối lượng công việc:
a. Các lớp đào tạo tổ chức tập trung:
- Nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa, chất lượng và quản lý chất lượng, đo lường và quản lý đo lường: 02 - 03 lớp/năm, 02 - 03 ngày/lớp, học viên 30 - 40 người/lớp.
- Các lớp nghiệp vụ chuyên sâu về Quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, TQM, TPS, TPM, các công cụ thống kê, 5S, Kaizen, Đo lường các chỉ số KPIs và năng suất, Lean, 6 sigma…: 03 - 04 lớp/năm, 02 - 04 ngày/lớp, học viên 30 - 40 người/lớp.
b. Các lớp đào tạo do DN tự tổ chức: 04 lớp/năm, 02 - 03 ngày/lớp, học viên 20 - 30 người/lớp.
1.2.2 Kết quả đạt được:
a. Số lớp đào tạo tập trung: 50 lớp, với khoảng 1500 lượt người được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về NSCL;
b. Số lớp đào tạo do DN tổ chức: 32, với khoảng 700 người.
Ghi chú: Có xem xét điều chỉnh hằng năm cho phù hợp.
1.2.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn tổ chức tập trung, do báo cáo viên tại chỗ hoặc thuê qua hợp đồng với các tổ chức có chức năng đào tạo.
b. Các DN, cơ quan chức năng phối hợp cử người tham dự.
c. Các DN tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, do báo cáo viên của DN hoặc thuê khoán với các cơ quan, tổ chức.
1.2.4 Tiến độ: 01/2012 - 12/2020.
1.2.5 Nguồn kinh phí thực hiện:
a. Đào tạo, tập huấn tổ chức tập trung: Sự nghiệp KHCN hằng năm.
b. Đào tạo do DN tổ chức: DN tự cân đối kinh phí.
1.3 Các nhiệm vụ khác (sơ kết, tổng kết việc thực hiện dự án…).
1.3.1 Sơ kết Dự án: 04 lần (2013, 2015, 2017, 2019);
1.3.2 Tổng kết Dự án: 01 lần (2020)
1.3.3 Nguồn kinh phí thực hiện: Sự nghiệp KHCN hằng năm.
2. Nhiệm vụ 2: Xây dựng phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa và thành phần các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2.1 Xây dựng tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; phù hợp tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực. Triển khai hoạt động thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2.1.1 Mức độ, khối lượng công việc:
a. Đào tạo 07 - 10 chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và SPHH;
b. Xây dựng từ 01 - 02 tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho SPHH và hệ thống quản lý được đánh giá và công nhận.
2.1.2 Kết quả đạt được: Có từ 01 - 02 Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho SPHH và Hệ thống quản lý được đăng ký hoạt động theo quy định.
2.1.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân: Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục TCĐLCL) xúc tiến việc thành lập Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL và xây dựng phòng chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho SPHH và Hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu đánh giá, chứng nhận ở địa phương.
2.1.4 Tiến độ: Từ tháng 01/2012 - 06/2013 thực hiện xong nhiệm vụ đào tạo 05 chuyên gia và thành lập phòng chứng nhận. Sau tháng 06/2013 sẽ tiếp tục đào tạo bổ sung và mở rộng các lĩnh vực chứng nhận theo yêu cầu phát triển của tỉnh.
2.1.5 Nguồn kinh phí thực hiện: sự nghiệp KHCN hằng năm.
2.2 Xây dựng các phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.
2.2.1 Mức độ, khối lượng công việc:
Xây dựng và nâng cấp các phòng thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn, gồm các lĩnh vực: Hóa lý, Vi sinh, Điện và an toàn điện, Vật liệu xây dựng, Không phá hủy và an toàn cơ lý, Kiểm định và hiệu chuẩn, Thử nghiệm chuyên cho các nhóm sản phẩm theo các QCVN.
2.2.2 Kết quả đạt được:
Xây dựng 8 phòng thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn thuộc 8 lĩnh vực: Hóa, Sinh, Cơ, Điện và Điện tử, Không phá hủy, Vật liệu xây dựng, Dược, Kiểm định - hiệu chuẩn đạt chuẩn mực theo yêu cầu ISO 17025 và có khả năng tham gia mạng lưới đánh giá sự phù hợp đối với các SPHH chủ lực của địa phương.
2.2.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ quy hoạch việc xây dựng các phòng thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn trên.
b. Các phòng thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn thuộc Chi cục TCĐLCL, Trung tâm Phân tích Kiểm nghiệm, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược xây dựng các Dự án đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
c. Khuyến khích các DN đầu tư, xây dựng các Phòng thử nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 để phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh của DN.
2.2.4 Tiến độ:
a. Giai đoạn 2012 - 2015: 03 phòng.
b. Giai đoạn 2016 - 2020: 05 phòng.
2.2.5 Nguồn kinh phí thực hiện: Đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Nhiệm vụ 3: Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực ở tỉnh nâng cao năng suất và chất lượng.
3.1 Xác định các SPHH chủ lực của tỉnh; phân tích đánh giá và lựa chọn các DN sản xuất các SPHH chủ lực tham gia Dự án NSCL của tỉnh.
3.1.1 Mức độ, khối lượng công việc:
a. Năm 2012 thực hiện điều tra khảo sát tại 30 DN, những năm sau hằng năm bổ sung điều tra khảo sát thêm 20 DN mới.
b. Phân tích, đánh giá lựa chọn 20 DN tham gia Dự án năm đầu (2012), những năm sau lựa chọn bổ sung thêm 10 DN mới.
3.1.2 Kết quả đạt được:
a. Danh sách SPHH chủ lực;
b. Danh sách DN sản xuất SPHH chủ lực tham gia khảo sát là 180 - 200 DN và số DN tham gia thực hiện Dự án là 100 DN.
3.1.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Các Sở, ngành đề xuất danh sách SPHH và DN sản xuất của ngành, phạm vi quản lý của mình;
b. Các DN tự xác định và báo cáo SPHH chủ lực của mình;
c. Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, xem xét và lựa chọn.
3.1.4 Tiến độ: 01/2012 - 01/2020
3.1.5 Nguồn kinh phí thực hiện: Sự nghiệp KHCN hằng năm.
Ghi chú: Danh sách này sẽ được xem xét và cập nhật hằng năm.
3.2 Xây dựng và thực hiện Dự án NSCL của DN đáp ứng với nhu cầu phát triển và phù hợp với đặc thù của tỉnh, DN.
3.2.1 Mức độ, khối lượng công việc:
Tập huấn, hướng dẫn xây dựng Dự án NSCL cho các DN tham gia Dự án hằng năm.
3.2.2 Kết quả đạt được: 100 DN có Dự án NSCL.
3.2.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn, hướng dẫn.
b. Các DN thực hiện xây dựng Dự án NSCL cho DN mình.
3.2.4 Tiến độ: 03/2012 - 1/2020.
3.2.5 Nguồn kinh phí thực hiện: Sự nghiệp KHCN hằng năm.
3.3 Phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3.3.1 Mức độ, khối lượng công việc:
a. Xây dựng thư mục TCVN và QCKT phục vụ cho yêu cầu quản lý và phổ biến áp dụng;
b. Tổ chức phổ biến áp dụng TCVN, QCKT cho các DN sản xuất trong tỉnh:
- Phổ biến tập trung 03 - 04 lớp/năm, mỗi lớp: 50 học viên, thời gian: 01 ngày/lớp;
- Hướng dẫn theo yêu cầu: 50 lượt/năm
3.3.2 Kết quả đạt được:
a. Xây dựng tủ thư mục TCVN, QCVN có 6.000 văn bản;
b. Phổ biến TCVN, QCVN cho 200 lượt người/năm
3.3.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện.
b. Các DN tham gia thực hiện.
c. Các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện.
3.3.4 Tiến độ: 01/2012 - 12/2020.
3.3.5 Nguồn kinh phí thực hiện:
a. Kinh phí sự nghiệp KHCN hằng năm:
- Kinh phí mua TCVN, QCVN.
- Kinh phí phổ biến, hướng dẫn áp dụng TCVN, QCVN.
b. Kinh phí DN:
- Mua tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Tập huấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Áp dụng tiêu chuẩn.
3.4 Phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ; áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL tại các DN.
3.4.1 Mức độ, khối lượng công việc:
a. Tập huấn nghiệp vụ ứng dụng tiến bộ KHKT và đổi mới công nghệ; sở hữu trí tuệ; áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL tại các DN: 01 lớp/năm, 01 ngày/lớp, học viên: 30 - 40 người.
b. Lựa chọn các đề tài nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHKT; các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL khả thi để hướng dẫn DN áp dụng.
3.4.2 Kết quả đạt được:
a. Xây dựng được quỹ nghiên cứu triển khai tại các DN; hằng năm có từ 02-03 DN tham gia các đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT.
b. 100 DN xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL.
c. Tổ chức: 09 lớp tập huấn, cho 360 lượt người.
3.4.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn, hỗ trợ các DN thực hiện.
b. Các DN xây dựng các kế hoạch, đăng ký các đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT và tổ chức thực hiện.
3.4.4 Tiến độ: Triển khai theo kế hoạch từng năm từ 01/2012 đến 12/2020.
3.4.5 Nguồn kinh phí thực hiện:
a. Kinh phí sự nghiệp KHCN hằng năm:
- Tập huấn, đào tạo.
- Kinh phí hỗ trợ xây dựng và áp dụng HTQL(QĐ 27/QĐ-UBND tỉnh).
- Kinh phí đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN được xét duyệt theo Đề tài nghiên cứu KHCN hằng năm.
b. Kinh phí DN:
Kinh phí đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nghiên cứu triển khai (R&D), kinh phí đầu tư xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, các mô hình và công cụ cải tiến NSCL.
3.5 Tổ chức áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tối ưu cho một số doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế.
3.5.1 Mức độ, khối lượng công việc:
Lựa chọn 05 DN để xây dựng mô hình điểm về NSCL. Trong đó đồng bộ hóa các giải pháp nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao về NSCL.
3.5.2 Kết quả đạt được: Xây dựng 05 mô hình thí điểm.
3.5.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Lựa chọn 05 DN trong số 100 DN trên để xây dựng mô hình thí điểm.
- Hỗ trợ về tư vấn, kinh phí.
- Kiểm tra, theo dõi và báo cáo.
b. Các DN tham gia xây dựng mô hình thí điểm:
- Xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao NSCL và năng lực cạnh tranh.
- Triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao NSCL.
- Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất theo yêu cầu.
3.5.4 Tiến độ: 01/2012 - 12/2020
3.5.5 Nguồn kinh phí thực hiện:
a. Sự nghiệp KHCN hằng năm: chi hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện của DN.
b. Kinh phí từ DN do DN tự cân đối kết hợp với chính sách hỗ trợ trên (mục a).
3.6 Đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất của tỉnh và DN.
3.6.1 Mức độ, khối lượng công việc:
a. Xây dựng các phương pháp, các chỉ số để đo lường, đánh giá về NSCL.
b. Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cách đo lường, đánh giá NSCL cho các ngành, địa phương và DN: 04 lớp, mỗi lớp 30 người, thời gian 1 lớp 01 ngày.
c. Tiến hành đo lường, đánh giá NSCL:
- Cấp tỉnh: 04 lần (các năm: 2013, 2015, 2017, 2020);
- DN: 01 lần/năm.
3.6.2 Kết quả đạt được:
a. Các chỉ số đo lường và phương pháp đánh giá NSCL.
b. Các số liệu đo lường, đánh giá về NSCL.
3.6.3 Trách nhiệm thực hiện của tổ chức, cá nhân:
a. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, Trung tâm Năng suất Việt Nam và các chuyên gia để xây dựng các chỉ tiêu, phương pháp đo lường và đánh giá NSCL.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn đánh giá cho các DN.
- Tổ chức đánh giá các chỉ tiêu về NSCL của tỉnh.
b. Các DN tham gia Dự án NSCL:
- Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn về đo lường và đánh giá NSCL;
- Định kỳ 1 lần/năm thực hiện việc đánh giá NSCL tại DN mình và báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ.
3.6.4 Tiến độ:
a. Xây dựng xong các chỉ tiêu, phương pháp đo lường và đánh giá NSCL: hoàn thành vào tháng 12/2012.
b. Thực hiện việc đánh giá trong suốt thời gian thực hiện Dự án theo tần suất ở mục 3.6.1.
3.6.5 Nguồn kinh phí thực hiện
a. Kinh phí sự nghiệp KHCN hằng năm:
- Xây dựng các chỉ tiêu, phương pháp đo lường, đánh giá NSCL.
- Đào tạo, tập huấn.
- Thực hiện đánh giá các chỉ số NSCL của tỉnh.
b. Kinh phí DN: do DN tự cân đối để đảm bảo thực hiện việc đo lường, đánh giá NSCL theo yêu cầu của Dự án.
1. Huy động nguồn lực thực hiện Dự án
Kinh phí để thực hiện Dự án được huy động từ các nguồn chính:
1.1 Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ
Căn cứ nhiệm vụ được giao và quy định về kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ lập kế hoạch kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
Mức chi của các nội dung mang tính đặc thù theo điểm 4 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN được thực hiện không vượt quá 70 % so với định mức của Thông tư quy định.
1.2 Kinh phí đầu tư XDCB
Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cấp cho các Dự án đầu tư các phòng thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn.
1.3 Kinh phí của doanh nghiệp
Kinh phí của DN để thực hiện Dự án về NSCL ở DN được thực hiện theo Điều 5 và được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo Điều 6 của Thông tư Liên tịch số 130/2011/TTLT- BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ.
1.4 Kinh phí khác: các nguồn tài trợ, dự án hợp tác, quỹ phát triển (nếu có).
2. Đào tạo nguồn nhân lực để triển khai dự án
a. Đào tạo nguồn nhân lực tại một số cơ quan, đơn vị chức năng về tư vấn và đánh giá, chứng nhận;
b. Đào tạo mạng lưới cộng tác tại các cơ quan, đơn vị quản lý kỹ thuật chuyên ngành để hỗ trợ, thúc đẩy phong trào NSCL thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách.
c. Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công nhân của DN.
3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng
Tổ chức các hội nghị, hội thảo về NSCL, đồng thời tuyên truyền rộng rãi những mô hình áp dụng thành công nhằm cổ vũ phong trào NSCL, qua đó thu hút ngày càng nhiều DN tham gia phong trào NSCL của tỉnh.
4. Áp dụng cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
a. Trích lập quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 và Thông tư 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 của Bộ Tài chính;
b. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng dẫn áp dụng các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô và khu vực ngành nghề hoạt động chính;
c. Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách phát triển. Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Quyết định số 2441/2010/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
d. Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định về một số chính sách phát triển khoa học, công nghệ và nhân lực có trình độ cao.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh quản lý, điều hành Dự án. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ giúp Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, điều hành thực hiện Dự án với các nhiệm vụ cụ thể sau:
a. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Dự án;
b. Lập kế hoạch triển khai các nội dung của Dự án và kinh phí thực hiện hằng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;
c. Tổ chức thực hiện các nội dung theo tiến độ kế hoạch đã phê duyệt;
d. Ký kết các hợp đồng nguyên tắc với các tổ chức tham gia thực hiện dự án; xây dựng mô hình điểm về NSCL; các hợp đồng đào tạo của Dự án.
đ. Quản lý, điều phối Dự án của các DN tham gia Dự án năng suất và chất lượng.
e. Kiểm tra tiến độ thực hiện, báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức xây dựng các Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật từ nguồn ngân sách xây dựng cơ bản của tỉnh. Kiểm tra, thẩm định phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt theo phân cấp quản lý;
b. Tổ chức thực hiện các Dự án đầu tư đã được phê duyệt, kiểm tra tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định;
c. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành chức năng triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ có liên quan.
3. Sở Tài chính
a. Hướng dẫn các DN trích lập và sử dụng nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 và Thông tư 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 của Bộ Tài chính;
b. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành chức năng đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện Dự án theo Thông tư 130/2011/TTLB-BTC-BKHCN, ngày 16/9/2011 của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình «Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020»;
c. Kiểm tra và quản lý việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được cấp theo Dự án.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các chính sách, quy định liên quan đến NSCL của Đảng và Nhà nước;
b. Xây dựng các phóng sự, bản tin về phong trào NSCL ở các DN, địa phương.
5. Các Sở liên quan tương ứng với các Bộ có các Dự án trong Quyết định số 712/QĐ-TTg
a. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai có hiệu quả Dự án này trong phạm vi phụ trách. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai các Dự án NSCL sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý. Gắn kết các Dự án quốc gia về NSCL của Bộ, ngành để xây dựng các Dự án, kế hoạch về NSCL ở địa phương;
b. Tham gia xây dựng mạng lưới tư vấn, hỗ trợ các Dự án NSCL của các DN thuộc phạm vi quản lý;
5. Trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia
5.1 Các doanh nghiệp tham gia dự án
- Nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng; xem việc thúc đẩy phong trào năng suất trong doanh nghiệp là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong sản xuất - kinh doanh của mình;
- Tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Dự án tổ chức;
- Lựa chọn và triển khai các hoạt động như: Đăng ký các đề tài nghiên cứu triển khai về khoa học và công nghệ; xây dựng các hệ thống quản lý; sử dụng các công cụ, mô hình hỗ trợ nâng cao NSCL;
- Công bố áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; từng bước thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn cho những SPHH chủ lực của mình. Tổ chức áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, chứng nhận và công bố hợp quy cho những SPHH phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật;
- Đánh giá kết quả thực hiện dự án thông qua các tiêu chí và chỉ số về NSCL; thực hiện báo cáo định kỳ về cho cơ quan chủ trì Dự án.
5.2 Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dự án xây dựng mô hình điểm
- Nâng cao nhận thức về NSCL; xem việc thúc đẩy phong trào năng suất trong DN là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong sản xuất - kinh doanh của mình;
- Tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Chương trình, Dự án tổ chức;
- Xây dựng dự án về NSCL của DN, đăng ký dự án với cơ quan chủ trì dự án và ký kết hợp đồng với cơ quan quản lý dự án;
- Tổ chức triển khai dự án theo những mục tiêu, nội dung, tiến độ đã cam kết;
- Đánh giá kết quả thực hiện dự án thông qua các tiêu chí và chỉ số về năng suất và chất lượng. Thực hiện báo cáo định kỳ (06 tháng/lần) về cho cơ quan chủ trì thực hiện;
- Sơ kết, tổng kết Dự án NSCL của DN.
5.3 Các phòng thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn
- Lập các Dự án đầu tư về nhà xưởng, thiết bị theo lĩnh vực được phân công, quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện;
- Tuyển chọn, đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn và chứng nhận theo yêu cầu quy định;
- Áp dụng các hệ thống quản lý thích hợp để được đánh giá công nhận năng lực theo quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế;
- Đăng ký tham gia mạng lưới các phòng thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn được chỉ định.
VII. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Dự án NSCL này tập trung chủ yếu vào thúc đẩy nhận thức từ lãnh đạo đến công nhân những quan điểm về NSCL; thực hành các công cụ đơn giản nhằm phát huy tính sáng tạo, liên tục cải tiến để nâng cao NSCL. Do vậy, dự án có thể đạt được những hiệu quả sau:
1. Hiệu quả về kinh tế
- Đầu tư ít nhưng NSCL sẽ nâng cao rõ rệt, rất phù hợp trong điều kiện DN chúng ta còn nhỏ, vốn ít và gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ.
- Cắt giảm phần lớn các chi phí không chất lượng, sẽ giúp các DN giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.
- Tạo ra những SPHH có chất lượng ổn định, giá cả hợp lý, có khả năng cạnh tranh, từng bước tạo nên những thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Góp phần nâng cao chất lượng phát triển và phát triển bền vững của DN.
2. Hiệu quả về xã hội và phát triển bền vững
Năng suất và chất lượng là mục tiêu phát triển của bất kỳ xã hội nào, vì:
- Cải tiến năng suất cho phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội. Đối với mỗi cá nhân trong xã hội cũng đồng nghĩa là họ đã tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn.
- Nâng cao NSCL sẽ giảm thiếu tác động xấu tới môi trường, giảm thiểu mọi lãng phí điều đó cũng đồng nghĩa với việc phát triển bền vững mà cả thế giới đang quan tâm.
3. Hiệu quả về tổ chức quản lý, phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho công chức, viên chức tham gia thực hiện Dự án.
- Đào tạo có hệ thống về các phương pháp luận cải tiến nâng cao NSCL cho đội ngũ chuyên gia tư vấn, chứng nhận và mạng lưới công chức, viên chức quản lý.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho lãnh đạo, quản lý và công nhân về nhận thức và quản lý tiêu chuẩn, chất lượng; áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến, các công cụ, mô hình cải tiến nâng cao NSCL.
- Tạo dựng được hệ thống tư vấn, đánh giá sự phù hợp phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI); xây dựng được các mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phát triển mọi nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.
- 1Quyết định 391/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm,hàng hóa chủ lực giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 1390/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai năm 2014 dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020”
- 3Quyết định 646/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về mức chi hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp theo Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 4Nghị định 124/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 5Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 6Quyết định 27/2007/QĐ-UBND quy định về một số chính sách phát triển khoa học, công nghệ và nhân lực có trình độ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 7Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 49/2010/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2441/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 15/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư liên tịch 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN quy định chế độ quản lý tài chính đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12Quyết định 391/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm,hàng hóa chủ lực giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13Quyết định 1390/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai năm 2014 dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020”
- 14Quyết định 646/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về mức chi hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp theo Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
Quyết định 145/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020
- Số hiệu: 145/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/03/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Thị Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra