Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1449/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ LĨNH VỰC THI VÀ TUYỂN SINH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Vụ Giáo dục Đại học và Chánh Văn phòng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được thay thế, lĩnh vực thi và tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2020.
Bãi bỏ các nội dung đã công bố liên quan đến thủ tục “Đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy” tại Quyết định số 1160/QĐ-BGDĐT ngày 26/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bãi bỏ các nội dung đã công bố liên quan đến thủ tục “Triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đến trường” tại Quyết định số 5756/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố Bộ thủ hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học và Thủ trưởng các vụ, cục và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, LĨNH VỰC THI VÀ TUYỂN SINH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1449/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
STT | Số hồ sơ TTHC(1) | Tên thủ tục hành chính được thay thế | Tên thủ tục hành chính thay thế | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2) | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | ||||||
1 | 1.001942 (B-BGD-285182-TT) | Thủ tục đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy | Thủ tục đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non | Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non | Thi và tuyển sinh | Sở GD&ĐT/ Sở GD, KH và CN tỉnh Bạc Liêu; Cơ sở giáo dục |
2 | 2.000763 (B-BGD-285300-TT) | Thủ tục triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đến trường | Thủ tục nhập học vào trường đã trúng tuyển | Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non | Thi và tuyển sinh | Cơ sở giáo dục |
Chú thích:
(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính được thay thế.
(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung thay thế
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
I. Lĩnh vực thi, tuyển sinh
1. Thủ tục đăng ký xét tuyển trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Để xét tuyển đợt 1, đăng kí vào phần đăng ký xét tuyển tại Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học; cao đẳng (viết tắt là ĐKDT); cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của quy chế thi THPT tới các điểm tiếp nhận (ĐTN) thuộc sở giáo dục và đào tạo (GDĐT) kèm theo lệ phí đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường.
Bước 2: Các đơn vị tiếp nhận Phiếu ĐKDT và Nhập Phiếu ĐKDT của thí sinh, điều chỉnh sai sót (nếu có), lưu hồ sơ và chịu trách nhiệm về thông tin đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.
Bước 3: Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu gửi trực tiếp tại ĐTN;
Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Bước 4: Kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng, các trường tải thông tin thí sinh trên thông tin trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp.
Các trường/nhóm trường nhập lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT danh sách thí sinh trúng tuyển dự kiến trong thời gian quy định để hệ thống tự động loại bỏ những nguyện vọng thấp hơn của thí sinh được dự kiến trúng tuyển theo quy định.
Các trường/nhóm trường điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quy định; quyết định điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức; công bố kết quả trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng khác;
Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, nếu số thí sinh trúng tuyển không đủ điều kiện để tổ chức lớp học thì nhà trường phải liên hệ, thống nhất với thí sinh phương án giải quyết, không trái quy định của pháp luật hoặc báo cáo Bộ GDĐT để có phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
- Xét tuyển đợt tiếp theo có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần;
+ Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại trường sau xét tuyển đợt 1 (kể cả số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh dự bị của trường; học sinh các trường dự bị ĐH được giao về trường), Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định các nội dung xét tuyển tiếp theo;
+ Các trường thông báo điều kiện xét tuyển của các đợt tiếp theo sau đợt 1, điểm nhận hồ sơ xét tuyển các đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1; công bố lịch xét tuyển;
- Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào có thể thực hiện ĐKXT bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do trường quy định;
- Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường công bố trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển;
- Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, Đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 15 ngày;
- Trước ngày cuối của tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 và theo lịch tuyển sinh đợt 1, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học theo tất cả các phương thức của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để loại số thí sinh đã nhập học này ra khỏi danh sách xét tuyển các đợt tiếp theo.
b) Cách thức thực hiện:
Thí sinh có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau hoặc theo quy định của Trường trong việc điều chỉnh nguyện vọng, đăng ký tuyển sinh:
- Trực tuyến;
- Trực tiếp tại ĐTN nơi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT hoặc tại cơ sở giáo dục;
- Bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
Đợt 1, thí sinh nộp phiếu ĐKDT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định kèm theo lệ phí ĐKXT. Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường.
Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Đối với tuyển sinh đợt 1 cho hình thức đào tạo chính quy, công tác tuyển sinh theo lịch tuyển sinh do Bộ GDĐT quy định;
- Các trường thông báo điều kiện xét tuyển của các đợt tiếp theo sau đợt 1, điểm nhận hồ sơ xét tuyển; công bố lịch xét tuyển;
- Trước ngày cuối của tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học theo tất cả các phương thức của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để loại số thí sinh đã nhập học này ra khỏi danh sách xét tuyển các đợt tiếp theo.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Tất cả các thí sinh có nhu cầu đăng ký xét tuyển, tuyển sinh
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ sở giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Danh sách thí sinh trúng tuyển.
h) Phí, lệ phí (nếu có):
Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đối với tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT:
+ Đối với tuyển sinh đợt 1: Mẫu Phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng;
+ Đối với các đợt tuyển sinh sau đợt 1: Mẫu phiếu xét tuyển của Trường.
- Đối với tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT:
Mẫu phiếu xét tuyển của Trường.
k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.
- Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.
- Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu ĐKXT hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
2. Thủ tục nhập học vào trường đã trúng tuyển
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hội đồng tuyển sinh trường gửi thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đã đáp ứng đủ các điều kiện, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
Bước 2: Thí sinh xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi đến trường trực tiếp hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác;
Bước 3: Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi, tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và quyết định dừng xét tuyển hay tiếp tục xét tuyển các đợt tiếp theo.
Bước 4: Thí sinh trúng tuyển vào trường nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ theo quy định khi nhập học.
b) Cách thức thực hiện:
- Gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi đến trường trực tiếp hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh để xác nhận nhập học;
- Sau đó nộp hồ sơ theo quy định trực tiếp tại cơ sở giáo dục khi nhập học.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp THPT đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp THPT để đối chiếu kiểm tra;
+ Giấy khai sinh;
+ Các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT;
+ Các yêu cầu khác theo quy định của các trường.
Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
Sau 15 ngày trở lên kể từ ngày ghi trong thông báo nhập học của trường:
- Nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học;
- Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Các thí sinh trúng tuyển có nhu cầu nhập học
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ sở giáo dục
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Trường cập nhật danh sách thí sinh xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.
h) Lệ phí:
Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các thí sinh trúng tuyển vào trường
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
- 1Quyết định 90/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 2Quyết định 4932/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Hệ thống văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Quyết định 2284/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4Quyết định 159/QĐ-BGDĐT năm 2020 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 5Quyết định 2866/QĐ-BGDĐT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 2984/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung, lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 3227/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 1584/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 9Quyết định 367/QĐ-BGDĐT năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4Quyết định 90/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 5Quyết định 4932/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Hệ thống văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 6Quyết định 2284/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 7Quyết định 159/QĐ-BGDĐT năm 2020 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 8Quyết định 2866/QĐ-BGDĐT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Quyết định 2984/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung, lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Quyết định 3227/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Quyết định 1584/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 12Quyết định 367/QĐ-BGDĐT năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quyết định 1449/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực thi và tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 1449/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/06/2020
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra