Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 10 tháng 01 năm 2011 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 và Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 187/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1109/TTr-SCT ngày 27/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (ngoài các khu vực quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được công bố), bao gồm 6 nhóm khoáng sản: than đá, titan, thiếc - wolfram, quặng sắt, vàng và nước khoáng, vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm chỉ đạo
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với quy hoạch phát triển khoáng sản chung của cả nước và của ngành công nghiệp Việt Nam; đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội và các quy hoạch khác của tỉnh.
- Đảm bảo khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
2. Mục tiêu của quy hoạch
- Phản ánh tổng thể về nguồn lực tài nguyên khoáng sản hiện có của tỉnh; định hướng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của chính quyền địa phương các cấp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các cấp theo quy hoạch, kế hoạch; chủ động kiểm soát, phát triển hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm; bảo vệ môi trường sinh thái.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến khoáng sản; đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.
3. Một số định hướng, giải pháp quy hoạch để phát triển bền vững
- Khai thác khoáng sản phải gắn với xây dựng nhà máy chế biến sâu tại địa phương, sản xuất ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đảm bảo về môi trường. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản làm nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy hiện đang đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tận thu các nguồn tài nguyên khoáng sản bị vùi lấp trong phạm vi các dự án đã được cấp phép đầu tư, đang triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản đúng quy hoạch đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. Chính quyền các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương, không để tình trạng hoạt động khai thác trái phép xảy ra. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình vận hành sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra trong dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Khuyến khích đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến, đồng bộ, công nghệ sạch ít hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm. Gắn việc khai thác, chế biến với khâu xử lý triệt để môi trường, hoàn thổ và khôi phục môi trường trong khai thác mỏ.
- Tăng cường trách nhiệm của nhà đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản có nghĩa vụ đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, trường học, bệnh viện, nhà trẻ...) và có trách nhiệm trong việc cải thiện đời sống, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng mỏ; ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương; tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH
1. Quy hoạch than đá (phụ lục số 1):
- Quy hoạch khai thác đến hết năm 2012: Gồm các mỏ được UBND tỉnh cấp phép, đang khai thác tại khu vực Ngọc Kinh và Sườn Giữa. Không gia hạn thêm đối với các mỏ này sau năm 2012.
- Quy hoạch khai thác đến năm 2015: Mỏ than Sườn Giữa (13 khoảnh), mỏ than Ngọc Kinh (3 khoảnh) với tổng diện tích là 880,7 ha.
- Quy hoạch khai thác từ năm 2016 đến năm 2025: Khu vực Thạnh Mỹ và khu vực Quế Trung với tổng diện tích là 763,12 ha.
- Quy hoạch thăm dò từ 2016 đến 2025 (sâu dưới mức 200 mét) gồm: Mỏ than Sườn Giữa (2.343,0 ha) và mỏ Ngọc Kinh (850,0 ha).
- Quy hoạch tài nguyên dự trữ (nằm trong rừng phòng hộ): 3.106 ha, gồm: Khu vực: An Điềm (795,0 ha), Bến Hiên (215,0 ha), Đại Thạnh (2.096,0 ha).
- Hình thức khai thác: Bằng phương pháp hầm lò nhằm hạn chế thiệt hại về rừng và môi trường đất mặt.
- Sử dụng: Tại địa phương và vùng phụ cận; không xuất khẩu than.
2. Quy hoạch titan ven biển (Phụ lục 2):
Titan ven biển Quảng Nam nằm trong Khu quy hoạch đô thị ven biển và Khu kinh tế mở Chu Lai có hàm lượng chất phóng xạ cao ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Do vậy, mục tiêu chính là cần làm sạch môi trường trước khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng, tránh lãng phí tài nguyên. Quy hoạch như sau:
- Quy hoạch khai thác từ năm 2011 đến năm 2015, gồm: Khu vực Điện Dương - Điện Ngọc (khu 1,2,3); Khu vực Duy Hải - Duy Nghĩa (khu 4,5,6,7);Khu vực Tam Tiến (khu 9,10); Khu vực Tam Hòa (khu 11,12,13,14,15,16,17); Khu vực Tam Anh (khu 18,19); Khu vực Tam Nghĩa (khu 20,21). Tổng diện tích: 2.188,8 ha.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác từ năm 2016 đến 2020, gồm: Khu vực Bình Hải - Bình Nam (khu 8). Tổng diện tích: 591,9 ha.
+ Quy hoạch chế biến, sử dụng quặng titan:
+ Thống nhất cho phép một đơn vị xây dựng nhà máy chế biến sâu ti tan trên địa bàn tỉnh làm đầu mối tổ chức khai thác, chế biến titan theo quy hoạch này và sử dụng, xuất khẩu hàng năm theo lộ trình của Chính phủ phê duyệt.
+ Sản phẩm chế biến: Phân loại, nghiền mịn, bột màu đioxit, xỉ titan, rutin nhân tạo, ilmenit hoàn nguyên và pigment.
+ Sử dụng trong nước và xuất khẩu.
3. Quy hoạch khoáng sản thiếc - wolfram (Phụ lục 3):
Quặng gốc thiếc - wolfram chủ yếu nằm trong diện tích rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, quặng sa khoáng nằm gần khu dân cư sinh sống tập trung. Quy hoạch như sau:
- Quy hoạch khu vực thăm dò đến năm 2015:
Khu vực quặng gốc thiếc - Wolfram Hòn Bà - Nước Oa (28a, 28b, 36a), diện tích 1.062,0 ha; khu vực thiếc Khe Ma (34a), diện tích 89,64 ha; khu vực thiếc Nước Ta (35a) diện tích 77,22 ha; khu vực thiếc gốc Tam Chinh (48) diện tích 101,0 ha.
Mục tiêu trữ lượng theo Phụ lục 3.
- Những khu vực này chỉ được phép thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp sau khi được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang rừng sản xuất theo đúng quy định của pháp luật. Khai thác bằng phương pháp hầm lò. Không khai thác bằng phương pháp lộ thiên từ trên mặt trong đới phong hóa xuống độ sâu tối thiểu 30 mét nhằm hạn chế phá hủy rừng, môi trường đất mặt.
- Thiếc sa khoáng không đưa vào quy hoạch khai thác.
- Quy hoạch chế biến, sử dụng : Thống nhất chọn một đơn vị làm đầu mối thăm dò, khai thác gắn với xây dựng nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh. Công suất dự kiến: 30-35.000 tấn quặng thiếc/năm, vốn đầu tư: 200-250 tỷ đồng.
+ Sản phẩm chế biến: Xay, nghiền, tuyển trọng lực, luyện thiếc thỏi, thiếc nguyên tố.
+ Sử dụng: Cung cấp cho nhà máy hợp kim trong nước và xuất khẩu. Chất thải quặng phải được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất sứ, gốm cao cấp.
4. Quy hoạch quặng sắt (Phụ lục 4):
- Quy hoạch thăm dò đến năm 2015 (gồm 5 khu vực):
+ Sắt Tam Thành, huyện Phú Ninh: 89,5 ha; Quế Lộc, huyện Nông Sơn: 50,18 ha; Quế Hiệp, huyện Quế Sơn: 31,61 ha; ChàVàl, huyện Nam Giang: 123,0 ha; LaDê, huyện Nam Giang: 150,0 ha.
+ Quặng hóa ở những khu vực này dạng mạch, mức độ điều tra còn hạn chế, cần phải thăm dò theo quy định của pháp luật để xác định thân quặng, chất lượng và trữ lượng quặng làm cơ sở cho công tác lập dự án khai thác tiếp theo.
+ Quy mô các mỏ đều nhỏ, khai thác phải đảm bảo giảm thiểu thiệt hại về rừng và môi trường đất mặt.
+ Mục tiêu trữ lượng: Theo phụ lục 4.
- Quy hoạch tài nguyên dự trữ:
+ Gồm một khu vực (sắt Côn Zôn, huyện Nam Giang): 150,0 ha.
+ Khu vực này nằm trong phạm vi rừng phòng hộ. Chỉ được thăm dò, khai thác bằng phương pháp hầm lò sau khi được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi rừng phòng hộ sang mục đích rừng sản xuất.
- Quy hoạch khai thác từ 2011 đến 2015: Khai thác mỏ sắt Tam Thành, Phú Ninh. Công suất dự kiến 50- 60 nghìn tấn/năm.
- Quy hoạch khai thác từ 2016 đến 2025: Mỏ Quế Lộc, Quế Hiệp, ChàVal, La Dê. Công suất mỗi mỏ tại phụ lục 4.
- Quy hoạch chế biến, sử dụng:
Tiềm năng quặng sắt không lớn, nằm phân tán. Chỉ cho phép một đơn vị làm đầu mối quản lý và xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh được phép thăm dò, khai thác theo quy định của pháp luật.
Về chế biến: Công suất dự kiến 30-50.000 tấn sắt/năm, dự kiến vốn đầu tư: 1.500 tỷ đồng. Sản phẩm: sản xuất sắt xốp, sắt thỏi.
Về sử dụng: Phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy luyện thép trong nước hiện nay; không xuất khẩu.
5. Quy hoạch khoáng sản vàng - nước khoáng (Phụ lục 5):
a) Quan điểm, định hướng cụ thể:
- Không quy hoạch các điểm (khu vực) quặng nằm trong rừng phòng hộ, các sông suối đầu nguồn, gần khu dân cư tập trung, khu vực cấm hoạt động khoáng sản, nhằm tránh thiệt hại về rừng, môi trường sinh thái và chống xói mòn đất mặt, lũ ống,
lũ quét, sạt lở núi.
- Không khai thác lộ thiên đối với vàng gốc. Chỉ quy hoạch, cho phép khai thác vàng sa khoáng trong phạm vi lòng hồ dự án thuỷ điện đang được đầu tư xây dựng nhằm tránh lãng phí tài nguyên. Chấm dứt khai thác vàng sa khoáng trên địa bàn tỉnh vào sau năm 2015.
b) Quy hoạch khoáng sản vàng:
b.1. đối với vàng gốc (63 điểm):
- Từ 2011 đến 2015: Cho phép các mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác, chế biến hoạt động. Khai thác đảm bảo theo chiều sâu mạch quặng. Không cho phép mở rộng diện tích mỏ và cấp thêm mỏ mới.
- Từ năm 2016 đến 2025: Cho phép mở rộng diện tích mỏ và cấp phép mỏ mới nằm trong quy hoạch theo quy định của pháp luật.
đối với vàng sa khoáng (17 điểm): chỉ cấp phép khai thác vàng sa khoáng trong khu vực lòng hồ thuỷ điện đang đầu tư xây dựng. Sau năm 2015 chấm dứt việc cấp phép khai thác vàng sa khoáng.
b.2. Quy hoạch nước khoáng (gồm 9 điểm, theo Phụ lục 5):
- Quan điểm, định hướng khai thác:
Khuyến khích các địa phương kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác tối đa nguồn nước khoáng phục vụ đa mục tiêu: dịch vụ, du lịch sinh thái, chữa bệnh, sản xuất nước đóng chai,... nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
- Quy hoạch cụ thể:
+ Giai đoạn 2011-2015: đầu tư khai thác 03 mỏ: Nước khoáng Phú Ninh, nước khoáng Quế Lộc, huyện Nông Sơn (2 mỏ); đồng thời khuyến khích đầu tư khai thác các mỏ nước khoáng gần trục đường quốc lộ 14B, đường Hồ Chí Minh, đT 610 nhằm kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
+ Giai đoạn sau 2015: đầu tư khai thác các điểm nước khoáng còn lại.
6. Quy hoạch nhóm vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp
6.1. Phân loại hình thức khai thác khoáng sản:mỏ
- Khai thác quy mô công nghiệp: Thời hạn khai thác tùy thuộc vào trữ lượng
- Khai thác quy mô nhỏ: Công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm, thời gian khai thác tối đa là 5 năm. Việc quản lý, cấp phép thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
6.2. Quy hoạch cụ thể (Phụ lục 6):
a) Nhóm vật liệu xây dựng (VLXD):
- đá xây dựng thông thường (107 điểm):
+ Khu vực thăm dò để khai thác quy mô công nghiệp, gồm 14 khu vực: Đại Hiệp (V1),Vĩnh Phước (V3), đại Hưng (V4), huyện Đại Lộc; Duy Sơn - Núi Đá Thể (V10), Duy Trung (V11), huyện Duy Xuyên; Hương Mao (V12), Hóc Phấn - Phú Thọ (V13), huyện Quế Sơn; Chà Ró (V18), Tam Dân (V19), huyện Phú Ninh; Cà Dy, huyện Nam Giang (V22); Khâm Đức, huyện Phước Sơn (V23); Trà Dương (V24), Trà Giác (V25), huyện Bắc Trà My; Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (V3).
+ Khu vực khai thác quy mô nhỏ, gồm 68 điểm do các huyện đăng ký còn lại.
- Cát, sỏi xây dựng (111 điểm):
+ Quy hoạch thăm dò để khai thác quy mô công nghiệp, gồm 8 khu vực: Hiệp Đức (V17), Phương Trung - Đại Quang (V32), Đại Phong (V33), Vĩnh Phước - Đại Đồng (V34), Đại Đồng - Đại Lãnh (V35), Hội Khánh - Đại Sơn (V36), Giảng Hoà - Đại Thắng (V37) và Kiểm Lâm - Duy Hoà.
+ Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, gồm 98 điểm do các huyện đăng ký phân bố nhỏ lẻ ở các bãi bồi, sông suối nhánh nhỏ.
+ Khu vực cấm khai thác cát, sỏi: gồm 3 vùng sau:
Vùng 1: Dọc hai bên sông Thu Bồn từ Cầu Quảng Huế đến Đại Hoà- Điện Hồng- Điện Quang;
Vùng 2: Dọc sông Thu Bồn từ Điện Phong - Điện Phương đến Hội An, Cẩm Kim, Cẩm Nam;
Vùng 3: Dọc hai bên bờ Sông Tranh thuộc khu vực Trung Phước, Đại Bình.
- Sét gạch ngói (70 điểm):
+ Quy hoạch thăm dò để khai thác quy mô công nghiệp, gồm 6 khu vực: Đại Hiệp (V2), Đại Phong - Đại Tân (V5), Đại Chánh (V6), Đại Chánh - Đại Tân (V7), Phú Nhuận - Duy Xuyên (V8), Kiểm Lâm - Duy Hoà (V9).
+ Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, gồm 54 điểm nhỏ lẻ còn lại do các huyện đăng ký.
- Đất san lấp: gồm 31 điểm. Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ do công nghệ khai thác đơn giản, phục vụ kịp thời các dự án trọng điểm của tỉnh.
- Đá ốp lát: gồm 5 điểm. Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ do công nghệ khai thác đơn giản, diện tích nhỏ, chủ yếu là tảng lăn.
b) Nhóm khoáng chất công nghiệp (KCCN):
- Cao lanh (16 điểm):
+ Quy hoạch khai thác quy mô công nghiệp, gồm 3 khu vực: Núi Nhà Bồ (V14), Lộc Đài (V15), Đèo Le (V16).
+ Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, gồm 13 điểm phân bố nhỏ lẻ do các huyện đăng ký.
- Đá vôi xi măng, sét xi măng: Các điểm đá vôi và sét xi măng đều quy hoạch phải thăm dò, khai thác công nghiệp phục vụ cho nhà máy xi măng Thành Mỹ.
- Đôlômit (secpentin, tan), gồm 7 khu vực ở huyện Nam Trà My, Bắc Trà My: Quy hoạch thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp.Không cho phép khai thác đôlômit làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Các khoáng sản khác thuộc nhóm VLXD và KCCN: Grafit, Atbet, Xilimanit, mica, bột màu, than bùn, latêrit (đá ong),... Các loại khoáng sản này tính khả thi khai thác không cao, quy hoạch khai thác quy mô nhỏ.
1. Sở Công Thương: Có trách nhiệm công bố quy hoạch khoáng sản đến các ngành, địa phương và đơn vị liên quan; theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt. định kỳ vào tháng 12 hàng năm theo dõi, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của tỉnh. đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát triển ổn định và bền vững trong hoạt động khoáng sản của tỉnh.
2. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương triển khai cụ thể các nội dung, giải pháp của quy hoạch khoáng sản.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chấp hành nghiêm túc việc quản lý hoạt động khoáng sản theo quy hoạch đã được phê duyệt. Quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn các đơn
vị có nhu cầu xin hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch này.
- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng trong công tác kiểm tra, hậu kiểm; tăng cường công tác giám sát các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản về việc chấp hành quy trình công nghệ khai thác, chế biến, về bảo vệ môi trường đã được thẩm định và nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương. Hàng năm đăng ký, bổ sung các điểm khoáng sản mới phát hiện với Sở Công Thương để tổng hợp đưa vào quy hoạch chung của tỉnh để thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1272/QĐ- UBND ngày 16/4/2010 của UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 1272/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt tạm thời Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (loại khoáng sản: than đá, titan, thiếc - wolffram, sắt)
- 2Quyết định 3816/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 3589/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020
- 3Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 4Quyết định 2691/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 1630/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND tỉnh) do ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Quyết định 1272/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt tạm thời Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (loại khoáng sản: than đá, titan, thiếc - wolffram, sắt)
- 2Quyết định 2691/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Luật Khoáng sản 1996
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 07/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 7Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Nghị quyết 187/2010/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII, kỳ họp thứ 25 ban hành
- 9Quyết định 3816/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 3589/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020
- 10Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 11Quyết định 1630/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND tỉnh) do ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (ngoài các khu vực quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được công bố) do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 144/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/01/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Đinh Văn Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2011
- Ngày hết hiệu lực: 04/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra