Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1272/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 16 tháng 04 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 và Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương về ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 2284/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam (thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh) đến năm 2015, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Công văn số 33/TTHĐ-VP ngày 19/3/2010 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất thông qua quy hoạch tạm thời thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng một số khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 285/TTr-SCT ngày 08 tháng 4 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với quy hoạch phát triển khoáng sản chung của cả nước và của ngành công nghiệp Việt Nam; đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, không chồng chéo với các quy hoạch khác của tỉnh đã được phê duyệt.
- Đảm bảo khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái. Tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
- Phản ánh tổng thể về nguồn lực tài nguyên khoáng sản hiện có của tỉnh. Định hướng cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của địa phương các cấp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể; chủ động kiểm soát được và thúc đẩy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ được môi trường sinh thái.
- Tiếp cận và tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để mở rộng phát triển. Đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.
c) Định hướng, giải pháp quy hoạch để phát triển bền vững:
- Khai thác khoáng sản phải gắn với xây dựng nhà máy chế biến sâu tại địa phương. Khuyến khích, ưu tiên các dự án này bằng cơ chế, chính sách thỏa đáng.
- Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản làm nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy hiện đang đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tận thu tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản bị vùi lấp trong phạm vi các dự án đã được cấp phép đầu tư, đang triển khai thực hiện.
- Khuyến khích đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến, đồng bộ, công nghệ sạch ít hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm. Gắn việc khai thác, chế biến với khâu xử lý triệt để môi trường, hoàn thổ và khôi phục môi trường trong khai thác mỏ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giám sát chặt chẽ quy trình vận hành sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra trong dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Giải quyết hài hòa ba lợi ích: Nhà nước - doanh nghiệp - địa phương nơi có mỏ. Gắn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự cân đối để tận thu tối đa tài nguyên nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và tăng thu cho ngân sách.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch:
a) Quy hoạch than đá (Phụ lục số 1):
- Quy hoạch khai thác đến hết năm 2012: Gồm các mỏ được UBND tỉnh cấp phép, đang khai thác tại khu vực Ngọc Kinh và Sườn Giữa. Không gia hạn thêm đối với các mỏ này sau năm 2012.
- Quy hoạch khai thác đến năm 2015: Mỏ than Sườn Giữa (13 khoảnh), mỏ than Ngọc Kinh (3 khoảnh) với tổng diện tích là 880,7 ha.
- Quy hoạch khai thác từ năm 2016 đến năm 2025: Khu vực Thạnh Mỹ và khu vực Quế Trung với tổng diện tích là 763,12 ha.
- Quy hoạch thăm dò từ 2016 đến 2025 (sâu dưới mức 200 mét) gồm:
Mỏ than Sườn Giữa (2.343,0 ha) và mỏ Ngọc Kinh (850,0 ha).
- Quy hoạch tài nguyên dự trữ (nằm trong rừng phòng hộ): 3.106 ha, gồm:
Khu vực: An Điềm (795,0 ha), Bến Hiên (215,0 ha), Đại Thạnh (2.096,0 ha).
- Hình thức khai thác: Bằng phương pháp hầm lò nhằm hạn chế thiệt hại về rừng và môi trường đất mặt.
- Sử dụng: Tại địa phương và vùng phụ cận. Không xuất khẩu than.
b) Quy hoạch titan ven biển (Phụ lục 2):
Titan ven biển Quảng Nam nằm trong Khu quy hoạch đô thị ven biển và Khu kinh tế mở Chu Lai có hàm lượng chất phóng xạ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy, mục tiêu chính là cần làm sạch môi trường trước khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng, tránh lãng phí tài nguyên. Quy hoạch như sau:
- Quy hoạch khai thác từ năm 2010 đến năm 2015, gồm:
Khu vực Điện Dương - Điện Ngọc (khu 1,2,3); Khu vực Duy Hải - Duy Nghĩa (khu 4,5,6,7); Khu vực Tam Tiến (khu 9,10); Khu vực Tam Hòa (khu 12,13,14,15,16,17); Khu vực Tam Anh (khu 18,19); Khu vực Tam Nghĩa (khu 20,21). Tổng diện tích: 2.188,8 ha.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác từ năm 2016 đến 2020, gồm:
Khu vực Bình Hải - Bình Nam (khu 8). Tổng diện tích: 591,9 ha.
- Quy hoạch chế biến, sử dụng quặng titan:
+ Thống nhất cho phép một đơn vị xây dựng nhà máy chế biến sâu titan trên địa bàn tỉnh làm đầu mối tổ chức khai thác, chế biến titan theo quy hoạch này và sử dụng, xuất khẩu hàng năm theo lộ trình của Chính phủ phê duyệt.
+ Sản phẩm chế biến: Phân loại, nghiền mịn, bột màu đioxit, xỉ titan, rutin nhân tạo, ilmenit hoàn nguyên và pigment.
+ Sử dụng trong nước và xuất khẩu.
c) Quy hoạch khoáng sản thiếc - Wolfram (Phụ lục 3):
Quặng gốc Thiếc - Wolfram chủ yếu nằm trong diện tích rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, quặng sa khoáng nằm gần khu dân cư sinh sống tập trung. Quy hoạch như sau:
- Quy hoạch khu vực thăm dò đến năm 2015:
Khu vực quặng gốc thiếc - Wolfram Hòn Bà- Nước Oa (28a, 28b, 36a), diện tích 1.062,0 ha; Khu vực thiếc Khe Ma (34a), diện tích 89,64 ha; Khu vực thiếc Nước Ta (35a) diện tích 77,22 ha; khu vực thiếc gốc Tam Chinh (48) diện tích 101,0 ha. Mục tiêu trữ lượng theo Phụ lục 3.
- Những khu vực này phải thăm dò để khai thác quy mô công nghiệp sau khi được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Khai thác bằng phương pháp hầm lò. Không khai thác bằng phương pháp lộ thiên từ trên mặt trong đới phong hóa xuống độ sâu tối thiểu 30 mét nhằm hạn chế phá hủy rừng, môi trường đất mặt.
- Thiếc sa khoáng không đưa vào quy hoạch khai thác.
- Quy hoạch chế biến, sử dụng :
Thống nhất chọn một đơn vị làm đầu mối thăm dò, khai thác gắn với xây dựng nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh. Dự kiến cho phép đặt vị trí nhà máy chế biến tại Tam Kỳ để lấy quặng từ Bắc Trà My xuống và từ Tam Chinh vào. Công suất dự kiến: 30-35.000 tấn quặng thiếc/năm, vốn đầu tư: 200-250 tỷVNĐ.
- Sản phẩm chế biến: Xay, nghiền, tuyển trọng lực, luyện thiếc thỏi, thiếc nguyên tố.
- Sử dụng: Cung cấp cho nhà máy hợp kim trong nước và xuất khẩu. Chất thải quặng phải được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất xứ, gốm cao cấp.
d) Quy hoạch quặng sắt (Phụ lục 4):
- Quy hoạch thăm dò đến năm 2015 (gồm 5 khu vực):
+ Sắt Tam Thành huyện Phú Ninh: 89,5 ha; Quế Lộc huyện Nông Sơn: 50,18 ha; Quế Hiệp huyện Quế Sơn: 31,61 ha; ChàVàl, huyện Nam Giang: 123,0 ha; LaDê huyện Nam Giang: 150,0 ha.
+ Quặng hóa ở những khu vực này dạng mạch, mức độ điều tra còn hạn chế, cần phải thăm dò theo quy định của pháp luật để xác định thân quặng, chất lượng và trữ lượng quặng làm cơ sở cho công tác lập dự án khai thác tiếp theo.
+ Quy mô các mỏ đều nhỏ, dạng mạch cắm dốc, khai thác bằng phương pháp hầm lò để giảm thiệt hại về rừng và môi trường đất mặt.
+ Mục tiêu trữ lượng: Theo phụ lục 4.
- Quy hoạch tài nguyên dự trữ:
+ Gồm một khu vực (sắt Côn Zôn, huyện Nam Giang): 150,0 ha.
+ Khu vực này nằm trong phạm vi rừng phòng hộ. Chỉ được thăm dò, khai thác bằng phương pháp hầm lò sau khi được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi rừng phòng hộ sang mục đích rừng sản xuất.
- Quy hoạch khai thác từ 2010 đến 2015:
Khai thác mỏ sắt Tam Thành, Phú Ninh. Công suất dự kiến 50 - 60 nghìn tấn/năm.
- Quy hoạch khai thác từ 2016 đến 2025: Mỏ Quế Lộc, Quế Hiệp, ChàVàl, La Dê. Công suất mỗi mỏ tại phụ lục 4.
- Quy hoạch chế biến, sử dụng:
Tiềm năng quặng sắt không lớn, nằm phân tán. Chỉ cho phép một đơn vị làm đầu mối quản lý và xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh được phép thăm dò, khai thác theo quy định của pháp luật.
Chế biến: Dự kiến nhà máy đặt tại Tam Kỳ, hoặc Quế sơn. Công suất dự kiến 30-50.000 tấn sắt/năm, dự kiến vốn đầu tư: 1.500 tỷ VNĐ. Sản phẩm: sản xuất sắt xốp, sắt thỏi.
Sử dụng: Phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy luyện thép trong nước hiện nay. Không xuất khẩu.
1. Sở Công Thương: Có trách nhiệm công bố quy hoạch. Theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt. Định kỳ hàng năm theo dõi, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát triển ổn định và bền vững trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản của tỉnh.
2. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương triển khai cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp nêu trong Quyết định này và các nội dung trong dự án quy hoạch khoáng sản này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chấp hành việc quản lý hoạt động khoáng sản theo quy hoạch đã được phê duyệt. Quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các Sở ngành chức năng trong công tác kiểm tra, hậu kiểm; tăng cường công tác giám sát các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản về việc chấp hành quy trình công nghệ khai thác, chế biến, về bảo vệ môi trường đã được thẩm định và nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương. Hàng năm đăng ký, bổ sung các điểm khoáng sản mới phát hiện vào quy hoạch chung của tỉnh để thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (ngoài các khu vực quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được công bố) do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Công văn 5602/UBND-NĐ năm 2007 về Quy trình cấp Giấy phép khai thác khoáng sản Titan do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Luật Khoáng sản 1996
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 07/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 7Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 2284/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh) đến năm 2015, định hướng đến năm 2025
- 9Công văn 5602/UBND-NĐ năm 2007 về Quy trình cấp Giấy phép khai thác khoáng sản Titan do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 1272/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt tạm thời Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (loại khoáng sản: than đá, titan, thiếc - wolffram, sắt)
- Số hiệu: 1272/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Đinh Văn Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra