- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
- 7Quyết định 153/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1420/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 370/TTr-STTTT ngày 29/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình của Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng với những nội dung sau:
1. Mục tiêu dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình
a. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng CQĐT tỉnh, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh;
- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT từ tỉnh đến cơ sở; tránh chồng chéo, lãng phí; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
- Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, tránh trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình;
- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế của tỉnh Quảng Bình;
- Giúp xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
b. Mục tiêu cụ thể
Xác định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình nhằm:
+ Hỗ trợ việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh, của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình;
+ Kiến trúc thể hiện được bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT của tỉnh theo giai đoạn ngắn và dài hạn từ tỉnh đến huyện và đến xã;
+ Hỗ trợ việc quản lý đầu tư CNTT của tỉnh, của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh theo đúng quy định;
+ Cung cấp thông tin hỗ trợ việc lựa chọn giải pháp cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm cho các dự án CNTT triển khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình;
+ Cung cấp thông tin đầu vào phục vụ thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công các dự án CNTT triển khai tại tỉnh;
+ Kiến trúc CQĐT cung cấp thông tin cho lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp của tỉnh xác định các dự án, hạng mục CNTT ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
+ Kiến trúc CQĐT đảm bảo tăng cường gắn kết giữa cải thiện công nghệ và nghiệp vụ khi triển khai ứng dụng CNTT vào giải quyết nghiệp vụ của các cơ quan;
+ Kiến trúc CQĐT được sử dụng để thiết lập mục tiêu chiến lược, chương trình chiến lược mà cơ quan nhà nước cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng và phục vụ sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như trong và ngoài nước;
+ Kiến trúc CQĐT là yếu tố then chốt giúp xác định cơ hội trao đổi, chia sẻ thông tin /dữ liệu trong và giữa các cơ quan nhà nước theo mô hình 4 cấp;
+ Kiến trúc CQĐT giúp giảm chi phí mua sắm cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm, vận hành của các hệ thống CNTT;
+ Kiến trúc CQĐT giúp giảm thiểu rủi ro trong triển khai CNTT của cơ quan nhà nước thông qua việc hỗ trợ khái toán chính xác chi phí dự án; tuân thủ pháp luật; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các thiết kế, giải pháp ứng dụng CNTT;
+ Kiến trúc CQĐT giúp tăng tính linh hoạt của cơ quan nhà nước trong triển khai ứng dụng dịch vụ CNTT một cách nhanh hơn; tăng cường hiệu quả, hiệu suất của hạ tầng CNTT; triển khai nghiệp vụ mới một cách nhanh chóng; cải thiện việc ra quyết định trong hoạt động hành chính nhà nước, trong mối quan hệ tương tác giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và ngược lại.
+ Là cơ sở để xác định sự phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử, CQĐT của các dự án CNTT do cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư; các hoạt động xây dựng, thẩm định; phê duyệt chủ trương đầu tư; thiết kế cơ sở, thiết kế thi công và triển khai thực hiện;
+ Xác định lộ trình và kế hoạch tổng quát trong việc triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Quảng Bình.
2. Định hướng phát triển Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình
- Phát triển Kiến trúc CQĐT tỉnh Quảng Bình theo hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính; Phát triển CQĐT, Chính quyền số, đô thị thông minh và phát huy lợi thế mang lại của cuộc cách mạng 4.0;
- Phát triển Kiến trúc CQĐT tỉnh Quảng Bình theo hướng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; bảo đảm tích hợp dữ liệu, liên thông quy trình giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển Kiến trúc CQĐT tỉnh Quảng Bình theo hướng công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phù hợp với định hướng của quốc gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
3. Mô hình Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình
Tuân theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 tại Quyết định 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình được mô tả tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này.
3.2. Nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
Nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình được áp dụng theo 07 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Nguyên tắc 2: Cần tuân thủ các nguyên tắc đặt ra một cách chặt chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai kiến trúc.
Nguyên tắc 3: Phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của Quốc gia.
Nguyên tắc 4: Ưu tiên triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo các kế hoạch, chiến lược đã được ban hành của Chính phủ và tỉnh.
Nguyên tắc 5: Tối đa việc tích hợp và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin trong tỉnh với nhau và với các hệ thông thông tin của các Bộ.
Nguyên tắc 6: Phù hợp với quy trình nghiệp vụ của các đơn vị trong tỉnh, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình nghiệp vụ.
Nguyên tắc 7: Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của quốc gia.
4. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ Kiến trúc Chính quyền điện tử.
Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
- Nghiên cứu, xây dựng trình UBND ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo triển khai, thực hiện Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh Quảng Bình.
- Tổ chức rà soát, đánh giá lại các hệ thống nền tảng, từ đó đề xuất nâng cấp, triển khai nhân rộng; tổ chức quản lý vận hành hạ tầng nền tàng, nâng cao hiệu quả ứng dụng chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
- Có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định sự phù hợp của các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật những thay đổi và duy trì kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, trình UBND tỉnh điều chỉnh Kiến trúc khi cần thiết.
- Định kỳ, tổng hợp tình hình triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử, kịp thời báo cáo UBND những khó khăn vướng mắc để xem xét, giải quyết.
2. Văn phòng UBND tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh việc sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh phục vụ sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh.
- Tham gia, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai Kiến trúc, xây dựng Chính quyền điện tử; các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển để thực hiện các hoạt động triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử.
- Là đầu mối phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin.
4. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên trong công việc triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, đảm bảo phù hợp với khả năng ngân sách tỉnh, tiết kiệm, hiệu quả.
5. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các nội dung của Kiến trúc CQĐT tỉnh.
- Tích cực nghiên cứu, tuyên truyền và tuân thủ đầy đủ Kiến trúc CQĐT tỉnh khi triển khai các chương trình, dự án CNTT.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MÔ HÌNH TỔNG THỂ KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Bình)
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ KIẾN TRÚC CQĐT TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Stt | Tên danh mục, nhiệm vụ | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
I | Hạ tầng | ||
1 | Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) | 2020 - 2022 |
|
2 | Nâng cấp Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh | 2020 - 2022 |
|
3 | Xây dựng mạng diện rộng của tỉnh | 2020 - 2023 |
|
4 | Xây dựng hệ thống Hội nghị truyền hình tới cấp xã | 2020 - 2021 |
|
5 | Nâng cấp mạng LAN của các cơ quan Nhà nước | 2020 - 2025 |
|
6 | Xây dựng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh thông tin | 2020 - 2025 |
|
7 | Xây dựng trung tâm dịch vụ đô thị thông minh | 2020 - 2025 |
|
II | Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu | ||
1 | Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tỉnh Quảng Bình | 2020 - 2023 |
|
2 | Nâng cấp và tích hợp Hệ thống Quản lý cán bộ, công chức, viên chức | 2020 - 2023 |
|
3 | Nâng cấp phần mềm và CSDL về Công tác thanh tra, giải quyết KNTC | 2020 - 2022 |
|
4 | Xây dựng CSDL người dùng của tỉnh Quảng Bình | 2020 - 2025 |
|
5 | Xây dựng Hệ thống phòng họp không giấy của tỉnh Quảng Bình | 2020 - 2021 |
|
6 | Xây dựng phần mềm, CSDL chuyên ngành phục vụ chuyên môn của tỉnh, của các cơ quan nhà nước | 2020 - 2025 |
|
7 | Nâng cấp và triển khai nhân rộng Cổng/Trang thông tin điện tử tỉnh | 2020 - 2021 |
|
8 | Nâng cấp Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử Quảng Bình | 2020 - 2025 |
|
9 | Nâng cấp Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Bình | 2020 - 2023 |
|
10 | Nâng cấp hệ thống Thư diện tử công vụ tỉnh Quảng Bình | 2021 - 2025 |
|
11 | Triển khai Hệ thống thông tin quản lý kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình | 2021 - 2025 |
|
12 | Đầu tư, triển khai dịch vụ cơ bản đô thị thông minh phục vụ sự chỉ đạo của tỉnh | 2020 - 2023 |
|
13 | Đầu tư nâng cấp dịch vụ đô thị thông minh phục vụ chỉ đạo, quản lý của tỉnh, của các cơ quan nhà nước các cấp | 2020 - 2025 |
|
14 | Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về Đất đai | 2020 - 2022 |
|
15 | Xây dựng Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tỉnh Quảng Bình | 2020 - 2024 |
|
16 | Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư tỉnh Quảng Bình | 2020 - 2023 |
|
III | Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng; thông tin tuyên truyền | ||
1 | Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng | 2020 - 2025 |
|
2 | Thông tin tuyên truyền về ứng dụng CNTT, CQĐT, đô thị thông minh, Cuộc cách mạng 4.0 | 2020 - 2025 |
|
- 1Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn, phiên bản 2.0
- 2Kế hoạch 296/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái, phiên bản 1.0 (giai đoạn 2019-2022)
- 3Kế hoạch 644/KH-UBND năm 2020 về xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cao Bằng, phiên bản 2.0 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4Quyết định 3529/QĐ-UBND năm 2020 về Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đồng Nai, phiên bản 2.0
- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
- 7Quyết định 153/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn, phiên bản 2.0
- 10Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
- 11Kế hoạch 296/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái, phiên bản 1.0 (giai đoạn 2019-2022)
- 12Kế hoạch 644/KH-UBND năm 2020 về xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cao Bằng, phiên bản 2.0 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 13Quyết định 3529/QĐ-UBND năm 2020 về Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đồng Nai, phiên bản 2.0
Quyết định 1420/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 1420/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Công Thuật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực