Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1417/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 08 tháng 6 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 898/SNV-CCHC ngày 01 tháng 6 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện cải cách hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Đánh giá và xếp loại

1. Việc đánh giá, cho điểm dựa trên những nội dung đã làm được và có tài liệu chứng minh rõ ràng.

2. Việc xếp loại được căn cứ vào tổng điểm mà đơn vị đạt được:

- Điểm tổng cộng từ 91 đến 100: Đơn vị xuất sắc.

- Điểm tổng cộng từ 81 đến 90: Đơn vị tốt.

- Điểm tổng cộng từ 65 đến 80: Đơn vị khá.

- Điểm tổng cộng từ 50 đến 64: Đơn vị trung bình.

- Điểm tổng cộng dưới 50: Đơn vị yếu.

3. Đối với UBND cấp huyện, ngoài việc phân loại mức độ thực hiện cải cách hành chính của đơn vị mình theo thang điểm trên thì phải có ít nhất 2/3 số lượng UBND cấp xã trực thuộc được đánh giá từ cùng mức trở lên.

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 3093/QĐ-UBND ngày 24/9/2008 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Văn Một

 

TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN CẤP SỞ, NGÀNH
(Kèm theo Quyết định số 1417/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 08 tháng 6 năm 2011)

STT

Nội dung đánh giá

Chỉ số đánh giá

Điểm tối đa

Tài liệu kiểm chứng

1

Cải cách thủ tục hành chính

 

30

 

1.1

Niêm yết công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng và dễ tiếp cận Bộ thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố; điện thoại đường dây nóng và hộp thư góp ý.

- Danh mục thủ tục hành chính. (2đ)

- Bộ thủ tục hành chính. (4đ)

- Điện thoại đường dây nóng (2đ).

- Hộp thư góp ý. (2đ)

10

Kiểm tra thực tế.

1.2

Công tác tiếp nhận hồ sơ.

- 100% hồ sơ có viết phiếu biên nhận. (5đ)

- 100% hồ sơ vào sổ theo dõi. (5đ)

10

Kiểm tra thực tế.

1.3

Công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Tỷ lệ hồ sơ đã được giải quyết đúng quy định:

- Từ 91% đến 100%: 5đ.

- Từ 81% đến 90%: 4đ.

- Từ 71% đến 80%: 3đ.

- Từ 61% đến 70%: 2đ.

- Từ 50% đến 60%: 1đ.

5

- Báo cáo kết quả tiếp nhận và giải quyết.

- Kiểm tra thực tế.

1.4

Rà soát, cập nhật Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan.

- Thủ tục hành chính đã kiến nghị UBND tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ. (1đ)

- Những đề xuất, kiến nghị để đơn giản các thủ tục hành chính. (1đ)

2

- Quyết định của UBND tỉnh công bố các TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.

1.5

Xây dựng quy trình thực hiện liên thông với các sở, ngành và UBND cấp huyện.

- Danh mục thủ tục hành chính liên thông.

- Quy trình thực hiện thủ tục hành chính liên thông với các sở, ngành và UBND cấp huyện.

1

- Văn bản kiến nghị thực hiện liên thông của đơn vị trình cấp có thẩm quyền.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về thực hiện giải quyết thủ tục hành chính liên thông.

1.6

Việc tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

100% vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý đúng thời gian, đúng quy định.

2

- Sổ theo dõi việc giải quyết vướng mắc, kiến nghị.

- Báo cáo tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị về thủ tục hành chính.

2

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

10

 

2.1

Rà soát chức năng, nhiệm vụ tổ chức bên trong đơn vị.

Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng đơn vị không chồng chéo. (10đ)

10

- Quy chế hoạt động của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.

- Báo cáo đề xuất, kiến nghị điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ.

- Quyết định của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị.

3

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

20

 

3.1

Công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm. (4đ)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch. (8đ)

- Cử cán bộ, công chức tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo do tỉnh tổ chức. (6đ)

- Đánh giá tác phong làm việc, thái độ phục vụ, phong cách giao tiếp của cán bộ, công chức trên cơ sở khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp. (2đ)

20

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Báo cáo kết quả thực hiện.

- Danh sách, văn bản cử CBCC đi tham dự so với kết quả thực tế học.

- Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp do đơn vị thực hiện.

4

Công tác thanh tra, kiểm tra hành chính

20

 

4.1

Thực hiện kiểm tra cải cách hành chính/thanh tra công vụ.

- Kế hoạch kiểm tra CCHC/thanh tra công vụ trong nội bộ cơ quan và các đơn vị trực thuộc. (4đ)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch. (6đ)

10

- Kế hoạch kiểm tra CCHC/thanh tra công vụ.

- Báo cáo/biên bản kiểm tra.

4.2

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong nội bộ cơ quan.

- 100% cán bộ, công chức không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. (5đ)

- 100% cán bộ, công chức không bị phản ánh. (5đ)

10

- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại CBCC của năm trước.

- Kiểm tra thực tế.

5

Hiện đại hóa nền hành chính

10

 

5.1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính.

- 100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo, thường xuyên phần mềm quản lý văn bản. (2đ)

- Xây dựng và sử dụng các phần mềm chuyên ngành của đơn vị, ngành. (3đ)

- Cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến. (2đ)

7

- Kiểm tra thực tế.

5.2

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của cơ quan.

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. (2đ)

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. (3đ)

3

Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO của cơ quan.

6

Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính

10

 

6.1

Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan.

Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của cơ quan.

2

Kế hoạch cải cách hành chính.

6.2

Thực hiện các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về cải cách hành chính.

Các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính.

2

Văn bản của đơn vị triển khai chỉ đạo cải cách hành chính.

6.3

Công tác chỉ đạo của đơn vị về cải cách hành chính.

Các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính.

2

Văn bản chỉ đạo cải cách hành chính khác.

6.4

Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính định kỳ.

Báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện cải cách hành chính theo quy định.

4

Báo cáo cải cách hành chính Quý I, II, III và IV.

Điểm tổng cộng: (1+2+3+4+5+6)

100

 

 

TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI UBND CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 1417/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 08 tháng 6 năm 2011)

STT

Nội dung đánh giá

Chỉ số đánh giá

Điểm tối đa

Tài liệu kiểm chứng

1

Cải cách thủ tục hành chính

30

 

1.1

Niêm yết công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng và dễ tiếp cận Bộ thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố; điện thoại đường dây nóng và hộp thư góp ý.

- Danh mục thủ tục hành chính. (2đ)

- Bộ thủ tục hành chính. (8đ)

- Điện thoại đường dây nóng. (2đ)

- Hộp thư góp ý. (2đ)

10

Kiểm tra thực tế.

1.2

Công tác tiếp nhận hồ sơ.

- 100% hồ sơ có viết phiếu biên nhận. (5đ)

- 100% hồ sơ vào sổ theo dõi. (5đ)

10

- Kiểm tra thực tế.

- Sổ theo dõi.

1.3

Công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Tỷ lệ hồ sơ đã được giải quyết đúng quy định:

- Từ 91% đến 100%: 8đ.

- Từ 81% đến 90%: 6đ.

- Từ 71% đến 80%: 4đ.

- Từ 61% đến 70%: 2đ.

- Từ 50% đến 60%: 1đ.

8

- Báo cáo kết quả tiếp nhận và giải quyết.

- Kiểm tra thực tế.

1.4

Việc tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

100% vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý đúng thời gian, đúng quy định.

2

- Sổ theo dõi việc giải quyết vướng mắc, kiến nghị.

- Báo cáo tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị về thủ tục hành chính.

2

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

10

 

2.1

Rà soát chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các phòng, ban chuyên môn và UBND cấp xã trực thuộc.

- Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc không chồng chéo, trùng lắp lẫn nhau. (10đ)

10

- Quy chế hoạt động của UBND cấp huyện; phòng, ban chuyên môn và UBND cấp xã trực thuộc UBND huyện.

3

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

 

20

 

3.1

Công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm. (4đ)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch. (8đ)

- Cử cán bộ, công chức tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo do tỉnh tổ chức. (6đ)

- Đánh giá tác phong làm việc, thái độ phục vụ, phong cách giao tiếp trên cơ sở khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp. (2đ)

20

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Báo cáo kết quả thực hiện.

- Danh sách, văn bản cử CBCC đi tham dự so với kết quả thực tế học.

- Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp do đơn vị thực hiện.

4

Công tác thanh tra, kiểm tra hành chính

20

 

4.1

Thực hiện kiểm tra cải cách hành chính/thanh tra công vụ.

- Kế hoạch kiểm tra CCHC/thanh tra công vụ các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc. (4đ)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch. (6đ)

10

- Kế hoạch kiểm tra CCHC/thanh tra công vụ.

- Báo cáo, biên bản kiểm tra.

4.2

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong nội bộ đơn vị.

- 100% cán bộ, công chức không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. (5đ)

- 100% cán bộ, công chức không bị phản ánh. (5đ)

10

- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại CBCC của năm trước.

- Kiểm tra thực tế.

5

Hiện đại hóa nền hành chính

10

 

5.1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính.

- 100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo, thường xuyên phần mềm quản lý văn bản. (2đ)

- Xây dựng và sử dụng các phần mềm chuyên ngành của đơn vị, ngành. (3đ)

- Cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến. (2đ)

7

Kiểm tra thực tế

5.2

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của cơ quan.

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. (2đ)

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. (3đ)

3

Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO của cơ quan.

6

Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính

10

 

6.1

Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan.

Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của cơ quan.

2

Kế hoạch cải cách hành chính.

6.2

Thực hiện các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về cải cách hành chính.

Các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính.

2

Văn bản của đơn vị triển khai chỉ đạo cải cách hành chính.

6.3

Công tác chỉ đạo của đơn vị về cải cách hành chính.

Các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính.

2

Văn bản chỉ đạo cải cách hành chính khác.

6.4

Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính định kỳ.

Báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện cải cách hành chính theo định kỳ.

4

Báo cáo cải cách hành chính Quý I, II, III và IV.

Điểm tổng cộng: (1+2+3+4+5+6)

100

 

 

TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI UBND CẤP XÃ
(Kèm theo Quyết định số 1417/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 08 tháng 6 năm 2011)

STT

Nội dung đánh giá

Chỉ số đánh giá

Điểm tối đa

Tài liệu kiểm chứng

1

Cải cách thủ tục hành chính

35

 

1.1

Niêm yết công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng và dễ tiếp cận Bộ thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố; điện thoại đường dây nóng và hộp thư góp ý.

- Danh mục thủ tục hành chính. (2đ)

- Bộ thủ tục hành chính. (4đ)

- Điện thoại đường dây nóng. (2đ)

- Hộp thư góp ý. (2đ)

10

Kiểm tra thực tế.

1.2

Công tác tiếp nhận hồ sơ.

- 100% hồ sơ có viết phiếu biên nhận. (5đ)

- 100% hồ sơ vào sổ theo dõi. (5đ)

10

Kiểm tra thực tế.

1.3

Công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Tỷ lệ hồ sơ đã được giải quyết đúng quy định:

- Từ 91% đến 100%: 8đ.

- Từ 81% đến 90%: 6đ.

- Từ 71% đến 80%: 4đ.

- Từ 61% đến 70%: 2đ.

- Từ 50% đến 60%: 1đ.

8

- Báo cáo kết quả tiếp nhận và giải quyết.

- Kiểm tra thực tế.

1.4

Việc tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

100% vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý đúng thời gian, đúng quy định.

7

- Sổ theo dõi việc giải quyết vướng mắc, kiến nghị.

- Báo cáo tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị về thủ tục hành chính.

2

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

10

 

2.1

Rà soát các chức danh chuyên môn của UBND cấp xã.

Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các chức danh chuyên môn không chồng chéo, trùng lắp. (10đ)

10

- Quy chế hoạt động của UBND cấp xã.

- Bảng phân công nhiệm vụ.

3

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

20

 

3.1

Công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm. (4đ)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch. (8đ)

- Cử cán bộ, công chức tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo do tỉnh và huyện tổ chức. (8đ)

20

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Báo cáo kết quả thực hiện.

- Danh sách, văn bản cử CBCC đi tham dự.

4

Công tác thanh tra, kiểm tra hành chính

20

 

4.1

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong nội bộ đơn vị.

- 100% cán bộ, công chức không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. (10đ)

- 100% cán bộ, công chức không bị phản ánh. (10đ)

20

- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại CBCC hàng năm.

- Kiểm tra thực tế.

5

Hiện đại hóa nền hành chính

5

 

5.1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính.

- 100% cán bộ, công chức sử dụng phần mềm quản lý văn bản. (4đ)

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn. (1đ)

5

Kiểm tra thực tế.

6

Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính

10

 

6.1

Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan.

Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của cơ quan.

2

Kế hoạch cải cách hành chính.

6.2

Thực hiện các chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện về cải cách hành chính.

Các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính.

2

Văn bản chỉ đạo cải cách hành chính khác.

6.3

Công tác chỉ đạo của đơn vị về cải cách hành chính.

Các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính.

2

Văn bản chỉ đạo cải cách hành chính khác.

6.4

Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính định kỳ.

Báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện cải cách hành chính theo định kỳ.

4

Các báo cáo cải cách hành chính định kỳ.

Điểm tổng cộng: (1+2+3+4+5+6)

100

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1417/QĐ-UBND năm 2011 về Bộ tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện cải cách hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 1417/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/06/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Văn Một
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/06/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 11/07/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản