Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UBND TỈNH BẮC NINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2002/QĐ-UB | Bắc Ninh, ngày 9 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Giáo dục; Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục; Thông tư Liên Bộ số 41/LB ngày 14/8/1991 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sắp xếp tổ chức, biên chế cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 66/2002/QĐ-UB ngày 10/6/2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục-Đào tạo và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại Tờ trình số 493/TTr-TCCQ ngày 25/9/2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Tài chính-Vật giá; các cơ quan, đơn vị có liên quan và Sở Giáo Gục-Đào tạo căn cứ Quyết định thi hành./.
| PHÓ CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 141/2002/QĐ-UB ngày 09/12/2002 của UBND tỉnh)
Điều 1: Vị trí, chức năng của Sở Giáo dục - Đào tạo:
Sở Giáo dục-Đào tạo là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, cơ quan quản lý Nhà nước ngành Giáo dục-Đào tạo của tỉnh Bắc Ninh.
Sở Giáo dục-Đào tạo chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo ở địa phương, gồm các ngành học: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục bổ túc, giáo dục chuyên nghiệp; với các loại hình đào tạo: Quốc lập, bán công, dân lập, tư thục...
Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu:
1- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục-đào tạo của địa phương và chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện khi được duyệt.
2- Chỉ đạo các trường của địa phương thực hiện các Điều lệ, quy chế, quy định về tổ chức và chuyên môn thuộc ngành giáo dục-đào tạo.
3- Tổ chức, ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học, công nghệ giáo dục và đào tạo tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ giáo dục và đào tạo của các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh.
4- Quản lý công tác cán bộ, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật và nhân viên của ngành theo quy định hiện hành của Nhà nước; thoả thuận với UBND các huyện, thị xã về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các trường; bổ nhiệm cán bộ quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh.
5- Quản lý công tác tuyển sinh, công tác thi cử, xét duyệt, cấp chứng chỉ và Bằng Tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6- Quản lý kinh phí và tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
7- Quản lý trực tiếp các trường, các cơ sở Giáo dục-Đào tạo trực thuộc tỉnh. Hướng dẫn các Phòng Giáo dục - Đào tạo, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, các ngành có liên quan quản lý các trường thuộc huyện. Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường chuyên nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn lãnh thổ.
8- Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, công nhận hoặc đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua; xây dựng và nhân các điển hình tiên tiến về giáo dục và đào tạo theo các quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh.
9- Thường trực Hội đồng giáo dục tỉnh, chủ động đề xuất với HĐND, UBND tỉnh về các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục và đào tạo; hướng dẫn thực hiện và thực hiện các giải pháp đó.
10- Thực hiện chức năng thanh tra giáo dục đối với các trường trong phạm vi địa phương quản lý.
11- Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Giáo dục-Đào tạo và UBND tỉnh theo quy định.
12- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Bộ Giáo dục-Đào tạo giao.
Điều 3: Về tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh gồm:
1- Lãnh đạo Sở có: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
2- Các phòng chuyên môn:
Phòng Giáo dục mầm non.
Phòng Giáo dục Tiểu học.
Phòng Giáo dục phổ thông.
Phòng Giáo dục thường xuyên.
Phòng Giáo dục chuyên nghiệp.
Phòng Kế hoạch-Tài chính.
Phòng Tổ chức-Hành chính.
Thanh tra.
3- Các đơn vị trực thuộc, gồm: Trường Cao đẳng Sư phạm, các Trường THPT; Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện...
1- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2- Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo có mối quan hệ phối hợp, hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện nhằm hoàn thành tốt chức năng được giao.
3- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo hoạt động của các Phòng Giáo dục - Đào tạo và các cơ sở Giáo dục-Đào tạo thuộc huyện, thị về công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
1- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào quy định này xây dựng Quy chế làm việc của Sở Giáo dục và đào tạo, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, các đơn vị giúp việc.
2- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 57/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 02/2013/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
- 5Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 71/2005/QĐ-UB ban hành qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Quyết định 57/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị
- 6Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7Quyết định 02/2013/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
- 8Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 141/2002/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 141/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/12/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Vũ Đức Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra