Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1406/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 30 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện Thông báo số 1214-TB/TU ngày 30/9/2014 của Tỉnh uỷ về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại cuộc họp ngày 29/9/2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 567/TTr-SNN ngày 15/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

b) Tái cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng kinh tế thị trường, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận.

c) Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ về hạ tầng, về khoa học – công nghệ, về thị trường về cung cấp thông tin, dịch vụ, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.

d) Có chính sách ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và địa bàn nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nông dân cùng đầu tư để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

đ) Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi vừa phải kiên trì, vừa phải có bước đột phá và phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao của lãnh đạo và cả cả hệ thống chính trị. Cần phải thường xuyên đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Chuyển nền nông nghiệp từ quảng canh, tự cung, tự cấp sang thâm canh và sản xuất hàng hóa. Nâng cao giá trị sản suất, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Duy trì tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5-6% trong giai đoạn từ 2015- 2020 và 4,5 - 5% vào giai đoạn 2021- 2030.

- Chuyển cơ cấu Trồng trọt-Chăn nuôi, thủy sản- Lâm nghiệp từ 47 – 29 – 24 (%) hiện nay lên 42-30-28 (%) vào năm 2020 và 36-31-33 (%) vào năm 2030.

- Đến năm 2020, mức thu nhập của nông dân tăng nên 2 lần và đến năm 2030 tăng nên 5 lần so với năm 2014.

II. NỘI DUNG

1. Trồng trọt

1.1. Cây lương thực (Cây lúa)

Mục tiêu: Bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, một số vùng sản suất tập trung có lợi thế chuyển sang sản xuất lương thực hàng hóa theo hướng chất lượng cao (gạo đặc sản) và hướng tới thị trường cao cấp.

Ổn định diện tích lúa ruộng là 20.000 ha, trong đó đưa diện tích ruộng 2 vụ lên 8.000 ha (tăng thêm 2.000 ha, chủ yếu là vùng cao, vùng chưa có truyền thống cấy vụ Chiêm xuân) và đưa năng suất lên 55tạ/ha vào năm 2020, sản lượng 154.000 tấn, đảm bảo lương thực cho 500.000 người và có 29.000 tấn lúa hàng hóa vào năm 2020.

Vùng sản xuất lương thực hàng hóa tập trung tại các cánh đồng lớn như: Mường Than, Mường Khoa, Bình Lư, Thèn Sin, Mường So, Noong Hẻo theo hướng xây dựng cánh đồng liên kết giữa nông dân với các nhà thu mua và phân phối lương thực hàng hóa.

1.2. Cây thức ăn gia súc

- Về cây ngô: Thị trường về ngô hiện nay là rất lớn và tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, cây ngô lại dễ trồng, có năng suất cao, nhất là các giống ngô lai và tương lai là các giống biến đổi gen, có hiệu quả cao hơn hẳn trồng lúa.

Tỉnh Lai Châu hiện có 20.000 ha đất trồng ngô, nhưng chủ yếu mới trồng một vụ, ngoài ra còn có 10.000 ha đất trồng lúa một vụ có thể trồng thêm một vụ ngô; năng suất còn rất thấp, mới đạt bình quân 25 tạ/ha. Phấn đầu đến năm 2020, đưa 25% diện tích chuyên ngô lên hai vụ và 25% diện tích ruộng một vụ (trồng một vụ ngô xuân sớm và một vụ lúa mùa); đưa năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 82.500 tấn, tăng 22.500 tấn so với hiện nay. Đến năm 2030 đưa 50% diện tích chuyên ngô lên hai vụ và 50% diện tích ruộng một vụ (trồng một vụ ngô xuân sớm và một vụ lúa mùa); đưa năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 175.000 tấn, tăng gấp 3 lần sản lượng hiện nay.

- Về trồng cỏ: Là tỉnh có lợi thế về phát triển chăn nuôi đại gia súc (đất rộng, khí hậu mát mẻ) nhưng vẫn còn nặng về tập quán chăn thả tự nhiên và lấy sức kéo là chính, lại thường xuyên bị dịch bệnh, chết rét về mùa lạnh do thiếu thức ăn, nên hiệu quả ngành chăn nuôi còn thấp. Việc phát triển trồng cỏ là hướng quan trọng để phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp hóa. Trước mắt tập trung vào trồng cỏ voi, cỏ VA-06, từng bước đưa một số giống cây có năng suất và chất lượng như cao lương, chè đại… để hình thành tập đoàn cây thức ăn cho phát triển chăn nuôi đại gia súc.

1.3. Cây thực phẩm, hoa, cây cảnh

Với khí hậu đa dạng, đặc biệt là khí hậu á nhiệt đới (vùng Tam Đường, thành phố Lai Châu) và khí hậu ôn đới (cao nguyên Sìn Hồ), Lai Châu có nhiều vùng tập trung có thể sản xuất các loại rau, hoa chất lượng cao, hướng tới thị trường cao cấp, có lợi thế cạnh tranh với các vùng khác trong cả nước.

Trước mắt tập trung phát triển vùng miến dong Tam Đường; vùng rau, hoa Bản Giang, San Thàng (thành phố Lai Châu). Thu hút đầu tư vùng rau, hoa ôn đới chất lượng cao trên cao nguyên Sìn Hồ khi có điều kiện.

1.4. Cây dược liệu

Với thu nhập ngày càng cao, nhu cầu sử dụng các loại thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng của con người ngày càng lớn.

Lai Châu có nhiều vùng có điều kiện để phát triển nhiều loài cây dược liệu quý hiếm, có hoạt dược cao, phục vụ yêu cầu nâng cao sức khỏe của nhân dân và hướng ra xuất khẩu. Cây dược liệu lại rất phù hợp dưới tán rừng, gắn với chương trình bảo vệ và phát triển rừng ở Lai Châu, phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc ít người và cũng coi đây là sản phẩm ngoài gỗ của ngành lâm nghiệp.

Trong những năm tới, cần phải khảo sát, đánh giá và có chính sách thu hút đầu tư để phát triển sản phẩm có lợi thế đặc biệt và có giá trị kinh tế cao này của tỉnh.

1.5. Cây ăn quả

Cây ăn quả là sản phẩm ngày càng được sử dụng phổ biến để cải thiện cơ cấu bữa ăn, cải thiện sức khỏe; đây là cơ hội cho nhiều hộ nông dân phát triển kinh tế.

Định hướng phát triển một số cây ăn quả và một số tiểu vùng có lợi thế trên địa bàn tỉnh như sau:

a) Cây ngắn ngày

- Cây Chuối, Dứa: Tập trung phát triển dọc trục sông Nậm Na, hướng tới thị trường Trung Quốc với quy mô 200 ha vào năm 2020 và 500 ha vào năm 2030.

- Cây thanh long ruột đỏ: Phát triển ở thành phố Lai Châu, Tam Đường (khoảng 50 ha) phục vụ nhu thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận.

b) Cây nhiệt đới

- Cây có múi: Tập trung phát triển trên địa bàn Bản Hon, Bản Giang huyện Tam Đường và Nậm Tăm (vùng thấp Sìn Hồ) với quy mô 300 ha vào năm 2020 và 1.000 ha vào năm 2030.

- Cây dừa, xoài: Phát triển ven hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu với quy mô 200-500 ha.

c) Cây ôn đới

Cây Lê, Đào, Mận, Hồng: Tập trung phát trên địa bàn các xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng (huyện Tam Đường) với quy mô 300 ha vào năm 2020 và 500 ha vào năm 2030.

1.6. Cây công nghiệp

Khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất đồi, núi với các tiểu vùng khí hậu đặc thù để phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

a) Cây chè

Phấn đấu đến năm 2020 có 4.350 ha chè, trong đó trồng mới 1.000 ha, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng cao với các giống chủ lực là tuyết Shan và Kim tuyên tại địa bàn thành phố Lai Châu và các huyện: Tam Đường, Tân uyên, Than uyên gắn với đổi mới công nghệ chế biến và mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè phẩm cấp cao. Mở rộng vùng chè lên cao nguyên Sìn Hồ khi có điều kiện. Đến năm 2030 nâng diện tích chè lên 6.000 ha.

b) Cây cao su

Kiên trì phát triển vùng cao su Đại điền ven hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, gắn với ổn định và phát triển vùng TĐC các dự án thủy điện, chú trọng nâng cao chất lượng vườn cây, phấn đầu đến năm 2020 có 20.000 ha, trong đó có 10.000 ha đủ tiêu chuẩn đi vào khai thác với năng suất bình quân đạt trên 1,5 tấn mủ quy khô/ha. Đến năm 2030 ổn định với quy mô 30.000 ha.

c) Cây Mắc ca

Trồng thử nghiệm cây mắc ca theo hướng cây đa mục đích, chuẩn bị các điều kiện về cây giống, về kinh nghiệm canh tác, chế biến và thị trường tiêu thụ để phát triển khi có cơ hội, giai đoạn 2015-2020 trồng mới khoảng 1.000 ha tại địa bàn các huyện: Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn.

d) Cây quế

Là cây thích ứng rộng, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với địa hình đồi núi, là cây đa mục đích, cần phát triển để khai thác tiềm năng đất đai, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh. Trước mắt trồng 500 ha tại địa bàn huyện Than Uyên (Các xã: Khoen On, Ta Gia, Mường Kim, Tà Hừa) và địa bàn huyện Tân Uyên (Các xã: Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ). Nếu có lợi thế so với các cây trồng khác, đến năm 2030 sẽ phát triển 3.000 ha trên địa bàn 7 xã này.

2. Chăn nuôi, thủy sản

2.1. Chăn nuôi đại gia súc

Chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của tỉnh do đất đai rộng, nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào, nhưng những năm gần đây, do diện tích đất hoang hóa ngày càng thu hẹp, nguồn thức ăn trong tự nhiên bị cạn kiệt, lai chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên trong chăn nuôi đại gia súc đã thường xuyên xuất hiện dịch bệnh và chết rét trong mùa đông.

Để tiếp tục khai thác lợi thế, hạn chế những điều kiện bất lợi, chăn nuôi đại gia súc của Lai Châu phải tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chính sau đây:

- Tập trung phát triển chăn nuôi trâu ở các vùng có nhiều diện tích rừng tự nhiên nhưng phải chuyển sang chăn nuôi có chuồng trại và trồng cỏ, bổ sung thức ăn vào mùa đông.

- Phát triển đàn bò ở vùng núi thấp, theo hướng chăn nuôi công nghiệp, hạn chế thả giông và dựa vào tự nhiên.

- Chuyển từ mục tiêu chăn nuôi lấy sức kéo là chính, sang mục tiêu sản xuất thực phẩm hàng hóa, chuyển từ mục tiêu tăng đàn sang nâng cao chất lượng đàn, nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa.

2.2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, quy mô lớn không phải là lợi thế của tỉnh Lai Châu do xa thị trường (thức ăn và tiêu thụ), chi phí cao, khó cạnh tranh với các địa phương khác có lợi thế hơn, do vậy việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của Lai Châu phải hướng vào:

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm và các vật nuôi khác theo hướng tạo ra các sản phẩm đặc sản, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh như: Lợn Mông, Gà Mông, một số loài vật nuôi bán hoang dã, hoang dã.

- Phát triển chăn nuôi đặc sản theo quy mô gia trại, hộ gia đình, hướng vào thị trường nội địa, thị trường cao cấp.

2.3. Phát tiển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Là tỉnh có tiềm năng về sông suối trên núi cao, có diện tích mặt nước các hồ thủy điện rất lớn, có thế mạnh về phát triển thủy sản sạch, có chất lượng cao, việc nuôi trồng và khai thác thủy sản tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nuôi cá nước lạnh.

- Nuôi cá ao, hồ truyền thống.

- Nuôi cá lồng trên các hồ thủy điện.

- Khai thác thủy sản tự nhiên ở các hồ thủy điện: Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát.

3. Lâm nghiệp

3.1. Mục tiêu: Giải quyết hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

- Mục tiêu môi trường: Đến năm 2015 tỷ lệ che phủ đạt 45%, đến năm 2020 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 60%.

- Mục tiêu kinh tế: Giá trị tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp tăng từ 20% hiện nay lên 30% vào năm 2020 và 35% vào năm 2030.

- Thu nhập ngành lâm nghiệp hướng vào các sản phẩm: Thu từ dịch vụ môi trường rừng 75%, thu từ sản phẩm ngoài gỗ 15% (Thảo quả, sa nhân, măng, mộc nhĩ, nấm hương, Sơn tra, dược liệu dưới tán rừng…), thu từ gỗ 10% (đến 2020).

3.2. Nhiệm vụ

a) Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên gắn với dịch vụ môi trường rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

- Bảo vệ 409.000 ha rừng diện tích rừng hiện có.

- Khoanh nuôi 150.000 ha có khả năng tái sinh (Bao gồm cả diện tích đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nhưng chưa giao cho các chủ rừng quản lý).

- Từng bước hoàn thiện cơ chế và chính sách cung cấp và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

b) Trồng rừng gắn với những cây có giá trị kinh tế cao

- Phát triển cây có sản phẩm ngoài gỗ như Sơn tra, cây gỗ lớn như: Tếch, sâng, sấu, nát, dổi, sa mu, xoan… với quy mô 10.000 ha đến năm 2030 (bình quân mỗi năm trồng khoảng 650 ha), trong đó trồng rừng thay thế của các thủy điện khoảng 3.000 ha và hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng nguồn ngân sách nhà nước và chi trả dịch vụ môi trường rừng khoảng 7.000 ha.

- Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: Chỉ tổ chức trồng rừng trên diện tích đất trống nhưng không có khả năng tái sinh, giao cho các BQLRPH làm chủ đầu tư, tổ chức trồng gắn với khoán cho cộng đồng.

- Đối với rừng sản xuất: Chỉ trồng cây có giá trị kinh tế cao, đa mục đích, tổ chức giao đất cho các chủ rừng (Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân) trồng, nhà nước hỗ trợ. Đặc biệt là hỗ trợ người dân trồng rừng thay thế trên đất nương rãy, tiến tới chấm rứt phương thức canh tác bằng nương rãy.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về đất đai: Nhà nước giao đất, cho thuê đất; khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện phương thức góp đất cùng đầu tư và chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất.

2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật: Coi trọng việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, trong đó chú trọng các khâu: Giống chất lượng cao; kỹ thuật canh tác tiên tiến; thu hoạch, chế biến và bảo quản theo quy trình đảm bảo ATVST; xây dựng mô hình công nghệ cao.

3. Giải pháp về tổ chức sản xuất: Ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; khuyến khích phát triển Hợp tác nông nghiệp; có chính sách và cơ chế hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa nông dân với doanh nghiệp và các HTX; chú trọng phát triển kinh tế trang trại và hỗ trợ kinh tế hộ phát triển.

4. Giải pháp về thị trường: Mở rộng thị trường trong sản xuất nông nghiệp, nhà nước chỉ giữ vai trò tạo môi trường cạnh tranh theo pháp luật, bao gồm các loại thị trường: Giống, vật tư, thức ăn gia súc; máy móc & nông cụ; dịch vụ KHKT và thị trường về tiêu thụ sản phẩm

Từng bước chuyển Trung tâm Giống, Trung tâm Khuyến nông sang doanh nghiệp dịch vụ KHKT.

5. Giải pháp về chính sách đầu tư và hỗ trợ đầu tư

Chính sách đầu tư và hỗ trợ đầu tư được phân định rõ thành 3 nhóm:

5.1. Đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển vùng (Theo luật đầu tư công): Đường sản xuất; thủy lợi; Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng KHKT.

5.2. Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ: (Ban hành chính sách thay thế chính sách đã ban hành theo Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh) với các nội dung: Hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao; hỗ trợ chuyển giao KHKT; hỗ trợ khai hoang và cải tạo đồng ruộng; hỗ trợ cơ giới hóa; hỗ trợ về đào tạo nghề.

5.3. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (Cụ thể hóa Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Những nhiệm vụ chung

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ lực.

- Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Lập kế hoạch vốn đầu tư công cho ngành nông nghiệp và nâng cao hiệu quả đầu tư công.

- Kiện toàn bộ máy quản lý của ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

2. Các chương trình, dự án trọng điểm (có danh mục kèm theo).

3. Phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.

3.1. Sở Nông nghiệp & PTNT

- Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố cụ thể hoá các nội dung của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án; tổ chức rà soát báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ lực; phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và tổ chức kiện toàn bộ máy quản lý của ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở, xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án theo từng lĩnh vực.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm và từng giai đoạn tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh.

3.2. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; quản lý chặt chẽ chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.3. Sở Tài nguyên & Môi trường: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp về lĩnh vực đất đai; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan về đất đai (giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) cho các tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường bền vững.

3.4. Sở Lao động Thương binh & Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu sản xuất; cung cấp thông tin thị trường, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động sau khi đào tạo.

3.5. Sở Công thương: Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xúc tiến thương mại, thiết lập mạng lưới phân phối và tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm; hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong vùng, phát triển hệ thống điện đến các vùng sản xuất; phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra các hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp trên thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

3.6. Sở Khoa học & Công nghệ: Ưu tiên nguồn lực sự nghiệp khoa học cho lĩnh vực nông lâm nghiệp, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và UBND các huyện, thành phố để thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông lâm sản; thực hiện tốt việc đăng ký nhãn mác hàng hóa và quản lý thương hiệu sản phẩm, góp phần thực hiện các mục tiêu của Đề án.

3.7. Sở Kế hoạch & Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát điều chỉnh các quy hoạch có liên quan phù hợp với Đề án này; chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo quy định; tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển vùng (đường sản xuất, thuỷ lợi…).

3.8. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT rà soát, đề xuất trình UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cân đối bố trí nguồn lực để thực hiện Đề án.

3.9. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố

- Trên cơ sở Đề án của tỉnh, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 tấm nhìn đến năm 2030, cụ thể hóa kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 phù hợp với nội dung của Đề án; chỉ đạo phòng chuyên môn, Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, nội dung Đề án; các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện về tái cơ cấu;

+ Thực hiện cơ cấu lại sản phẩm, mùa vụ, giống phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng xã gắn với Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

- Tổ chức triển khai, định kỳ kiểm tra đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

(có Đề án đính kèm)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp & PTNT, Y tế, Tài nguyên & Môi trường, Lao động - Thương binh & Xã hội, Công thương, Khoa học & công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Khắc Chử

 

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Lai Châu;

Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020;

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Lâm nghiệp;

Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Thuỷ sản;

Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Thuỷ lợi;

Quyết định số 984/QĐ-BNN-TCTL ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 06/6/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 của UBND tỉnh về việc Quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền tỉnh Lai Châu đến năm 2020;

Quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Lai Châu v/v Ban hành Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2014.

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU  NGÀNH NÔNG NGHIỆP LAI CHÂU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÁI CƠ CẤU

1. Là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tiềm năng về đất đai, mặt nước, khí hậu và kết nối giao thông thuận lợi

- Về đất đai và mặt nước: Diện tích tự nhiên của Lai Châu là 906.878 ha, bình quân 2,2 ha/người, gấp 6 lần bình quân cả nước (bình quân cả nước 0,366 ha/người). Trong đó mới có 93.000 ha diện tích đất đang trồng cây nông nghiệp, nhưng chủ yếu sản xuất một vụ, năng suất thấp, tiềm năng tăng vụ và tăng năng suất còn rất lớn, nhất là phát triển cây ngô (có 24.246 ha đất lúa nước, trong đó đất lúa nước 02 vụ mới có 6.827 ha); 409.000 ha đất có rừng và cây đa mục đích, nhưng chủ yếu rừng nghèo; toàn tỉnh còn khoảng trên 300.000 ha đất trống, đồi núi trọc có thể khai thác để phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trồng chè, cao su, mắc ka, cây ăn quả, trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên... Có 16.500 ha mặt nước, trong đó 15.800 ha mặt nước các hồ thủy điện (mực nước dâng bình thường) có chất lượng nguồn nước tốt, thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, có thể áp dụng phương thức nuôi cá lồng bè, nhưng hiện nay chủ yếu mới nuôi thả quảng canh và đánh bắt tự nhiên.

- Về khí hậu: Tỉnh Lai Châu có khí hậu trung tính gữa vùng Tây bắc và vùng Đông bắc, lượng mưa trung bình từ 1.800-2.400mm/năm và tương đối đều trong năm, nhiệt độ trung bình năm là 20oC, trung bình thấp nhất 14,3oC vào tháng 01 và trung bình cao nhất 23oC vào tháng 7 ([1]), ít chịu rét đậm, rét hại vào các tháng 12 đến tháng 2 như vùng đông bắc (trừ những vùng núi cao trên 1.000m) và hầu như không có gió Tây khô, nóng vào tháng 2 - 4 như vùng Tây bắc; đặc biệt khi có các hồ thủy điện Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng và Lai Châu, khí hậu của Lai Châu trở nên rất ôn hòa.

Là tỉnh miền núi, nên Lai Châu có 3 đới khí hậu rõ rệt: Đới khí hậu nóng, ẩm là đới có độ cao dưới 600m, rất thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới, kể cả cây cao su; Đới khí hậu mát, ẩm là đới có độ cao từ 600m đến 1.000m, thích hợp với nhiều cây trồng á nhiệt đới, nhất là cây chè; cây mắc ka…; Đới có khí ôn đới là đới có độ cao từ 1.000m trở lên, rất thích hợp với các cây trồng ôn đới như rau, hoa chất lượng cao, cây ăn quả như lê, đào, mận, hồng… và nhiều loài cây dược liệu quý hiếm. Với đặc điểm khí hậu đó, Lai Châu có nhiều sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và có chất lượng cao như gạo (Séng cù, Tẻ râu), chè, miến dong, thảo quả, đỗ trọng, tam thất, hoa lan, cá nước lạnh…

- Về hạ tầng giao thông: Đến năm 2015 hầu hết các trục đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh và các tuyến đường kết nối với các tỉnh trong khu vực và các thị trường lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sẽ hoàn thành như: Tuyến Thành phố Lai Châu - Sìn Hồ; thành phố Lai Châu - Nậm Tăm; tuyến tỉnh lộ 127; Quốc lộ 32; Quốc lộ 12; đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; tuyến Ma Lu Thàng - Kim Bình - Vân Nam sẽ thúc đẩy giao thương giữa các huyện trong tỉnh, giữa tỉnh với bên ngoài và thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng về nông nghiệp của Lai Châu.

2. Thành tựu và nhân tố mới của ngành nông nghiệp Lai Châu sau 10 năm chia tách

- Sau 10 năm, sản lượng cây có hạt đã tăng từ 110.000 tấn (Năm 2004) lên 187.000 tấn (Năm 2014), đảm bảo được an ninh lương thực và có một phần sản lượng hàng hóa bán ra ngoài tỉnh (22.000 tấn lúa và 40.000 tấn ngô).

- Tổ chức lại sản xuất ngành chè theo hướng gắn nông dân với doanh nghiệp theo hợp đồng, hợp tác kinh doanh; đã khôi phục và phát triển được vùng nguyên liệu chè tập trung, đưa diện tích lên 3.400 ha, sản lượng chè búp tươi lên 20.600 tấn vào năm 2014; chè đã trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh (khoảng 4.000 tấn chè thương phẩm xuất khẩu).

- Phát triển nhanh cây cao su: Đến năm 2014 tỉnh Lai Châu đã có 12.500 ha cao su, trong đó có 12.000 ha đại điền, đến năm 2016 sẽ có khoảng 2.000 ha đi vào khai thác và trở thành tỉnh có diện tích cao su lớn nhất vùng miền núi phía Bắc.

- Hình thành một số mô hình cây ăn quả: Cam Bản Giang, Bản Hon với quy mô 120 ha, Đào chín sớm ở Giang Ma, Lê ở Hồ Thầu, chuối ở Ma Li Pho, Thanh long ruột đỏ tại thị trấn Tân Uyên, San Thàng (TP. Lai Châu)…

- Đã trồng thử nghiệm được 170 ha cây mắc ca, bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng và phát triển khá tốt, một số cây trồng đã ra hoa kết quả. Đó là những tín hiệu khả quan chứng minh cho khả năng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng một số vùng của tỉnh, làm cơ sở thực tiễn cho việc qui hoạch phát triển cây mắc ca và đang mở ra triển vọng cho một cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao.

- Từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi đại gia súc: Lai Châu có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là trâu, giống trâu của tỉnh có tầm vóc to vạm vỡ, sức sản xuất cao, cày kéo khỏe, gen di truyền ổn định có ưu thế hơn hẳn giống trâu ở các tỉnh đồng bằng trung du miền núi khác nên có giá trị kinh tế cao. Những năm qua các cấp, các ngành đã kiên trì vận động và có chính sách hỗ trợ Nhân dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi nên đã tạo được phong trào làm chuồng trại, trồng cỏ và dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông; kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế tình trạng trâu, bò chết rét trong mùa đông đặc biệt là ở các xã vùng cao.

- Bước đầu hình thành được một số cơ sở nuôi cá nước lạnh có hiệu quả kinh tế cao. Toàn tỉnh hiện có 06 doanh nghiệp và cơ sở đầu tư nuôi cá nước lạnh với thể tích trên 30.000 m3. Đặc biệt trong những năm qua, cơ sở nuôi cá nước lạnh của Công ty cổ phần thuỷ điện Chu Va đã áp dụng thành công qui trình kỹ thuật nuôi cá tầm đẻ trứng để sản xuất con giống và đưa cá tầm ra nuôi thử nghiệm trong lồng trên hồ thủy điện Bản Chát, đây là tiền đề mở ra hướng đi mới trong việc phát triển nuôi cá lồng bè trên các hồ thủy điện để khai thác tiềm năng, lợi thế của Tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nâng độ che phủ rừng từ 35% năm 2004 nên 43,8% vào năm 2013, trở thành tỉnh đi đầu trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và có tốc độ che phủ rừng tăng nhanh, bình quân 1%/năm trong khi đó bình quân cả nước tăng 0,4%/năm.

- Đời sống nông dân và bộ mặt kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi, nhất là nông thôn vùng chè, vùng cao su, vùng có nhiều rừng tự nhiên và các vùng tập trung thâm canh, tăng vụ lúa, ngô. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 60,7% năm 2004 xuống còn 27,2% vào năm 2013. Về xây dựng nông thôn mới, đã đạt bình quân 7,55 tiêu chí NTM/xã, đứng thứ 8/15 tỉnh miền núi phía bắc.

(Chi tiết theo Phụ lục số 03)

3. Những yếu kém và mâu thuẫn phát sinh

- Nền nông nghiệp còn lạc hậu, tự cung tự cấp, quảng canh, năng suất, hiệu quả thấp, môi trường, nhất là môi trường rừng vẫn suy thoái nghiêm trọng:

Sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính trực tiếp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, song phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Ở vùng sâu, vùng xa sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự cung, tự cấp, trình độ canh tác lạc hậu, có nơi còn thiếu lương thực trong thời kỳ giáp hạt.

Ở một số khu vực do việc xử lý nước thải từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, các hoạt động khai khoáng chưa tốt và các bãi chôn lấp rác thải không hợp lý... đã dẫn đến có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn nên đất đai bị xói mòn, rửa trôi gây sạt lở đất và lũ quét. Bên cạnh đó, việc canh tác trên đất dốc với tập quán lạc hậu, không hợp lý của người dân cũng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật cũng là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường đất, đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn.

- Hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động quá thấp và rất không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, do việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến còn hạn chế; công tác nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả vào sản xuất còn chậm và chưa đồng đều; mối liên kết giữa người nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý còn chưa chặt chẽ. Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên nên mới tạo ra được khối lượng nhiều và rẻ nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

- Tình trạng sản xuất manh mún, phân tán vẫn tồn tại dai dẳng, nhất là vùng đồng bào các dân tộc ít người.

- Tỷ lệ người làm nông nghiệp cao (với trên 80% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn) nhưng thu nhập còn rất thấp, bình quân đầu người ở khu vực nông thôn năm 2013 mới đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, thấp hơn nhiều so với cả nước và các tỉnh miền núi phía bắc ([2]); tỷ lệ đói nghèo còn rất cao, năm 2013 là 27,22% (khu vực Tây Bắc 25,86%, cả nước 7,6%).

- Chưa hình thành được sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có giá trị và thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước; khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản còn thấp; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn nghèo nàn, phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh còn chậm; chưa chủ động được giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh cho sản xuất.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chưa cân đối và chưa thực sự phù hợp với điều kiện và tiềm năng lợi thế của Tỉnh, cụ thể: Lĩnh vực trồng trọt là ngành sản xuất chính và ngày càng được khẳng định với tỷ trọng 47%; lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản 29%; lĩnh vực lâm nghiệp chưa đem lại hiệu quả mong muốn và so với vai trò đầu nguồn các hồ thủy điện lớn, với tỷ trọng 24% ([3]).

Trong đó, đối với từng nội ngành cũng có sự chênh lệch rất lớn: ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo với 62%, chăn nuôi - thủy sản 37,4% và dịch vụ nông nghiệp còn quá ít, chỉ chiếm 0,6%.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, mặc dù chăn nuôi trâu bò được xác định là thế mạnh của tỉnh nhưng mới chiếm tỷ trọng 14%, thấp hơn nhiều so với lợn 59% và gia cầm 27%;

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, vẫn tập trung vào khai thác lâm sản và thu nhập từ rừng là chính với 42%; dịch vụ lâm nghiệp đã dần khẳng định được vai trò, đặc biệt từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỷ trọng đã đạt 36%, tăng 21,6% so với năm 2011 ([4]); trồng và chăm sóc rừng 22%.

(Chi tiết về Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu ngành năm 2013 và định hướng phát triển đến năm 2030 theo Phụ lục số 04, 05)

Vì vậy để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Tỉnh trong thời gian tới, phải phát triển theo hướng giảm tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lĩnh vực lâm nghiệp; trong đó cơ cấu trong từng lĩnh vực cũng có sự thay đổi như: đối với chăn nuôi, cần tăng tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc, trong lĩnh vực lâm nghiệp tăng tỷ trọng trồng và chăm sóc rừng, dịch vụ môi trường rừng, giảm tỷ trọng khai thác lâm sản.

Từ việc phân tích về các tiềm năng, thế mạnh và thành tựu đạt được cũng như chỉ ra những yếu kém tồn tại sau 10 năm chia tách tỉnh. Đòi hỏi cấp bách hiện nay là phải tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh, gắn với nền kinh tế thị trường, tìm kiếm động lực, tạo được bước đột phá, thoát khỏi yếu kém dai dẳng, khai thác được tiềm năng thế mạnh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA TÁI CƠ CẤU

1. Quan điểm

a) Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Tái cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng kinh tế thị trường, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận.

c) Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ về hạ tầng, về khoa học - công nghệ, về thị trường, về cung cấp thông tin, dịch vụ; tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.

d) Có chính sách ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và địa bàn nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nông dân cùng đầu tư để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

đ) Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi vừa phải kiên trì, vừa phải có bước đột phá và phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao của lãnh đạo và cả cả hệ thống chính trị. Cần phải thường xuyên đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Chuyển nền nông nghiệp từ quảng canh, tự cung, tự cấp sang thâm canh và sản xuất hàng hóa. Nâng cao giá trị sản suất, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

-    Duy trì tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5-6% trong giai đoạn từ 2015- 2020 và 4,5 - 5% vào giai đoạn 2021- 2030.

-    Chuyển cơ cấu Trồng trọt - Chăn nuôi, thủy sản - Lâm nghiệp từ 47 - 29 - 24 (%) hiện nay lên 42 - 30 - 28 (%) vào năm 2020 và 36 - 31 - 33 (%) vào năm 2030.

-    Đến năm 2020, mức thu nhập của nông dân tăng nên 2 lần và đến năm 2030 tăng nên 5 lần so với năm 2014.

(Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu phát triển ngành theo Phụ lục số 04, 05).

Phần II

NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Cây lương thực (cây lúa)

Mục tiêu: Bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, một số vùng sản suất tập trung có lợi thế chuyển sang sản xuất lương thực hàng hóa theo hướng chất lượng cao (gạo đặc sản) và hướng tới thị trường cao cấp.

Lương thực chính hiện nay là lúa gạo. Đến nay tỉnh Lai Châu có khoảng 20.000 ha ruộng nước, trong đó có trên 6.000 ha gieo trồng 02 vụ, năng suất trung bình khoảng 47 tạ/ha/vụ; có khoảng 4.000 ha lúa nương, năng bình quân khoảng 10,4 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa đạt 126.000tấn/năm, bình quân đạt 305 kg/người/năm (dân số đến năm 2014 là 415.000 người); nếu bình quân một người sử dụng lương thực là 250 kg/năm thì năm 2014 vẫn còn dư 22.000 tấn lúa hàng hóa.

Phấn đấu ổn định diện tích lúa ruộng là 20.000 ha, trong đó đưa diện tích 2 vụ lên 8.000 ha (tăng thêm 2.000 ha, chủ yếu là vùng cao, vùng chưa có truyền thống cấy vụ Chiêm xuân) và đưa năng suất lên 55tạ/ha vào năm 2020 thì sẽ có sản lượng đạt 154.000 tấn lúa, đáp ứng nhu cầu lương thực cho 500.000 người và có 29.000 tấn lúa hàng hóa vào năm 2020.

Xây dựng các vùng sản xuất lương thực hàng hóa tập trung tại các cánh đồng lớn như: Mường Than, Mường Khoa, Bình Lư, Thèn Sin, Mường So, Noong Hẻo theo hướng xây dựng cánh đồng liên kết giữa nông dân với các nhà thu mua và phân phối lương thực hàng hóa.

(Kế hoạch phát triển cây lúa theo Phụ lục số 06, 07).

2. Cây thức ăn cho gia súc

Tập trung phát triển cây ngô, trồng cỏ và trồng thử nghiệm một số loại cây khác như: Cao lương, chè đại là những cây còn tiềm năng rất lớn và có lợi thế để cạnh tranh.

- Về cây ngô: Thị trường về ngô hiện nay là rất lớn và tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, theo số liệu của Cục Chăn nuôi, những năm gần đây nước ta phải nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn ngô/năm làm thức ăn chăn nuôi. Cây ngô lại dễ trồng, có năng suất cao, nhất là các giống ngô lai và tương lai là các giống biến đổi gen, có hiệu quả cao hơn hẳn trồng lúa.

Tỉnh Lai Châu hiện có 20.000 ha đất trồng ngô, nhưng chủ yếu mới trồng 01 vụ trên nương bãi, ngoài ra còn có 10.000 ha đất trồng lúa 01 vụ có thể trồng thêm 01 vụ ngô; năng suất còn rất thấp, mới đạt bình quân 25 tạ/ha. Phấn đầu đến năm 2020, đưa 25% diện tích chuyên ngô lên 02 vụ; 25% diện tích ruộng 01 vụ (trồng một vụ ngô xuân sớm và 01 vụ lúa mùa); đưa năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 82.500 tấn, tăng 25.500 tấn so với hiện nay. Đến năm 2030 đưa 50% diện tích chuyên ngô lên 02 vụ và 50% diện tích ruộng 01 vụ (trồng 01 vụ ngô xuân sớm và 01 vụ lúa mùa); đưa năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 175.000 tấn, tăng gấp 3 lần sản lượng hiện nay.

- Về trồng cỏ: Là tỉnh có lợi thế về phát triển chăn nuôi đại gia súc (đất rộng, khí hậu mát mẻ) nhưng vẫn còn nặng về tập quán chăn thả tự nhiên và lấy sức kéo là chính, lại thường xuyên bị dịch bệnh, chết rét về mùa lạnh do thiếu thức ăn, nên hiệu quả ngành chăn nuôi còn thấp. Việc phát triển trồng cỏ là hướng quan trọng để phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp hóa. Trước mắt tập trung vào trồng cỏ voi, cỏ VA-06, từng bước đưa một số giống cây có năng suất, chất lượng cao phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc như: cao lương ([5]), chè đại ([6])... để hình thành tập đoàn cây thức ăn cho phát triển chăn nuôi đại gia súc.

(Kế hoạch phát triển cây ngô theo Phụ lục số 08).

3. Cây thực phẩm, hoa, cây cảnh

Với khí hậu đa dạng, đặc biệt là khí hậu á nhiệt đới (vùng Tam Đường, TP. Lai Châu) và khí hậu ôn đới (cao nguyên Sìn Hồ), tỉnh Lai Châu có nhiều vùng tập trung có thể sản xuất các loại rau, hoa chất lượng cao, hướng tới thị trường cao cấp, có lợi thế cạnh tranh với các vùng khác trong cả nước, nhất là trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm và biến đổi khí hậu đang diễn biến như hiện nay.

Trước mắt tập trung phát triển vùng miến dong Tam Đường, vùng rau, hoa Bản Giang, San Thàng (TP. Lai Châu). Thu hút các doanh nghiệp đầu tư trồng rau, hoa ôn đới chất lượng cao tại cao nguyên Sìn Hồ khi có điều kiện.

4. Cây dược liệu

Với thu nhập ngày càng cao, nhu cầu sử dụng các loại thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng của con người ngày càng lớn.

Lai Châu có nhiều vùng có điều kiện để phát triển nhiều loài cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao (tam thất, đương quy, đẳng sâm, đỗ trọng, hà thủ ô đỏ, cỏ nhung) ([7]), có hoạt dược cao, phục vụ nhu cầu nâng cao sức khỏe của Nhân dân và xuất khẩu. Cây dược liệu phát triển tốt dưới tán rừng, gắn với chương trình bảo vệ và phát triển rừng ở Lai Châu, phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc ít người và cũng coi đây là sản phẩm ngoài gỗ của ngành lâm nghiệp. Trong những năm tới, cần phải khảo sát, đánh giá và có chính sách thu hút đầu tư để phát triển sản phấm có lợi thế đặc biệt và có giá trị kinh tế cao này của tỉnh.

5. Cây ăn quả

Cây ăn quả là sản phẩm ngày càng được sử dụng phổ biến để cải thiện cơ cấu bữa ăn, cải thiện sức khỏe, chống béo phì và một số bệnh lý như: Gút, tiểu đường, mỡ máu… Đây là cơ hội cho nhiều hộ nông dân phát triển kinh tế.

Định hướng phát triển một số cây ăn quả và một số tiểu vùng có lợi thế trên địa bàn tỉnh như sau:

5.1. Cây ngắn ngày

- Cây chuối, dứa ([8]): Tập trung phát triển dọc trục sông Nậm Na, nhắm tới thị trường Trung Quốc với quy mô 200 ha vào năm 2020 và 500 ha vào năm 2030.

- Cây thanh long ruột đỏ: phát triển ở TP. Lai Châu, Tam Đường (khoảng 50 ha) phục vụ nhu cầu thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

5.2. Cây nhiệt đới

- Cây có múi: Tập trung phát triển trên địa bàn Bản Hon, Bản Giang huyện Tam Đường và Nậm Tăm (vùng thấp Sìn Hồ) với quy mô 300 ha vào năm 2020 và 1.000 ha vào năm 2030.

- Cây dừa, xoài: Phát triển ven hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu với quy mô 200-500 ha.

5.3. Cây ôn đới

Cây Lê, đào, mận, hồng: phát triển ở những vùng thuận lợi về giao thông, có diện tích tương đối tập trung trên địa bàn xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng huyện Tam đường với quy mô 300 ha vào năm 2020 và 500 ha vào năm 2030.

(Kế hoạch phát triển cây ăn quả theo Phụ lục số 09)

6. Cây công nghiệp

Khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất đồi, núi với các tiểu vùng khí hậu đặc thù để phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

6.1. Cây chè

Đầu tư mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngành chè của tỉnh theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2020 có 4.350 ha chè, trong đó trồng mới 1.000 ha, trồng tái canh 140 ha ([9]), năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha (chè kinh doanh), tổng sản lượng chè búp tươi đạt 34.000 tấn. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng cao với các giống chủ lực là tuyết Shan và Kim tuyên tại địa bàn TP. Lai Châu và các huyện: Tam Đường, Tân uyên, Than uyên, gắn với đổi mới công nghệ chế biến và mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè phẩm cấp cao. Mở rộng vùng chè nên cao nguyên Sìn Hồ khi có điều kiện, đến năm 2030 nâng diện tích chè lên 6.000 ha.

Xây dựng mô hình sản xuất chè có hệ thống tưới, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Qui mô 50 ha tại xã Bản Bo - Tam Đường.

(Kế hoạch phát triển cây chè theo Phụ lục số 10)

6.2. Cây cao su

Kiên trì phát triển vùng cao su đại điền ven hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, gắn với ổn định và phát triển vùng Tái định cư các dự án thủy điện, chú trọng nâng cao chất lượng vườn cây. Chủ động lựa chọn, bố trí cơ cấu giống hợp lý, có năng suất mủ cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng tiểu vùng tại địa phương, đảm bảo việc cung ứng giống trồng theo kế hoạch hàng năm. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây cao su và các loại cây trồng xen canh khác.

Phấn đấu đến năm 2020 có 20.000 ha cây cao su, trong đó có 10.000 ha đủ tiêu chuẩn đi vào khai thác với năng suất bình quân đạt trên 1,5 tấn mủ quy khô/ha. Sản lượng khai thác đạt trên 15.000 tấn, tạo được vùng nguyên liệu ổn định để xây dựng 03 nhà máy chế biến mủ cao su ([10]). Lựa chọn, sử dụng các công nghệ tiên tiến, các thiết bị hiện đại cả trong dây chuyền chế biến cũng như xử lý chất thải nhằm tận dụng tối đa sản phẩm mủ đạt khối lượng và chất lượng tốt, đồng thời đảm bảo pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đến năm 2030 ổn định với quy mô 30.000 ha.

(Kế hoạch phát triển cây cao su theo Phụ lục số 10)

Tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển hạ tầng thiết yếu vùng cao su, nhất là giao thông, điện, nước, nhà ở, y tế, giáo dục,... Đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào tái định cư các công trình thủy điện, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm ở vùng cao su.

6.3. Cây mắc ca

Trồng thử nghiệm cây mắc ca theo hướng cây đa mục đích, chuẩn bị các điều kiện về cây giống, về kinh nghiệm canh tác, chế biến và thị trường tiêu thụ để phát triển khi có cơ hội; giai đoạn 2015-2020 trồng mới khoảng 1.000 ha trên địa bàn các huyện: Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn.

Quy hoạch vùng trồng cây mắc ca tập trung, xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cây mắc ca. Đến năm năm 2030 trồng 3.000 ha cây mắc ca.

(Kế hoạch trồng mới cây mắc ca theo Phụ lục số 11).

6.4. Cây quế: Là cây thích ứng rộng, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với địa hình đồi núi, độ cao dưới 600m; là cây đa mục đích, cần nghiên cứu, phát triển để khai thác tiềm năng đất đai, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh. Trước mắt trồng 500 ha tại huyện Than Uyên (các xã Khoen On, Ta Gia, Mường Kim, Tà Hừa) và trên địa bàn huyện Tân Uyên (các xã Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ). Nếu có lợi thế so với các cây trồng khác, đến năm 2020 sẽ phát triển 3.000 ha quế trên địa bàn 7 xã này.

II. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN

1. Chăn nuôi đại gia súc

Chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của tỉnh do đất đai rộng, nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào, nhưng những năm gần đây, do diện tích đất hoang hóa ngày càng thu hẹp, nguồn thức ăn trong tự nhiên bị cạn kiệt, lại chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên trong chăn nuôi đại gia súc đã thường xuyên xuất hiện dịch bệnh và chết rét trong mùa đông. Để khai thác lợi thế, hạn chế những điều kiện bất lợi, chăn nuôi đại gia súc của Lai Châu phải tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chính sau đây:

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật về phòng chống rét, dịch bệnh và quản lý (có chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn thô xanh) để bảo vệ đàn trâu bò, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Kết hợp trồng cỏ, tận dụng rơm, thân lá cây ngô sau thu hoạch để bảo quản, chế biến làm thức ăn dự trữ bổ sung trong mùa đông cho đàn trâu bò.

-    Tập trung phát triển chăn nuôi trâu ở các vùng có nhiều diện tích rừng tự nhiên nhưng phải chuyển sang chăn nuôi có chuồng trại và trồng cỏ, bổ sung thức ăn vào mùa đông.

-    Phát triển đàn bò ở vùng núi thấp nhưng phải theo hướng chăn nuôi công nghiệp, hạn chế thả giông và dựa vào tự nhiên.

-    Chuyển từ mục tiêu chăn nuôi lấy sức kéo là chính, sang mục tiêu sản xuất thực phẩm hàng hóa, chuyển từ mục tiêu tăng đàn sang nâng cao chất lượng đàn và nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa.

2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, quy mô lớn không phải là lợi thế của tỉnh Lai Châu do xa thị trường cả về thức ăn và tiêu thụ, chi phí cao, khó cạnh tranh với các địa phương khác có lợi thế hơn, do vậy việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của Lai Châu phải hướng vào:

- Khuyến khích phát triển nuôi lợn, gia cầm và các vật nuôi khác theo hướng tạo ra các sản phẩm đặc sản, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh như: Lợn mông, lợn mán, lợn rừng, gà mông, gà ri và một số loài vật nuôi bán hoang dã, hoang dã như chim trĩ, nhím.

- Phát triển chăn nuôi đặc sản theo quy mô gia trại, hộ gia đình hướng vào thị trường nội địa, thị trường cao cấp. Nhân rộng mô hình chăn nuôi thủy cầm trên các hồ thủy điện.

3. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Là tỉnh có tiềm năng về sông suối trên núi cao, có diện tích mặt nước các hồ thủy điện rất lớn, có thế mạnh về phát triển thủy sản sạch, có chất lượng cao, việc nuôi trồng và khai thác thủy sản tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

3.1. Nuôi cá nước lạnh

Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch nuôi cá nước lạnh tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2020, xây dựng các dự án và thu hút doanh nghiệp đầu tư khai thác lợi thế so sánh của địa phương, phát triển nuôi cá nước lạnh theo quy hoạch; tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhất là hệ thống thủy lợi, cơ sở sản xuất và nhân giống. Đến năm 2020 thể tích đạt khoảng 105.000m3, sản lượng đạt khoảng 780 tấn, sản xuất con giống đáp ứng 70% nhu cầu.

3.2. Nuôi cá ao, hồ truyền thống

Nuôi trên ao: Áp dụng biện pháp thâm canh trên diện tích ao hiện có, trong đó tập trung phát triển đưa các giống loài mới: cá Rô phi đơn tính, cá Chép lai là đối tượng có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp điều kiện về khí hậu của tỉnh Lai Châu, phù hợp với hình thức nuôi thâm canh; tiếp tục đa dạng hoá đối tượng và phương pháp nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 750 ha, sản lượng nuôi ao đạt 1.600 tấn, đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt khoảng 850 ha, sản lượng nuôi ao 3.100 tấn.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống thủy sản, thức ăn bảo đảm an toàn dịch bệnh. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn hóa chất và chế phẩm sinh học sử dụng trong Nuôi trồng thủy sản.

3.3. Nuôi cá lồng trên các hồ thủy điện

Phát triển nuôi cá lồng với các đối tượng nuôi hợp lý, có giá trị kinh tế cao trên các hồ thủy điện như cá tầm, cá lăng, cá chiên trên hồ thủy điện bản Chát, Huổi Quảng, Lai Châu. Năm 2015 có 30 lồng với tổng thể tích khoảng 1.000 m3, sản lượng đạt 12 tấn/năm; đến năm 2020 có 100 lồng với tổng thể tích khoảng 3.600 m3, sản lượng đạt 43 tấn/năm.

3.4. Khai thác thủy sản tự nhiên ở các hồ thủy điện

Quản lý tốt công tác khai thác đánh bắt thủy sản trên hồ thủy điện một cách hợp lý theo hướng bền vững. Quản lý khai thác theo mùa vụ và khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản nhằm nâng cao khả năng tự phục hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm và kịp thời các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt (xung điện, chất nổ), sử dụng các ngư cụ cấm khai thác.

Hàng năm thả cá bổ sung tại các hồ chứa một số loài cá truyền thống, quý hiếm có giá trị kinh tế nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản, cân bằng hệ sinh thái.

(Kế hoạch phát triển thủy sản theo Phụ lục số 12)

III. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Mục tiêu: Giải quyết hài hòa giữa mục tiêu môi trường với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

- Mục tiêu môi trường: Đến năm 2015 tỷ lệ che phủ đạt 45%, đến năm 2020 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 60%.

- Mục tiêu kinh tế: Giá trị tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp tăng từ 20% hiện nay lên 30% vào năm 2020 và 35% vào năm 2030.

- Thu nhập ngành lâm nghiệp hướng vào các sản phẩm: Thu từ dịch vụ môi trường rừng 75%, thu từ sản phẩm ngoài gỗ 15% (thảo quả, sa nhân, măng, mộc nhĩ, nấm hương, sơn tra, dược liệu dưới tán rừng…), thu từ gỗ 10% (đến năm 2020).

2. Nhiệm vụ

2.1. Bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên gắn với dịch vụ môi trường rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Tập trung bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có là 409.000 ha, tiếp tục triển khai việc giao khoán bảo vệ rừng đến cộng đồng thôn, bản, hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hưởng lợi tập thể trong công tác bảo vệ rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

- Khoanh nuôi 150.000 ha có khả năng tái sinh (bao gồm cả diện tích đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nhưng chưa giao cho các chủ rừng quản lý).

- Từng bước hoàn thiện cơ chế và chính sách cung cấp và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; tăng cường công tác đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp trong việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá để kịp thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp trong từng điều kiện cụ thể.

- Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm kê rừng để có đầy đủ các hồ sơ, số liệu phục vụ cho công tác quản lý, gắn việc bảo vệ và phát triển rừng với nâng cao hiệu quả trong việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; thực hiện có hiệu quả đề án giảm phát thải khí CO2 (chương trình REDD+), dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 (KFW8) do Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức tài trợ thông qua Ngân hàng tái thiết Đức.

2.2. Trồng rừng gắn với những cây có giá trị kinh tế cao

- Phát triển cây có sản phẩm ngoài gỗ như: Sơn tra, mắc ca, quế… cây gỗ lớn như: tếch, sấu, lát, dổi, sa mu, xoan… với quy mô 10.000 ha đến năm 2030 (bình quân mỗi năm trồng khoảng 650 ha), trong đó trồng rừng thay thế của các dự án thủy điện khoảng 3.000 ha và hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng nguồn chi trả DVMTR khoảng 7.000 ha.

- Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: Chỉ tổ chức trồng rừng trên diện tích đất trống nhưng không có khả năng tái sinh, với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, cây đa mục đích (vối thuốc, tống quá sủ, thông, sơn tra, tếch, giổi...). Giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ làm chủ đầu tư, tổ chức trồng gắn với khoán cho cộng đồng.

- Đối với rừng sản xuất: Chỉ trồng cây có giá trị kinh tế cao, cây đa mục đích, tổ chức giao đất, cho thuê đất cho các chủ rừng (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân) trồng, Nhà nước hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ người dân trồng rừng thay thế trên đất nương rãy, tiến tới chấm rứt phương thức canh tác bằng nương rãy.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác trồng rừng theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành qui chế về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

(Kế hoạch phát triển lâm nghiệp theo Phụ lục số 13).

Phần III

CÁC GIẢI PHÁP

I. GIẢI PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI

1. Nhà nước giao đất, cho thuê đất: Thực hiện tốt chính sách ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và địa bàn nông thôn theo Nghị định số 210/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; thực hiện việc giao và cho thuê đất đối với những diện tích đất hiện do nhà nước quản lý.

2. Góp đất cùng đầu tư: Khuyến khích nông dân góp giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác đầu tư cùng doanh nghiệp.

3. Chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất: Tích tụ ruộng đất gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Vì vậy cần tuyên truyền rộng rãi về chủ trương, chính sách, pháp luật trong sử dụng đất nông nghiệp, trong đó chú trọng vấn đề tích tụ ruộng đất. Hoàn thành việc đo vẽ bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thực hiện giao dịch đất đai, tích tụ quy mô lớn; khuyến khích việc chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất gắn với việc thực hiên các dự án đầu tư.

II. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT

1. Đẩy mạnh công tác trồng khảo nghiệm, thử nghiệm, đưa vào cơ cấu sản xuất các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao thích ứng với từng vùng sinh thái và theo định hướng phát triển của tỉnh. Tổ chức nghiên cứu, chọn lọc, bình tuyển, phục tráng, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa một số giống cây trồng, vật nuôi đặc sản địa phương, có giá trị kinh tế cao như: lúa Tẻ râu, lúa Séng cù, gà Mông, lợn đen, lợn hung, cá Lăng, cá Chiên, Tam thất, cỏ nhung...

Chủ động tiếp cận và ứng dụng đưa các giống ngô biến đổi gen vào sản xuất khi được các cơ quan quản lý cho phép. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ nhu cầu sản xuất trong tỉnh. Khai thác tốt cơ sở hạ tầng hiện có của Trung tâm Giống Nông nghiệp, Vườn ươm giống cây Nông lâm nghiệp, cây ăn quả xã Sơn Bình huyện Tam Đường; chú trọng sản xuất các giống lúa thuần chất lượng, lúa đặc sản địa phương.

2. Đưa cơ giới hoá vào sản xuất (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); đầu tư thâm canh tăng năng suất, áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) trên lúa; các biện pháp canh tác ngô bền vững trên đất dốc; tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thuốc BVTV nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm phát thải, bảo vệ môi trường; từng bước áp dụng và nhân rộng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi…

3. Đầu tư thiết bị hiện đại, đổi mới dây chuyền công nghệ, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và đồng đều để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm như: cao su, chè, miến dong, lúa gạo, rau quả các loại. Triển khai có hiệu quả Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế của Tỉnh.

Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao như trồng nấm, thức ăn gia súc, sản xuất phân bón hữu cơ.

4. Thực hiện thí điểm một số mô hình sản xuất công công nghệ cao tại những nơi có điều kiện đối với một số loại cây trồng như: Chè, rau, hoa... tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Trước mắt cần nghiên cứu lựa chọn công nghệ triển khai các mô hình tưới nước tiết kiệm (hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa,…) cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

III. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

1. Ưu đãi và thu hút các Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tạo cơ chế thông thoáng nhất để các nhà đầu tư triển khai thực hiện; đổi mới phương pháp tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận về tín dụng, đào tạo, đất đai, thị trường.

2. Khuyến khích phát triển HTX nông nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất như: HTX và tổ HTX; tìm kiếm thị trường, khai thác vốn, thay thế công nghệ mới vào sản xuất, tìm đối tác đầu tư liên kết kinh doanh; rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã, tiếp tục tuyên truyền và thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới HTX, các tổ đội sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ rừng. Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác không chạy theo số lượng, tập trung củng cố, nâng cao chất lượng HTX, tổ hợp tác hiện có theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp dễ dàng tiếp cận về đất đai, tín dụng, đào tạo, thị trường,...

3. Có chính sách và cơ chế hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa nông dân với doanh nghiệp và các HTX để nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (đồng nhất giống, công nghệ sản xuất), tăng quy mô hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản xuất bền vững, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

4. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại; gắn phát triển kinh tế trang trại với xây dựng nông thôn mới; coi kinh tế trang trịa là một nhân tố trong nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất tại địa phương; đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với chủ trang trại, hộ nông dân.

5. Hỗ trợ kinh tế hộ phát triển; khuyến khích và hỗ trợ nông dân mạnh dạn nhân rộng các mô hình đã thành công, đồng thời đầu tư và tuân thủ qui trình kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp; có các giải pháp để người sản xuất tiếp cận các nguồn thông tin, đặc biệt là chính sách, thị trường, kỹ thuật...đồng thời xây dụng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế hộ theo định hướng phát triển của tỉnh.

Tạo điều kiện cho dân vay vốn, loại bỏ các thủ tục rườm rà trong vay vốn để nông dân kịp thời có vốn để đầu tư sản xuất theo đúng tiến độ thời vụ.

IV. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG

Mở rộng thị trường trong sản xuất nông nghiệp, nhà nước chỉ giữ vai trò tạo môi trường cạnh tranh theo pháp luật; tạo điều kiện thông thoáng cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh cung cấp các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thức ăn gia súc; thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; máy móc và nông cụ; dịch vụ khoa học kỹ thuật (khuyến nông),... và ký hợp đồng hợp tác sản xuất, bao tiêu và chế biến.

- Thị trường giống: Phát triển giống cây trồng, vật nuôi theo hướng xã hội hóa và tuân theo cơ chế thị trường nhằm tạo sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm giá thành. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy phát triển các mối liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân và cơ quan quản lý trong việc sản xuất giống (doanh nghiệp ứng trước các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý).

- Thị trường vật tư, thức ăn gia súc: khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc. Có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở chế biến thức ăn nhằm khai thác các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn trên địa bàn.

- Thị trường máy móc và nông cụ: tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các loại máy móc và nông cụ trên địa bàn Tỉnh. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, nông cụ phục vụ nông nghiệp nhằm giảm công lao động, chi phí sản xuất và áp lực về thời vụ... Chú trọng cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đối với các sản phẩm lúa, chè, ngô.

- Thị trường dịch vụ KHKT: khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị dịch vụ tham gia chuyển giao KHKT nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đối với các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp từng bước tiến hành đổi mới phương thức sản xuất, hướng sản xuất theo đơn đặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Từng bước chuyển Trung tâm giống nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông và các trạm khuyến nông sang doanh nghiệp dịch vụ.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: tăng cường xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của Tỉnh; tham gia các hoạt động XTTM để thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, phối kết hợp với cơ quan xúc tiến thương mại và hệ thống khuyến nông để cung cấp thông tin và dự báo thị trường về những mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ lực: các thông tin về thị hiếu, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá của khách hàng để định hướng sản xuất những sản phẩm phù hợp và có sức cạnh tranh cao; tìm kiếm thị trường, chắp nối bạn hàng, giới thiệu đối tác. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông sản.

Tổ chức tốt hệ thống thị trường nội địa, tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông vùng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển hệ thống chợ nông thôn. Thực hiện tốt liên kết "bốn nhà", tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, gắn với các chính sách hỗ trợ khuyến khích thu hút các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; hạn chế và khắc phục hiện tượng tranh mua, tranh bán. Có chính sách hỗ trợ các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như: cao su, chè, lúa Séng cù, cá nước lạnh, miến dong…

Từng bước chuyển Trung tâm Giống, Trung tâm khuyến nông sang doanh nghiệp dịch vụ; gắn việc cung ứng các sản phẩm với công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

V. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

1. Đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển vùng; phát triển hạ tầng nông nghiệp (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước) ở các vùng sản xuất tập trung; tiếp tục cải tạo nâng cấp, đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, công trình hồ chứa phục vụ ổn định cho sản xuất và sinh hoạt; phát triển giao thông nội đồng và vùng nguyên liệu tập trung gắn với cải tạo đồng ruộng, hình thành các cánh đồng tập trung;

Vận động, thu hút đầu tư từ ngân sách, từ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, NGO) cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho các dự án: Phát triển giống cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản; các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, khu nông nghiệp công nghệ cao; hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Công trình thuỷ lợi đa mục tiêu (phục vụ nuôi thuỷ sản, cung cấp nước cho dân sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp); công trình thuỷ lợi đầu mối, thuỷ lợi gắn với giao thông nội đồng tạo điều kiện đưa cơ giới hoá vào sản xuất; ưu tiên vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa.

2. Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ; tiếp tục nghiên cứu sửa đỗi bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ theo định hướng phát triển và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh trong giai đoạn tới, trong đó tập trung các nội dung về hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao, hỗ trợ chuyển giao KHKT, hỗ trợ khai hoang và cải tạo đồng ruộng, hỗ trợ cơ giới hóa và đào tạo nghề; chú trọng phát triển mô hình đào tạo tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ, có văn hoá ở nông thôn vào làm việc tại các cơ sở chế biến, các công ty (cao su, chè) đóng trên địa bàn. Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo, đào tạo lại, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ.

3. Ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích tạo cơ chế, động lực thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp để phát triển vùng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo cánh đồng lớn; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND, ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG

1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ lực.

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch nông, lâm, thủy sản hiện có; hoàn thành xây dựng các quy hoạch còn thiếu trên cơ sở phát huy lợi thế các sản phẩm của địa phương (Quy hoạch phát triển vùng cây đặc sản, dược liệu, Quy hoạch phát triển vùng rau, hoa, dược liệu và cây ăn quả, Quy hoạch sản xuất các cánh đồng tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, Quy hoạch (Đề án) sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ đất sản xuất lương thực,...).

- Quản lý, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản đã được phê duyệt. Tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Rà soát, điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đã ban hành và bổ sung các nội dung mới phù hợp với yêu cầu phát triển như: khuyến khích phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cánh đồng lớn (vùng sản xuất lúa đặc sản, rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả, chè theo hướng VietGAP); thu hút doanh nghiệp đầu tư liên doanh, liên kết với người dân từ sản xuất đến chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại…

3. Lập kế hoạch vốn đầu tư công cho ngành nông nghiệp và nâng cao hiệu quả đầu tư công

Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công cho ngành nông nghiệp trong đó tập trung các nội dung: Đường sản xuất, thuỷ lợi; ưu tiên thực hiện tại các vùng sản xuất tập trung. Làm tốt công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu cũng như giám sát thực hiện đầu tư để nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình.

4. Kiện toàn bộ máy quản lý của ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở

Tiếp tục thực hiện kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Sở và các đơn vị trực thuộc sau khi có Thông tư Liên tịch hướng dẫn về tổ chức, bộ máy Ngành, đảm bảo tinh gọn, đồng bộ, thông suốt. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan chuyên môn ngành Nông nghiệp & PTNT; xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về nông nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về năng lực quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách, dự báo thị trường để từ đó quản lý tốt hơn thị trường sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ nông dân tham gia sản xuất thuận lợi tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

(Danh mục các Chương trình, dự án trọng điểm theo Phụ lục số 15).

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC SỞ, NGÀNH VÀ UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ.

1. Sở Nông nghiệp & PTNT

- Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố cụ thể hoá các nội dung của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án; tổ chức rà soát báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ lực; phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và tổ chức kiện toàn bộ máy quản lý của ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở, xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án theo từng lĩnh vực.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm và từng giai đoạn tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh.

2. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; quản lý chặt chẽ chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Sở Tài nguyên & Môi trường: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp về lĩnh vực đất đai; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan về đất đai (giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) cho các tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường bền vững.

4. Sở Lao động Thương binh & Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu sản xuất; cung cấp thông tin thị trường, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động sau khi đào tạo.

5. Sở Công thương: Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xúc tiến thương mại, thiết lập mạng lưới phân phối và tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm; hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong vùng, phát triển hệ thống điện đến các vùng sản xuất; phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra các hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp trên thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

6. Sở Khoa học & Công nghệ: Ưu tiên nguồn lực sự nghiệp khoa học cho lĩnh vực nông lâm nghiệp, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và UBND các huyện, thành phố để thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông lâm sản; thực hiện tốt việc đăng ký nhãn mác hàng hóa và quản lý thương hiệu sản phẩm, góp phần thực hiện các mục tiêu của Đề án.

7. Sở Kế hoạch & Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát điều chỉnh các quy hoạch có liên quan phù hợp với Đề án này; chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo quy định; tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển vùng (đường sản xuất, thuỷ lợi…).

8. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT rà soát, đề xuất trình UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cân đối bố trí nguồn lực để thực hiện Đề án.

9. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố

- Trên cơ sở Đề án của tỉnh, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 tấm nhìn đến năm 2030, cụ thể hóa kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 phù hợp với nội dung của Đề án; chỉ đạo phòng chuyên môn, Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, nội dung Đề án; các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện về tái cơ cấu;

+ Thực hiện cơ cấu lại sản phẩm, mùa vụ, giống phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng xã gắn với Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

- Tổ chức triển khai, định kỳ kiểm tra đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 



([1]) Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ qua các năm (chi tiết theo Phụ lục số 02 kèm theo).

([2])  Trung du Miền núi phía Bắc 14 triệu đồng/người/năm, cả nước 21 triệu đồng/người/năm.

([3]) Số liệu phân tích là hiện trạng năm 2013 theo Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu.

([4]) Năm  2011, khi chưa có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thì  tỷ trọng của Dịch vụ trong cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp là 14,4%.

([5]) Cây cao lương có khả năng chụi hạn tốt, dễ trồng, đã được bà con ở huyện Tam Đường trồng từ nhiều năm nay, cho năng suất tương đối cao, sản phẩm được dùng làm thức ăn cho gia súc, thức uống có cồn và nhiên liệu sinh học.

([6]) Cây chè đại dễ trồng, có hàm lượng protein thô khoảng 15-22%, cao gấp khoảng 2 lần cỏ, năng suất 70 - 80 tấn/ha/năm

([7])  Cỏ nhung là loại dược liệu quý, sống chủ yếu ở vùng cao, lạnh mát quanh năm, phát triển trong điều kiện ánh sáng tán xạ, dưới tán rừng, có hoạt dược và giá trị kinh tế rất cao. Đến nay, các loài tam thất được bà con chủ yếu khai thác từ tự nhiên, đang ở mức độ nguy cấp do việc khai thác quá mức; cây cỏ nhung đã được nông dân huyện Mường Tè trồng nhưng còn manh mún. Do vậy cần có các đề tài nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây tam thất, cỏ nhung ở các vùng có điều kiện trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

([8])  Tuy được trồng từ nhiều năm nay nhưng diện tích manh mún nhỏ lẻ, ít đầu tư thâm canh nên  năng suất thấp.

([9]) Trồng mới: Huyện Tam Đường 300 ha, Tân Uyên 480 ha, Than Uyên 200 ha, TP Lai Châu 20ha; trồng tái canh huyện Tam Đường 20ha, Tân Uyên 120 ha.

([10]) Công ty Cổ phần cao su Lai Châu I: 02 nhà máy, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu II: 01 nhà máy.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 1406/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/10/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Nguyễn Khắc Chử
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản