- 1Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 5Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông tư 04/2009/TT-BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2012/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 16 tháng 3 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HDND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật ngày 25/7/2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nội vụ, tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, chế độ phụ cấp, tuyển chọn, sử dụng và quản lý nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã, tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Thú y, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP, TUYỂN CHỌN, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NHÂN VIÊN BẢO VỆ THỰC VẬT, THÚ Y VÀ KHUYẾN NÔNG CÔNG TÁC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XÃ, TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 14 /2012/QĐ-UBND ngày 16 /3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, chế độ phụ cấp, tuyển chọn, sử dụng và quản lý nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), tỉnh Sóc Trăng.
Mỗi xã, phường, thị trấn có một nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức thực hiện các công tác có liên quan về bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông trong phạm vi quản lý cấp xã.
1. Nhân viên bảo vệ thực vật
a) Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển cây trồng nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
b) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về trồng trọt, bảo vệ thực vật.
c) Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm; hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
d) Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình trồng trọt và dịch hại cây trồng; đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, trừ dịch bệnh cây trồng theo kế hoạch, hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện).
đ) Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng, thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt theo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện.
e) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn hoạt động đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công về trồng trọt, bảo vệ thực vật và cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Thực hiện công tác khuyến nông về công tác bảo vệ thực vật và các dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn xã theo quy định.
g) Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình sản xuất trồng trọt, dịch bệnh cây trồng và công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng trên địa bàn.
h) Thực hiện nhiệm vụ về quản lý chất lượng giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
i) Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
2. Nhân viên thú y
a) Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (bao gồm cả thủy sản) trong sản xuất nông nghiệp.
b) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và thú y.
c) Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm; hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
d) Tổng hợp và báo cáo kịp thời về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật; đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch và điều trị bệnh cho động vật theo kế hoạch, hướng dẫn của Trạm Thú y cấp huyện.
đ) Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng, thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt theo hướng dẫn của Trạm Thú y cấp huyện.
e) Hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc, cách ly, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, tiêu độc khử trùng và việc sử dụng, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
g) Phối hợp thực hiện việc tiêu độc, khử trùng các cơ sở hoạt động liên quan công tác thú y, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và phục hồi môi trường sau khi dập dịch bệnh đối với thủy sản trên địa bàn xã theo quy định.
h) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn hoạt động đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công về chăn nuôi, thú y và cá nhân kinh doanh thuốc thú y; thực hiện công tác khuyến nông về thú y và các dịch vụ về thú y trên địa bàn xã theo quy định.
i) Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã cho Trạm Thú y cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
k) Thực hiện nhiệm vụ về quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên.
l) Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Thú y cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
3. Nhân viên khuyến nông
a) Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
b) Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cho khuyến nông ấp, khóm và người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế; tổ chức tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm cho người sản xuất.
c) Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp địa phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết quả từ mô hình trình diễn ra diện rộng.
d) Tiếp thu và phản ánh cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông dân về khoa học công nghệ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
đ) Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và phát triển nông thôn;
- Tư vấn quản lý, sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối;
- Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã;
- Dịch vụ pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, xây dựng dự án, cung cấp kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
e) Chủ động phối hợp nhân viên thú y, bảo vệ thực vật và tham gia với chính quyền địa phương chỉ đạo sản xuất, kiểm tra, phát hiện những diễn biến tình hình dịch bệnh, hạn úng, cháy rừng.
g) Nghiên cứu đề xuất và phối hợp các đoàn thể, chi hội tổ chức xây dựng mô hình về phát triển sản xuất hàng hóa, kinh tế trang trại, ngành nghề, tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa, trực tiếp theo dõi các Hợp tác xã, Câu lạc bộ khuyến nông và nhóm cùng sở thích về khuyến nông.
h) Nắm tình hình sản xuất, nguyện vọng của nông dân để tổng hợp và đề xuất nội dung tập huấn, xây dựng mô hình tại xã cho vụ năm sau.
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trạm Khuyến nông cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
1. Nhân viên bảo vệ thực vật
a) Có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên (thuộc các ngành trồng trọt, nông học, bảo vệ thực vật); đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có thể bố trí cán bộ có trình độ tốt nghiệp Phổ thông Trung học (PTTH) và có kinh nghiệm sản xuất từ một năm trở lên, có kiến thức chuyên môn, thông qua các khóa đào tạo chuyên ngành ngắn hạn bảo vệ thực vật (BVTV), trồng trọt, những người từng là giảng viên nông dân, chủ nhiệm câu lạc bộ IPM, tổ hợp tác IPM được đào tạo bồi dưỡng; 2 năm sau đó phải tuyển người có bằng trung cấp theo quy định.
b) Nhiệt tình, có năng lực, sức khỏe và trong độ tuổi lao động; không vi phạm chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
2. Nhân viên thú y
a) Có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp chăn nuôi - thú y trở lên hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản đối với những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn; chỉ tuyển dụng nhân viên thú y có bằng sơ cấp trong trường hợp tại xã không có nguồn nhân viên có bằng trung cấp nhưng 2 năm sau đó phải tuyển người có bằng trung cấp theo quy định.
b) Nhiệt tình, có năng lực, đạo đức nghề nghiệp, uy tín trong nghề, sức khỏe và trong độ tuổi lao động; không vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Nhân viên khuyến nông
a) Có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên (thuộc các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản, kinh tế nông nghiệp); đối với những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, có thể bố trí cán bộ ở trình độ tốt nghiệp PTTH, có kinh nghiệm trong sản xuất (từ một năm trở lên); có kiến thức chuyên môn thông qua các khóa đào tạo chuyên ngành trồng trọt, những người đã từng là giảng viên nông dân, các chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông được bồi dưỡng qua các lớp ngắn ngày; 2 năm sau đó phải tuyển người có bằng trung cấp theo quy định.
b) Có sức khỏe và trong độ tuổi lao động.
1. Điều kiện tuyển chọn
a) Thủ trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Thú y, Trung tâm Khuyến nông căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Quy định này để tuyển chọn.
b) Ưu tiên tuyển chọn những người tại địa phương.
2. Nguyên tắc tuyển chọn: Việc tuyển chọn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, công khai và minh bạch.
3. Trình tự, thủ tục tuyển chọn: Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục tuyển chọn.
Sau khi tuyển chọn, Thủ trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông (gọi chung là người sử dụng lao động) và nhân viên bảo vệ thực vật, thú y hoặc khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã (gọi chung là người lao động) ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động.
1. UBND cấp xã căn cứ nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông trực tiếp sử dụng lực lượng này trên địa bàn cấp xã; việc sử dụng cho các hoạt động khác (nếu cần) không phải là nhiệm vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp không được quá 1/3 thời gian làm việc trong tháng.
2. Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông cấp huyện trực tiếp quản lý, điều hành, hướng dẫn về nhiệm vụ chuyên môn; hàng tháng, quý và đột xuất tổ chức họp giao ban để các nhân viên này báo cáo, phản ánh tình hình sản xuất của địa phương phụ trách và nhận sự chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ chuyên môn.
3. Trong trường hợp cần thiết do yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh vật nuôi, cây trồng, thủy sản, Thủ trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Thú y, Trung tâm Khuyến nông có quyền điều động nhân viên trong phạm vi mình quản lý trên địa bàn toàn tỉnh; Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông cấp huyện có quyền điều động nhân viên trong phạm vi quản lý trên địa bàn cấp huyện.
Điều 8. Chế độ phụ cấp và nguồn kinh phí chi trả
1. Chế độ phụ cấp
a) Mức phụ cấp hàng tháng:
- Bằng hệ số lương bậc 1 của chức danh Kỹ sư và tương đương so với mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước được áp dụng cho nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông có bằng đại học chuyên ngành trở lên;
- Bằng hệ số lương bậc 1 của chức danh Kỹ thuật viên và tương đương so với mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước được áp dụng cho nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông có bằng trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành;
- Bằng hệ số 1,0 so với mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước được áp dụng cho nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông đã qua lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp hoặc chưa qua đào tạo.
b) Thời gian chi trả phụ cấp được thực hiện từ tháng 01/2012 và chi trả hàng tháng.
c) Người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo quy định của pháp luật) từ tiền phụ cấp của người lao động.
2. Kinh phí chi trả phụ cấp hàng năm cho nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông do ngân sách tỉnh cấp và giao Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông thực hiện việc chi trả.
Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã có thành tích hoặc vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ tại Điều 4 Quy định này được khen thưởng hoặc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện và Sở ngành liên quan chỉ đạo thực hiện Quy định này; định kỳ hàng năm đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động của đội ngũ nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy định này; tổng hợp những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy định đối với nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã.
4. Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y và Trung tâm Khuyến nông
Chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y và Trạm Khuyến nông phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông; định kỳ hàng năm báo cáo việc thực hiện Quy định này.
5. Trạm Bảo vệ Thực vật, Thú y và Khuyến nông cấp huyện
a) Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và phối hợp chặt chẽ các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã trong công tác quản lý và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn.
b) Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật, Thú y và Khuyến nông cấp huyện quản lý nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã.
b) Tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện làm việc cho nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã hoạt động.
7. Nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã
Thực hiện các nhiệm vụ theo Quy định tại Điều 3 Quy định này và nội dung hợp đồng đã ký kết với Thủ trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nội vụ để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ thực vật năm 2013 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 58/2005/QĐ-UB về Quy chế phối hợp hoạt động công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 1718/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012-2015 kèm theo Quyết định 12/2012/QĐ-UBND
- 4Quyết định 782/2008/QĐ-UBND về chế độ phụ cấp cho nhân viên thú y các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 14/2018/QĐ-UBND quy định về nhân viên khuyến nông xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 16/2019/QĐ-UBND quy định về nhân viên khuyến nông xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 5Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông tư 04/2009/TT-BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 8Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ thực vật năm 2013 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Quyết định 58/2005/QĐ-UB về Quy chế phối hợp hoạt động công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Quyết định 1718/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012-2015 kèm theo Quyết định 12/2012/QĐ-UBND
- 11Quyết định 782/2008/QĐ-UBND về chế độ phụ cấp cho nhân viên thú y các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Quyết định 14/2018/QĐ-UBND quy định về nhân viên khuyến nông xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 13Quyết định 16/2019/QĐ-UBND quy định về nhân viên khuyến nông xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Quyết định 14/2012/QĐ-UBND Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, chế độ phụ cấp, tuyển chọn, sử dụng và quản lý nhân viên bảo vệ thực vật, thú y và khuyến nông công tác trên địa bàn cấp xã, tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 14/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/03/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Quách Việt Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết