Hệ thống pháp luật

 BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 14/2008/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CÔNG NGHỆ CÁN, KÉO KIM LOẠI”.

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “ Công nghệ cán, kéo kim loại";
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề: “ Công nghệ cán, kéo kim loại";

Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị- Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “ Công nghệ cán, kéo kim loại " và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27tháng 03năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Công nghệ Cán, Kéo kim loại

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức: Sau khi tốt nghiệp học sinh có khả năng:

+ Trình bày được bản chất của quá trình cán, kéo kim loại; các quy trình công nghệ cán, kéo kim loại; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị cán, kéo kim loại.

+ Trình bày được phương pháp vận hành, điều chỉnh các thiết bị trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

+ Phân tích được nguyên nhân, đưa ra được các giải pháp xử lý các sự cố trong quá trình cán, kéo kim loại.

+ Trình bày được phương pháp tính toán, thiết kế các cụm chi tiết cơ bản trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại thay thế trong quá trình sản xuất như: tính toán, thiết kế lỗ hình trục cán; tính toán chế độ nung; cải tiến được một số công đoạn trong quy trình công nghệ cán, kéo kim loại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.

+ Trình bày được phương pháp tính toán các thông số công nghệ và lập quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm cán, kéo kim loại như: quy trình nung phôi, quy trình cán, quy trình kéo,...

+ Hiểu được các nguyên tắc điều khiển tự động trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

+ Phân tích được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho một dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

+ Hiểu được phương pháp tổ chức, điều hành sản xuất và quản lý một xưởng cán, kéo kim loại hoàn chỉnh, phương pháp kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn.

+ Trình bày được các quy trình, quy phạm an toàn cho từng công việc; cấu tạo, nguyên lý làm việc cách sử dụng của các phương tiện cấp cứu thường dùng trong công nghệ cán, kéo kim loại; phương pháp bảo vệ, cải thiện môi trường lao động trong quá trình sản xuất, nắm vững các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước

- Kỹ năng: Sau khi tốt nghiệp học sinh có khả năng thực hiện các nhóm công việc:

+ Vận hành và điều chỉnh thành thạo các thiết bị trong dây chuyền công nghệ của các cơ sở sản xuất cán, kéo kim loại, đặc biệt là cán, kéo thép.

+ Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình cán, kéo kim loại.

+ Tính toán thiết kế được một số cụm chi tiết cơ bản thay thế trong quá trình sản xuất, cải tiến một số công đoạn trong quy trình công nghệ cán, kéo kim loại nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.

+ Tổ chức và điều hành được quá trình sản xuất của một ca sản xuất trong cơ sở sản xuất cán, kéo kim loại.

+ Kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn.

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện an toàn cấp cứu, sử lý được các tình huống cấp cứu người bị tai nạn trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin, hiến pháp, pháp luật và luật lao động. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của nguời công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mã MH/MĐ

Tên môn học/mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học/mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

I.

Các môn học chung

 

 

450

232

218

MH.01

Chính trị

2+3

1+1

90

32

58

MH.02

Pháp luật

2+3

1+2

30

30

0

MH.03

Giáo dục Thể chất

1+3

1+2

60

20

40

MH.04

Giáo dục quốc phòng

1+3

2+1

75

25

50

MH.05

Tin học

2+3

1+2

75

35

40

MH.06

Ngoại ngữ

2+3

2+1

120

90

30

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

3300

1029

2271

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

330

219

111

MH.07

Vẽ kỹ thuật

1

1

75

50

25

MH.08

Cơ kỹ thuật

1

2

75

50

25

MH.09

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

1

1

45

30

15

MH. 10

Điện kỹ thuật

1

1

45

29

16

MH. 11

Kim loại học và Nhiệt luyện

1

1

90

60

30

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

2970

810

2160

MH. 12

Lý thuyết cán kéo kim loại

1

2

90

60

30

MH. 13

Công nghệ cán kéo kim loại

1

2

75

55

20

MH. 14

Lò nung kim loại

1

1

75

45

30

MH. 15

Thiết bị cán, kéo kim loại

1

2

90

60

30

MH. 16

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

1

2

30

15

15

MĐ.17

Gia công nguội cơ bản

1

2

60

15

45

MĐ.18

Hàn, cắt kim loại cơ bản

1

2

60

15

45

MĐ.19

Chuẩn bị phôi cán

1

1

60

15

45

MĐ.20

Vận hành lò nung liên tục kiểu máy tống dùng nhiên liệu dầu FO

1

1

120

15

105

MĐ.21

Điều chỉnh máy cán hình

1

1

165

15

150

MĐ.22

Vận hành hệ thống làm mát bôi trơn

1

2

30

10

20

MĐ.23

Tổ chức và quản lý sản xuất

2

1

30

20

10

MĐ.24

Vận hành thiết bị lật và điều hướng

2

1

75

10

65

MĐ.25

Vận hành thiết bị cắt trong hệ thống công nghệ cán

2

2

60

10

50

MĐ.26

Vận hành thiết bị làm nguội sản phẩm

2

2

60

10

50

MĐ.27

Kéo dây kim loại

2

2

135

20

115

MĐ.28

Kiểm tra, xử lý và thu hồi sản phẩm

2

2

105

20

85

*MĐ 29

Cán ống hàn

2

2

150

30

120

*MĐ 30

Kéo kim loại màu

2

2

135

45

90

*MĐ 31

Ứng dụng công nghệ khí nén thuỷ lực

2

2

105

30

75

MĐ.32

Thực tập sản xuất 1

II

2

300

0

300

MH.33

Vẽ thiết kế có trợ giúp máy tính (CAD)

III

 

60

20

40

MH.34

Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại

III

 

75

45

30

MH.35

Điều khiển tự động quá trình cán kéo kim loại

III

 

90

45

45

MĐ.36

Tính toán thiết kế lỗ hình trục cán

III

 

120

30

90

MĐ.37

Tính toán chế độ nung phôi cán

III

 

105

25

80

MĐ.38

Lập quy trình công nghệ Cán, kéo kim loại

III

 

120

30

90

*MĐ 39

Cán tấm kim loại

III

 

90

45

45

*MĐ 40

Tính toán thiết kế thiết bị cán

III

 

75

30

45

*MĐ 41

Tính toán thiết kế thiết bị kéo

III

 

45

25

20

MĐ.42

Thực tập sản xuất 2

III

 

180

0

180

 

Tổng cộng

 

 

3750

1261

2489

 


 

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, định hướng phát triển của ngành Thép Việt Nam, giữ gìn và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của người thợ ngành Thép nói riêng.

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo.

+ Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết theo chương trình giáo dục quốc phòng; Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 400h; Trong đó thi tốt nghiệp: 200h.

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 h

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 h

+ Thời gian học bắt buộc: 3150 h; Thời gian học tự chọn: 600 h.

+ Thời gian học lý thuyết: 1029 h ; Thời gian học thực hành: 2271 h

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC:

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại Phụ luc 1B và Phụ lục 2B)

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐCĐN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học/mô đun đào tạo tự chọn và phân phối thời gian:

Mã MH/MĐ

Tên môn học/mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ 29

Cán ống hàn

2

2

150

30

120

MĐ 30

Kéo kim loại màu

2

2

135

45

90

MĐ 31

Ứng dụng công nghệ khí nén và thuỷ lực

2

2

105

30

75

MĐ 39

Cán tấm kim loại

III

2

90

45

45

MĐ 40

Tính toán thiết kế thiết bị cán.

III

2

75

30

45

MĐ 41

Tính toán thiết kế thiết bị kéo.

III

2

45

25

20

 

Tổng cộng

 

 

600

205

395

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo Phụ lục 3B)

4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường:

Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của công nghệ hoặc vùng miền.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong chương trình khung.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học:

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

- Thời gian kiểm tra:       + Lý thuyết: Không quá 120 phút

                                     + Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2. Thi tốt nghiệp:

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24h

 

- Môđun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết và thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24h

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan, thực tập tại một số cơ sở, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề Công nghệ Cán, kéo kim loại

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4.7. Các chú ý khác:

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, môđun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, môđun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 27 tháng 03năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Công nghệ Cán, Kéo kim loại

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương có bổ sung văn hoá trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hàn;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức: Sau khi tốt nghiệp học sinh có khả năng:

+ Trình bày được bản chất của quá trình cán, kéo kim loại; các quy trình công nghệ cán, kéo kim loại; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị cán, kéo kim loại.

+ Trình bày được phương pháp vận hành, điều chỉnh các thiết bị trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

+ Phân tích được nguyên nhân, đưa ra được các giải pháp xử lý các sự cố trong quá trình cán, kéo kim loại.

+ Trình bày được phương pháp tính toán, thiết kế các cụm chi tiết cơ bản trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại thay thế trong quá trình sản xuất như: tính toán, thiết kế lỗ hình trục cán; tính toán chế độ nung; cải tiến được một số công đoạn trong quy trình công nghệ cán, kéo kim loại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.

+ Trình bày được phương pháp tính toán các thông số công nghệ và lập quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm cán, kéo kim loại như: quy trình nung phôi, quy trình cán, quy trình kéo,...

+ Hiểu được các nguyên tắc điều khiển tự động trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

+ Phân tích được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho một dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

+ Hiểu được phương pháp tổ chức, điều hành sản xuất và quản lý một xưởng cán, kéo kim loại hoàn chỉnh, phương pháp kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn.

+ Trình bày được các quy trình, quy phạm an toàn cho từng công việc; cấu tạo, nguyên lý làm việc cách sử dụng của các phương tiện cấp cứu thường dùng trong công nghệ cán, kéo kim loại; phương pháp bảo vệ, cải thiện môi trường lao động trong quá trình sản xuất, nắm vững các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước

- Kỹ năng: Sau khi tốt nghiệp học sinh có khả năng thực hiện các nhóm công việc:

+ Vận hành và điều chỉnh thành thạo các thiết bị trong dây chuyền công nghệ của các cơ sở sản xuất cán, kéo kim loại, đặc biệt là cán, kéo thép.

+ Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình cán, kéo kim loại.

+ Tính toán thiết kế được một số cụm chi tiết cơ bản thay thế trong quá trình sản xuất, cải tiến một số công đoạn trong quy trình công nghệ cán, kéo kim loại nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.

+ Tổ chức và điều hành được quá trình sản xuất của một ca sản xuất trong cơ sở sản xuất cán, kéo kim loại.

+ Kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn.

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện an toàn cấp cứu, sử lý được các tình huống cấp cứu người bị tai nạn trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin, hiến pháp, pháp luật và luật lao động. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của nguời công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, định hướng phát triển của ngành Thép Việt Nam, giữ gìn và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của người thợ ngành Thép nói riêng.

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo.

+ Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết theo chương trình giáo dục quốc phòng; Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 200h; Trong đó thi tốt nghiệp: 80h.

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 h

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 h

+ Thời gian học bắt buộc: 1950 h; Thời gian học tự chọn: 390 h.

+ Thời gian học lý thuyết: 734 h ; Thời gian học thực hành: 1606 h

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC:

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

Mã MH/MĐ

Tên môn học/mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học/mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

I.

Các môn học chung

 

 

210

140

70

MH.01

Chính trị

1

1

45

15

30

MH.02

Pháp luật

1

1

30

10

20

MH.03

Giáo dục Thể chất

1

1

15

15

0

MH.04

Giáo dục quốc phòng

2

1

30

25

5

MH.05

Tin học

2

1

30

20

10

MH.06

Ngoại ngữ

2

1

60

50

10

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

1950

629

1321

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

330

219

111

MH.07

Vẽ kỹ thuật

1

1

75

50

25

MH.08

Cơ kỹ thuật

1

2

75

50

25

MH.09

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

1

1

45

30

15

MH. 10

Điện kỹ thuật

1

1

45

29

16

MH. 11

Kim loại học và Nhiệt luyện

1

1

90

60

30

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

1620

410

1210

MH. 12

Lý thuyết cán kéo kim loại

1

2

90

60

30

MH. 13

Công nghệ cán kéo kim loại

1

2

75

55

20

MH. 14

Lò nung kim loại

1

1

75

45

30

MH. 15

Thiết bị cán, kéo kim loại

1

2

90

60

30

MH. 16

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

1

2

30

15

15

MĐ.17

Gia công nguội cơ bản

1

2

60

15

45

MĐ.18

Hàn, cắt kim loại cơ bản

1

2

60

15

45

MĐ.19

Chuẩn bị phôi cán

1

1

60

15

45

MĐ.20

Vận hành lò nung liên tục kiểu máy tống dùng nhiên liệu dầu FO

1

1

120

15

105

MĐ.21

Điều chỉnh máy cán hình

1

1

165

15

150

MĐ.22

Vận hành hệ thống làm mát bôi trơn

1

2

30

10

20

MĐ.23

Tổ chức và quản lý sản xuất

2

1

30

20

10

MĐ.24

Vận hành thiết bị lật và điều hướng

2

1

75

10

65

MĐ.25

Vận hành thiết bị cắt trong hệ thống công nghệ cán

2

2

60

10

50

MĐ.26

Vận hành thiết bị làm nguội sản phẩm

2

2

60

10

50

MĐ.27

Kéo dây kim loại

2

2

135

20

115

MĐ.28

Kiểm tra, xử lý và thu hồi sản phẩm

2

2

105

20

85

*MĐ 29

Cán ống hàn

2

2

150

30

120

*MĐ 30

Kéo kim loại màu

2

2

135

45

90

*MĐ 31

Ứng dụng công nghệ khí nén thuỷ lực

2

2

105

30

75

MĐ.32

Thực tập sản xuất

II

2

300

0

300

 

Tổng cộng

 

 

2550

869

1681

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại Phụ luc 1A và Phụ lục 2A)

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐCĐN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học/mô đun đào tạo tự chọn và phân phối thời gian:

Mã MH/MĐ

Tên môn học/mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ 29

Cán ống hàn

2

2

150

30

120

MĐ 30

Kéo kim loại màu

2

2

135

45

90

MĐ 31

Ứng dụng công nghệ khí nén và thuỷ lực

2

2

105

30

75

MĐ 39

Cán tấm kim loại

III

2

90

45

45

MĐ 40

Tính toán thiết kế thiết bị cán.

III

2

75

30

45

MĐ 41

Tính toán thiết kế thiết bị kéo.

III

2

45

25

20

 

Tổng cộng

 

 

600

205

395

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo Phụ lục 3A)

4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường:

Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của công nghệ hoặc vùng miền.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong chương trình khung.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học:

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

- Thời gian kiểm tra:       + Lý thuyết: Không quá 120 phút

                                    + Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2. Thi tốt nghiệp:

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24h

 

- Môđun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết và thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24h

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan, thực tập tại một số cơ sở, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề Công nghệ Cán, kéo kim loại

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4.7. Các chú ý khác:

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, môđun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, môđun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 14/2008/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề công nghệ cán, kéo kim loại do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 14/2008/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/03/2008
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Đàm Hữu Đắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 311 đến số 312
  • Ngày hiệu lực: 11/06/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 12/09/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản