Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1394/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG VÀ HIỆN ĐẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2021

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về Phát triển Nông nghiệp toàn diện bền vững và hiện đại giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 21/5/2021; ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 39/TTr-STC ngày 27/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung và phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại tỉnh Lâm Đồng năm 2021, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu: Tạo nguồn lực, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao tại Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại trong giai đoạn 2021-2025.

2. Nội dung thực hiện:

2.1. Cơ cấu, bố trí sắp xếp lại các sản phẩm chủ lực của tỉnh

a) Chuyển đổi sản xuất trên 8.000 ha đất sản xuất kém hiệu quả, gồm đất trồng lúa 1.800 ha; chuyển đổi cây trồng trên đất trồng điều 400 ha; chuyển đổi giống cây trồng khác 800 ha; tái canh, ghép cải tạo cà phê 5.000 ha; phát triển khoảng 150 ha lúa chất lượng cao; duy trì diện tích canh tác khoảng 300.000 ha; tổng đàn vật nuôi 580 ngàn gia súc, 11 triệu gia cầm và trên 13 ngàn tấn kén tằm.

b) Hỗ trợ thực hiện các mô hình điểm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chuyển đổi giống cây trồng.

c) Thực hiện nhập khẩu, khảo nghiệm lựa chọn các giống hoa có bản quyền, giá trị thương mại cao, thích nghi với điều kiện canh tác phục vụ cho sản xuất nội tiêu và xuất khẩu; nâng giá trị gia tăng của ngành hoa và phát triển thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành.

2.2. Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp:

a) Xây dựng, hoàn thiện 10 quy trình canh tác (sản xuất một số đối tượng cây trồng, trồng xen trên cây công nghiệp cây ăn quả, luân canh trên đất lúa kém hiệu quả để nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi sản xuất) xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản xuất cây giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh.

b) Tổ chức 01 hội thảo khoa học về ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh; 01 triển lãm giới thiệu máy móc thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

c) Thực hiện 05 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, cụ thể:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 02 mô hình ứng dụng đồng bộ các giải pháp IoT trong sản xuất và quản lý chất lượng nông sản tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh gắn với các chuỗi liên kết; 02 mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch sản phẩm tại Di Linh, Lâm Hà.

- Thực hiện 03 mô hình nông nghiệp hướng thông minh tại thành phố Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng; nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện Đam Rông, Lạc Dương, Lâm Hà và Bảo Lâm.

2.3. Phát triển sản xuất an toàn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu:

a) Thực hiện giảm diện tích nhà kính trên địa bàn tỉnh: kiểm tra, xử lý, tháo dỡ toàn bộ nhà kính, nhà lưới trên diện tích đất lâm nghiệp, đặc biệt là các khu vực dọc tuyến đường cao tốc Liên Khương - Prenn, các tuyến đường đèo: Prenn, Mimoza, tuyến đường ĐT.723 (Quốc lộ 27C), các tuyến đường cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt, chân núi Langbiang để sử dụng đất đúng mục đích cho mục tiêu phát triển rừng, đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị.

b) Xác định vùng không xây dựng, vùng hạn chế, vùng sản xuất nông nghiệp bằng nhà kính; quy định tiêu chí, mật độ xây dựng nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp với thực tiễn sản xuất; thiết kế mẫu về nhà kính, nhà lưới đồng bộ các công năng, đảm bảo cảnh quan, môi trường.

c) Duy trì và mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp bền vững thông qua thực hiện các hình thức xen canh, bảo tồn tài nguyên đất, nước, rừng, giảm phát thải và cải thiện cảnh quan môi trường nông nghiệp.

d) Tăng tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao giá trị, sản lượng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

2.4. Đẩy mạnh chế biến nông sản, phát triển thương hiệu, sản phẩm OCOP và xúc tiến thương mại

a) Xây dựng mã số vùng trồng để kiểm soát chất lượng và đáp ứng các điều kiện xuất khẩu; trước mắt tập trung cho các sản phẩm trái cây và rau, hoa nhằm giải quyết các rào cản thương mại, tăng sản lượng xuất khẩu nông sản.

b) Triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm gắn với hoạt động quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, trong năm 2021 phát triển thêm 25 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 05 sản phẩm OCOP quốc gia.

c) Xây dựng, vận hành thử nghiệm cổng thông tin nông sản điện tử tỉnh Lâm Đồng nhằm quảng bá thương hiệu và kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và các mặt hàng nông sản của tỉnh đến với hệ thống phân phối, tiêu dùng trên cả nước.

d) Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, số lượng sản phẩm lớn, chất lượng đồng đều. Tạo sự gắn kết giữa sản xuất và chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành mới ít nhất 20 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, nâng tổng số chuỗi toàn tỉnh đạt khoảng 185 chuỗi, quy mô liên kết trong trồng trọt đạt khoảng 29.000 ha với sản lượng trên 400 ngàn tấn; chăn nuôi đạt khoảng 01 triệu con với sản lượng trên 160 ngàn tấn.

2.5. Phát triển hệ thống thủy lợi, nước sạch và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất:

a) Tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, đảm bảo nước tưới cho sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2021-2022; chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai; thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là ngập lụt, sạt lở bờ sông.

b) Rà soát, đánh giá, kịp thời đầu tư nâng cấp, sửa chữa những hư hỏng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, công trình thủy lợi để vận hành có hiệu quả; đảm bảo các chỉ số đầu ra; đồng thời tập trung hoàn thành đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi đảm bảo đúng tiến độ.

c) Tổ chức và đổi mới phương thức quản lý khai thác công trình thủy lợi; thực hiện đúng các quy định pháp luật về thủy lợi trong quản lý, vận hành khai thác các công trình thủy lợi.

2.6. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới

a) Tiếp tục hỗ trợ thành lập mới 20 hợp tác xã, đảm bảo mỗi xã nông thôn mới đều có mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả; thực hiện 01 mô hình điểm về hợp tác xã điển hình tiên tiến tại huyện Cát Tiên.

b) Tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất của các đơn vị.

c) Thực hiện 02 dự án hỗ trợ phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống đồng thời thực hiện hỗ trợ công tác tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương mại cho các làng nghề gắn với phát triển du lịch.

d) Tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn và lồng ghép để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới đặc biệt là các tiêu chí mang tính bền vững như thu nhập, môi trường; các tiêu chí kiểm mẫu, nâng cao.

2.7. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước thuộc ngành, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

a) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ công tác quản lý phát triển nông nghiệp gồm: đánh giá công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ngành, trình độ sản xuất của người dân.

b) Tăng cường công tác kiểm gia, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp; chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm; đặc biệt đối với các nông sản sử dụng thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành".

c) Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021-2025 và định hướng, kế hoạch chuyển đổi sản xuất trên các diện tích đất kém hiệu quả, xen canh các diện tích cây công nghiệp.

III. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

1. Xây dựng các mô hình điểm về chuyển đổi sản xuất, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, cơ giới hóa: thực hiện theo quy định tại Điều 3, Nghị quyết 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng và phát triển sản xuất lúa chất lượng cao: hỗ trợ 50% chi phí giống để thực hiện chuyển đổi cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp huyện quyết định dựa trên chi phí giống cây trồng thực tế tại địa phương (tiếp tục áp dụng mức hỗ trợ đã được phê duyệt, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020).

3. Mô hình điểm về hợp tác xã điển hình tiên tiến: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thực hiện; các nội dung hỗ trợ thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng chính phủ.

4. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục, công nhận và phát triển làng nghề truyền thống: thực hiện theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.

5. Hỗ trợ phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí phát triển sản phẩm OCOP, mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/sản phẩm (tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh);

6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tối đa không quá 25 triệu/đơn vị/lần tham gia; đối với các hoạt động xúc tiến do tỉnh tổ chức theo kế hoạch, dự toán cụ thể được phê duyệt.

IV. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện kế hoạch: 15.390 triệu đồng (Mười lăm tỷ, ba chín mươi triệu đồng chẵn).

2. Phân bổ các đơn vị, địa phương:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 7.770 triệu đồng.

b) UBND các huyện, thành phố: 7.620 triệu đồng.

- Thành phố Đà Lạt: 510 triệu đồng;

- Thành phố Bảo Lộc: 210 triệu đồng;

- Huyện Đam Rông: 560 triệu đồng;

- Huyện Lạc Dương: 560 triệu đồng;

- Huyện Lâm Hà: 610 triệu đồng;

- Huyện Đơn Dương: 510 triệu đồng;

- Huyện Đức Trọng: 710 triệu đồng;

- Huyện Di Linh: 610 triệu đồng;

- Huyện Bảo Lâm: 760 triệu đồng;

- Huyện Đạ Huoai: 560 triệu đồng;

- Huyện Đạ Tẻh: 1.060 triệu đồng;

- Huyện Cát Tiên: 960 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1, 2 kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch và là đầu mối, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại.

b) Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch thuộc nhiệm vụ của ngành; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về nội dung và kết quả, hiệu quả thực hiện.

c) Hướng dẫn về mặt chuyên môn UBND các huyện, thành phố triển khai các nội dung được phân bổ kinh phí từ ngân sách tỉnh phù hợp với định hướng của ngành, điều kiện cụ thể của từng địa phương đảm bảo hiệu quả.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

3. Sở Công Thương:

a) Phối hợp tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách và hoạt động thúc đẩy tiêu thụ nông sản; hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

b) Xây dựng và triển khai các chính sách, đề án thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch; hệ thống logistics gắn với các vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử cho nông sản trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, kiểm soát nhà kính trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính khả thi, đúng quy định.

5. Hội Nông dân tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp huyện trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức giám sát, tham gia đánh giá hiệu quả các nội dung kế hoạch tại các địa phương và toàn tỉnh.

6. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn; phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai kế hoạch cụ thể gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của phương.

b) Cân đối nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép huy động tổng hợp các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện kế hoạch; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn triển khai các nội dung được giao đảm bảo mục tiêu, hiệu quả và đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Hội Nông dân tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1.

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN TOÀN DIỆN BỀN VỮNG HIỆN ĐẠI NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 1394/QĐ-UBND ngày 01/6/2021 của UBND tỉnh)

Số TT

Hạng mục thực hiện

Dự toán kinh phí đề nghị phân bổ

Đơn vị thực hiện

I

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

9.190

 

1

Cơ cấu lại sản xuất, nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả

4.700

 

a

Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả (hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng; thực hiện các mô hình điểm về chuyển đổi mô hình sản xuất).

4.000

UBND các huyện, thành phố

b

Nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi

700

 

 

Hỗ trợ phát triển lúa chất lượng cao

500

UBND các huyện, thành phố

 

Thực hiện dự án nhập khẩu, mua bản quyền giống

200

Sở NN&PTNT

2

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh

4.090

 

 

Mô hình nông nghiệp ứng dụng đồng bộ công nghệ thông minh.

600

Sở NN&PTNT

 

Mô hình sản xuất nông nghiệp hướng thông minh

900

UBND các huyện, thành phố

 

Nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1.000

 

Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình trong sản xuất (kỹ thuật canh tác phục vụ chuyển đổi sản xuất, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh)

300

Sở NN&PTNT

 

Đánh giá công nhận mới các vùng công nghệ cao, chứng nhận doanh nghiệp, hợp tác xã công nghệ cao

100

 

Hội thảo Khoa học giới thiệu công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp

90

 

Triển lãm giới thiệu máy móc thiết bị sản xuất cơ giới hóa nông nghiệp

500

 

Hỗ trợ các máy móc, mô hình để phục vụ cơ giới hóa

600

3

Sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

400

 

Xây dựng mô hình sản xuất bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

300

Sở NN&PTNT

 

Xây dựng các quy định liên quan để quản lý nhà kính,

100

Sở NN&PTNT

II

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.150

 

1

Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

500

 

 

Xây dựng mô hình điểm về hợp tác xã điển hình, tiên tiến.

250

Sở NN&PTNT

 

Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã

200

 

Hội nghị đối thoại giữa cơ quan nhà nước với hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

50

2

Hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

400

 

 

Hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề

400

Sở NN&PTNT

3

Chương trình OCOP

1.250

 

 

Hỗ trợ phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP

1.100

UBND các huyện, thành phố

 

Hỗ trợ đánh giá, phân hạng, chứng nhận sản phẩm OCOP

30

Sở NN&PTNT

120

UBND các huyện, thành phố

III

THỦY LỢI, NƯỚC SẠCH

700

 

 

Đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch đầu tư, quản lý công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn.

200

Sở NN&PTNT

 

Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

500

IV

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

800

 

1

Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết trong sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm

500

Sở NN&PTNT

2

Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh

200

3

Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử nông sản

100

V

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước

1.700

 

1

Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền triển khai các quy trình kỹ thuật, phương thức sản xuất, các hình thức đổi mới quan hệ sản xuất; phát triển thương hiệu, thị trường.. nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của người dân và cán bộ quản lý

700

Sở NN&PTNT

2

Kiểm tra, giám sát chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, ATVSTP, chất lượng nông sản sử dụng các thương hiệu đặc biệt đối với nhãn hiệu "Đà Lạt, Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" (bao gồm chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu)

700

300

VI

Tổ chức thực hiện

850

 

1

Theo dõi, cập nhật chỉ tiêu tái cơ cấu ngành của tỉnh

50

Sở NN&PTNT

2

Hội nghị triển khai, sơ kết, chuyên đề, tổng kết thực hiện kế hoạch

100

3

Kinh phí xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

200

4

Kinh phí quản lý

500

TỔNG CỘNG

15.390

 

 

PHỤ LỤC 2.

PHÂN BỔ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN TOÀN DIỆN BỀN VỮNG HIỆN ĐẠI NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 1394/QĐ-UBND ngày 01/6/2021 của UBND tỉnh)

tt

Hạng mục công việc

Đà Lạt

Bảo Lộc

Đam Rông

Lạc Dương

Lâm Hà

Đơn Dương

Đức Trọng

Di Linh

Bảo Lâm

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

Tổng cộng

1

Hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả (chuyển đổi giống cây trồng; thực hiện các mô hình điểm về chuyển đổi mô hình sản xuất).

100

100

200

200

250

100

300

500

450

500

700

600

4.000

2

Hỗ trợ phát triển lúa cao sản, lúa chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

250

250

500

3

Mô hình sản xuất nông nghiệp hướng thông minh

300

 

 

 

 

300

300

 

 

 

 

 

900

4

Nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

300

250

250

 

 

 

200

 

 

 

1.000

5

Hỗ trợ phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP

100

100

50

100

100

100

100

100

100

50

100

100

1.100

6

Hỗ trợ đánh giá, phân hạng, chứng nhận sản phẩm OCOP

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

120

Tổng cộng

510

210

560

560

610

510

710

610

760

560

1.060

960

7.620

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1394/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại tỉnh Lâm Đồng năm 2021

  • Số hiệu: 1394/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/06/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản