- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 8Công văn 4786/VPCP-CN năm 2019 về chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch chung bốn đô thị thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1384/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 10 tháng 8 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP, ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ - CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, ngày 06 tháng 5 năm 2015 Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 4786/VPCP-CN ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch chung bốn đô thị thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Quyết định số 2297/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh Hà Giang, thành lập Hội đồng thẩm định Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung 04 đô thị - Trung tâm du lịch thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao Nguyên Đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Văn bản số 3390/BXD-QHKT, ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ Xây dựng về việc góp ý kiến điều chỉnh Quy hoạch chung 04 đô thị thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;
Căn cứ kết luận của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tại Văn bản số 288-KL/BCSĐ ngày 07 tháng 8 năm 2020 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung 04 đô thị thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định theo Quyết định số 414/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh Hà Giang tại báo cáo số 10/BC-HĐTĐ ngày 29 tháng 7 năm 2020, báo cáo kết quả thẩm định đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng với những nội dung sau:
1. Tên đồ án điều chỉnh quy hoạch:
Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030.
2. Địa điểm điều chỉnh quy hoạch:
Thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
3. Phạm vi và quy mô điều chỉnh quy hoạch:
- Theo Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là QH438), khu vực lập Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc địa giới hành chính thị trấn Mèo vạc có diện tích 2.005,7ha, có ranh giới được xác định như sau:
Phía Đông giáp xã Giàng Chu Phìn;
Phía Tây giáp xã Tả Lủng;
Phía Nam giáp xã Tát Ngà.
Phía Bắc giáp xã Pả Vi.
- Khu vực tập trung điều chỉnh quy hoạch chung có vị trí tại trung tâm thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào điều chỉnh quy hoạch là khu vực nội thị có diện tích khoảng 220ha, được xác định như sau:
Phía Tây và phía Đông giáp đất nông nghiệp, lâm nghiệp;
Phía Nam giáp núi đá và đất lâm nghiệp;
Phía Bắc giáp xã Pả Vi.
4. Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch:
- Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang nói chung và thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc nói riêng. Phát triển đô thị trên cơ sở phù hợp với các nguồn lực và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo định hướng phát triển cho thị trấn Mèo Vạc trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Mèo Vạc và là Trung tâm du lịch khoa học mạo hiểm, thương mại cửa khẩu của Cao nguyên đá Đồng Văn tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030.
- Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững, nâng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác lập kế hoạch, triển khai xây dựng; lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng... và quản lý xây dựng đô thị.
5.1. Quy mô:
a) Theo Quy hoạch 438:
Diện tích tự nhiên 2.005,7 ha. Diện tích đất xây dựng hiện trạng 86 ha, dự kiến đến năm 2030 khoảng 130 - 135 ha. Dân số hiện trạng 5.454 người, dự báo đến năm 2030 khoảng 8.500 - 9.500 người.
b) Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
Diện tích tự nhiên 2.005,7 ha. Diện tích đất xây dựng hiện trạng 70 ha, dự kiến đến năm 2030 khoảng 151 ha. Dân số hiện trạng 8.180 người, dự báo đến năm 2030 khoảng 9.000 người, trong đó dân số khu vực nội thị là khoảng 8.000 người.
5.2. Tính chất và chức năng:
a) Theo Quy hoạch 438:
Là trung tâm khoa học địa chất, dịch vụ thương mại, liên kết với khu vực mở rộng để phát triển du lịch nghiên cứu, dã ngoại, thể thao mạo hiểm, thương mại cửa khẩu; trung tâm tiểu thủ công nghiệp, chế biến công nghệ cao gắn với vùng nông, lâm sản; trung tâm giao lưu sinh hoạt văn hóa, thể thao, điêu khắc, cắm trại, dã ngoại...;
b) Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
- Trung tâm khoa học địa chất, dịch vụ thương mại, liên kết với khu vực mở rộng để phát triển du lịch nghiên cứu, dã ngoại, thể thao mạo hiểm, thương mại cửa khẩu. Để đảm bảo phát triển theo định hướng là Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm, thương mại cửa khẩu, thị trấn Mèo Vạc cần liên kết với các xã Pả Vi, Pải Lủng (phát triển các hoạt động tham quan, dã ngoại nghiên cứu khoa học, thể thao thám hiểm, mạo hiểm...), xã Xín Cái, cửa khẩu Săm Pun để phát triển dịch vụ thương mại cửa khẩu.
- Trung tâm tiểu thủ công nghiệp, chế biến công nghệ cao gắn với vùng nông sản, đặc biệt là chăn nuôi bò vàng.
- Trung tâm dã ngoại, khu cắm trại gắn với chuỗi công viên đô thị, các hoạt động giao lưu sinh hoạt văn hóa, thể thao, điêu khắc... ngoài trời, dành cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có thể ở lại trong nhiều tuần.
- Trung tâm hành chính, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật huyện Mèo Vạc.
5.3 Phân khu chức năng:
a) Theo Quy hoạch 438:
Phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm huyện Mèo Vạc và các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch: Trung tâm chuyển giao đa phương tiện; tổ hợp khách sạn chất lượng cao; lâm viên Mèo Vạc; công viên nghỉ dưỡng sinh thái; khu nghỉ dưỡng sinh thái làng bản; làng văn hóa dân tộc Lô Lô Sảng Pả A.
b) Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
- Phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm huyện Mèo Vạc (Các khu chức năng hành chính, công vụ và đô thị): Khu trung tâm hành chính; Khu trung tâm y tế ; Khu trung tâm giáo dục; Khu trung tâm thể dục thể thao - sân vận động; Các khu ở đô thị và Khu trung tâm dịch vụ thương mại (mang màu sắc thương mại cửa khẩu, với sự tăng cường liên kết về phát triển hàng hóa với cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng).
- Phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch: Trung tâm chuyển giao đa phương tiện; tổ hợp khách sạn chất lượng cao; lâm viên Mèo Vạc; công viên nghỉ dưỡng sinh thái; khu nghỉ dưỡng sinh thái làng bản; làng văn hóa dân tộc Lô Lô Sảng Pả A.
5.4. Định hướng phát triển không gian và thiết kế đô thị:
a) Theo Quy hoạch 438:
- Phân vùng cảnh quan:
Vùng bảo vệ cảnh quan: Diện tích 760 ha, gồm các khu vực có giá trị địa chất, các khu vực rừng phòng hộ. Hạn chế xây dựng mới, chủ yếu các công trình về an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại các làng bản hiện hữu.
Các công viên cây xanh cảnh quan: Diện tích 1.161,7 ha, gồm các khu vực cây xanh cảnh quan tự nhiên và các công viên cây xanh.
Vùng phát triển hiện hữu: Diện tích 35 ha, tập trung dọc theo quốc lộ 4C, tỉnh lộ 176. Hạn chế xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình công cộng, cơ quan hành chính... để tăng cường mỹ quan đô thị.
Vùng phát triển xây dựng mới: Diện tích 49 ha, gồm các khu ở mật độ thấp kết hợp homestay, một số cơ quan, công trình dịch vụ thương mại.
- Tổ chức không gian cảnh quan:
Hạn chế xây dựng mới tại khu trung tâm hiện hữu phát triển, tập trung cải tạo, chỉnh trang các công trình nhằm tăng mỹ quan đô thị. Khai thác quỹ đất trống để phát triển các công viên, vườn hoa, không gian sinh hoạt cộng đồng để nâng cao chất lượng môi trường.
Tổ chức không gian mở gắn với biển chỉ dẫn, các cụm công trình mỹ thuật, tượng đài nhỏ, cây xanh vườn hoa... tại cửa ngõ phía Bắc hướng đi thị trấn Đồng Văn, cửa ngõ phía Tây hướng đi đô thị Yên Minh và cửa ngõ phía Đông Nam hướng đi tỉnh Cao Bằng.
Xây dựng không gian quảng trường tại các công viên chuyên đề, tạo dựng các không gian sinh hoạt cộng đồng kết hợp với cảnh quan tự nhiên.
Xây dựng chuỗi công viên chuyên đề liên hoàn theo hướng Bắc - Nam, kết nối với nhau bằng tuyến đi bộ. Trọng tâm là khu lâm viên Mèo Vạc, bao gồm các khu trưng bày địa chất, quảng trường, cụm dịch vụ, nghiên cứu khoa học... phục vụ nghiên cứu, giáo dục đào tạo về địa chất, sinh học, môi trường. Khai thác tối ưu kiến trúc truyền thống bản địa.
Nâng cấp, cải tạo cảnh quan đô thị trên quốc lộ 4C hiện hữu. Tăng cường cây xanh tuyến phố, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, biên chỉ dẫn... tổ chức tuyến đi bộ Lộc Viễn Tài, cải tạo cảnh quan đô thị, đồng bộ biển hiệu cửa hàng, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, tiện ích đô thị, trồng các loại cây bản địa trên toàn tuyến. Tổ chức tuyến đi bộ làng văn hóa Sảng Pả A, tôn tạo và phát huy kiến trúc truyền thông, tăng cường cây xanh tuyến phố.
b) Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
Kế thừa các định hướng của QH438, mở rộng khu vực phát triển mới về phía xã Pả Vi so với QH438. Vùng được quy định mật độ xây dựng tối đa 50%, tầng cao từ 1-3 tầng. Phát triển và củng cố các mối liên hệ về dịch vụ, đặc biệt là giao thông với các khu vực lân cận, đưa Mèo Vạc trở thành trung tâm du lịch khoa học địa chất, trung tâm dịch vụ (điểm dừng chân, cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú, thương mại, ...) của du khách, phân phối khách đến các khu vực du lịch tham quan di sản địa chất, du lịch mạo hiểm khác (Mã Pì Lèng, hẻm vực Tu Sản, các chợ phiên vùng cao, khu vực khám phá địa hình qua các cung đường mạo hiểm, ...), phát huy vai trò của “Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu”.
5.5. Quy hoạch sử dụng đất:
Giữ nguyên các tên đất theo QH438, bổ sung đất ở hỗn hợp và điều chỉnh chức năng đất tại các vị trí trong đồ án.
Kết quả điều chỉnh tổng hợp như sau:
STT | HẠNG MỤC | QB 438 | Phương án điều chỉnh | ||
Diện tích (ha) | Chỉ tiêu (m2/người) | Diện tích (ha) | Chỉ tiêu (m2/người) | ||
| TỔNG DIỆN TÍCH | 2.005,71 |
| 2.005,71 |
|
I | Đất xây dựng (I.1 I.2) | 141,03 |
| 151,27 |
|
1 | Đất dân dụng | 85,35 | 127,39 | 107,08 | 159,82 |
1.1 | Đất ở | 49,88 | 74,45 | 68,93 | 102,88 |
| Đất ở hiện trạng mật độ cao | 12,23 |
| 25,01 |
|
| Đất ở hiện trạng mật độ thấp | 31,95 |
| 31,97 |
|
| Đất ở mới | 5,7 |
| 9,74 |
|
| Đất ở hỗn hợp | 0 |
| 2,22 |
|
1.2 | Đất công cộng | 6,79 | 10,13 | 8,86 | 13,23 |
| Đất y tế | 0,36 |
| 0,28 |
|
| Đất giáo dục | 4,13 |
| 5,16 |
|
| Đất công cộng khác | 2,3 |
| 3,42 |
|
1.3 | Đất cây xanh TDTT | 11,89 | 77,75 | 13,54 | 20,20 |
1.4 | Đất giao thông đô thị | 16,79 | 25,06 | 15,75 | 23,51 |
2 | Đất ngoài khu dân dụng | 55,68 |
| 44,19 |
|
2.1 | Đất cơ quan (cấp huyện) | 3,79 |
| 4,72 |
|
2.1 | Đất y tế (cấp huyện) | 1,51 |
| 1,52 |
|
2.3 | Đất giáo dục (cấp huyện) | 1.91 |
| 0,71 |
|
2.4 | Đất công cộng | 3,03 |
| 2,57 |
|
2.5 | Đất dịch vụ du lịch | 9,26 |
| 8,94 |
|
2.6 | Đất cây xanh, công viên TDTT | 7,77 |
| 3,33 |
|
2.7 | Đất công nghiệp | 0,17 |
| 0,51 |
|
2.8 | Đất quân sự | 2,4 |
| 2,05 |
|
2.9 | Đất giao thông đối ngoại | 23,66 |
| 18,05 |
|
2.10 | Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật | 0,75 |
| 1,00 |
|
2.11 | Đất nghĩa trang | 1,43 |
| 0,79 |
|
II | Đất khác | 1.864,68 |
| 1.854,44 |
|
1 | Đất nông nghiệp | 700,81 |
| 502,90 |
|
2 | Đất cây xanh cảnh quan | 53,93 |
| 52,51 |
|
3 | Đất rừng sản xuất | 110,59 |
| 0,00 |
|
4 | Đất rừng phòng hộ | 700,47 |
| 375,93 |
|
5 | Đất rừng đặc dụng | 0 |
| 599,54 |
|
6 | Mặt nước | 1,95 |
| 0,91 |
|
7 | Đất dự trữ phát triển | 21,94 |
| 16,28 |
|
8 | Đất không sử dụng (núi đá) | 274,99 |
| 306,37 |
|
5.6. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
5.6.1. Giao thông:
a) Theo Quy hoạch 438:
- Giao thông đối ngoại của khu vực quy hoạch được xác định là tuyến quốc lộ 4C và tỉnh lộ 176. Quốc lộ 4C: Đoạn ngoài khu vực xây dựng đô thị có quy mô 10,5m, lòng đường 7,5m, lề đường mỗi bên 1,5m; Đoạn trong khu vực xây dựng đô thị có quy mô 22 - 25m, lòng đường 15m, vỉa hè mỗi bên 3,5 - 5m. Tỉnh lộ 176: Đoạn qua khu vực xây dựng đô thị có quy mô đường từ 14,5 - 17,5m, lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3,5-5m; Đoạn ngoài khu vực xây dựng đô thị có quy mô đường 8m, lòng đường 6m, lề đường mỗi bên 1m.
- Giao thông đối nội:
Mạng lưới đường nội bộ khu du lịch được quy hoạch theo mô hình xương cá, với quốc lộ 4C là trục chính. Các tuyến giao thông chính được thiết kế đến các khu ở và các khu chức năng của khu vực quy hoạch.
Về chỉ giới đường: Đường trục chính đô thị 22 - 25m. Đường liên khu vực và đường chính khu vực từ 14,5 - 17,5m. Đường khu vực từ 12 - 15m. Cải tạo nâng cấp các tuyến đường liên xã, quy mô đường từ 6,5 - 7,5m.
b) Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
- Giao thông đối ngoại:
Điều chỉnh quy mô mặt cắt quốc lộ 4C đoạn không qua thị trấn mặt cắt 1-1 lên 22,0m.
Tuyến Quốc lộ 4C đoạn từ trung tâm thị trấn hướng đi Cao Bằng, mặt cắt 2-2 bề rộng lòng đường 10,5m; 2 bên lề đường mỗi bên 3m.
Tuyến đường ĐT.176 đoạn từ QL4C đi Cán Chu Phin, hướng cửa khẩu Săm Pun (mặt cắt 7-7) bề rộng 10m.
- Giao thông đối nội:
Điều chỉnh hướng tuyến, quy mô mặt cắt các tuyến giao thông nội bộ bao gồm: Tuyến đường liên khu vực quy mô mặt cắt 2-2: 18,0m. Tuyến đường chính khu vực quy mô mặt cắt 3-3: 17m. Tuyến đường khu vực quy mô mặt cắt 4-4: 13,5m. Các tuyến đường nội bộ mặt cắt 5-5, 6-6 lần lượt bề rộng 11,5 và 6,5m.
Điều chỉnh hướng tuyến các tuyến đường hiện trạng cập nhật chưa đúng và điều chỉnh giảm một số tuyến giao thông nội bộ chưa phù hợp.
- Các công trình giao thông: Không xây dựng thêm, mở rộng bến xe hiện trạng từ 0,43 ha lên 0,66 ha.
5.6.2. San nền và thoát nước mưa:
a) San nền (Thiết kế san nền giữ theo phương án của QH438):
- Do địa hình thị trấn Mèo Vạc phần lớn là núi cao, không thuận tiện cho việc xây dựng công trình nên diện tích đất dành cho xây dựng rất hạn chế. Lựa chọn phương án san nền cục bộ để xây dựng các công trình cần thiết nhằm tránh phá vỡ cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là các khối đá tai mèo hình thành bản sắc riêng của khu vực. Ngoài ra, tận dụng đất tại các khu vực đào để đổ xuống các khu vực trũng đắp tạo mặt bằng phát triển dân cư và các khu chức năng khác theo quy hoạch.
- Khu vực dân cư ổn định dọc quốc lộ 4C, ĐT.176 có cốt xây dựng từ 953m đến 1.019m. Các khu vực xây dựng mới lựa chọn cốt xây dựng theo các khu vực đã xây dựng tiếp giáp và hướng dốc chung của thị trấn từ phía Nam xuống phía Bắc.
b) Thoát nước mưa:
Hướng thoát, kết cấu hệ thống thoát nước mưa không thay đổi so với QH438.
- Kết cấu: Dùng kết cấu hỗn hợp, mương hở và mương nắp đan đúc sẵn. Mương nắp đan được xây dựng tại vị trí có công trình xây dựng, mương hở xây dựng những chỗ không có công trình xây dựng.
- Chia thành 5 lưu vực lớn, nước từ 5 lưu vực sẽ được thu theo hệ thống cống ngầm và mương hở nằm trên các tuyến đường giao thông và dẫn nước đến cổng trên QL 4C.
- Hướng thoát nước chủ yếu là hướng Bắc - Nam.
5.6.3. Cấp điện:
a) Theo Quy hoạch 438:
- Nguồn điện được lấy từ lưới điện Quốc gia: Đường dây 35KV lộ 377 từ trạm trung gian 110KV Yên Minh và Đường dây 35KV lộ 371 từ Đồng Văn tới.
- Cải tạo kết hợp xây dựng mới 13 trạm biến áp 35/0,4KV, có công suất từ 180KVA đến 750KVA.
- Tổng công suất các trạm biến áp: 6.040KVA
b) Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
- Nguồn cấp: Từ đường dây 35kV lộ 377 trạm 110kV Yên Minh và lộ 373 trạm Yên Minh (qua Đồng Văn) và dự kiến 1 phần được lấy từ đường dây 35kV từ Cao Bằng tới.
- Tổng nhu cầu sử dụng điện mới là 8.040,15kW. Tổng công suất các trạm biến áp: 9.240 kVA.
- Tăng chỉnh 1 số trạm biến áp phù hợp với nhu cầu sử dụng điện mới. Cải tạo 10 và kết hợp xây dựng mới 8 trạm biến áp 35/0,4 KV, có công suất từ 250kVA đến 1.000kVA
- Giữ nguyên hướng tuyến lưới 35KV các lộ 371, 377 và các tuyến nhánh khác. Tổng chiều dài toàn tuyến dây dẫn đoạn qua thị trấn: 12,80km. Tổng chiều dài tuyến dây dẫn qua thị trấn: 2,29km.
- Xây mới mạng lưới tuyến nhánh 35KV đi nổi kết nối các tuyến 35KV đường trục với hệ thống trạm biến áp phân phối, tổng chiều dài toàn tuyến: 7,02km.
- Chiếu sáng đô thị:
Điện chiếu sáng đi chung với lưới điện sinh hoạt bố trí trên các cột điện của mạng lưới điện đô thị.
Bổ sung hoàn thiện các thiết bị chiếu sáng đô thị như đèn đường, đèn trong công viên, hay các dải cây xanh đường phố.
Các thiết bị chiếu sáng được lắp đặt đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như an toàn trong giao thông song cũng phải tính toán tiết kiệm điện năng.
Ánh sáng cũng cần được sử dụng trong quảng cáo trang trí tạo điểm nhấn về hình ảnh đô thị đang trên đà phát triển, đặc biệt Mèo Vạc là thị trấn có chức năng du lịch vui chơi giải trí, do đó càng cần phải quan tâm chỉnh trang diện mạo mà tiện ích đô thị, tạo sức hút đối với du khách.
Lưới điện chiếu sáng đèn đường sử dụng đèn cao áp lắp trên cột thép tròn hoặc bát giác cao từ 10-12m. Trong khu ở hiện hữu có lưới điện chiếu sáng đi cùng cột với lưới điện hạ thế.
Đối với các đường ngõ xóm chiếu sáng bằng bóng tiết kiệm điện.
5.6.4. Cấp nước:
a) Theo Quy hoạch 438:
Đảm bảo cấp nước sạch đến năm 2030 đạt khoảng 2.000 m3/ngày đêm; tỷ lệ cấp nước đạt 95% dân số. Cải tạo nâng cấp hệ thống các công trình cấp nước tự chảy hiện có, xây dựng 01 trạm cấp nước công suất 2.000 m3/ngày đêm.
b) Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
- Nhu cầu cấp nước: 1.437,3m3/ng.đ, làm tròn 1.450m3/ng.đ, đến 2030 đảm bảo cấp nước cho 100% dân số đô thị.
- Nguồn nước giữ nguyên theo QH438: Nguồn từ bể chứa nước Tò Đú và nhà máy nước Phố Mỳ.
- Mạng lưới cấp nước:
Sử dụng mạng lưới kiểu hỗn hợp: Kết hợp mạng vòng và mạng cụt nhằm đảm bảo cho việc cấp nước được liên tục đầy đủ và giảm giá thành xây dựng.
Đường ống được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 0,5m, với ống qua đường xe chạy là 0,7m.
- Nước tưới cây xanh và rửa đường dùng chung hệ thống nước sinh hoạt.
5.6.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Định hướng hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường thay đổi theo mạng lưới giao thông, cấp nước và các nhu cầu mới, cụ thể như sau:
a) Thoát nước thải:
- Nhu cầu thoát nước: 1.293,57m3/ng.đ, làm tròn 1.300m3/ng.đ.
- Mạng lưới thoát nước:
Do phụ thuộc vào địa hình, toàn bộ mạng lưới thoát nước thải sẽ được thoát về phía Pả Vi (khu vực hướng dọc trục đường QL4C) với các tuyến ống chính D300 - D400 mm.
Xây dựng trạm xử lý nước thải có công suất 1.300 m3/ngđ tại phía Bắc thị trấn, gần đường tránh Quốc lộ 4C.
Các khu vực thôn, bản xa khu trung tâm thị trấn: Được xử lý bằng các biện pháp xử lý sinh học tự nhiên đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
b) Vệ sinh môi trường:
- Nhu cầu rác thải: 10,8 tấn/ ngày.
- Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn thải thành các chất hữu cơ và vô cơ trước khi thu gom, vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của huyện tại xã Pả Vi có diện tích quy hoạch 0,35 ha. Trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch, bố trí trạm trung chuyển chất thải rắn với kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan khu vực.
- Tổng diện tích nghĩa trang khoảng 0,79ha.
5.6.6. Thông tin liên lạc:
QH438 không thiết kế mạng lưới thông tin liên lạc.
Điều chỉnh quy hoạch định hướng mạng lưới thông tin liên lạc như sau:
- Tổng nhu cầu thông tin liên lạc: 21.000 lines (làm tròn).
- Nguồn cấp được lấy từ hệ thống cáp thông tin liên lạc từ Yên Minh đến.
- Xây dựng 1 tổng đài vệ tinh 21.000 lines, 12 tủ cáp thông tin và khoảng 9.905m cáp thông tin.
Để thực hiện quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc đến năm 2030 hiệu quả, cần ưu tiên thực hiện các dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn, đồng thời tập trung nguồn lực xây dựng hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V, góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư và phục vụ du khách đến với Mèo Vạc.
Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục đầu tư nguồn lực hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí của đô thị loại V. Ưu tiên nguồn lực đầu tư Chỉ tiêu Hệ thống các công trình hạ tầng và Chỉ tiêu Kiến trúc cảnh quan đô thị. Ưu tiên nâng cấp hệ thống giao thông kết nối với cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng, Mã Pì Lèng, ...
- Giai đoạn 2026-2030: Hoàn thiện các công trình, dự án còn lại, bao gồm hạ tầng xã hội, nhà ở xây dựng mới.
(Chi tiết theo thuyết minh đồ án quy hoạch)
Việc quản lý thực hiện quy hoạch được quy định cụ thể trong “Quy định quản lý đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030” ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt này.
(Có đồ án quy hoạch kèm theo)
Điều 2. Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
1. Tổ chức công bố công khai đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030 để các tổ chức và nhân dân biết, tham gia kiểm tra và thực hiện quy hoạch.
2. Triển khai lập quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để quản lý quy hoạch và thu hút các nguồn vốn đầu tư.
3. Lập Quy chế quản lý kiến trúc theo quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đề xuất các giải pháp quản lý triển khai thực hiện quy hoạch; tập trung huy động vốn đầu tư để thực hiện các dự án xây dựng theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
5. Quản lý, bàn giao hồ sơ cho các cơ quan chức năng liên quan và nghiệm thu, thanh quyết toán, kinh phí điều tra, khảo sát và lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3398/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Nghị quyết 107/NQ-HĐND năm 2018 thông qua Đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 313/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn và Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 1386/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tam Sơn - Trung tâm du lịch vui chơi giải trí thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng văn tỉnh Hà Giang, đến năm 2030
- 6Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2022 triển khai Nghị quyết 14-NQ/TU về xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 1144/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng trung tâm xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050
- 8Quyết định 179/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đến năm 2035
- 9Quyết định 2972/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đến năm 2035
- 10Quyết định 2248/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Quyết định 3398/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 9Nghị quyết 107/NQ-HĐND năm 2018 thông qua Đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 10Công văn 4786/VPCP-CN năm 2019 về chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch chung bốn đô thị thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
- 12Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 13Quyết định 313/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn và Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- 14Quyết định 1386/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tam Sơn - Trung tâm du lịch vui chơi giải trí thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng văn tỉnh Hà Giang, đến năm 2030
- 15Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2022 triển khai Nghị quyết 14-NQ/TU về xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 16Quyết định 1144/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng trung tâm xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050
- 17Quyết định 179/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đến năm 2035
- 18Quyết định 2972/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đến năm 2035
- 19Quyết định 2248/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035
Quyết định 1384/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Số hiệu: 1384/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/08/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Hà Thị Minh Hạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực