Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1377/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 20 tháng 10 năm 2016 |
V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH BÌNH, GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Thực hiện Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH BÌNH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND, ngày 20/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2011- 2015), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 01/7/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015. Sau 5 năm triển khai thực hiện, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và TMĐT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp về vị trí, vai trò, lợi ích của CNTT và TMĐT đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng lên một bước. Cụ thể:
- Lĩnh vực viễn thông, internet trên địa bàn tỉnh phát triển ở tốc độ cao, cơ sở hạ tầng rộng khắp toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp các dịch vụ về viễn thông, internet có chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT và đẩy mạnh phát triển TMĐT. Đến nay, tổng số mạng LAN của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh là: 26/26 đạt 100% với 60 máy chủ, 2.146 máy trạm. Tỷ lệ máy tính trên cán bộ, công chức tăng từ 67% năm 2005 lên 91 % năm 2015.
- Các cơ sở dữ liệu (CSDL) được triển khai ứng dụng có hiệu quả tại các Sở, ngành như: CSDL Quản lý cấp phát Ngân sách tại Sở Tài chính; CSDL cán bộ công chức tại Sở Nội vụ; CSDL đất đai, địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường; CSDL liệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
- Các sở, ngành của tỉnh đã xây dựng trang thông tin điện tử (website) để cung cấp 1.468 dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, mức độ 2 là 1.417 dịch vụ; dịch vụ công mức độ 3 có 50 dịch vụ, dịch vụ công mức độ 4 là 01 dịch vụ.
- Toàn tỉnh đã hoàn thành việc triển khai phần mềm một cửa điện tử tại trung tâm một cửa liên thông của 8/8 huyện, thành phố, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hiện nay, 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư máy tính (PC, laptop) kết nối mạng Internet băng thông rộng qua ADSL hoặc cáp quang, sử dụng email để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp. Các doanh nghiệp cũng thường xuyên truy cập vào Internet để tìm hiểu các chủ trương, chính sách mới, tìm kiếm đối tác, khai thác tốt các dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước cung cấp; tìm hiểu thông tin về các thị trường xuất khẩu trên Cổng thông tin xuất khẩu (www.vnex.com.vn) và Cổng thông tin thị trường nước ngoài (www.ttnn.com.vn) của Bộ Công thương.
- Toàn tỉnh hiện có hơn 800 doanh nghiệp đã xây dựng trang website quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước. Một số website có 2 ngôn ngữ, cung cấp các tiện ích như xác nhận đơn hàng qua email, SMS; lọc/tìm kiếm sản phẩm; hỗ trợ trực tuyến... Một số ít doanh nghiệp đã có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, bước đầu tiếp cận và sử dụng tốt các công cụ về marketing Online, đặt hàng, thanh toán và tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như www.vatgia.com, www.alibaba.com, www.chodientu.vn, Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN)...
- Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thiết lập trang Facebook, Fanpage để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn lớn đã chấp nhận hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua thẻ ATM, MasterCard, Visacard...
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực, tài chính dành cho thương mại điện tử còn hạn chế, hầu hết không có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp mới chỉ ở giai đoạn đầu nên hiệu quả chưa cao, chưa theo kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Mặc dù một số doanh nghiệp đã triển khai hoạt động bán hàng, thanh toán và marketing trực tuyến, nhưng nhìn chung việc ứng dụng CNTT và TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả chưa cao.
- Số lượng trang website của doanh nghiệp còn ít, đa số các website mang tính chất giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ, chưa hướng đến sử dụng như một công cụ xây dựng thương hiệu hoặc kinh doanh, chưa tương thích với các hệ thống tìm kiếm toàn cầu như Google, Yahoo. Thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên, nội dung chưa được biên tập theo định hướng marketing để thu hút khách hàng, đặc biệt là còn thiếu các nội dung mang tính chất hỗ trợ, định hướng cho khách hàng, các kênh chia sẻ và phát tán thông tin.
- Công tác bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin khi kinh doanh trên môi trường mạng còn nhiều hạn chế, gây tâm lý e ngại đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc tham gia mua sắm, giao dịch trực tuyến.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về TMĐT cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tiến hành chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Phần lớn các sở ngành mới cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ thấp.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Một số doanh nghiệp chưa thấy rõ vai trò, hiệu quả kinh tế của thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hạn chế, thiếu nguồn lực đầu tư phát triển TMĐT.
- Thói quen giao dịch trực tiếp, mua sắm qua chợ truyền thống, thanh toán bằng tiền mặt vẫn đang là rào cản lớn cho việc ứng dụng TMĐT.
- TMĐT là lĩnh vực mới, phát triển nhanh nên cả cơ quan quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp còn lúng túng khi triển khai và tham gia các giao dịch điện tử; việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực TMĐT đã ban hành còn nhiều bất cập.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH BÌNH, GIAI ĐOẠN 2016-2020
1.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT, đưa TMĐT từng bước trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a, Về kết cấu hạ tầng TMĐT
- Tạo điều kiện để thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi nhằm giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt.
- Áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử.
b, Về môi trường ứng dụng TMĐT
- Mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi các loại hình thương mại điện tử như doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - Chính phủ (B2G) trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu.
c, Về ứng dụng TMĐT trong hoạt động của doanh nghiệp
- 70% doanh nghiệp tiến hành giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó:
+ 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin.
+ 60% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.
+ 30% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ 100% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh.
- Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, trong đó:
+ 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.
+ 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử.
+ 90% cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ như vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.
d, Về nguồn nhân lực thương mại điện tử: 100% cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích và được đào tạo về thương mại điện tử.
2.1. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT
a) Xây dựng, kiện toàn bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước về TMĐT.
b) Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về TMĐT (thanh tra, quản lý thị trường, công an, viện kiểm soát, tòa án) thông qua việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử, trang bị các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến.
c) Đẩy mạnh các hoạt động thống kê về TMĐT đưa hoạt động này thành nhiệm vụ thường xuyên của Sở Công thương nhằm phục vụ thiết thực công tác quản lý điều hành và xây dựng chính sách về thương mại điện tử.
d) Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công.
2.2. Phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT
a) Xây dựng, đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về TMĐT ở địa phương có chuyên môn sâu đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
b) Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp về TMĐT theo các chủ đề chuyên sâu, phù hợp với địa phương và lĩnh vực kinh doanh.
c) Đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến trong hoạt động đào tạo thương mại điện tử, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp liên kết xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến, hệ thống học liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập về thương mại điện tử.
2.3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về TMĐT
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, mạng xã hội và các hình thức khác;
b) Tổ chức các sự kiện thúc đẩy phát triển TMĐT; xây dựng và quảng bá chỉ số phát triển TMĐT của tỉnh, xây dựng cẩm nang về TMĐT, phát tờ rơi giới thiệu về TMĐT.
2.4. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT
a) Khuyến khích các sản phẩm, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong từng công đoạn của chu trình kinh doanh;
b) Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
2.5. Phát triển TMĐT tại một số lĩnh vực trọng điểm
a) Tập trung đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử theo hình thức B2B đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, mở rộng hơn nữa quy mô xuất khẩu;
b) Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong một số ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế của tỉnh, từ đó nhân rộng các mô hình ứng dụng thương mại điện tử thành công sang các lĩnh vực khác.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được đảm bảo từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước: Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, các đơn vị xây dựng kế hoạch và dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
4.1. Giao Sở Công thương là cơ quan thường trực của tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công thương (Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) và các cơ quan liên quan triển khai Kế hoạch đảm bảo hiệu quả;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công thương theo quy định;
c) Xây dựng dự toán ngân sách theo tiến độ thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ Công thương xin hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách Trung ương để thực hiện Kế hoạch.
4.2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Công thương hỗ trợ các sở, ngành, doanh nghiệp ứng dụng CNTT và TMĐT; đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp các nội dung liên quan đến CNTT và TMĐT; triển khai đồng bộ kế hoạch này với các chiến lược, quy hoạch, đề án, chương trình phát triển CNTT và truyền thông, kết hợp phát triển TMĐT với việc xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh. Thực hiện các giải pháp phát triển hạ tầng mạng phục vụ phát triển TMĐT và tổ chức tốt việc thông tin, tuyên truyền việc ứng dụng TMĐT đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4.3. Giao Sở Tài chính: Hằng năm căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách tỉnh cho các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
4.4. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.
4.5. Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng: Tích cực tham gia các chương trình, dự án của các cơ quan Nhà nước trong hoạt động phát triển TMĐT; chủ động triển khai ứng dụng TMĐT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh giao Sở Công thương theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch, thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, tham mưu, đề xuất giải pháp, báo cáo UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo.
CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND, ngày 20/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Đơn vị | Nội dung | Tiến độ thực hiện | ||
Chủ trì | Phối hợp | Bắt đầu | Kết thúc | |
Sở Công Thương | Các Sở, ngành, UBND, các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan. | Tổ chức tập huấn triển khai văn bản pháp luật về TMĐT cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các ngành, các đơn vị sự nghiệp, hiệp hội ngành nghề. | 2017 | 2020 |
Xây dựng các chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý và chương trình chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. | 2017 | 2020 | ||
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm, triển khai từ 01 - 02 cuộc thanh tra, kiểm tra về tình hình chấp hành pháp luật TMĐT trên địa bàn tỉnh. | 2016 | 2020 |
Sở Công Thương | Các Sở, ngành, UBND, các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan. | - Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TMĐT thông qua các hoạt động truyền thông, trên báo giấy, báo điện tử, phát thanh, truyền hình; xây dựng và quảng bá chỉ số phát triển TMĐT của tỉnh. - Xây dựng sổ tay thương mại điện tử cho doanh nghiệp với các nội dung: Giới thiệu thương mại điện tử và các hình thức thương mại điện tử, cách lập kế hoạch thương mại điện tử... | 2016 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về kỹ năng TMĐT cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập huấn chủ yếu bao gồm: Lập kế hoạch ứng dụng và triển khai TMĐT cho các doanh nghiệp; kỹ năng khai thác thông tin trực tuyến, kỹ năng nghiên cứu thị trường, xây dựng và quản trị website thương mại điện tử; ứng dụng Marketing trực tuyến, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet... | 2017 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng website TMĐT phù hợp với mô hình, sản phẩm của doanh nghiệp; triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng Internet (mô hình B2C - doanh nghiệp với người tiêu dùng). | 2017 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Hỗ trợ các doanh nghiệp tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến vào website với các hình thức như One Pay, thanh toán qua ngân hàng trực tuyến. | 2018 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các công cụ kinh doanh điện tử (e-busines) như quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và ứng dụng, chữ ký số trong giao dịch trực tuyến để nâng cao năng lực quản lý nội bộ, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. | 2019 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | - Tư vấn, hỗ trợ tham gia sàn giao dịch TMĐT uy tín nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác qua việc khai thác các cơ hội giao thương hàng ngày; đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến. - Cung cấp thông tin cập nhật về các mặt hàng mũi nhọn của địa phương, danh sách các nhà xuất khẩu lớn, giá trị xuất nhập khẩu cao lên Cổng thông tin xuất khẩu (www.vnex.com.vn); đồng thời phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thông tin về các thị trường tiềm năng tại Cổng thông tin thị trường nước ngoài (www.ttnn.com.vn) của Bộ Công thương. | 2016 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các giải pháp Marketing Online theo định hướng tiếp cận thương mại điện tử với các nội dung: thiết lập các kênh để nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng; xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng quy trình tiếp nhận và khai thác thông tin phục vụ công tác bán hàng; cung cấp bản tin thương mại điện tử tổng hợp; hỗ trợ SEO website và quảng bá thương hiệu, sản phẩm qua các phương tiện như Email marketing, Fanpage, Google, Facebook,... để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. | 2017 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Xây dựng các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp tại địa phương, bao gồm: cơ sở dữ liệu về quản lý thị trường; cơ sở dữ liệu quản lý xuất nhập khẩu; cơ sở dữ liệu về quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng... | 2018 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Triển khai thực hiện, xây dựng Cổng TMĐT và nâng cấp sàn giao dịch của tỉnh trên cơ sở kế thừa dự án đã có, nội dung bao gồm: Nâng cấp về mặt kỹ thuật, tích hợp sàn giao dịch vào các cổng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu; tổng hợp thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm của tỉnh, các chương trình xúc tiến thương mại, cập nhật dữ liệu; hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, tạo cơ hội giao thương, thực hiện các giao dịch qua mạng Internet thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. | 2018 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Xây dựng và triển khai đề án ứng dụng thương mại điện tử trong một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. | 2017 | 2020 |
Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Định kỳ tổ chức điều tra, thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thường xuyên nắm bắt kịp thời thực trạng ứng dụng, xu hướng phát triển để tham mưu cho UBND tỉnh có giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực TMĐT. | 2016 | 2020 |
Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp | Hỗ trợ các sở, ngành, doanh nghiệp ứng dụng CNTT, TMĐT trong hoạt động quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh. | 2016 | 2020 |
Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan | Thực hiện các giải pháp phát triển hạ tầng mạng phục vụ phát triển TMĐT và tổ chức tốt việc thông tin, tuyên truyền việc ứng dụng TMĐT đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. | 2016 | 2020 |
Sở Thông tin và Truyền thông | Sở Công Thương, Công an tỉnh | Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong giao dịch thương mại điện tử. | 2016 | 2020 |
Sở Giáo dục và Đào tạo | Sở Thông tin và Truyền thông | Đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến trong hoạt động đào tạo thương mại điện tử, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp liên kết xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến, hệ thống học liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập về thương mại điện tử. | 2016 | 2020 |
Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông | Phát triển các sản phẩm, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong từng công đoạn của quy trình kinh doanh. | 2017 | 2020 |
Xây dựng đề án và hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến. | 2017 | 2020 | ||
Sở Tài chính | Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành có liên quan | Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thường xuyên từ ngân sách tỉnh cho các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước | 2016 | 2020 |
Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình | Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông | Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử; phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp. | 2017 | 2020 |
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố | Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan | - Triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, đào tạo về thương mại cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp. - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử, nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử (thanh tra, công an, viện kiểm soát, tòa án). - Xây dựng và triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4, trong đó ưu tiên các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu. | 2016 | 2020 |
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh | Sở Công Thương | Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, nghiên cứu, xây dựng các mô hình ứng dụng TMĐT hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp tham gia. | 2017 | 2020 |
- 1Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 1746/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển thương mại điện tử thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030
- 3Quyết định 2433/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 3886/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 6407/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015
- 6Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 1563/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1746/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển thương mại điện tử thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030
- 9Quyết định 2433/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020
- 10Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 11Quyết định 3886/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020
- 12Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020
- 13Quyết định 6407/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 1377/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra